Dân tộc Mường
I.Đặc điểm chung
1.dân số
-Dân tộc Mường là
một trong những dân tộc thiểu số đông nhất ở miền bắc nước ta. Họ rất gần với
người kinh,dân số tại việt nam theo thống kê điều tra 01-04-2009 là 1.268 936
người
-Dân số gia tăng
khá nhanh.Theo kết quả điều tra của tổng cục kế công bố năm 1989 dân số dân tộc
mường ở Việt Nam mới chỉ có 914.396 người,nhưng 10 năm sau (1999) người Mường
đã tăng 1.137 515 người sau các dân tộc Kinh,Tày,Thái.
-Mật độ dân số
phân bố không đồng đều.Nhiều nơi dân số trên 100 người/1km2 (Lạng Sơn,Kì
Sơn,Lạc Sơn-Hà Sơn Bình;Ngọc Lặc;Cẩm Thủy;Thạch Thành-Thanh Hóa). Có nơi dân số
chỉ vài chục người/1km2 (các xã vùng cao của huyện Thanh Sơn-Vĩnh Phú,Tân
Lạc-Hà Sơn Bình;như Xuân,Lang Chánh-Thanh Hóa).
2.Địa bàn cư trú
địa bàn cư trú khá rộng từ Hoàng Liên Sơn,Vĩnh
Phú,Sơn La đến Hà -Nam- Ninh,Thanh Hóa
Người Mường sống ở khu vực miền núi phía
bắc việt nam.Theo tổng điều tra dân số
năm 1999, người Mường sống tập trung ở các tỉnh Hòa Bình (479.197 người/63,3%
dân số cả tỉnh); Thanh Hóa (328.744 người/9,,5% dân số cả tỉnh); phú thọ
(165.748 người/13,1% dân số cả tỉnh); Sơn La (71906 người/82% dân số cả tỉnh).
Người Mường ở các tỉnh nói trên chiếm 98,0% số người Mường ở Việt Nam
3.Tên gọi
Hiện nay Mường đã
trở thành tên gọi chính thức một dân tộc. Thực ra,nó là từ dùng để chỉ một địa phương,một khu vực,một vùng
(Bi,Vang,Thàng,Động). Trước đây người Mường tự gọi mình là Mol hay Mon,Muan,Mual...tùy
theo từng địa phương (Mol,Muan – Hòa Bình; Mon,Mual-Thanh Hóa;còn ở Phú Thọ đặc biệt là ở Thanh Sơn,nơi người Mường
tập trung đông nhất cũng như người mường ở Yên Lập và một số xã ở huyện Thanh Thủy
đồng bào cũng tự gọi mình là mol,mone).
Mặc dù những từ này có những biến âm hơi khác ở mỗi vùng,mỗi địa phương nhưng
quan niệm đều giống nhau (đều có nghĩa là người). Vì lẽ đó người Mường thường
tự xưng là con mol hoặc con Mường. Còn từ mol
vốn là chỉ một dân tộc cụ thể có lẽ xuất hiện tương đối muộn,chỉ nơi cư trú chứ
không liên quan đến tộc danh này của mình.
Tuy nhiên ở đây cũng cần lưu ý rằng,không
phải từ khi có tên Mường để chỉ dân tộc mường,thực ra họ đã trở thành một dân
tộc từ lâu. Cùng với sự biến động của lịch sử cũng như quá trình giao lưu kinh
tế,văn hóa với các dân tộc anh em khác cho đến nay “Mường”đã được đồng bào chấp
nhận và coi đó là tộc danh của mình.
4.Nguồn gốc
Nhiều nhà nghiên
cứu căn cứ vào các tài liệu khác đã cho rằng người Mường có cùng nguồn gốc với
người Việt. Cũng như các dân tộc khác đề lí giải về dân tộc mình,người mường
thanh sơn còn lưu giữ và truyền kể những
huyền thoại về sự xuất hiện của dân tộc mình chủ yếu dưới dạng các bản mo hát với độ dài ngắn khác nhau:
-truyền
thuyết chim cây-cái ứa.
-truyền thuyết về đức thánh tản viên (thần núi
Ba Vì)
-truyền
thuyết đẻ giang.
* Truyền thuyết về đức thánh Tản viên (thần núi Ba Vì)
Người Mường thanh
sơn cho rằng đức thánh Tản viên sơn (Sơn Tinh) con rể vua hùng thứ 18-là người Mường Thanh Sơn
“truyện kể rằng ở
vùng Mường Xuân Đài ngày xưa có một cô con gái nhà Lang tên là Đinh Thị Đen
(người Mường thanh sơn gọi là Đinh Thị Điên) số là người đen đủi,xấu xí nhát trong gia đình và dòng họ nên bị bố mẹ
anh chị em hắt hủi. Một lần vào rừng lấy củi,cô gái tủi thân khóc trên một tảng
đá và ngủ thiếp đi và từ đó cô có thai và bị nhà Lang đuổi đi. Cô đã lang thang
và lần đi đến vùng Mường Thất Thắng. Dân ở đó thấy cô đói khát nên cho cô ăn
uống.Từ Thất Thắng cô lại đi tiếp đến động lăng xương thuộc xã Trung Nghĩa
huyện Thanh Thủy ngày nay thì đẻ ra thần Tản viên. Dân làng ở đây thương tình
đã đống cho cô một bè nứa và đưa 2 mẹ con cô vượt sông đà sang vùng Ba Vì (Hà Nội
ngày nay). Mẹ con bà Đinh Thị Đen được bà Ma Thị là chúa các động Mường cưu
mang nhận làm con nuôi. Khi Tản Viên lớn lên,thần được bà Ma Thị truyền cho
quyền cai trị và bảo vệ xứ Mường. Thần đã lấy con gái vua hùng thứ 18 tên là
Ngọc Hoa làm vợ.
*truyền thuyết đẻ giang:
Người mường ở các
xã Lai Đồng, Đông Sơn, Thạch Kiệt còn lưu truyền truyền thuyết đẻ giang như
sau: ở đất mường Tồng (tên gọi cũ của các lai động) có một cái hang gọi là hang
cơng tiếng. Ở đó có con chim ưng đẻ ra quả trứng,quả trứng nở ra một con vứa
(con ngài tằm). Con vứa bay hết mường này sang mường nọ rồi đậu vào cay đa,cây
sấu rồi bay tiếp lên vùng núi đã trắng. Cũng từ đó bản Mường trở nên đông vui,sầm
uất. Người Mường biết làm nhà để ở và đẻ ra con cái,ra bố mẹ con giang. Bố mẹ
con giang ra trước rồi tiếp theo đẻ ra Buồng Nang Ráu,là cháu nàng Thăn,con của
nàng Út Mái. Nàng Út Mái đẻ ra dân,ra bản,đẻ ra vợ chồng.Từ đó người mường có
quê quán,có nhà ở,có cơm ăn,có rượu uống và vàng bạc. Họ đã mang giang đi hát
khắp nơi.Từ đó các bản mo giang được truyền bá rộng rãi như sang Mường Bi,Thàng
(Hòa Bình) để những vùng Mường này phát triển. Nhờ đó con giang được truyền và
ăn sâu vào đời sống tinh thần của đồng bào.
*chim cây,cái ứa
Thưở xưa,khi con người chưa xuất hiện,trời làm
hạn,cây cối khô mà chết,rồi lại mưa.Một trận mưa to chưa từng thấy nước chảy
thành suối,sông,đất lở,bồi thành đồng bằng,đá lăn chất đầy thành gò,thành
đống,thành đồi,thành núi.Từ dưới đất mọc lên một cây Si,cây Si lớn như thổi trở
thành to lớn,cành lá che kín cả bầu trời ,cây Si bị sâu đục ăn làm cho gãy
cành,rụng lá.Từ gốc cây Si đẻ ra một đôi chim: chim ấy là đực,cái ứa là cái,đôi
chim rủ nhau lên cành cây Si làm tổ,cành cây Si gãy,chim bay lên cây Đa làm tổ,cây
đa đổ.Đôi chim lại rủ nhau bay lên núi đá lấy cỏ làm thành tổ Hang Hao.Cái ứa
đẻ ra một trăm quả trứng thì nở ra con người (người Mường và người Kinh)
Người Mường quan niệm mình và người Kinh vốn
cùng một cha mẹ sinh ra,cùng máu mủ,dòng giống.Người Mường có câu:”ta với mình tuy 2 mà 1,mình với ta tuy 1
thành 2”
5.Ngôn Ngữ
Ngôn ngữ người mường thuộc nhóm ngôn ngữ
Việt-Mường (ngữ hệ Nam Á) rất gần với người Việt
II. Hoạt động kinh tế
1.Nông nghiệp
a.Trồng trọt
- Người Mường đã
biết làm ruộng từ lâu đời và sống định canh định cư nghề nông chiếm vị trí quan trọng trong đời
sống kinh tế và lúa là cây lương thực chính
-Ruộng lúa trước
đây phổ biến làm một vụ ,nhưng nơi gần về xuôi thì số lượng làm 2 vụ tương đối
nhiều và những nơi đó thì đời sống sung túc hơn
-Lúa nếp được
trồng nhiều hơn lúa tẻ vì trong bữa ăn hằng ngày của người Mường thì chủ yếu là
cơm nếp
-Kĩ thuật canh
tác:ở từng vùng tuy có sự khác nhau nhưng nhìn chung còn thấp
+Sau khi gặt người ta thường cày vỡ chuẩn bị
cho vụ sau,có nơi người ta không cày mà chỉ bừa rồi cấy,một số vùng người ta
còn đưa trâu xuống quần cho nhuyễn đất và chết cỏ...cách thức làm chưa kỹ.
+Công cụ lao động thô sơ như cày bừa phổ
biến là dùng cày chìa vôi-loại cày không có khả năng cày sâu để cày đất,bừa
kiểu nhỏ làm bằng tre, gỗ là chủ yếu
+Việc là cỏ chủ yếu được làm bằng tay và chỉ
làm 1 lần trong 1 vụ
-Công tác thủy lợi
phục vụ trong nông nghiệp:người Mường có kinh nghiệm trong làm thủy lợi nhỏ .
+Như đào mương dẫn nước vào ruộng
+Làm phai để lấy nước
+Dùng cọn nước để đưa nước lên nhưng ruộng
cao.
* Ngoài làm ruộng
người Mường còn làm nương rẫy, tuy diện tích không lớn nhưng gia đình nào cũng
có.
- Kỹ thuật chọn
đất:
+Họ chọn những mảnh rừng có gang nứa mọc dày
tầng mùn hay những vạt đất ven đồi núi
+Khi chọn họ thường chặt 1 nửa cây đã vót
nhọn đâm xuống nếu đâm được càng sâu thì chứng tỏ tầng mùn càng dày hay 1 kinh
nghiệm nữa là xem màu của đất
-Biện pháp bảo vệ:sau khi chọn được mảnh đất ưng ý họ khoanh vùng xác
lập sự sở hữu trên mảnh đất đó.
-Các loại cây trồng trên nương rẫy
+Hoa màu ,rau củ quả,lúa nương.
+Cây công nghiệp:luồng(Thanh
Hóa) trẩu,sở(Hà-Sơn-Bình),gai,đay,quế.
+Trồng bông kéo sợi dệt vải.
b.Chăn nuôi:
-Gia súc là trâu bò chủ yếu được nuôi để lấy sức kéo trong nông nghiệp,nghề
rừng lấy phân bón ruộng.
Trong đó trâu được nuôi nhiều hơn bò và được dùng
trong các lễ nghi tôn giáo,trong cưới xin và được trao đổi hay bán cho miền
xuôi.
-Trâu bò có vị trí đặc biệt quan trọng đối với người
mường vì: chúng là tài sản,cơ nghệp của họ;chúng phản ánh tiềm lực kinh tế của
từng nhà trong bản,của nhà nào cũng nuôi
-Lợn cũng là loại gia súc chủ yếu của người Mường được
nuôi để lấy thịt và dùng trong các nghi lễ, nhà nào cũng nuôi vài con
-Gà vịt nhà nào cũng nuôi gà vịt để lấy thịt và lấy
trứng.
-Hình thức chăn nuôi là chăn nuôi theo bầy đàn và thả
rông trong rừng.
-Bên cạnh đó cong nuôi ong để lấy mật và sáp.nhà nào
cũng nuôi 1 và tổ.mật ong lấy được để ăn hoặc trao đổi.
2.Thủ công nghiệp
Tuy chưa tách khỏi nông nghiệp nhưng sản phẩm của thủ
công nghiệp ngoài phần chủ yêu phục vụ cho nông nghiệp và đời sống hằng ngày
còn có 1 phần cho trao đổi
Trong các nghề
thủ công truyền thống của người Mường phải kể đến là nghề dệt
-
Nghề
dệt là nghề khéo tay do phụ nữ đảm nhiệm dệt trong lúc nông nhàn và chưa trở
thành nghề mang lại yếu tố hàng hóa
-
Nhà
nào cũng có khung dệt để dệt vải bông phục vụ cho việc may mặc cho các thành
viên trong gia đình
-
Các xã
nổi tiếng về nghề dệt của người Mường:Minh Đài,Lai Đồng
-
Nguyên
liệu :bông , sợi lanh,tơ tằm....
*Nghề đan lát
Người Mường đặc biệt khéo tay trong nghề
đan lát
-Nguyên liệu:tre,nứa,mây,đay,gang...
- Sản phẩm :
+Dụng cụ đi rừng: vỏ đựng dao đi rừng ,túi đựng tên
+Dụng cụ đồ gia dụng:rổ,rá,thúng mủng
+Đồ đánh cá: đơm,đó,giỏ,lờ,đăng....
*Nghề mộc
-Tương đối phát triển
-Hầu như ở bản làng nào cảu người Mường cũng có hội
mộc riêng của mình để phục vụ cho việc xây dựng nhà,đình miếu...
-Đàn ông Mườg rất khéo tay trong nghề mộc họ làm ra
các sản phẩm tương đối độc đáo như :cung,nỏ, đồ thổi xôi bằng gỗ...các dụng cụ
khác phục vụ cho đời sống của họ
3.Nghề phụ
* Săn bắn là hoạt động
thường gặp trong đời sống của người Mường , Nhưng không phải là nguồn sống quan
trọng.
- Săn bắt còn kết hợp
với sản xuất để bảo vệ mùa màng tránh khỏi sự phá hoai cua thú rừng.
-Tuy chưa có người
chuyên sống về nghề săn nhưng đàn ông Mường nào cũng biết săn bắn và biết làm
cung, nỏ...
-Ở nhiều vùng người
Mường còn tổ chức những buổi đi săn tập thể....
*Hái lượm:là nguồn cung cấp thức ăn hằng ngày.
-Thu nhặt rau rừng,
măng,một số loại hoa quả...
-Lúc đói kém người ta
có thể vào rừng đào củ mài,củ nâu,cây bột báng ăn thay cơm...
-Khai thác lâm sản đẻ
làm nhà cửa hoặc để trao đổi
* Đánh cá: cũng là một nghề phụ trong gia đình , tương đối phát triển
ở những khu vực ven các con sông và suối lớn .
-Hầu như nam giới ai
cũng biết đánh cá,biết đan chài, lưới..
-Công cụ bắt cá:đa
dạng:ngoài chài, lưới,vó thì còn có đăng,đó, lơm,đơm...
III. Văn hóa vật chất.
2.1 Nhà ở
Người Mường sống trong
những ngôi nhà sàn truyền thống, địa bàn cư trú tập trung chủ yếu ở những dải
đồng bằng thung lũng hẹp, doi đất ven sông, ngòi, dưới chân các dãy núi hay
trên các đồi gò thấp. Làng bản mường sống tập chung thành từng chòm, từng xóm,
ẩn khá kín dưới màu xanh của cây cối trồng quanh nhà.
Các bản
mường thường có khoảng từ 20 đến 30 nóc nhà, và nếu bản to thì có thể nhiều hơn
nữa. Bản làng thường dựng nơi gần nguồn nước, gần đồng ruộng, thuận lợi cho lao
động sản xuất. Tuy vậy, bản làng của người Mường ít khi lộ rõ để người ngoài dễ
phát hiện vì được bao bọc bởi luỹ tre và cây ăn quả. Đường vào bản thường là những con
đường mòn nhỏ quanh co tạo cảm giác dễ nhầm, dễ lạc. Và đối với người Mường, họ
không coi trọng việc dựng nhà lập bản sao cho thuận tiện giao thông đi lại. Vì
lẽ đó mà muốn vào bản làng hay nhà của người Mường thường phải băng qua con
đường nhỏ nối làng với đường chính hoặc lội qua những con suối, ngòi.
Nhà sàn của
người Mường là kiểu kiến trúc cổ truyền. Việc dựng nhà sàn của đồng bào là kết
quả của một quá trình dài đúc rút kinh nghiệm cư trú. Điều đó thể hiện ở bản mo
nổi tiếng họ là “Te tấc te đác” (đẻ đất đẻ nước). Trong bản mo đồ sộ này có
đoạn nói về sự ra đời của nhà sàn người Mường. Mo rằng: Khi người Mường sinh ra
nhà chưa có nên phải sống trong các hang núi, hốc cây, họ phải đối mặt với
nhiều thiên tai hiểm hoạ. Một hôm, ông Đá Cần (còn gọi là lang Cun Cần) bắt
được một con rùa đen trong rừng đang định đem ra làm thịt. Rùa van xin Đá Cần
tha chết và hứa nếu được thả thì rùa sẽ dạy cho ông cách làm nhà để ở, làm kho
để lúa để thịt:
Bốn chân tôi làm nên cột cái
Nhìn sườn dài, sườn cụt mà xếp làm rui
Nhìn qua đuôi làm trái
Nhìn lại mặt mà làm cửa thang cửa sổ
Nhìn vào xương sống làm đòn nóc dài dài
Muốn làm mái thì trông vào mai
Vào rừng mà lấy tranh, lấy nứa làm vách
Lấy chạc vớt mà buộc kèo
Lần dựng thứ nhất, nhà đổ. Ông Đá Cần doạ làm thịt rùa.
Rùa lại phải dặn lấy gỗ tốt mà làm cột làm kèo… Từ đó, người Mường biết làm nhà
để ở.
Việc dựng
nhà của người Mường đòi hỏi nhiều công đoạn, nhiều sức lực nên họ có tục giúp
đỡ nhau. Người giúp gỗ, người giúp lạt, người giúp công, giúp sức. Trước kia,
để nhận được sự giúp đỡ của dân làng, gia đình làm nhà phải chuẩn bị một lễ nhỏ
mang đến nhà Làng để nhờ Làng báo cho mọi người trong bản làng biết. Mỗi gia
đình sẽ cử một người đến giúp. Người ta phân công những công việc cụ thể cho
mỗi thành viên đảm nhận như xẻ gỗ, đan nứa, pha tre, đan gianh cọ, lợp mái… Gia
chủ làm nhà tuỳ vào điều kiện kinh tế mà nhận sự giúp đỡ khác nhau. Nhà khá giả
thì mọi người giúp ít và ngược lại. Theo tục này, ở xã Xuân Đài có lệ khi một
người làm nhà thì tuỳ vào khả năng mà giúp gỗ, lạt, nứa, lá, và mỗi nhà góp ba
đến năm cân gạo nếp, hai chai rượu, một con gà… Lệ này ở mỗi xóm làng lại có
những quy định khác nhau. Ở xã Tân Phú thì có lệ mỗi gia đình đưa cho gia chủ
bốn trăm “phá” (tức là hai trăm cây nứa gập đôi). Nói chung, tục giúp nhau
trong việc làm nhà của người Mường Thanh Sơn như đóng góp nguyên vật liệu,
lương thực, thực phẩm và ngày công thể hiện sự quan tâm chung của cả bản làng,
tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết cộng đồng sâu sắc.
Trong quá
trình dựng nhà của người Mường, thầy mo có vai trò tương đối quan trọng. Mở đầu
việc dựng nhà, ông mo làm lễ cắm cọc vào nơi làm cầu thang. Sau đó, chủ nhà cày
ba luống làm lệ trên nền làm nhà. Ông mo đi sau vảy nước vào những luống cày đó
và khấn vía lúa. Người làm nhà chuẩn bị vài cụm lúa đã tuốt hết hạt chỉ còn
cọng rơm ném ra xa rồi cầm đòn xóc đâm vào cụm lúa nâng lên. Mỗi lần nâng đòn
xóc lên rồi lại để xuống và hát giang ý nói rằng “lúa đẹp, lúa nặng, lúa bay về
nhà để cho no cho đủ…”. Ông mo nâng các cụm lúa lên trên tay rước đi vài vòng
rồi giang mo “đẻ đất đẻ nước” đoạn nói về rùa dạy dân làm nhà. Tiếp theo ông mo
vảy một thứ nước mà đồng bào cho đó là nước phép vào những hố chôn cột để xin
thần linh cho gia chủ làm nhà mới.
Người Mường
kiêng không để mấu của đòn tay quay xuống mặt sàn. Khi bắc đòn tay thì ngọn
phải quay về gian cuối, gốc ở gian đầu nơi có cầu thang lên xuống. Gian này
được gọi là gian gốc. Sào nhà gác lên thượng lương. Gốc sào cũng phải quay về
gian gốc. Tre nứa dùng làm nhà phải không được cụt ngọn, không bị sâu hay bị
đốt cháy dở. Gỗ làm nhà phải là loại gỗ chắc đảm bảo không mối mọt và thường là
gỗ lim xanh, mài lái… Người Mường đặc biệt quan tâm đến những cây gỗ mọc ở núi
đá như giống gỗ heo vì giống gỗ này chặt đốn thì mềm nhưng khi chôn xuống đất
hàng trăm năm cũng không mục mại. Có nơi đồng bào còn kéo gỗ ra ngâm bùn tại
ngòi, suối khoảng một hai năm mới vớt lên làm.
Những cây gỗ
được chọn làm cột, sau khi lắp mộng, dựng khung, được chôn thẳng xuống những hố
đã đào sẵn sâu khoảng 20 – 30 cm. Tục chôn cột nhà, ngoài dụng ý cho vững chắc
khung nhà khi lợp mái, làm sàn, làm vách, còn có ý nghĩa tâm linh, thể hiện cho
sự hoà hợp âm dương, một biến thể của tín ngưỡng phồn thực. Cho đến nay, đa số
người Mường đã thay đổi tục chôn cột nhà bằng cách nâng cột lên mặt đất và kê
lên những phiến đá chống mối mọt. Tuy nhiên cột nhà của người Mường Thanh Sơn
không được gia công bào gọt nhiều như cột nhà của người Thái và người Mường ở
Hoà Bình. Nếu cột nhà của người Thái Sơn La được xẻ, bào, đẽo cho vuông thành,
thì cột nhà của người Mường Thanh Sơn chỉ bào lớp vỏ ngoài và để tròn.
Người Mường
dùng con xỏ bằng tre, con then bằng gỗ, đinh kèo bằng gỗ… để đóng thay cho đinh
sắt. Họ dùng lạt mây, giang hoặc tre bánh tẻ để buộc níu các ngoàm đẽo hoặc cột
kèo. Khung nhà sàn của người Mường được dựng hoàn toàn bằng cách ghép mộng, đục
đẽo mà thành. Đòn tay (tôn thảy) được đặt dọc mái nhà. Đòn tay cái có miếng tre
kẹp chặt đòn tay vào đầu cột cái gọi là cái khoá kèo. Mái nhà lợp bằng lá cọ
hoặc bằng cỏ gianh. Những cây nứa ngộ (loại nứa to và dày) vàng óng được lựa
chọn kỹ để pha nan kẹp lá (như cái gắp dùng để kẹp cá nướng). Cứ như thế, những
kẹp lá cọ được đưa lên mái buộc thẳng vào dui mè. Đây là cách lợp mái nhà theo
tục truyền thống còn tồn tại phổ biến cho đến ngày nay. Tuy vậy ở một số nơi,
người Mường đã thay cách lợp nhà. Lá cọ được đưa lên lợp vào dui mè mà không
cần kẹp nữa. Mái nhà sàn khum khum hình mai rùa.
Nếu như nhà
sàn của người Mường ở Hoà Bình phổ biến là bốn mái (hai mái đầu hồi và hai mái
dài). Sàn nhà thấp giống sàn nhà của người Thái thì nhà sàn của người Mường ở
Thanh Sơn cũng như nhà sàn Yên Lập chủ yếu là loại nhà sàn hai mái mà không có
mái đầu hồi. Mái nhà dốc vảy gần sát sàn. Nhà của người Mường không có sàn thềm
bên ngoài như của người Thái. Sàn nhà được làm bằng những cây bương già thẳng
pha thành mảnh dát xuống lược bỏ mắt và cạnh sắc ghép liền với nhau, dùng lạt
mây buộc chặt kết thành từng mảnh buộc chặt vào khung sàn. Những sàn nhà của
nhà Lang trước đây thì thường dùng gỗ tốt như lim, gụ làm sàn nên qua thời gian
sử dụng, những tấm ván lên nước bóng láng. Từ mặt đất lên sàn nhà thường cao
khoảng 2 đến 2,5 m tuỳ từng nơi ẩm thấp hay cao ráo.
Công việc
làm nhà tiến hành trong 4 – 5 ngày thì kết thúc. Ngày lợp mái, gia chủ tổ cúng
tổ tiên, thổ công cai quản nơi mình ở. Lễ cúng gồm xôi nếp và thủ lợn bày ở
khoảng đất trống chọn làm sàn. Nhà làm xong, gia đình lại tổ chức cúng tổ tiên,
thổ công, ma rừng, ma cây, ma bến nước, ma đồi gò… thông báo rằng gia đình đã
có một ngôi nhà mới, mời tổ tiên về chung vui với con cháu phù hộ gia đình may
mắn.
Nhà của
người Mường thường ba đến năm gian. Những gia đình đông con thì nhà lên đến bảy
– mười hai gian. Những ngôi nhà như vậy ngày nay còn rất ít. Nhà dù ít hay
nhiều gian đều có một sàn bên trái để bắc cầu thang và máng nước sinh hoạt.
Gian đầu tiên từ cầu thang lên gọi là gian gốc. Đây là gian quy tụ mọi tính
linh thiêng của ngôi nhà, là nơi xuất phát những tục lệ đối xử hành vi của con
người với ngôi nhà.
Ở gian gốc
có một cây cột to hơn các cây cột khác trong nhà gọi là cột gốc (còn gọi là cây
cột chồ) ở đầu góc nhà gần cầu thang. Cây cột gốc được đồng bào trân trọng đặt
khám (bàn thờ) thờ tổ tiên. Mọi người kể cả chủ hay khách đến nhà chơi đều
không được bôi nhọ, dựa lưng, gác chân, buộc đồ vật hay treo quần áo vào cột
này. Phần cột dưới sàn cũng không được buộc trâu bò hay dựng, treo công cụ lao
động. Người Mường quan niệm nếu phạm phải những điều cấm trên thì bị coi là xúc
phạm đến gia đình, tổ tiên và thần linh.
Gian nhà gốc
chỉ dành riêng cho nam giới. Phụ nữ trong nhà không được ngồi nghỉ hoặc làm
việc ở đây. Trong các ngày trọng đại như hôn lễ, ma chay thì chỉ nam giới có
vai vế trong dòng họ được ngồi ăn uống.
Tại gian nhà
linh thiêng này có một cửa sổ làm sát đến sàn nhà gọi là cửa sổ “voóng” linh
thiêng, không ai được đưa vật gì hay chui qua. Cửa sổ voóng chỉ dành để đưa
quan tài ra ngoài khi gia chủ có tang ma. Đối diện với cột chỗ ở gian gốc có
một cột nhà tương đối quan trọng. Ở chân cột này, người Mường để vào cum lúa đã
tuốt hết hạt. Đầu cột đội một cái giỏ thủng biểu hiện cho âm tính (đồng bào gọi
là nường). Bên cạnh đó, người Mường treo một đoạn tre tước xơ một đầu cho bông
lên biểu hiện cho dương tính (gọi là nõ). Điều này thể hiện đời sống tâm linh,
nói lên sự hỗn hợp, cân bằng âm dương, sự ổn định và thuận hoà của cả gia đình.
Gian thứ hai
của ngôi nhà (gian kế theo gian gốc) dành cho nam giới ngủ nghỉ. Gian giữa
thường là gian để thóc và làm bếp. Lúa gặt ở ruộng nương về phơi khô khi chuyển
lên nhà được để ở đây. Họ xếp lúa vào một cái quây như cái bồ thủng đáy đan
bằng nứa hoặc giang để gần bếp. Bếp của người Mường là rất công phu. Khuôn bếp
được làm bằng loại gỗ đặc biệt cứng, có đường viền xung quanh, đáy lót bằng bẹ
chuối rồi rải bùn lên trên. Khi chuyển bếp mới, người Mường tìm một số loại cỏ
thơm như cỏ mật phơi khô để vào bếp đốt lấy tro rồi mới bắc kiềng nấu nướng.
Bếp thường đặt trên trục nhà nơi nóc dọi xuống. Có nhà bếp đặt gần cửa sổ để
thông gió, tránh khói và hoả hoạn. Tuy vậy, việc đặt bếp ở cửa sổ ít được ưa
chuộng hơn vì đồng bào quan niệm nếu đặt bếp gần cửa sổ thì hơi ẩm từ bếp toả
ra ngôi nhà không đều. Nhà người Mường thường có hai bếp chuyên dụng. Một bếp
để nấu nướng thức ăn, và phụ nữ, trẻ em trong gia đình ngồi sưởi. Một bếp nhỏ
hơn đặt ở gian gốc dùng để cho đàn ông trong gia đình ngồi sưởi vào mùa đông và
đun nước uống hàng ngày hoặc tiếp khách. Bếp này người phụ nữ trong gia đình ít
khi được ngồi hoặc sử dụng, trừ phụ nữ cao tuổi như bà, cụ hay con gái út được
yêu quý nhất.
Gian cuối
cùng là nơi dành cho phụ nữ sinh hoạt có chạn bát, để đồ dùng gia đình, nơi sửa
soạn cơm nước. Gian này được ngăn với các gian khác trong nhà bởi một tấm liếp.
Đây cũng là nơi người phụ nữ thay quần áo và ngủ nghỉ. Đầu hồi nhà, người Mường
để một cái cối đuống và một cối tròn. Cối đuống không chỉ dùng để giã thóc gạo
mà còn là phương tiện để gia đình báo nhà có việc lớn như đám cưới mà tang ma.
Bên cạnh đó, cối đuống còn là một nhạc cụ sử dụng để gõ những bản nhạc vui
trong ngày lễ tết, hội hè với những bản đuống rộn ràng âm vang, người Mường gọi
là “đâm đuống” hay “châm đuống”. Dưới sàn nhà, người Mường nuôi gà, trâu hoặc
để cất các công cụ sản xuất như cày, cuốc, liềm, nong, nia… Nhà của người Mường
thường chỉ có một cầu thang. Song những ngôi nhà dài từ 7 - 12 gian thì phải
làm hai cầu thang ở hai đầu nhà. Những nhà có hai cầu thang như vậy khá hiếm vì
người Mường quan niệm đó là sự xui xẻo, kiêng kị, của nả sẽ không giữ được
trong nhà “vào đầu này ra đầu kia”.
Hình : mặt bằng sinh hoạt theo tiêu
chuẩn cổ truyền
.
Cách bố trí
trên mặt bằng của nhà Mường : thang chính(T1) thường đặt ở đầu hồi bên phải .
Thang phụ(T2) dành cho nữ giới đặt ở đầu hồi bên trái ( thuộc về phần nhà dành
cho nữ giới). trong nhà chia làm hai phần theo chiều ngang : phần thứ nhất (I)
dành cho sinh hoạt của nam giới . Đó là nơi tiếp khách nam ( KN) và có bàn thờ
tổ tiên ( TT) phần này gọi bên ngoài.
phần 2(II), bên trong dành cho bếp( BCi0 và sinh hoạt của
nữ giới .
nhà còn được chia theo chiều dọc : bên trên và bên dưới.
Sự phân chia này có fctính ước lệ , không liên quan gì đến độ cao thấp. Cái
quan niệm này chỉ thể hiện khi sắp đặt
chỗ ngồi ở trong nhà : người cao tuổi , người thuộc về thế hệ cao hơn hoặc có danh vọng , đáng tôn
kính bao giờ cũng được mời ngồi ở bển trên
2.2 Trang phục
2.2.1 Trang phục nữ
Từ khoảng
nửa thế kỉ nay , bộ nữ phục của người Mường đã dần trở nên quen thuộc , gây ấn
tượng với tấm khăn trắng đội đầu , chiếc áo cánh lửng , chiếc áo chùng buộc vạt
, cặp hoa phô trước ngực , thắt lưng xanh , chiếc váy bó sát thân , vòng kiềng
sáng lóng lánh …Bộ nữ phục ấy không có vẻ diêm dúa như bộ nữ phục Thái , không
quá kín đáo như nữ phục tàu , không dư thừa màu sắc như nữ phục Mông Dao . nữ
phục Mường ẩn tàng những màu sắc riêng , qua đường nét cắt may , qua màu sắc
trang trí .
Trên đầu đội
khăn vải hoặc khăn đen (người Mường gọi là mũ ). Duyên dáng hơn cả là các cô
gái phủ hờ khăn trắng lên chỏm đầu , mí riềm khăn hơi chúi thấp xuống ngang
trán , còn búi tóc sau gáy vẫn để lộ ra ngoài vành khăn . Còn khi cần gọn ghẽ ,
khỏe khoắn thì phụ nữ trùm khăn lên đầu rồi vòng hai góc khăn buộc gọn lấy búi
tóc phia sau , mối khăn dắt kín hay để buông . Các cô gái trẻ thường có kiểu
ddoooij khăn thành chóp nhô cao lên , đỉnh đầu , còn những bà mế Mường thì lại
ưa đội thành hình góc hai bên đầu , tại cảm giác đằm thắm và tĩnh lặng của lứa
tuổi đẫ qua nhiều từng trải .
Thiếu nữ
Mường đến tuổi , chải tóc về phía sau gáy rồi cuộn lại thành búi , dùng châm
bằng sừng , gôc , bạc , gài cho búi tóc gọn chắc
Áo mặc
thường ngày có tên là áo Pắn (áo ngắn ) . Đây là loại áo cánh ngắn , dài đến
chấm eo lưng , xẻ ngực thân ngắn hơn so với áo cánh người Kinh , ống tay dài ,
áo màu nâu hoặc trắng (về sau có thêm các màu khác không phải loại vải cổ
truyền ) , phía sau có đường can vải theo dọc sống lưng . Bên trong là loại áo
Báng , cùng với gấu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn . Ngày xưa có hai loại nẹp
áo để quy định . Nếu con gái nhà Lang thì nẹp áo được may (tràng) vắt qua cổ
sang hai bên . Nẹp dành cho con nhà dân thường , tay áo không may nối vai mà
được cắt may liền theo kiểu áo bà ba thon dần về phía cổ tay
Áo chùng :
vạt phủ dài tới tận bắp chân . thường thì áo chùng vải màu sẫm , cũng có khi
màu trắng hay đỏ . áo may kiểu bốn thân , thân trước và hai thân sau , áo xẻ
ngực , không có cúc và khuy mà khi mặc để hở hay thắt hai vạt lại với nhau ,
vạt nọ thắt chèn vạt kia , rồi dùng thắt lưng thắt lại , hai đầu thắt lưng buông
thõng hai bên
Yếm mặc bên
trong áo Pằn , là một mảnh vải hình vuông , cạnh trên có khoét tròn và ôm khít
cổ , có may dây để buộc sau gáy . Hai cạnh bên có may dây để buộc ra sau lưng
giốn như cách buộc yếm của người Kinh
Thắt lưng
(tênh) : tuy đơn sơ nhưng lại có vị trí nổi bật , nó tôn thêm vẻ đẹp sang trogj
của cạp váy , hòa sắc với áo chùng . Tênh may bằng vải hay lụa , dài chừng hơn
sải tay , thắt đúng giữa eo trên nền cao váy , thắt ra ngoài áo chùng . thắt
lưng mường có nhiều màu : trắng , xanh , tím , vàng , nhưng đẹp nhất vẫn là
thắt lưng màu mạ , tạo được phôi sắc hài hòa với cạp váy , thân váy , áo cánh
ngắn và áo chùng . Thắt xong , hai đầu tênh để thả mối ở hai bên hông , tiếng
Mường quen gọi là tụm tênh . tụm tênh nép mình với sống áo khi ngồi , phất phơ
phô diến theo bước đi , đã tạo lên nhuengx ấn tượng khó quên cho nững người đã
từng một lần nhìn ngắm : “ ai về qua dãy núi Kim Bôi , nhắn rằng , tim tôi
không phai mờ , hình dung một chiếc thăt lưng xanh …”
Váy : được
may cắt từ loại vải bông tự dệt , nhuộm màu chàm đen , phần cạp váy dệt từ sợi
tơ tằm . váy Mường được chia làm hai phần chính . Phần đầu váy hay còn gọi là
cạp váy được tính từ hông lên . Nó là sự khép lại của ba bộ phận : rang trên ,
rang dưới và cao , chúng khác nhau về vị trí trên cạp vá , kích tấc rộng hẹp và
đặc biệt là văn hoa trang trí . Nếu như hoa văn trên rang dưới chủ yếu là hoa
văn động vật (rồng , công , rùa , răng dũi…) thì hoa văn rang trên và cao chủ
yếu là hoa văn hình học (sao , ô vuông , ô chám , chữ thập…) . Màu sác hoa văn
trên cạp váy thường là những màu nguyên : xanh , đỏ , vàng , đen , trắng
Thân váy được khâu nối với phần cạp (đầu váy) rồi
khâu thành hình ống to gấp đôi thân người. Khi mặc người ta gập phần thừa về
đằng trước. Thân váy chủ yếu được dùng màu đen hoặc xanh đen.
Gấu váy phía bên
trong có miếng vải nẹp lót, rộng từ 1,5 cm đến 2 cm nhuộm màu hồng, đỏ hoặc có
hoa. Khi bước lên bậc cầu thang, khi đi, váy xập xoè theo nhịp bước, nẹp hoa
thoáng ẩn hiện, tăng thêm vẻ linh hoạt, uyển chuyển những bông hoa nhỏ thoáng
ẩn, thoáng hiện dưới gót sen càng tạo nét hấp dẫn, dáng vẻ riêng của trang phục
người phụ nữ Mường.
Đi đôi với
váy là bộ tênh, có nơi cồn gọi là đênh. Tênh bằng vải đũi, màu xanh hoặc màu
vàng, dài hơn sải tay, khâu nối hai đầu, thắt đúng giữa eo trên nền cao váy,
làm nổi eo người mặc. Bộ sà tích bằng bạc được móc vào tênh từ bên hông đeo
vòng về phía trước nổi với hộp “ốc đào” và chùm vuốt hổ bọc bạc
Trong bộ
trang phục Mường còn có các đồ trang sức như khuyên tai , trâm cài đầu , vòng
cổ , vòng tay , xà tích . Ngày thường , những đồ trang sức này giồng như vật
quý , nhất là đồ trang sức làm bằng bạc , người ta cất giữ trong hòm , trong
rương . vào những ngày lễ tết , hội hè , cưới xin , phụ nữ mới mang ra dùng .
Đôi còng cổ bằng bạc sáng lòng lánh đã thực sự là bộ trang phục không thể thiếu
được của phụ nữ Mường . Người Mường dùng hai loại vòng cổ (lằm) , loại dẹt có
nổi gờ ở giữa gọi là lằm ba , loại trôn gọi là lằm lâm . Trên mặt vòng cổ lằm
ba chạm trổ văn hoa hình dây rất tinh tế , còn trên vòng lằm lâm thì chỉ chạm
hoa văn hoa thị . Phụ nữ Mường ít đeo vòng đơn , mà lại thường đeo vòng kép ,
một chiếc to và một chiếc nhỏ . Cùng có khi người ta đeo vòng cổ cùng với chuỗi
hạt cườm , đó là thứ trang sức quý hiếm hơn cả bạc . Vòng hạt cườm gọi là Pươn
khau , lại làm bằng đá màu , hình sáu hoặc tám cạnh , gọi là khau bắn
Bộ xà tích bằng bặc cũng là đồ trang sức quen thuộc của
phụ nữ Mường , Bộ xà tích đẹp có ba hoặc bốn dây gập lại thành sáu hay tám móc
vào thắt lưng từ phía hông trái , trên đó còn treo thêm hộp trầu , chùm vuốt hố
bằng bạc .
2.2.2. Trang phục nam
Bộ nam trang
phục Mường gần giống với trang phục người Kinh , gồm có : khăn , áo ngắn , áo
chùng , thăt lưng , quần …
Xưa đàn ông
búi tóc , trên đầu bịt khăn , mối khăn vòng sau gáy , gài dưới mái tóc . còn
loại khăn khác nữa ngắn hơn , bịt từ phía sau ra truiwcs trán rồi thắt mối ,
hai mối khăn dựng nghiêng giống như hai cái sừng trông hật khỏe khoắn và độc
đáo .
Áo cánh ngắn
bốn thân may từ vải bông hay vải tơ tằm , vạt dài gần chấm mông , vai có miếng
vải đệm hình lá sen , tiếng Mường gọi là lá hôi , hai bên hông áo xẻ tà , Nẹp
áo ngực đơm khuy cài cúc , ba túi , hai túi to , phía dưới hai vạt trước và túi
nhỏ trên vạt ngực trái , tay nối liền với cầu vai . áo cánh nam may vừa , tạo
dáng khỏe khoắn của đàn ông .
Quần : vải
chàm may rộng chùng tới mắt cá chân , cạp to , khi mặc dùng dây vải buộc ngoài
cho chặt , nay người ta may cạp quần giải rút .
Ngày xưa , nam giới Mường còn dùng thứ thắt
lưng nơi eo bụng , gọi là khăn quần . Loại thắt lưng này dài gần cái tênh của
phụ nữ , thắt xong để xõa mối xuống chấm đầu gối mà có người cho đó là dấu vết
của cái khố ngày xưa
2.2.3 Trang phục nghi lễ
Trang phục
nghi lễ của người Mường gọi chung là đồ tem . toàn bộ thâm nhân của người quá
cố đều phải mặc đồ tang
Với phụ nữ
là : váy không có cạp hoa , áo cánh , áo chùng , thắt lưng , khăn tất cả nhưng
thứ đó đều là vải bông tự dệt , màu trắng may kiểu lộn trái ra ngoài . Việc mặc
đồ tang của người Mường còn tùy thuộc vào hoàn cảnh từng gai đình , từng gia
tộc . ví dụ : nếu con dâu mà bố mẹ đẻ của mình còn sống thì chỉ mặc váy , tênh
và khăn trắng để tang bố mẹ chồng , nếu một trog hai bố mẹ đẻ đã mất thì mặc
thêm áo cánh trắng
Trong tang
lễ của người mường có người phải đóng vai trò quạt ma và có tang phục riêng ,
thường là em dâu , con dâu , cháu dâu thuộc bên nội hoặc bên ngoại . Bộ trang
phục thường rất đẹp , lộng lẫy , áo cánh mới , áo chùng trắng bên ngoài khoác
thêm áo thụng may bằng vóc màu đỏ , cài khuy cúc ở bên trái , yếm đỏ , váy đen
có cạp hoa đẹp . Trên tay đeo nhiều vòng , nhẫn đẹp , tay phải cầm quạt múa ,
tay trái cầm một cành cây vót tròn , trên đeo chiếc kéo và mảnh lá hình bàn tay
gọi là “bàn tay ma” . Những quạt ma đội khăn bên trong và mũ ở ngoài , các góc
mũ có đeo những dây tua , rú thấp , trên đó treo các mảnh vải nhiều màu , những
hạt cườm …
Tang phục
nam giới : khăn bịt đầu , áo ngắn , áo chùng , quần may kiểu lộn trái ra ngoài
để mặc . Cá con trai của người quá cố phải mặc đầy đủ bộ tang phục , riêng con
trai cả phải đeo thêm vỏ dao . Những người khác chỉ mặc một vài bộ phận , như
em trai , con rể , cháu trai chỉ phải mặc quần và chít khăn tang
Tang phục của thầy mo : đội mũ hình chóp còn có loại mũ
khung cứng , phía trước và sau mũ trang trí hình hai nửa vòng tròn ghép lại .
áo chùng xanh , may kiểu cài cúc bên nách phải , gấu áo phủ gót , áo đáp thêm
vải màu đỏ phía trong , tay rộng , áo may rộng , không xẻ tà , tay cầm quạt
lông hay quạt giấy vẽ hình rồng , tay
phải cầm chuông nhỏ
2. 3. Ẩm thực
Người Mường
ăn cơm gạo tẻ với thức ăn nấu từ rau rừng, củ, quả cùng với cá, thịt gia súc,
gia cầm giống như nhiều dân tộc anh em khác - tuy nhiên vào các ngày hội hè,
lễ, tết, những cảnh chế biến, nấu nướng và ăn uống có khác biệt tạo nên phong
vị ẩm thực độc đáo riêng của người Mường.
Ẩm thực
Mường khá phong phú, đa dạng biểu hiện nét trù phú của vùng Mường Tây Bắc.
* Trước hết
cơm nếp được thay cơm tẻ và được nấu theo cách thức của tổ tiên tộc Mường để
lại, đó là cơm lam. Người Mường chọn loại nứa bánh tẻ gọi là "ống
chố", loại này to, gióng dài, sợi thớ tươi nên không bị nứt vỡ và cháy khi
vùi trong than lửa. Dồn gạo vào ống và đổ nước vào ống rồi đem ống cơm này
"trồng vào giữa đống than đã cháy đượm". Cơm sôi cạn, lấy lá chuối,
lá ngái, lá dong rừng nút chặt miệng ống để giữ hơi và gạt than hồng ra, vùi
kín cho đến khi cơm chín. Cơm chín đem chẻ bỏ lớp vỏ ngoài của ống, để lại một
lớp vỏ mỏng ở trong, khi thết đãi bạn bè cơm lam được cắt từng khúc khoảng
10-13cm, lúc đó ta bóc lớp vỏ mỏng trên sẽ lộ ra 1 lớp màng mỏng như chiếc áo
lụa mịn màng bao bọc lấy miếng cơm nếp lam thơm ngon, có một chút màu xanh lam,
màu của lá rừng thấm vào cơm, hấp dẫn lạ thường. Chính vì thế người Mường mới
đặt tên cơm là cơm lamHương vị cơm lam hơn hẳn cơm nếp nấu hoặc xôi trong chõ
hoặc nồi. Cơm lam còn được bà con dùng để cúng thần rừng cầu mong mọi sự tốt
lành; khúc cơm lam, quả trứng luộc nhuộm đỏ còn dùng để cúng vía cho trẻ nhỏ.
* Đã có cơm
lam trong mâm thì phải có món cá nướng, cá muối. Cá nướng phải là cá đánh bắt
từ suối, loại cá to. Mổ lưng cá, hai mảnh quặt về phía sau, ướp tẩm gia vị rồi
mới nướng. Riêng cá muối thì đặc biệt hơn, cá làm sạch bỏ ruột, phơi cho ráo
nước, lấy cây luồng bánh tẻ cưa thành từng ống, mỗi ống giữ một đầu mắt ở gốc,
cứ một lượt cá thì lại rắc một lần muối với thính gạo, rồi nén chặt, sau đó lót
một lượt lá "dầu cọc rào" trên miệng, dùng thanh nan gài chặt, xong
xuôi đem các ống cá này vùi trong tro bếp, kín như vùi khoai, vùi sắn nướng,
nhiệt độ âm ỉ của bếp dần dần làm cá chín và ngấm muối, ngấm thính nhưng không
bị nát. 3 tháng là lấy ra ăn được. Nhiều nhà rất kỳ công làm mỗi loại cá vài
ống rồi đánh dấu để dễ nhận ra ống cá cơm, ống cá xỉnh, cá chép, cá trôi v.v..
* Món cá
muối thính này thường ăn sống kèm với các loại rau như: sung, đinh lăng, lá ổi,
mùi tàu, hành, ớt, sả, tỏi... Cá muối ăn với cơm lam rất tuyệt, mở nắp ống cá
là mùi thơm tỏa ra gây cảm giác bụng sôi lên. Phiến cá dai, đậm ngọt cùng với
cơm lam quánh dẻo, thêm chút rau sống chắc ai đã một lần thưởng thức sẽ không
bao giờ quên.
* Bữa cơm sẽ
mất ngon nếu thiếu bát canh đặc sản. Đó là canh da trâu với món rau rừng. Da
trâu rửa sạch, gác lên bếp lâu ngày lấy xuống đốt trực tiếp trên ngọn lửa, sau
đó cạo sạch, miếng da vàng rôm được chặt nhỏ, món rau mọc ở bờ suối đem về cắt
khúc, hai thứ cùng cho vào nồi nước ninh đến khi chín nhừ. Canh nấu không có gì
khó nhưng nấu không biết nấu thì sẽ không ngon mà còn bị ngứa. Bí quyết ở đây
là không cho muối vào trước và không được đảo, chỉ đến khi bắc canh xuống người
ta mới cho muối, mắm và các loại gia vị như hạt sẻn rừng, rau răm, ớt, sả,
gừng, các loại rau thơm khác, lúc này bát canh tỏa hương ngào ngạt, mùi vị đặc
trưng khác hẳn với các món trong mâm. Canh da trâu với món rau rừng không phải
lúc nào cũng được chế biến. Nó thường đi cùng với cơm lam cá muối hoặc cá
nướng.
* Lợn thui
luộc : lợn thả rông được thui vàng, thui đến đâu thì cạo lông đến đó. Sau đó
rửa sạch trước khi mổ lấy phần nội tạng, không rửa lại nước, mà chỉ lấy lạt
giang buộc treo lên để cho ráo máu. Thịt lợn làm như vậy sẽ để được lâu, không
bị ôi thiu. Sau đó, thịt được pha ra cho vào nồi luộc trên bếp củi ở nhiệt độ
vừa phải. Khi thịt vừa chín tới được đem ra thái mỏng bày trên lá chuối rừng
tươi xanh. Thịt nóng quyện với lá chuối rừng tạo ra hương vị thơm ngon. Thịt
luộc được chấm với muối rang và hạt dổi nướng giã nhỏ. Khách du lịch thưởng
thức món ăn sẽ cảm nhận được độ ngọt của thịt lợn, giòn của bì và mỡ, mùi thơm
của lá chuối, hương vị của hạt dổi, đậm đà của muối rang
* Thịt lợn
muối chua : thịt lợn nuôi thả ướp với men của lá rừng cùng với gạo rang giã nhỏ
thời gian khoảng 60 phút. Sau đó lấy lá chuối rừng hơ lên trên lửa, lau sạch
rồi lót vào đáy bồ làm bằng tre, nứa, trước khi đưa thịt vào bồ. Phần dưới của
bồ (trên của lá chuối) được rải một lớp gạo rang nhỏ trộn với muối rang sau đó
xếp thịt lên, cứ một lần xếp thịt lại rải một lần gạo rang với muối. Sau đó đậy
kín nắp bồ bằng lá chuối và để bồ thịt muối ở quang bếp củi hoặc trên gác bếp
đun củi. . Khi khách du lịch thưởng thức món ăn thịt lợn chua vẫn cảm nhận được
màu sắc của thịt, ngậy của bì, độ chua của men rừng, độ mặn vừa phải của muối,
độ thơm của gạo. Món ăn này thường được ăn với các loại lá rừng
* Măng chua
nấu thịt gà : Gà nuôi thả có trọng lượng từ 0,8 – 1 kg được làm sạch lông rồi
mổ bỏ phần nội tạng, gà chặt ra thành miếng nhỏ, đem ướp với măng chua (măng
muối càng lâu càng tốt) cùng với gia vị bóp ướp để từ 20 – 30 phút cho ngấm
hương vị của măng và gia vị, sau đó cho vào nồi vần quanh bếp củi than khoảng
1-2 giờ. Khi thịt gà và măng đã chín nhừ rắc thêm một ít hạt dổi nướng giã nhỏ.
Món ăn này khi ăn thịt gà, măng chua, hạt dổi được quyện với nhau.
* Chả cuốn
lá bưởi : thịt lợn ba chỉ thái con chì, ướp một chút nước mắm, hành. Lá bưởi
cắt làm đôi, cuốn mỗi miếng thịt một nửa lá to hoặc một lá nhỏ, kẹp vào kẹp tre
nướng trên than hồng. Mỡ lợn gieo xuống than hồng làm dậy lên ngọn lửa mỏng mơn
man kẹp chả, lá bưởi ngả màu hơi tím se lại là được. Khi khách du lịch cắn
miếng chả lá bưởi thơm giòn, gẫy mảnh lẫn vào thịt săn vàng làm tiêu tan sự
ngấy, chỉ còn lại mùi thơm, khi nuốt miếng
* Xôi các
màu : người ta tạo ra màu xôi từ các thứ cây thân cỏ, sau đó lần lượt cho gạo màu đỏ xuống trước,
sau là màu xanh, vàng, tím, trắng cho lên trên cùng. Khi xôi chín, dỡ ra rồi trộn
với nhau hoặc để riêng từng màu thành loại xôi nhiều màu với hương vị khác nhau
trông rất đẹp mắt. Đây là một món ăn dân tộc được rất nhiều du khác ưa chuộng
bởi sự bắt mắt của nó .
* Măng đắng
: măng ngon là thứ mầm cây thuộc họ tre, trúc, mai, vầu, sặt, nứa mới nhú
khoảng 1-2 đốt ngón tay trở xuống, phần thân còn lại ngập trong đất. Khi bóc bẹ
ra, thân măng trắng muốt, nuột nà.
Muốn có món măng đắng ngon phải chọn những mầm măng sặt mới nhú lấy củi nướng cho đến khi măng cháy xém, quắt lại bóc dần từng bẹ chấm vào gói chẩm cheo gồm muối, ớt, lá gừng, mắc khén, lá tỏi và củ tỏi giã nhỏ. Khi ăn, ta sẽ cảm nhận được vị đắng ngọt của măng, vị mặn của muối, vị cay nồng của ớt, vị cay ấm của lá gừng, vị cay tê của mắc khén, vị cay rát của tỏicùng hương vị đặc trưng của nước măng chua và cây măng đắng
Muốn có món măng đắng ngon phải chọn những mầm măng sặt mới nhú lấy củi nướng cho đến khi măng cháy xém, quắt lại bóc dần từng bẹ chấm vào gói chẩm cheo gồm muối, ớt, lá gừng, mắc khén, lá tỏi và củ tỏi giã nhỏ. Khi ăn, ta sẽ cảm nhận được vị đắng ngọt của măng, vị mặn của muối, vị cay nồng của ớt, vị cay ấm của lá gừng, vị cay tê của mắc khén, vị cay rát của tỏicùng hương vị đặc trưng của nước măng chua và cây măng đắng
* Rau rừng
đồ : rau rừng đồ được ăn với bánh dày làm từ gạo và sắn. Rau rừng gồm rất nhiều
loại như: Rau beo, rau tầm bóp, rau đốm, rau đu đủ, rau the hởi, hoa chuối, quả
quạnh… rửa sạch đem đồ trên cuốp gỗ khoảng 30-40 phút. Khách du lịch thưởng
thức món ăn này bằng cách ăn rau rừng đồ chấm với loại nước chấm đặc biệt, qua
đó khách du lịch sẽ cảm nhận được hương vị đắng, chát, cay, nghọt, bùi của món
ăn.
*Canh Loong
: đây là món canh được nấu từ nước luộc thịt với cây chuối rừng thái mỏng. Cây
chuối rừng lấy về được bóc vỏ ngoài lấy nõn thái mỏng, nhỏ bóp với muối sau đó
thả vào nước luộc thịt đun trên bếp củi khoảng 30 phút. Sau đó rắc vào một ít
hạt dổi nướng giã nhỏ và lá lốt rừng thái mảnh trước khi ăn
* Nước chấm
ớt : ớt nướng giã với củ kiệu, sau đó lấy đầu gà, tiết gà, ruột gà giã tiếp cho
nhuyễn rồi trộn với ít rau thơm thái nhỏ thành món nước chấm ớt, đây là nước
chấm cổ truyền của người Mường. Món nàydùng để chấm thịt luộc rất ngon
* Rượu cần :
rượu cần được làm bằng cách lấy một nắm lá rừng nghiền nhỏ rồi trộn với tinh
bột để tạo men, sau đó cho vào vò, phủ một lớp trấu để ủ. Khi uống, khách du
lịch chỉ việc đổ nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng đóng chai vào đầy bình,
vơi đến đâu lại đổ tiếp nước đến đó, sao cho bình rượu bao giờ cũng đầy. Trong
tiệc rượu, mọi người ngồi quây tròn bên nhau, cùng thưởng thức cái êm nồng, dịu
ngọt, ngây ngất của rượu cần, cùng với tiếng cồng, tiếng chiêng, tràn ngập
không khí hội hè
Có thể nói :
với người Mường thì những món ăn kể trên không chỉ đáp ứng nhu cầu ngon miệng,
no bụng mà còn là "thông điệp" về mặt tình nghĩa xóm làng, quan hệ
ứng xử giữa con người với nhau trong cộng đồng. Việc này cũng trở nên ý nghĩa,
vừa trang trọng, vừa thiêng liêng, tạo thêm phong vị ẩm thực độc đáo của bà con
xứ Mường.
IV.VĂN HÓA TINH THẦN:
người
thực hiện: Nguyễn Quang Minh
1.Ngôn ngữ:
Nhiều
nhà nghiên cứu và các tài liệu khoa học khác nhau đã đi đến nhận định: người
Việt và người Mường vốn có chung nguồn gốc. Về mặt ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng
Mường vốn có nguồn gốc chung. Nếu so
sánh, đối chiếu các mặt ngữ pháp, ngữ âm và từ vựng cơ bản, Gữa hai ngôn ngữ có
quan hệ khá gần gũi.
Ngôn ngữ này có mối liên hệ gần gũi với tiếng
Việt và được xem như thuộc nhánh Việt - Mường trong hệ ngôn ngữ Nam Á thuộc chủng tộc môngloit phương nam.
Đây là ngôn ngữ thanh điệu với 5 thanh. Thanh điệu tiếng Mường gần với phương
ngữ Thanh Hoá, Nghệ An của tiếng Việt. Tiếng Mường được nói chủ yếu tại các
tỉnh vùng núi phía bắc Việt Nam như: Hòa Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Sơn La và Ninh Bình. Tiếng Mường là
tiếng Việt cổ bị khu vực hoá, có đến 80% từ vựng tiếng Mường trùng với tiếng
Việt trước thế kỷ XX, hiện còn bảo lưu khá bền vững trong cộng đồng người Kinh
vùng Hà Tĩnh. Tiếng Mường có thể
nói một cách khái quát giống tương tự tiếng Việt ( nhưng không tuyệt đối,
khoảng 75%) như sau:
Những từ không dấu trong tiếng Việt thì giữ nguyên là thành tiếng mường
như: Con, con chim, con voi, ăn, cho, tiêu pha= tiêu pha...một số từ khác phụ
âm đầu: tay = thay, đi= ti,đi, con dê= con tê...
Những từ có dấu hỏi trong tiếng Việt cũng giữ nguyên: của cải= của cải,
đểu= đểu, giả= giả...
Những từ có dấu ngã thì chuyển thành dấu hỏi như: đã= đả, những= nhửng
Những từ có dấu nặng thì chuyển thành dấu sắc: nặng= nắng, tận= tấn,...
Những từ mà có âm "ặc, ịt, ặc, ục" thì giữ nguyên không chuyển
dấu: đông đặc= đông đặc.
Những từ có dấu huyền thì chuyển thành dấu sắc và ngược lại dấu sắc thì
thành dấu huyền.
Một số từ không theo quy luật: cây tre= cân pheo, xưng hô( chú=ô, cháu=
xôn), nhìn (ngắm)= hẩu, trông thấy= hẩu kỉa, ở giữa= ở khừa...(khá giống phương
ngữ Thanh - Nghệ - Tĩnh)
2.Tôn giáo tín ngưỡng:
Trước
cách mạng tháng tám một số người vì muốn thoát khỏi ảnh hưởng của lang đạo nên
đã dựa vào thế lực của cha cố. Tuy theo tôn giáo, song long tin của họ chưa sau
sắc lắm, vẫn mời thấy mo về cúng ma., vẫn thờ cúng tổ tiên. Sau cách mạng ảnh
hưởng của công giáo nhạt dần. Vùng Mường trước kia cũng có chùa thờ phật (còn
gọi là thờ bụt) nhưng không có sư sãi, không có cầu kinh niệm phật, việc cúng
bái đều do ông sãi đảm nhiệm. Có nơi cũng gọi là chùa, song lại thờ bà chúa
rừng.
Trong
các gia đình Mường đều có thờ cúng tổ tiên, họ tin rằng người chết sang thế
giới bên kia vẫn có cuộc sống tương tự như ở trần gian.
Các làng
xóm chủ yếu có đình, thờ thành hoàng. Thành hoàng lang thường được coi là những người có công khai phá ruộng nương, lập
làng xóm. Một số nơi thành hoàng lại là tổ tiên nhà lang.
Nhiều
nơi thành hoàng thờ Tản Viên, nhất là những vùng gần đất Ba Vì. Tùng vùng cách
gọi có khác nhau như:Bua đản, thánh đản, Bua ông…có nơi Tản Viên còn được thờ
trong gia đình. Sự tích Tản Viên ở nhiều vùng tuy có khác nhau về chi tiết
nhưng đại thể cũng giống như sự thích Tản Viên sơn thánh của người việt. Theo
quan niệm dân gian, mỗi vùng có mộtthổ công trông coi.Thổ công được thờ ở miếu
(đó chỉ là những lều tranh không lớn) của làng xóm. Từng gia đình cũng có thờ
thổ công trong một miếu nhỏ ngoài vườn.
Nhiều
dòng họ kiêng kị, không được ăn, không được giết hại một số thú vật hoặc một số
cây nhất định. Sự kiêng kị đó thường gắn liền với một truyền thuyyết để giải
thích. Nhiều người khi thấy vật thiêng bị giết hại phải mang chôn và than khóc
(một cách tượng trưng) như người thân mất. Đây có thể là những tàn dư của to -
tem giáo.
Trong
dân gian người ta tin rằng một số người có ma chai, ma ếm, có thể dùng phương
thuật hoặc thần chú để hãm hại người khác. Đây là biểu hịên của loại ma thuật
làm hại.
Ngoài ra
trước đây đồng bào tin rằng có rất nhiều loại ma như : ma rừng, ma núi, ma
sông, ma suối…những thứ này đều có tác động, ảnh hưởng đến con người nên mỗi
khi trong nhà không yên ổn phải cầu cúng chúng. Đôi khi người ta còn thờ những
cây to như cây đa, cây si…Người mường có nhiều nghi lễ liên quan đến nông
nghiệp như lễ hạ điền, thượng điền, cúng cơm mới…
Trước
cách mạng do đời sống kinh tế, văn hoá thấp kém, con người phụ thuộc rất nhiều
vào thiên nhiên, mê tin dị đoan khá nặng nề.
3.Văn học dân gian
Truyền
thuyết Mường khá phong phú, ít nhiều đều có phản ánh những sự kiện xã hội và
lịch sử qua các thời kì.nhân vật chính trong truyện cổ tích, thường là những
người mồ côi nghèo khổ. Đặc biệt phải kể đến một số các truyền thuyết cổ nói về
sự ra đời và hình thành cộng đồng dân tộc Mường như
Trong
kho tàng dân gian cần kể đến loại lễ ca. Đó là những bài mo, bài khấn do ông
mo. Ông trượng đọc và hát trong tang ma, khi cung ma, cầu vía. Bài mo “đẻ đất
đẻ nước” là một tài liệu văn học dân gian có giá trị. Gạt bỏ những yếu tố hoang
tưởng và những cái do tầng lớp thống trị đưa vào để nhằm nâng cao uy thế của
mình, nó không chỉ có giá trị về mặt văn học mà còn có giá trị nhiều mặt khác
nửa. Ngoài ra còn có Cuốn "Mo-Sử thi dân tộc
Mường" dày hơn 2000 trang, là di sản vô giá không phải chỉ của dân tộc
Mường mà của cả nền văn hoá Việt Nam.
Kho tàng
văn nghệ dân gian của người Mường khà phong phú, có các thể loại thơ dài, bài
mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Các truyện thơ: Út Lót Hồ Liêu, Nàng
Nga Hai Mối, Con Côi…Nói về tình yêu nam nữ, lên án nạn ép duyên của chế độ
cũ.Ca dao tục ngữ Mườn lên án cuộc đấu tranh bất khuất của con người với thiên
nhiên, của nhân dân lao động với bọn thống trị, mặt khác ca ngợi lao động, tình
yêu…người Mường hát trong khi lao động sản xuất, trong ngày hội, ngày lễ, lúc
gặp bạn bè, lúc tỏ tình, thậm chí cả khi thờ cúng, ma chay.
Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khà phong phú, có các thể loại
thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Người Mường còn có hát ru
em, đồng giao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi...
4. Âm nhạc dân gian:
a. Nhạc cụ:
Nhạc
cụ dân gian của người Mường gồm có: sáo ngang, tiêu nhỏ, kèn, đàn nhị, chuông,
trống đồng, trống mặt da và chiêng. Người Mường còn tạo âm thanh bằng máng gỗ
vò lúa (đánh đuống) hay những đoạn tre (gõ sạp).
Dân
tộc Mường thường dùng nhạc cụ đơn tấu đệm cho hát và múa. Đặc biệt có ba hình
thức tổ chức dàn nhạc: dàn nhị - sáo ngang gồm sáo ngang, tiêu nhỏ, kèn, nhị,
sử dụng trong lễ tết và các dịp vui; đàn nhị - sáo ngang - trống đồng chỉ sử
dụng trong tang lễ
;dàn chiêng xéc
bùa.
Nhạc
cụ nổi bật và quan trọng nhất của người Mường phải kể đến là hệ thống cồng
chiêng gắn liền với nhiều hoạt động tín ngưỡng cũng như ma chay lễ hội. Người
Mường sử dụng những loại chiêng với số lượng lớn, nhất là chiêng dàn để hoà âm
gọi khộ. Dùi chiêng làm bằng gỗ ổi hoặc gỗ sến, đầu để gõ được bọc vải và đan
sợ gai bao bên ngoài. Cồng là loại nhạc cụ được đúc bằng đồng thau hoặc
đồng đỏ.. Mỗi bộ cồng đầy đủ gồm 12 chiếc, từng chiếc có tên gọi riêng. Trong
một bộ có ba loại cồng với những kích cỡ và âm thanh cao thấp khác nhau: cồng
lẻ (từ chiếc thứ nhất đến chiếc thứ 4), đường kính rộng 20 – 30 cm, âm cao;
cồng bồng (từ chiếc thứ 5 đến chiếc thứ 8), đường kính rộng 40 – 50 cm, âm
trung; cồng dàm (từ chiếc thứ 9 đến chiếc thứ 12), đường kính rộng 60 – 90 cm,
thậm chí tới 1m, âm trầm.
b.Ca vũ:
Hát
xéc bùa.
Tuy cũng thuộc
phạm trù những bài ca nghi lễ - phong tục nhưng nhữn bài hát chức mừng (trong
đó có tục hát xéc bùa) của người Mường có những nét riêng biệt hơn cả về chức
năng sinh hoạt cũng như phong cách nghệ thuật rất đáng chú ý.các bài hát chúc mừng nói chung và hát Xéc Bùa
nói riêng thường đóng vai trò cầu chúc, chào mừng đúng như tên gọi của nó. Và
vì thế, những bài ca như thế này thường mang phong cách ngợi ca với những giọng
điệu, ngôn từ chứa đựng nhiều nét lạc quan, vui tươi.
Tục hát Xéc Bùa
của người Mường phần lớn được hát trong không khí hội hè vui chơi, nhất là dịp
lễ, tết. Hát xéc bùa được nhiều người ưa chuộng, người ta thường tổ chức các
tốp từ năm đến bảy người, nhiều thì có đến vài chục người, tay xách cồng (do có
nhiều loại cồng to nhỏ khác nhau nên có thể coi như một dàn cồng) cứ hát xong
một bài, phường bùa lại đánh một đoạn nhạc cồng theo những giai diệu nhất định,
kéo đến một gia chủ nào đó hát mừng. Người hát chúc mừng chủ nhà giàu sang.Nhà
chủ thường mời họ ăn uống hoặc tặng tiền, gạo.
c.Đâm đuống
Lễ hội
đâm đuống thường được tổ chức vào các dịp lễ tết nguyên Đán đâm đuống thực chất
là hình thức giã gạo, nhưng là giã gạo trong hội lễ, có tính tổ chức và nghệ
thuật.Đồng bào Mường (Vĩnh Phú) giã gão bằng cối gỗ hình chiếc thuyền, lườn dài
từ hai tới ba sải tay, chiếc chày giã cũng dài như đòn gánh, giữa thân thon để
vừa tay cầm. Đâm đuống hội lễ là giã gạo chày tay vào cối đuống và chỉ do phụ
nữ biểu diễn. Cả làng cùng giã, nhưng nhà nào giã ở nhà ấy.
Mở
đầu, một bà nhiều tuổi nhất trong nhà đứng đầu cối, giã ba tiếng để mở màn,
thành ba tiếng "Kênh, kênh ,kinh". Nghệ thuật ở đây là làm sao giã
thành ba âm thanh như trên. Chày người già khai mạc như thế gọi là "Chày
cái". Sau đó đến con gái, cháu gái trong nhà giã, gọi là "chày
con", "chày cháu".
Trong
nhà có bao nhiêu phụ nữ là phải chuẩn bị bấy nhiêu cái chày và đủ số cụm lúa mà
vẫn giữ đúng nhịp điệu, hòa âm nhịp nhàng cùng hàng trăm chày khác. Vì âm thanh
cối đuống là "kênh, kênh,kinh" nên đồng bào bảo rằng đó là cối đuống
hát "vui xuân mới, vui xuân mới", hoặc "cơm cơm trắng, cơm cơm
trắng".
Theo
nhịp tay đâm đuống mau hay chậm mà tiếng chày chuyển điệu sang những âm thanh
khác nhau có nhịp hai xen nhịp ba, nhịp một xen nhịp ba... Khi đôi nhịp, là tất
cả từng ấy chày trong thôn đều cùng đổi, chẳng hạn: "kênh, kinh, kênh
kinh" hay "kênh kênh kinh, kênh kinh", "kinh kinh, kinh
kinh".
Đâm
đuống thật sự là một cuộc hòa nhạc bằng cối giã có động tác múa đơn giản. Vì ở
đây động tác giã đã được nghệ thuật hóa nhằm làm đẹp, mua vui chứ không mang ý
nghĩa thực dụng như giã gạo ngày thường. Đồng bào còn gọi đâm đuống là
"chàm đuống". Chàm là đâm từ trên xuống.
- Hát xường:
Dân tộc Mường ở
Thanh Hóa có nhiều loại dân ca. Đó là những bài ca nghi lễ như mo, bài ca đám
cưới, cầu vía, cầu yên, lời ca trong sắc búa, hát rang, bộ mẹng, hát ru. Mỗi
loại dân ca có một chức năng riêng và có cái hay và cái đẹp riêng của nó.
Xường rang, bộ
mẹng thuộc nhóm dân ca trữ tình thường sử dụng trong hát giao duyên trai gái,
bộc lộ những tâm tình nỗi lòng trước cuộc đời và con người. Xường vượt lên trên
các loại dân ca trữ tình và các loại dân ca khác, trở thành một loại dân ca
tiêu biểu của người Mường. Việc sưu tầm tìm hiểu, nghiên cứu về Xường có người
đã làm từ đầu thế kỷ XX, nhưng rộ lên từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Có thể hiểu Xường
là một loại dân ca trữ tình của dân tộc Mường. Trong quán ngữ của người Mường
thường nói Xường rang. Đấy là cách nói theo thói quen mà thôi. Thực ra Xường,
rang là hai loại dân ca khác nhau
V.Tổ chức xã hội người Mường
1.Lang đạo
Tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là chế
đọ lang đạo các dòng họ Đinh,Quách,Bạch,Hà chia nhau các vùng ra để cai quản,
dứng đầu mỗi Mường có “lang cun”.dưới lang cun là các xóm làng hoặc đạo xóm cai
quản 1 vùng.
-bộ máy lang
đạo:đứng đầu là quan lang các quan lang gồm có lang cun và lang đạo là những người
thuộc dòng họ quý tộc (như Đinh,Quách) là chủ yếu,lang cun là lang có quyền lực
lớn nhất và các lang đạo phải phục tùng
lang cun.Lang cun thường cử người của nhà mình đi làm lang đạo.4 lang cun có
thế lực mạnh nhất Bi,Vang,Thành,Động.chức lang được truyền lại theo hình thức
cha truyền con lối khi lang cun chết mà không có con trai thì vợ lang cun sẽ
lên thay chồng cho đến khi không thể làm được chức vụ thì họ nhà lang và những
người tin cẩn trong dòng họ sẽ chọn 1 người trong họ lên làm lang cun.Nếu lang
cun trao cho con rể thì người con rể phải bỏ họ nhà mình và lấy họ nhà vợ
2.Chức Ậu
Là 1 chức vụ làm giúp việc cho lang cun những
Ậu được tín nhiệm gọi là Ậu eng(tức là Ậu anh) chức vụ thấp hơn gọi là Ậu ụn
-
chức
năng của Ậu:trị an,quản lí ruộng đất và tài sản của toàn Mường và nhà lang
cun,và quản lí được bắt người đi phu
-
dưới
Ậu là tầng lớp nhân dân lao động-các hộ nhà nooc(nhà nóc)thuộc số dân đông
thường lấy họ Bùi.Họ là những người phải phục tùng quan lang và các Ậu
-
dưới
nooc là nooc ckloi(nóc trọi) là những người sống biệt lập ra ngoài xã hội Mường
trên các vùng đất bị bỏ hoang họ là những người bị các nhà lang tịch thu ruộng
đất hoặc bị các tội sau:gia đình có người kế tự, vợ góa chồng, những đứa trẻ bị
mồ côi...họ vẫn được coi là thành viên trong làng nhưng không được tham dự các
lễ hội cộng đồng
VI.Phong tục tập quán
1. Lễ hội
1.1 Một số lễ hội đầu năm
* Đâm đuống: là
hình thức giã gạo trong hội lễ có tính nghệ thuật và có tổ chức. Đồng bào Mường
giã gạo bằng cối gỗ hình chiếc thuyền dài đến vài sải tay, chiếc chày giã cũng
dài như đòn gánh, giữa thon thon nhỏ vừa tay cầm. Đâm đuống chỉ do phụ nữ đảm
trách và biểu diễn.
Trong
ngày hội, người ta chọn những đuống tốt đưa ra, kê thành dãy dài ở sân rộng.
Người tham dự ghép từng đôi một, dàn ra hai bên máng, mỗi máng từ ba đến bốn
đôi. Một đôi được phân công làm "cái" đứng đầu máng (đuống) làm nhịp
để các đôi con đánh theo. Các đôi con gõ chày vào thành đuống rồi lại gõ vào
chày bạn cùng đứng đối diện, phối hợp nhạc điệu với nhau thật đều, nghe rầm rập
rất vui tai.
Nhiều
nơi gọi đâm đuống là chàm đuống. Chàm là đâm từ trên xuống. Đâm đuống thật sự
là một cuộc hoà nhạc bằng cối giã có động tác đơn giản nhưng đầy nghệ thuật.
* Múa mỡi: Múa mỡi
không phải là một tiết mục, một điệu vũ mà là một hội múa, gồm một chương trình
biểu diễn gồm nhiều điệu múa,. Nhiều tiết mục nghệ thuật. Mỗi địa phương có
hình thức múa mỡi khác nhau, ngoài một số vũ điệu nhất định còn thêm một số mục
cải biên, tạo nên sự đa dạng của mỡi.
Ở xã Mỹ Lương, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ là một điển hình. Hai cặp nam
nữ thắt lưng xanh đỏ, nam múa roi, nữ múa khăn dài có tua, cả hai cặp múa đều
quay mặt và tiến dần về phía bàn thờ. Hai bên chiếu là dàn nhạc đệm giữa nhịp.
Trong khi hai cặp nam nữ múa thì người đứng ngoài, hầu hết là trai gái đang
tuổi xuân thì tự do hát ví với nhau, cứ sau mỗi câu hát lại hò lên "Anh
chị em ơi! " rồi cùng reo một tiếng. Người múa cứ múa, người hát cứ hát,
hết cặp này tiếp đến cặp khác. Không khí vui chơi thật sôi nổi, kéo dài suốt cả
ngày...
* Múa sạp: dùng
hai khúc tre dài thẳng tắp, không để khúc mắt mà phải chuốt láng. Một đôi trai
gái ngồi xuống vừa lấy dóng tre đập vào nhau vừa hát đối đáp theo nhịp 4-4. Vào
giữa khoảng cách chừng một sải tay của hai dóng tre, một hay hai đôi khác cùng
nhau nhảy múa theo nhịp hát làm sao cho hai dóng tre kia không đập vào chân
mình.
Trên bãi đất rộng của ngày hội, hàng mấy chục cặp nam nữ thanh niên thi
nhau gõ vào nhịp và nhảy. Đệm cho múa sạp là tiếng cồng, tiếng trống. Càng
nhiều đôi trai gái vào cuộc thì đội hình và động tác múa càng trở nên phức tạp.
Những đôi trai tài gái sắc trổ ra những ngón nghề tài hoa nhất thi nhau bay
lượn trên những dóng tre già...
* Hát đối đáp: Vui
nhất trong hội xuân là những đám hát đối đáp "thường rang, bộ mẹng"
trên bãi đất rộng hoặc trong sân nhà, trên đỉnh dốc hay bên gốc cây, bến sông,
bờ suối. Cuộc hát thường mở đầu bằng mấy câu nói lên nỗi niềm tha thiết, ước
mong được gặp gỡ nhau vào dịp xuân về.
Hát thường rang, bộ mẹng có thể kéo dài thâu đêm, suốt cả ngày mà người trong
cuộc cũng như người ngoài cuộc hết sức say mê. Những lời thơ, điệu hát lành
mạnh, thanh thoát nhẹ nhàng, tươi vui, quyến rũ... ca ngợi tình yêu thiên nhiên
đất nước, tình yêu gái trai như sâu lắng vào lòng người.
* Uống rượu cần:
Trong ngày Tết hay trong hội Xuân, tục uống rượu cần lúc nào cũng đông vui và
hào hứng.
Rượu cần ở đây làm bằng rượu nếp. Vò rượu đặt ở giữa nhà. Các cần tre
hay trúc cong cong cắm từ miệng vò toả ra chung quanh. Chủ nhà trịnh trọng đứng
lên giới thiệu với khách về nguồn gốc, ý nghĩa, phong tục và nghi thức uống
rượu cần rồi hát một bài "sáng tác tại chỗ" hay một đoạn trong truyện
thơ truyền thống của dân tộc Mường để biểu lộ niềm vui của tiệc rượu. Sau đó,
chủ nhà cử người "chủ rượu", thường là một cụ già có văn hoá trong bản
Mường để mời rượu, thưởng phạt trong cuộc vui chơi. Lại cử ra người rót rượu,
thường là cô gái tài hoa, khéo léo, hát hay và múa giỏi sẽ cầm chiếc sừng trâu
đi rót rượu, vừa rót vừa hát mời khách.
1.2 Lễ hội cồng chiêng
Lễ hội cồng – chiêng ra đời, tồn tại và
phát triển trên nền tảng của nền nông nghiệp lúa nước. Lễ hội được tổ chức hàng
năm vào mùa xuân với ý nghĩa cầu phúc bản mường, cầu cho mưa gió thuận hòa, mùa
màng tốt tươi, cầu cho sự sinh sôi nảy
nở, thịnh vượng phồn vinh. Những năm gần đây, lễ hội được tổ chức vào tháng
giêng, với tên gọi “Lễ hội cồng – chiêng khai hạ” nhằm khôi phục, giữ gìn và
phát triển các giá trị văn hoá truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc Mường.
Lễ hội cồng – chiêng khai hạ gồm 2 phần:
phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức vào sáng sớm gồm các nghi thức: ước,
tế, lễ Thành hoàng - người có công khai phá cánh đồng Mường Bi. Lễ tế Thành
hoàng được trình khấn ngay khán đài trước cửa Hang Bụt, tiến hành theo đúng
nghi thức dân gian với các lễ vật dâng lên Thành hoàng làng, rất trang trọng
nhưng không sa vào mê tín dị đoan. Nội dung chủ yếu của lời khấn là cầu Thành
hoàng ban cho toàn thể dân chúng khoẻ mạnh, yên lành, cầu cho mùa màng bội thu,
mưa thuận gió hoà. Phần lễ diễn ra trang trọng linh thiêng, tạo cho người dân một
niềm tin vào sức mạnh đoàn kết cộng đồng, vào một ngày mai phát triển bền vững.
Sau lễ tế Thành hoàng là nghi thức “Dắt
chiêng”- tức là đánh hồn chiêng. Dàn sắc bùa từ 500 – 800 chiếc chiêng – cồng
các loại, từ nhiều nơi tập trung về vang lên trầm hùng với liên khúc 3 bài
chiêng cổ vừa hoành tráng, vừa thiêng liêng gợi lên nét đẹp văn hoá đặc sắc.
Sau hoà tấu cồng – chiêng là cuộc thi sắc bùa giữa các phường bùa. Mỗi phường
có một dàn chiêng từ 9-20 chiếc, mỗi chiêng có một người đánh. Mỗi phường có
một bài chiêng, một lối diễn tấu riêng biệt làm nên bức tranh văn hoá phong phú
và sống động. Cuộc thi sắc bùa chọn ra đội đánh hay nhất, cồng – chiêng cổ
nhất, bài đánh cổ nhất. Cuộc thi này rất lôi cuốn người xem hội, là minh chứng
hùng hồn về giá trị vượt thời gian của văn hoá dân tộc. Những tiếng chiêng –
cồng âm vang với những bài chiêng cổ gợi cho người xem cảm giác như đang sống
trong không khí từ ngàn năm trước.
Sau cuộc thi sắc bùa là đến các trò chơi
dân gian: đánh đồng mảng, đi cà kheo,
chơi đu, ném còn, kéo co, bắn nỏ, hát giao duyên (hát đúm), đặc biệt là cuộc
thi ẩm thực. Các món ăn dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc Mường được các đơn
vị tham gia thi sưu tầm, chế biến, rất phong phú, độc đáo. Khách đến dự hội có
thể cùng sinh hoạt ẩm thực, làm nên một không khí ngày hội rất thân ái, đoàn
kết.
Lễ hội cồng –
chiêng là một lễ hội đặc sắc của người Mường. Nói đến dân tộc Mường là người ta
nghĩ ngay đến lễ hội cồng – chiêng, như máu thịt, như tâm hồn của người dân
Mường đã được hun đúc qua hàng mấy nghìn năm.
1.3 Hát sắc bùa
Hát
sắc bùa được chia làm ba vòng:
Vòng 1:
Chủ trò có lời chúc mừng năm mới đối với gia chủ bằng những lời hát cùng với
bản nhạc cồng chiêng của cả phường bùa (mỗi phường bùa có từ 8 đến 12 chiêng,
cồng). Lời hát làm vui lòng gia chủ, cả phường bùa được mời vào thăm nhà.
Vòng 2:
Điệu cồng, chiêng lại vang lên cùng với những câu chuyện dẫn dắt của chủ trò về
những việc vui, thành đạt của gia chủ trong một năm qua. Gia chủ lại vui vẻ mời cả phường bùa ăn, uống.
Vòng
3: Ăn uống no say xong, “khoách rác” cùng
phường bùa lại tấu lên những lời khen cơm ngon, rượu ngọt, hát lời tạm biệt và
hẹn gặp lại năm tới. Cứ như thế, cả phường bùa sẽ đi hết từ nhà này đến nhà
khác trong những ngày đầu năm mới, cầu chúc gia chủ an khang, thịnh vượng.
1.4 Múa pồn poong
Múa
pồn poong là nghi thức tín ngưỡng cúng tổ tiên của đồng bào Mường.
Hiện
vật không thể thiếu trong điệu múa này đó là một cây hoa được lấy từ cây bông
trăng trên rừng, thể hiện sự thuần khiết. Trên thân cây là những bông hoa được
làm từ thân cây bông trăng và muôn loài muông thú. Trên đỉnh cây hoa gắn một
con chim chiền chiện biểu hiện sự tôn nghiêm.
Theo
truyền thuyết của người Mường, chim chiền chiện là chúa tể của muôn loài, ấp
bọc 100 trứng nở ra muôn loài. Chủ lễ là ông Mo, bà Máy - là những người cha
tinh thần của đồng bào. Sau phần lễ ca ngợi sự che chở của thần linh tối cao,
cầu mong sự an lành và phát triển, mùa màng bội thu… đến phần hội là xoay cây
hoa và mọi người đều múa hát. Hiện nay, truyền thuyết này vẫn được lưu truyền
từ thế hệ này đến thế hệ khác. Vì vậy, người Mường mỗi khi đi rừng gặp chim
chiền chiện thì không bao giờ bắn".
1.5 Lễ rửa lá lúa
Lễ rửa lá lúa (Thứa lá lọ) hay còn gọi là
lễ Thượng điền (Thượng điền kháng bay) được tiến hành khi lúa ngoài đồng đang
thì con gái, ngô trên nương đang xanh, cây trồng phát triển tốt. Đây là lúc cây
trồng rất dễ bị sâu bệnh vì các loại côn trùng phá hoại, gây tổn thất cho mùa
màng. Bởi vậy, đồng bào Mường làm lễ ngay tại đình làng (đình Lạc Sơn 1 và đình
Lạc Sơn 2) mong muốn các vị thần ban phép giúp dân diệt trừ sâu bệnh, bảo vệ
mùa màng... Buổi lễ diễn ra từ sáng đến đầu buổi chiều.
Trước ngày lễ, những vị đứng đầu trong hội
đình họp bàn để chuẩn bị cho ngày làm lễ được chu đáo. Sáng sớm, mọi người tập
trung để chuẩn bị cho buổi lễ, phụ nữ rửa dọn bát đĩa, các dụng cụ nấu ăn;
những người đàn ông lo làm các vật phẩm cúng (lợn, gà).
Lợn được chọn bất kể là đực hay cái nhưng
không được lấy lợn nái. Người ta chọc tiết lợn lấy tiết nóng để làm dồi, không
được làm tiết canh, sau đó thui rồi mổ và làm sạch. Lợn được mổ từ chân trước
kéo đến háng sau để lấy nườn. Sau đó, người ta cắt thủ, lấy một khoanh thịt ở
cổ dành cho Ban nhị - sáo, thủ làm sạch, cắt lấy tai trái, lấy hết phần mũi,
lưỡi; sau đó cắt lấy đuôi (theo hình đầu rùa); lấy bộ gan, mật, tim, phổi; lấy
riêng chân trái trước dành cho thầy cúng hầu lễ. Tiếp đến lấy xương cổ của lợn
băm nhuyễn trộn gia vị làm chả lá bưởi hoặc chả lá lốt; xương sườn được đập dập
giữa, dồn thịt hai đầu lại thành một cục nhỏ làm chả chìa; thủ dành cho chủ
đình... Các bộ phận khác được luộc chín và thái ra sắp trên lá chuối làm các
mâm cúng lễ. Gà làm sạch lông (do sãi đình làm), sau đó cho vào luộc. Khi nước
sôi bỏ tiết và chân gà vào chờ huyết nổi đều thì vớt chân gà ra để đoán mùa và
xem làng có bị xui xẻo gì trong vòng 3 tháng.
Thịt sau khi luộc chín được thái riêng ra
từng loại sắp làm 17 phần (mâm heo): thịt ba chỉ sắp vòng ngoài, thịt nườn sắp
vòng trong, thịt đùi sắp bên trên và thịt thăn được sắp trên cùng, sau đó mới
sắp ruột già, ruột non, phổi, lá lách, gan, bao tử, thận, dồi. Mâm gà do sãi
đình sắp: cơm để dưới, gà úp lên trên, hai cánh gà kẹp hai chân đã luộc chín.
Tất cả các mâm lễ đều được sắp trên lá chuối, gồm một lá dọc được 1/3 tàu lá,
đặt dưới; bên trên là lá mang (róc đôi tàu lá, lấy mỗi phần bề ngang khoảng 20
cm). Thức ăn được sắp như vậy và đầu ngọn lá phải luôn quay về phía chánh điện.
Ngoài các mâm lễ mặn, người ta phải làm
mâm oản (mâm chay). Một người con gái còn trong trắng được giao nhiệm vụ hông
xôi, sau đó đưa vào khuôn lồng đóng thành từng oản (24 oản) bày lên bàn chay
gồm có: hai nhánh chuối (không lấy chuối tiêu), trái đu đủ luộc chín, cắt trên
hai khoanh, dưới hai khoanh, bổ dọc trái thành từng lát xếp thành hai mâm chay.
Rượu chay được làm rất công phu: người ta lấy mía, sả, quả cà đắng cho nước vào
nấu cô lại thành rượu khịa dùng trong mâm chay.
Trong đình, người ta bày các mâm lễ sau:
Chánh điện (Đẳng thượng), gồm 24 oản, 2 cỗ chay, 6 bát cháo chè, 2 nhánh chuối
và 2 chai rượu khịa, 2 đĩa trầu, 2 bát nước cúng để cúng 6 vị: Đức vua Hoàng Bà
(trên cùng), vua Cả trên sông, vua ông núi Thánh, vua Cun, vua Hai, bà Thái
hậu. Gian giữa (Đẳng hạ) gồm một ván xôi gà, hai đôi đũa cúng Đức chúa Sơn Lâm;
hai bên là 2 mâm thịt lợn, mỗi mâm 2 đôi đũa, cúng quan cận thần. Hai bên tả,
hữu dọn 4 mâm hàng trên để cúng quan quân, chúa làng, Thành hoàng, chúa đất,
chúa nước, ở dưới có một mâm quân.
Dưới chiếu mâm Thánh Thư có dọn một cỗ
chay gồm 12 oản, một nhánh chuối, 1 chai rượu khịa, 2 chén chè, hai đôi đũa.
Mâm Thánh Thư có 2 bát canh, gồm: tai, mũi, lưỡi, mật, trầu với 11 bát cơm,
móng chân trái, có thêm chân trái trước hoặc một tấm thịt sống để dâng lễ. Mâm
sáo nhị có hai bát canh cùng 6 bát cơm, 6 đôi đũa, 1 chai rượu, 1 đĩa trầu, 1
bình rượu cần. Bên ngoài sân cúng Thổ địa ở miếu nhỏ, gồm một ván cơm, 5 đôi
đũa, 1 chai rượu, 1 đĩa trầu, một bát nước cúng.
Chủ lễ là chủ đình phải mang khăn đóng áo
dài; người làm lễ là thầy cúng của làng. Các thành viên tham gia làm lễ là Ban
sáo - nhị, tấu nhạc theo từng lời cúng, nội dung do thầy cúng khấn. Ngày lễ
cúng diễn ra, mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai người đi, trẻ em cũng được đến
để hưởng lộc.
Buổi lễ diễn ra qua nhiều bước. Lúc đầu,
thầy cúng khấn mời Thánh Thư (các vị truyền nghề cho thầy cúng) về đình làng
chứng kiến nhân dân làm lễ thượng điền. Mọi đồ lễ sau khi Thánh Thư xét thấy
đầy đủ thì mới đi mời vua thờ về tham gia buổi lễ. Tiếp đến, thầy cúng khấn
trình vua thờ, đại ý rằng: lễ này đã có từ ngày xưa, hôm nay, tất cả dân làng
đều đã sắm sửa đủ lễ để mời các ngài về giúp dân diệt trừ sâu bọ vì dân làng
không thể diệt hết được. Lời cúng có đoạn:
“Lễ cú bở hơ
Lễ thờ bở trước
Quê púng lúng làng
Làng Hoà Bình, đất thôn Hai
Rét con đứa cả
Chắc khà con non
Cun chàn khan cả
Sắm lễ thượng điền tháng bảy
Bao thửa lá lọ
Bao khọ lá lúa
Chăng rắm bắt vua chơi luống, thuống rọ
Chăng mơi khắm khép đẹp là....
Nghĩa là:
Lễ này từ ngày xưa
Lễ thờ này từ ngày trước
Làng này là làng Hoà Bình, đất thôn Hai
Người bé người lớn
Ông bà già con trẻ
Dòng họ quan lang
Sắm lễ thượng điền
Vô rửa lá lúa
Vô nhặt lá lúa
Chẳng dám bắt vua đến đây không có gì
Khắp nơi dân làng đã bày biện mâm lễ đẹp đẽ...
Sau khi khấn trình, thầy cúng làm lễ dâng
những vật phẩm với những gì dân làng đóng góp mời vua về hưởng. Tiếp đến, theo
quan niệm của đồng bào, lúc này, vua đang đi chơi khắp bốn vùng trong cõi sơn
hà: vùng đầu tiên vua đến là nơi trù phú, dân cư sầm uất, vua được mời ăn cơm,
uống rượu đầy đủ. Vùng thứ hai vua
đến là nơi khó khăn, dân cư nghèo, thầy cúng
khấn vái, mời vua đang vi hành khắp nơi về dự lễ, vua thấy được sự khó
khăn, mất mát, nỗi khổ của dân chúng liền dạy cho dân cách làm các nghề và chỉ
cho dân nơi bán để lấy tiền. Sau cùng, vua đi thăm các nơi nhốt tù nhân ở trên
trời, dưới đất. Trong khi đó, thầy cúng khấn mời vua hãy quay về dự lễ vì dân làng
đã chuẩn bị đầy đủ để đón vua. Sau khi vua ăn uống no say lại mời vua quay trở
về chốn cũ và lễ cúng kết thúc.
Trong lễ này cũng như những nghi lễ khác,
dân làng thường phải đóng góp như nhau để mua vật phẩm và chuẩn bị những vật
dụng cần thiết cho buổi lễ. Đồng bào tổ chức ăn uống ngay tại sân đình khi lễ
cúng kết thúc, những người không đi đều được chia phần gửi về.
1.6 Trò đố lá của người Mường
Trò đố lá của người Mường là một sinh hoạt văn hóa rất vui nhộn, trẻ trung và bổ ích nhằm tìm hiểu môi trường thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. Cụ thể ở đây là tìm hiểu cây cối và bảo vệ rừng. Trò đố lá này diễn ra trong cả năm nhưng tập trung vào mùa xuân khi đất trời vừa qua cái rét mùa đông, sang xuân ấm áp, cây cối nảy lộc ra lá. Tham gia trò chơi này gồm nhiều lứa tuổi, nhưng chủ yếu là lứa tuổi từ 13 đến 17 tuổi. Đó là lứa tuổi bước đầu đã có quan sát chút ít thiên nhiên xung quanh, nhưng còn chưa biết nhiều, cần phải có sự hiểu biết hoàn chỉnh hơn, trước khi bước vào tuổi thành niên. Cách chơi trò đố lá rất linh hoạt về số người tham gia, có trọng tài hay không có trọng tài, về thời gian dài ngắn không cố định, không gian chơi không cầu kỳ và cũng không cần rộng. Có điều cái khó của trò chơi này là trong một thời gian nhất định buộc người tham gia cuộc chơi phải tìm được nhiều lá về số lượng, nhưng không được trùng chủng loại và phải biết tên từng chiếc lá cây một cách nhanh chóng. Như vậy, làm cho người tham gia trò chơi phải biết nhiều loại cây. Rèn trí nhớ cho những người sắp bước vào tuổi người lớn cần hiểu biết thiên nhiên xung quanh mình, yêu và bảo vệ cây rừng tốt hơn. Trò chơi đố lá này trước Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến chống Pháp còn đang được thấy, ở tất cả các vùng Mường Thanh Hoá và Hoà Bình. Rất tiếc rằng gần đây chỉ còn lác đác vài nơi biết chơi.
Cách chơi trò đố lá có thể tóm tắt như sau :
- Số người dự : Nếu chơi đơn, mỗi bên một người. Nếu chơi kép, mỗi bên một nhóm 2-3 người, có thể một nhóm nam, một nhóm nữ nhưng cũng có thể xen kẽ nam nữ trong nhóm.
- Thời gian : Có 2 đoạn : thời gian đi trẩy lá độ 10 - 15 phút hoặc lâu hơn. Thời gian so lá kéo dài đến khi một bên hết lá thì thôi. Người chơi chỉ được ngắt lá còn nguyên cuống, không được bẻ cành.
- Địa điểm chơi còn gọi là áng chơi (sân chơi) : Một vạt đất bằng phẳng, dọn sạch sẽ, rộng từ 1 - 3m2.
- Trọng tài : Là một người lớn tuổi hơn trong số những người chơi, hiểu biết các loại lá và nắm được luật chơi. Trọng tài có nhiệm vụ chọn địa điểm chơi, nơi có nhiều loại cây quyết định thời gian đi trẩy lá, quyết định các hướng tìm lá cho mỗi bên dự cuộc chơi, quyết định cho bên nào được ra lá trước, phân xử khi hai bên không thống nhất tên lá và tuyên bố kẻ thắng, người thua cuộc...
Vào
cuộc chơi không khí thật vui nhộn, hào hứng nhưng nghiêm túc. Sau khi trọng tài
hú tiếng báo hết giờ trẩy lá, tất cả đều phải ngừng tay, nhanh chóng mang lá về
sân chơi. Trong sân, hai nhóm chơi ngồi hai bên đối diện với nhau bên cạnh đống
lá vừa hái về. Trọng tài ngồi chính giữa chếch lên phía trên hỏi : Đây là lá
gì, bạn có không ? Bên kia có thể trả lời đúng tên lá và tìm đúng loại lá vừa
nêu. Như vậy không bên nào có điểm và lá đó bị loại ra. Đến lượt nhóm thứ hai
ra lá và gọi : Bạn có lá này không? Bên kia buộc phải lấy ra lá cùng loại và
nói đúng tên loại lá. Trường hợp đưa ra không đúng loại lá của bên gọi, nhưng
không nói được tên thì lá đó cũng bị loại bên gọi được điểm. Như vậy cũng có
trường hợp một bên gọi tên lá, nhưng dấu lá để bên kia tìm. Trong trường hợp có
thể một bên ngẫu nhiên hái được lá, thực tế không biết tên lá nhưng vẫn mang ra
đố rồi lựa chiều nói dựa. Trường hợp đó, trọng tài phải kiểm tra bắt người đố
phải nói tên lá. Nếu không nói được, lá cũng bị dập đi, không được tính điểm.
Lá được tính điểm là bên kia không có lá cùng loại hoặc có nhưng không nói được
tên. Đó là cách chơi có trọng tài. Cách chơi không có trọng tài thì hai bên
thỏa thuận thời gian hái lá, sân chơi và để một bên trình lá trước theo cách
như trên. Trong trường hợp hai bên không thống nhất được với nhau về tên một
loại lá nào đó bị loại.
Cũng như cách chơi có trọng tài, cách chơi không có trọng tài cuộc chơi tiếp tục cho đến khi một bên hết lá hoặc cùng hết lá. Khi kết thúc, trọng tài cho đếm số lá được tính điểm mỗi bên, bên nào được nhiều hơn số lá không bị loại là bên ấy thắng. Bên thắng có thể nhận được một phần thưởng như hoa quả; nhưng cũng có thế chỉ được tiếng "thắng". Còn bên thua thường phải để bên thắng vò đầu hoặc nhảy lò cò quanh sân chơi hay bị búng vào nắm tay. Có lẽ cũng vì vậy mà người ta thường gọi trò chơi này là "trò chơi cỏ búng".
Cũng như cách chơi có trọng tài, cách chơi không có trọng tài cuộc chơi tiếp tục cho đến khi một bên hết lá hoặc cùng hết lá. Khi kết thúc, trọng tài cho đếm số lá được tính điểm mỗi bên, bên nào được nhiều hơn số lá không bị loại là bên ấy thắng. Bên thắng có thể nhận được một phần thưởng như hoa quả; nhưng cũng có thế chỉ được tiếng "thắng". Còn bên thua thường phải để bên thắng vò đầu hoặc nhảy lò cò quanh sân chơi hay bị búng vào nắm tay. Có lẽ cũng vì vậy mà người ta thường gọi trò chơi này là "trò chơi cỏ búng".
1.7 Các lễ hội khác
Lễ Cầu mát: Đây là lễ cầu
của vùng người Mường, Hòa Bình. Theo quan niệm của người Mường, nhà nào hỏa
hoạn là do mặt đất nóng quá nên phải làm lễ cầu mát để không bao giờ xảy ra hoả
hoạn nữa. Vào buổi lễ, thầy Mo cầu xin 4 vị thần: Trời, Đất, Nước, Lửa phù hộ
cho dân bản luôn được mát mẻ. Sau đó một lão nông cày một luống quanh bản, một
người khác lấy nước đổ vào đường cày đó với ý nghĩa làm mát lòng đất. Lễ thường
tổ chức sau khi có một gia đình nào đó bị hỏa hoạn.
Lễ hội Cầu phúc bản Mường:
Lễ hội được tổ chức ở vùng người Thái, Mai Châu, mục đích để cầu thần phù hộ và
cúng rửa lá lúa, xua đuổi thần trùng. Vào ngày hội, các miếu thờ quanh bản và
miếu thờ thổ công, thổ địa ở từng nhà phải sạch sẽ. Bờ ruộng, bờ mương được tu
sửa, be cao đón nước về. Phần hội, nam nữ nổi chiên trống và múa xòe, thi bắn
cung nỏ.
Lễ Cơm mới: Lễ tổ chức tại
các gia đình vùng đồng bào Mường (Mường Bi), Hòa Bình. Nghề nông là nghề chính
cho nên đồng bào rất chú trọng vào vụ mùa. Từng gia đình làm cỗ mừng thu hoạch,
có gói bánh chưng, có lễ cúng vía lúa và giỗ cúng cha mẹ.
Lễ Khẩn Chiêm: Lễ Khẩn Chiêm
(cúng cầu lúa mùa) của vùng người Dao, Hòa Bình được tổ chức vào ngày 14-5
(dương lịch) hàng năm. Đây là lễ cầu xin tổ tiên, đất trời cho một năm làm ăn
tốt lành.
Lễ hội Khai sơn (còn gọi là “hội sắn bắt”) cử hành ngày
mồng 6 tết, mở màn cho năm làm ăn mới. Điển hình là hội nảy là ở xóm lý, xã
Phong Phú, huyện Tân Lạc.
Mọi việc đã được lo toan cẩn thận và hoàn tất vào ngày
mồng 5. Sáng sơm mồng 6, ai có thể vượt đèo, leo núi được thì theo vào đoàn thợ
săn do ông trùm săn cùng các cụ già từng trảu dẫn đường. Tới điểm hẹn, mọi
người toả ra vây khu rừng săn. Lúc này những chú chó săn theo chủ cũng hăng hái
vào cuộc không kém con người. Ai có công cụ gì thì mang thứ đó như: súng kíp,
nỏ, lao và các loại gậy bằng gỗ hoặc tre đục. Theo lệnh ông trùm, vòng vây khép
kín dần cho tới lúc (người hoặc chó) phát hiện con mồi (sẽ bắt sống hoặc giết
chết). Khi bao vây, không khí thật huyên náo: tiếng chiêng âm vang theo từng nhịp
trong mấy con chó hăng hái sục sạo bụi rậm đánh hơi, tìm mồi.
Khi phát hiện và đâm chết mồi rồi, người ta làm sạch,
khiêng tới miếu xóm lý dâng cúng, tạ ơn đức Thánh Tản Viên và cầu thánh phù hộ.
Sau đó tới việc chia phần theo lệ định. Người đầu tiên đâm trúng mồi được hưởng
cái đầu và 1 đùi sau. Còn lại, chặt chia đều thịt, lòng cho thành viên. Mỗi con
chó cũng có phần bằng 1 xuất người.
2.phong tục tập quán
2.1 Hôn
nhân – Cưới hỏi:
Hôn nhân của người Mường là
hình thái hôn nhân 1 vợ 1 chồng và cư trú bên nhà chồng.Việc hôn nhân của con
gái chủ yếu do cha mẹ quyết định.
Hôn nhân đã mang tính chất mua
bán, nhà trai phải đền bù cho nhà gái một số tiền và một số hiện vật nhất định.
Người Mường còn tồn tại chế độ
đa thê, nhưng trường hợp này chỉ thấy trong tầng lớp lang đạo và những người
nhà giàu có.Những người chung một họ ( họ nội ) không được phép lấy nhau. Đám
cưới của lang đạo về thể thức cũng tương tự như những đám cuới khác nhưng tốn
kém hơn nhiều.
Hôn nhân của người Mường có 2 hình thức là
cưới dâu và lấy rể. Cưới dâu là hình thức phổ biến còn lấy rể ít thấy hơn và
chỉ xảy ra trong những trường hợp nhất định.
· Những bước trong hôn nhân của người Mường
a. Mường Hòa Bình:
Ø Lễ ướm hỏi (
kháo thiêng ).
Nhà trai tìm 1 người khéo ăn nói được
nhà gái quý trọng làm ông mối, thay mặt gia đình nhà trai sang hỏi ý kiến nhà
gái. Ông mối sang nhà gái để dạm hỏi vào buổi tối ngày cây trong. Lần đầu ông
không mang theo gì mà chỉ sang đặt vấn đề. Ngày này chủ nhà chưa nói gì, chỉ
cảm ơn và khất lại để bàn bạc. Mấy hôm sau ông mối lại nhắc lại chuyện hôm
trước, nếu đồng ý gả con gái chủ nhà sẽ nói: “Hôm nào đó bác có ấm chè hay chai
rượu, tôi với bác nói với nhau làm tin. Tôi đã hỏi cháu, nghe chừng có khả năng
cháu ưng sang bên nhà”. Ông mối về báo tin đó với nhà trai. Tiếp đó ông mang 2
chai rượu hoặc 1 đấu chè sang bên nhà gái và tối hôm đó họ tổ chức 1 cuộc vui
nho nhỏ. Kết thúc cuộc vui, chủ nhà nói với ông mối: “Cháu cũng đã nói làm sao
thì làm, mặc quyền bố mẹ”, và họ bàn tới bước tiếp theo.
Ø Lễ bỏ trầu ( Ti
nòm bánh )
Vào ngày lành tháng tốt, ông mối dẫn
đầu đoàn nhà trai đến nhà gái bỏ cơi trầu ăn hỏi. Lễ vật gồm 1 con lợn chừng 25
cân, 2 gánh gạo chừng 50 cân, 120 cái bánh chưng, 5 chai rượu, 1 buồng cau, 100
lá trầu. Đoàn nhà trai đưa đồ lễ sang nhà gái không có chú rể..
Ăn uống xong đại diện nhà trai mới thưa
chuyện. Sau lễ bỏ trầu, nhà trai lo chuẩn bị cho ngày cưới chính thức. Trước
khi cưới, nhà trai sắm lễ trầu cau và rượu để ông mối đến nhà gái xin cưới. Nhà gái sẽ thông báo cho nhà trai biết ngày
tháng cho cưới. Sau đó, nhà trai mời mấy anh em gần nhất đến bàn ngày họp họ
xin tiền gạo.
Ø Lễ cưới ( Ti
cháu ).
Đoàn nhà trai do ông mối dẫn đầu mang
sang nhà gái 1 tạ gạo, 2 con lợn, 10 lít rượu, 100 lá trầu, vài cây mía. Chú rể
gùi 1 nồi xôi, trên để 2 con gà thiến đã luộc. 2 chàng trai đi 2 bên, cũng gùi
2 nồi xôi. Đoàn nhà trai đến nhà gái phải đúng lúc trâu về chuồng. Rửa chân
xong, từng người nhà trai lên nhà ngồi theo thứ bậc. Khi khách đã vãn hết, đại
diện nhà gái mới ra chắp tay chào khách. Đại diện nhà trai cũng đứng dậy đáp
lễ.
Sau đó, ông mối giao cho nhà gái toàn
bộ đồ lễ của nhà trai rồi quay ra khấn rượuvà mời họ hàng nhà trai uống rượu
cần. Xong tuần rượu, mọi người khấn rượu, khấn thần đất rồi đi ăn cơm.
Cơm xong, khách ra về. Riêng chàng rể và 2
phù rể còn phải ở lại nhà gái để tiếp khách. Tối hôm đó, nhà gái làm 1 tiệc nhỏ
để tiếp rể, sáng hôm sau chuẩn bị quà cáp để cho rể về nhà. Lễ cưới lần thứ
nhất đến đây là kết thúc.
Hôn nhân của người Mường Bi quy định :
một vài năm sau mới được đón dâu. Trong thời gian đó, cứ ngày Tết chàng rể lại
phải sắm lễ mang đến cho nhà gái. Nhà gái có việc gì thì sai gọi chàng rể đến
làm giúp.
Ø Lễ đón dâu ( Ti du ).
Một vài năm sau, đến ngày đã định, nhà
trai mang lễ vật sang nhà gái, chủ yếu là tiền, vải tự dệt hay váy áo may sẵn.
Nhà gái cử vài chục người đủ nội ngoại để đi đưa dâu.. Dù không mưa nắng, cô
dâu vẫn phỉa đội nón. Ngoài đồ dùng riêng, cô dâu còn phải mang theo hàng chục
cái gối để biếu anh em bên chồng.
Dẫn đầu đoàn nhà gái là ông mối và 2 cô
gái trẻ của nhà trai sang đón dâu. Đoàn người cũng phải về nhà vào lúc xẩm tối.
Nhà trai đã chuẩn bị cơm rượu. Ông mối khấn rượu khấn cơm, khấn tổ tiên, rồi
đưa cô dâu ra trình diện trước bàn thờ ma nhà. Cuộc vui văn nghệ kéo dài suốt
đêm. Cô dâu và đoàn đưa dâu ở lại 3 ngày, sau đó nhà trai mới làm lễ để cô dâu
trở về với bố mẹ đẻ.
Đón dâu về, trai gái chưa được chung
chăn gối, mà phải đợi hàng năm, khi nào cô dâu đã quen nếp ăn ở ở nhà chồng,
thì nhà trai chọn 1 bà phúc hậu, đông con, chọn ngày lành tháng tốt đến trải
chiếu, căng màn cho đôi vợ chồng mới.
b.Mường Vĩnh Phú
Ø Lễ hỏi và lễ mở
trầu :
Đôi trai gái sau khi đã ưng nhau, chàng
trai báo cho bố mẹ biết để gia đình nhờ người nhà cô gái thăm dò đánh tiếng.Khi
gia đình nhà gái tỏ thái độ ưng thuận, nhà trai nhờ ông mối vào lúc chạng vạng
tối mang trầu cau, bánh mật, thuốc lào sang nhà gái.
Tại nhà gái, người ta mổ gà thiết đãi
ông mối và giữ đôi chân gà lại để đoán điềm lành dữ về nhân duyên của cô gái.
Sau đó ông bố cô gái nghe ngóng, xem xét trong 3 ngày liền để xem có điềm dở
(gà gáy dở, cây đổ…) hay không. Nếu không có, ông ta mới giở gói lễ vật ra, đặt
lên bàn thờ rồi thông báo cho mọi người biết tin vui.
Thời gian lễ dạm hỏi đến lễ cưới thương
kéo dài dăm ba năm. Trong các lễ tết từng năm, nhà trai thườngmang quà tới nhà
gái và chú rể tương lai phải sang nhà gái làm bất kì việc gì như phát rẫy, làm
nhà…Để đáp lại, nhà gái cho cô gái mang sang biếu nhà trai những sản phẩm do
tay mình làm như gối, đệm…
Ø Lễ cưới.
Đoàn người đón dâu phải đi thật sớm.
Đoàn gồm có ông mối, chú rể, mười phù rể, tốp người gành lễ vật. Khi đến đầu
bản, đoàn người được các cô gái đứng đợi sẵn đưa về nhà dâu.
Tới cổng nhà gái, đoàn dừng lại. Ông
mối đem 1 cút rượu nhỏ cùng cơi trầu vào xin nhà gái mở cửa. Trong khi chờ đợi,
người ta hát đối đáp nam nữ cho tới khi nhà gái mở cửa đón vào nhà. Khi vào,
ông mối và chú rể đi sau cùng. Dọc lối đi vào nhà, người ta để sẵn nước, nhọ
nồi, quả nổ…để ném, trêu chú rể.
Trong nhà, đại diện nhà gái đã đứng đợi
sẵn sau những thủ tục chào hỏi, chú rể vào bếp tham gia mọi việc như 1 trai
làng. Sau đó chú rể bưng mâm lên bàn thờ tổ tiên.
Sau khi cúng tổ tiên, lễ tơ hồng được
tiến hành, rồi ông mối dẫn chú rể đi từng mâm, lễ lạy họ hàng từ ông bà, cha
mẹ, cô chú bác gần xa. Lúc này mọi người vui vẻ chuốc rượu và mừng tiền cho chú
rể.
Sau lễ tơ hồng, nam nữ tham dự đám cưới
hát giao duyên với nhau, rồi cô dâu tới lạy trước bàn thờ tổ tiên, lạy chào ông
bà, cha mẹ, anh em, họ hàng để lên đường về nhà chồng, đem theo món quà tặng
nhà chồng là 1 chăn bông, 1 gối bông biếu bố chồng, 1 váy biếu mẹ chồng, 1 đôi
gối biếu ông bà chồng, 1 cái khăn tặng anh ( hoặc em trai ) chồng, 1 thắt lưng
có thêu hay cạp váy tặng em gái chồng.
Người gánh của hồi môn cho cô dâu về
nhà chồng là người nhà trai. Ở đầu đòn gánh người ta buộc 1 khăn độ 3 vuông vải
để làm quà cho người gánh, gọi là khăn lau đòn gánh.
Ở gia đình nhà trai, lễ đón dâu cũng
nồng nhiệt như bên nhà gái, nhưng người ta không có lệ trêu nghịch và không làm
lễ tơ hồng.
Ăn 1 bữa tối, ngủ 1 đêm, sáng hôm sau
cô dâu trở về nhà bố mẹ đẻ cho tới khi nhà chồng sang đón mới về, Thường là vài
ba ngày sau người ta mới mang quà sang đón. Có khi nhà trai phải đón tới 3 lần
cô dâu mới trở về và ở hẳn nhà chồng.
Người Mường cũng có thông lệ gửi rể, và
nếu nhà gái là gia đình hiếm hoi thì người con rể có quyền như con trai, và mọi
phí tổn trong lễ cưới do nhà gái chịu.
2.2Tang ma:
người thực hiện:
Trần Thanh Thủy
Tục ma chay của người Mường
gồm có các bước sau:
a- Mu thố ( ke):
- Khi trong nhà
sắp có người tắt thở con cháu trong nhà đều phải đứng ra cùng nhau lo mọi việc
- Lúc 1 người
sắp mất nhất thiết mọi người phải đưa người đó về nhà con trưởng để đến khi
nhắm mắt tắt hơi tại nhà con trưởng.
- Khi người nhà
sắp tắt thở, gia củ thỉnh thoảng gióng lên một hồi chiêng dài thêm một tiếng
láy lại để thông báo rằng trong nhà có người sắp mất.
b- Tắm gội
- Tắt thở con
cháu đặt xác người mất lên tấm phản gỗ hoặc chõng tre, xung quanh quây màn kín
lại, lấy miếng vải dấp vào nước lá bưởi lau mắt lau mình cho sạch. Cả con trai
và con gái đều có thể tắm cho bố hoặc mẹ
- Sau khi tắm
xong người nhà lấy quần áo ngắn dài lồng vào nhau mặc cho thi hài, lấy lược
chải tóc, lấy sợi vải buộc tóc, lấy khăn lau lại chân, hai tay, lấy dao kéo cắt
móng tay, móng chân xong rồi gói lại bỏ trong quan tài.
c-Nhập quan
- Lễ tống trùng:
nhằm đuổi ma ác trước khi nhập quan
- Buộc hai ngón
chân cái vào nhau cho thẳng người sau đó lấy vải liệm
- Đặt xác vào
quan tài , tạm thời đóng lại rồi đưa lên nhà đặt nằm dọc hoặc ngang trước cửa
sổ voóng, lấy màn che lại.
d- Động tiếng
- Đến giờ tốt
con trai cả đứng trước cửa sổ voóng, rút dao ra chặt mạnh ba nhát vào cửa sổ
nhằm thông báo với tổ tiên là dòng họ có người ra đi và mong tổ tiên giúp dỡ họ
khi họ ở thế giới bên kia.
- Sau khi có
động tác băm của người con trưởng, mọi người bắt đầu khóc và khống( nói lên lời
thương nhớ vĩnh biệt )
Người ta đánh:
+ Ba hồi cồng
dài, ba hồi chiêng dài, ba hồi trống dài không có tiếng láy lại (đàn bà)
+ Bắn ba phát
súng (đàn ông)
e- Túc nược, nhương ăn, tần tịch
- Mở Nài: mở dây
trói hai chân lúc liệm xác
- Túc nược: con
cháu túc trực bên linh cữu
- Nhương ăn: mời
hồn ra ngồi ăn cơm với ông Mo, ông Trượng
- Tần tịch: ông
Mo hoặc ông Trượng xướng roóng khấn đầu
f- Quạt ma và Mo
- Đây là một
điệu múa khoan thai, nhẹ nhàng , tỏ tình thân quý trìu mến, xót thương người ra
đi, mong người ra đi được mát mẻ. Dâu cả múa trước, các con dâu khác lần lượt
múa sau
- Sau đó là
những đêm mo, nếu không mo không thể mai tang, phải để xác trong nhà, bao giờ
có tiền của để mo thì mới phát tang, động tiếng
- Mo nhằm hướng
dẫn hồn ma đi gặp tổ tiên, thu xếp chốn ở và hồn cần lên trời để đối kiện, xóa
sạch tội lỗi để trong sạch, mát mẻ bước vào cuộc sống tô tem.
g- Bữa nhà xe
- Đưa linh cữu
ra đồng chôn cất
- Đây là ngày
hội lớn của người Mường để chia vui với người khuất sau khi thắng kiện, thiết
đãi hồn những ngày vui cuối cùng của hồn.
h- Mở cửa mả
- Đây là lễ chia của, mọi
thứ trong nhà đều được chia cho hồn nhưng hồn chỉ được hưởng phần hồn của các
thứ đấy, phần xác người vẫn hưởng
- Ngoài ra người ta còn bỏ
vào nhà mồ các thứ làm bằng giấy như vàng, bạc, quần áo…
i- Lễ đoạn tang: rước hồn về đoàn tụ với
bà con thân thích
Những thông tin hữu ích
Trả lờiXóabồn ngâm massage chân
bon mat xa
chậu ngâm chân giá rẻ
bồn mát xa