DÂN TỘC HOA
v Người Hoa hay còn gọi là người
Hán,Khách,Tàu đã di cư đến Việt Nam vào
những thời điểm khác nhau từ thế kỉ XVI và sau này vào cuối thời Minh, đầu thời
Thanh,kéo dài cho đến nửa đầu thế kỉ XX. Người Hoa thuộc nhóm ngôn ngữ Hán,ngữ
hệ (Hán - Tạng). người Hoa có khoảng trên 862 nghìn người,cư trú ở hầu hết các
tỉnh và các vùng đồng bằng Bắc và Nam Bộ như: Quảng Ninh, Đà Nẵng,Thành Phố Hồ
Chí Minh, Cần Thơ,Bạc Liêu,Kiên Giang. Trong số đó có khoảng 50% dân số sống
tại vùng chợ lớn của TP.HCM. Họ tập trung đông nhất ở các khu thương mại trong
quận 5,11(khoảng 45% dân số mỗi quận)6,8,10 với 5 nhóm ngôn ngữ chính:Quảng
Đông,Triều Châu,Phúc Kiến,Hải Nam
và tiếng Khách Gia.
II. Hoạt động kinh tế
1. Nông nghiệp:
II. Hoạt động kinh tế
1. Nông nghiệp:
v Người Hoa ở nông thôn chủ yếu làm nông
nghiệp, họ là dân tộc vốn có truyền thống trồng lúa lâu đời, có tinh thần lao
động cần cù và có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
v Công
cụ lao động sản xuất tốt phù hợp với địa hình canh tác như:cày thon nhỏ phù hợp
với sức kéo của trâu,bò;bừa 2 trâu kéo cùng với cuốc,liềm….đã đem lại năng suất
lao động cao.
2. Thủ công nghiệp:
2. Thủ công nghiệp:
v Thủ công nghiệp khá phát triển.
Người Hoa ở các thành thị, họ làm nghề dịch vụ,buôn bán:như mở các cửa hàng ăn Trung Quốc truyền thống, thành lập các xí nghiệp vừa và nhỏ.
ví dụ:Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên(TP.HCM),công ty thực phẩm Đông Kinh,công ty thời trang Thái Tuấn(TP.HCM).
Người Hoa ở các thành thị, họ làm nghề dịch vụ,buôn bán:như mở các cửa hàng ăn Trung Quốc truyền thống, thành lập các xí nghiệp vừa và nhỏ.
ví dụ:Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên(TP.HCM),công ty thực phẩm Đông Kinh,công ty thời trang Thái Tuấn(TP.HCM).
v Người Hoa còn nổi tiếng với nghề làm gốm
đặc biệt phải kể đến các lò gốm ở Móng Cái,Sông Bé, Đồng Nai. Ở Móng Cái dựa
trên những cơ sở cũ của đồng bào,nhà nước đã cải tạo ,tổ chức những xưởng đồ
gốm khá quy mô. Gốm Móng Cái đã trở thành 1 cơ sở sản xuất khá lớn trong
nước,hàng năm tạo ra khoảng 25triệu đơn sản phẩm,bao gồm nhiều mặt hàng trong
đó bát ăn cơm18triệu chiếc được tiêu thụ
khắp nơi trong nước.
v Nghề muối cũng đã có khá lâu như cơ sở muối
ở Quất Đồng , Cô Tô,Cát Bà.
vMột
số bộ phận người Hoa chuyên sống bằng nghề đánh cá ở ven biển,hải đảo ,các cửa
sông,cửa lạch
nghề làm giây súc, làm nhang (TP.HCM)
III. Văn hóa vật chất
nghề làm giây súc, làm nhang (TP.HCM)
III. Văn hóa vật chất
1. Nhà ở của người Hoa ở MB:


hợp gồm 4 nhà liên kết với nhau tạo thành 1
hình vuông ôm lấy 1 mảnh sân nhỏ ở giữa.










kiểu nhà: T’lám phùng lường sấn sâu người ta tháo gỡ cái vòng đóng kín của kiểu nh ả c ổ truy ền(nh à h ình c ái ấn) b ằng c ách x én b ớt nh à ph ụ tr ư ớc m ặt nh à chính để tạo thành kiểu nhà:T’lám phùng lường sấn sâu.

v
Kiểu nhà:T’lám phùng dặt ải: kéo 2 nhà
phụ ở 2 bên ra song hành với nhà chính.
v
kiểu nhà:T’lám phùng lưởng ải lưởng
xả:là sự kết hợp giữa kiểu nhà T’lám phùng l ưởng ải với kiểu nhà T’lám phùng
lưởng xả.
v
một bộ phận người Hoa cư trú ở vùng đảo
Cô Tô.Tân Hải(Quảng Ninh),Cát Bà, Bạch Long vĩ(Hải phòng) chuyên nghề đánh cá
biển chủ yểu sống trên thuyền
v
Nhà Người Hoa ở miền nam (đồng bằng sông
cửu long)ngoài nhà đất họ còn có nhà sàn.
v
Nhà đất:
v
Phân loại nhà theo kết cấu kỹ thuật:
v
a. Nhà xuyên trính “vì không kèo” (vì
chồng trính).
v
Đây là kiểu vì truyền thống của người Hán ở phương nam. Kiểu vì này chỉ
gồm các cây cột ngắn cũng chống đỡ các cây trính ,trên đầu cột ngắn tiếp giáp
với đầu trính đều có đòn tay,có bao nhiêu cây cột ngắn có bấy nhiêu đòn tay,cao
trên hết là đòn dông,mộng được ráp nơi đầu trính. Các cột đỡ trính ngắn khoảng
70-80cm.Đây là loại vì có kết cấu chịu lực ,cứng cáp,chắc chắn. Kết cấu vì
không kèo truyền thống của người Hoa thường có 2 hàng cột cái (khác với nhà
người Việt).
v
b. nhà xuyên trính “vì có kèo”
v Người
ta vẫn giữ hình thức cột giữa (trụ ngắn)
đỡ cây đòn dông cùng các cây cột ngắn đỡ
trính(các cột này cao hơn so với kích thước bộ vì truyền thống) nhưng đặc biệt
lại có thêm 2 cây kèo – giao tiếp văn hóa Việt.
v Đặc
thù về kỹ thuật nhà người Hoa là hệ thống các loại cửa. Trước kia họ thường làm
loại cửa song ngang bằng cây gỗ vuông nguyên cả bức vách phía trước. Loại cửa
song gỗ này có “lưỡi gà” để cài chốt cửa ở trên. Nếu đẩy chốt lên sẽ lấy được
song cửa ra.
v
Đặc biệt nhất là loại cửa 2 tấm gỗ lớn
,phía bên trong cửa có bộ phận chốt cửa cài cây ngang rất kiên cố ,chắc chắn.
Cửa liên kết với bộ khung viền cử,ngạch cửa và toàn bộ bức vách phía trước thành
1 điểm tựa kiên cố,vững chắc. Cốt cửa là 2 súc gỗ tròn ,chắc chắn đầu dưới gắn
với ngạch cửa(nếu không có ngạch cửa thì sẽ chôn sâu dưới đất),đầu trên gắn vào
cây đà ngang của bộ khung cửa. Bộ phận chốt cửa được người Hoa Quảng Đông gọi
‘mù xá”,người Triều Châu gọi “mứng khuấn”. Hệ thống chốt cửa này được phân bố
,cấu tạo theo quan niệm triết lí Đông Phương :tả thanh long ,hữu bạch hổ,gồm:2
cây dọc gắn chặt ở giữa mỗi cánh cửa lầm điểm tựa vững chắc cho 2 cây thanh
ngang. Hai cây then ngang cài cửa có mấu ở đầu,khi cài thì di chuyển ngược
chiều nhau để cây thên bên trái cài qua cánh cửa bên phải,
cây then bên
phải cài qua cánh cửa bên trái,nhưng phải chốt cửa lại theo dạng “cọp thè lưỡi cho rồng ngậm”(thên cửa bên
phải chòng lên
then cửa ben trái),họ kiêng cài kiểu ngược lại vì họ sợ sẽ gặp điều không may.
Loại cửa này hiện chỉ còn ở chùa Hoa,một số nhà giàu xây dựng theo kiểu xưa.
v Hiện
nay, nhà theo kiểu dãy phố của người Hoa ở ĐBSCL làm cửa ra vào theo lối 8 cánh
hoặc 6 cánh xếp,không cần cửa sổ. Lối cửa này tiện lợi có thể mở rộng vách
trước của nhà theo số cánh được mở. Người ra nhà người Hoa hiện nay phổ biế
nhất vẫn là cửa sắt kéo,vừa tiện lợi vừa an toàn.
v
Phân loại nhà theo vật liệu
xây dựng:
v
Nhà bán kiên cố:
vỞ nông thôn nhà của người Hoa (nhất là
người Triều Châu chuyên làm lương rẫy) rất hiếm
khi xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu thô sơ như nhà người Việt hay
Khơme,mà phần lớn nhà của họ kết hợp giữa vật liệu thô sơ với bán kiên cố.
vVD: nhà
vách lá ,mái lợp tole; nhà vách gỗ mái lơp ngói; nhà tường gạch mái lợp
lá……..cũng như các dân tộc khác ở ĐBSCL,nhà người Hoa dùng lá dừa nước lợp mái
hay dựng vách,trái với tập quán lợp nhà bằng rơm hay tranh như ở vùng nông thôn
Trung Quốc.
vNhững
nhà khá giả lợp ngói âm dương theo kiểu
“lợp lót” (mặt dưới của ngói được sơn bằng vôi trắng),nền nhà thường lót gạch
tàu băng đất nung màu đỏ sậm.
v
Nhà kiên cố:
v
thường được xây
dựng ở thị xã,thị trấn với các dạng nhà trệt hoặc nhà lầu đúc bê tông cốt sắt
,thép một hoặc nhiều tầng. Với các vật liệu hiên đại :đá rửa,đá mài,đá ốp
lát.cửa kín,cửa sắt cuốn….
v
Người Hoa cũng có nhà sàn:
v
v
Ở những vùng ngập nước (định kỳ hoặc
thường xuyên như:Châu Phú-An Giang,Hồng Ngự-Đồng Tháp) người Hoa cũng cư trú
trên nhà sàn như các dân tộc khác trong vùng . Nhà sàn cũng giống như nhà sàn
người Việt trong vùng ở chỗ kết cấu nhà
kết hợp cột liền và cột ngắn đỡ sàn. Cửa chính cũng trổ ở cạnh dài của nhà ,cầu
thang cũng bắc nơi goc trái hoặc goc phải của mặt tiền nhà chứ không khi nào bắc vào giữa nhà. Cầu thang thường
dẫn lên hành hiên trước có bao lơn gỗ….
v
Phân bố mặt bằng sinh hoạt:
v
Phòng khách đặt bộ bàn ghế ,ván và hệ
thống tủ thờ,phía trong là buồng của cha mẹ và các thành viên trong gia đình .
Có khi người ta làm thêm cái trái bên hiên
để tăng diện tích phogf riêng cho con cái và làm nhà bếp.
v
Tín ngưỡng về nhà:
v
Nhà của người Hoa vừa là nơi để ở,thờ cúng,thờ
thần,buôn bán,sản xuất…trong quá trình xây dựng nhà người Hoa rất quan tâm tới
việc “động thổ” họ cúng thổ thần để cầu chúc phúc
cho nhà ở.
v
Mọi kích thước liên quan đến viêc xây
dựng nhà đều được cân nhắc,tính toán bởi
thước lỗ ban. Người Hoa quan niệm phía bên phải từ trong nhà nhìn ra quan trọng
hơn bên trái vì vạy mà cửa chính được mở ở bên phải,cửa sổ mở bên trái. Trên
khung cửa chính của người Hoa có gắn 2
mắt cửa tròn hoặc vuông bằng gỗ chạm với ý nghĩa “thần cửa bảo vệ nhà” và theo
tín ngưỡng âm dương đó là biểu tượng của
“nhật nguyệt”. Quan niệm của
người Hoa cho rằng nhà phải có ngạch cửa vì nhà không có ngạch như nhà không có
nề nếp,ý chỉ sự tôn ti trật tự biết tôn trọng phép tắc, lễ nghi. Theo tín
ngưỡng xưa khi cô dâu về nhà chồng rất kiêng việc dẫm lên ngạch cửa vì coi đó
là sự không tôn trọng phép tắc nhà chồng.
v
Người Hoa thờ đa thần,tín ngưỡng thể hiện từ ngoài sân đến trong bếp. Ngoài
sân thờ “Thiên Quan”-vị thần giữ cửa xua đuổi tà ma,đem lại sự thanh bình cho
gia đình. Hoặc họ treo bùa bát quái bằng gỗ hay giấy hoặc tấm kính vẽ hình bát
quái họ ti nó sẽ giúp ngăn chặn những ảnh hưởng xấu ,khong tốt vào nhà cửa. Bàn
thờ tổ tiên được đặt ở vị trí thấp hơn bàn thờ thánh.
Bàn
thờ tổ tiên đặt những bài vị có ghi rõ tên dòng họ,quê quán của gia đình. Khi
gia đình có tang bố mẹ chưa mãn tang thì lập bàn thờ riêng khi nào mãn tang đặt
cùng bàn thờ tổ tiên. Con trai khi co gia đình ra ở riêng thi phải lập bàn thờ
tổ tiên ở nhà mình.
v Người
Hoa ở Triều Châu,Phúc Kiến còn thờ “Môn Quan’-thần , “Huệ Quan” –thần lửa có
thể nhìn thấy và xua đuổi tà ma. Một số gia đình ở Triều Châu,Phước Kiên còn
thờ “bà mẹ sanh”- tượng trưng cho lòng nhân hậu,đem lại điềm lành cho phụ nữ và
trẻ em. Bàn thờ thổ thần được đặt ở kệ gỗ dưới bàn thờ tổ tiên,kệ thờ thần tài
đặt ở dưới đất 1 góc nhà. Có
v
khi người ta cũng thờ thần tài với thổ thần chung 1 kệ-mong đem
lại tiền tài ,phúc đức cho gia đình. Trong bếp nơi cửa bếp khô ráo thờ phật táo
và thổ táo.
v
Vào dịp tết nhà người Hoa rực lên màu
giấy đỏ dán từ trước cửa tới trong bếp ở các hũ gạo,lu nước,tủ đựng quần
áo……….nhiều câu đối ý nghĩa :vạn sự như ý,lão niên bình a,nghinh xuân tiếp
phước………..
Kiến
trúc chùa, miếu của người Hoa ở nam bộ:
I.Chùa:
Thường
đặt ở nơi đông dân cư, Chùa được sơn màu đỏ,nhiều lớp mái chồng lên nhau theo
kiểu thức “trùng thiềm điệp ốc”,những hàng ngói ống màu xanh gọi là “thanh lưu
ly” hay màu vàng gọi là “ hoàng lưu ly” che phủ mái chùa,với những đầu đao cao
vút tạo nên nét thanh thoát cho ngôi chùa.
v Trên
đỉnh mái chùa Hoa là một ngọn tháp nhỏ.
v Quần
thể kiến trúc được xếp theo chiều ngang: cấu trúc mặt bằng xây dựng theo hình
cái ấn,bốn bề bao bọc khuân viên bên trong
v .Kiến
trúc hình chữ tam với tòa tiền điện,trung điện,chính điện ngăn cách với nhau
bởi thiên tỉnh để lấy ánh sáng. Chùa có mái ống màu vàng hoặc xanh kết hợp với
hàng cột tròn màu đỏ,tường đỏ những viên
gạch xây tường nguyên bản,không tô hồ.
v Các
cổng tam quan có mái che
v Trang
thờ: tượng thờ đặt trong khánh ,có mái che mang nét độc đáo khác chùa việt
v Tháp
cao hình lục giác hoặc vuông
1.
II. Miếu: Lấy tòa nhà chính cao trội bật
hơn là trung tâm,hai phần phụ ở hai bên thấp hơn chút ít. Hai gian phụ hai bên
làm trường học,công sở,hội quán. Ví dụ: Miếu Hoa Quảng Đông - đầu đao vuông bằng sắc cạnh;miếu Hoa Phúc
Kiến có mái hình thuyền hai đầu đao cao vút, của sổ và cửa cái có hình
tròn như 2 mắt cọp – con vật tượng trưng
cho cộng đồng.
2.
Chạm khắc gỗ trên đầu củng: Miếu của
người Phúc Kiến,Hà Chương cột chống đỡ miếu là những trụ đá sa thạch,chạm nổi
hình rồng quấn còn được gọi là long trụ. Đặt lân đá hoặc hai chiếc bảo cổ thạch
trước cửa vào miếu chỉ có ở miếu Hoa. Ngạch cửa vào miếu làm bằng đá sa thạch,hai cánh cửa bằng
gỗ sơn đỏ,mặt cửa dngj mặt hổ phù ngậm vòng ,chốt cài cửa là 1 thanh gỗ kéo
ngang. Thuyền bát nhã bằng gỗ treo trên mi cửa chỉ có ở chùa Hoa để tưởng nhớ
ngững người vượt bển sang sống ở Việt Nam .
3.
Két
hợp 2 cửa vào trước gian tiền điện và trước khi vào sân thiên tỉnh để qua phần
trung điện. Hoa văn trang trí hình nhân gốm,những tuồng tích .Trung Quốc,cây
trái nam bộ.
4.
Ở Hội An các ngôi miếu Hoa chú ý đến
trang trí trên các vì kèo đặc biệt là đầu kèo,đầu cột với hoa văn hình đóa sen
bằng gỗ chạm úp ngược xuống nở nhiều lớp cánh. Miếu thiên hậu lập vào giữa thế
kỉ XIX mái ngói ống,diềm mái màu ngọc thạch và
2 con ròng được trang trí trên đỉnh mái,cổng vào miếu sơn đỏ. Bàn thờ
thiên phụ địa mẫu đặt trước cửa vào với 2 con rồng chầu 2 bên ,hình chữ tam hai
bên cửa có ban thờ Môn quan và thổ thần.
2, TRANG
PHỤC:
v Kiểu tóc đặc trưng của người phụ nữ bình dân là cắt tóc ngắn ,để
thẳng chấm tới vai,phía trước vén đường ngôi giữa và vén sau tai,cũng có khi họ
búi sau gáy và cài trâm,ép xuống sát da đầu.
Y phục nữ : phụ nữ Hoa mặc
áo 5 thân , áo cổ viền cao ,xẻ vạt 2 bên hông,dài quá mông không có túi ,cài
khuy tết bằng nút vải ở nách bên phải,hoặc 1 chiếc áo “sườn sám” may dài ôm
ngang hông xẻ tà dưới phần đùi . Họ còn mặc áo cộc tay cắt như áo 5 thân nhưng
lại có 2 túi ghép thêm 1 miếng vải màu.phụ nữ mặc quần,di cùng bộ trang phuc
thường có chiếc khăn tay dùng để lau mồ hôi hay lau tay.
Màu sắc
trang phục(các thiếu nữ thích màu hồng hoặc đỏ ) cùng với các màu đậm.Đi cùng
có 1 chiếc khăn nhỏ trắng cài ở hò áo dùng để lau tay,lau mặt. Phụ nữ hoa mặc
quần
vđồ lót nữ giới xưa thường được thiết kế rất vừa vặn với cơ thể
người dùng. Dù mang dáng vuông, hình thoi, tam giác bán nguyệt, thì đồ lót với
những hình dáng khác nhau đều là kết quả của những cái nhìn, sự ấn tượng mà
người dùng muốn thể hiện. Nó cũng không kém phần sáng tạo.
Từ thiết kế tổng thể tới các chi tiết trang
trí, đồ lót nữ cũng phản ánh xu thế và đức tin thời cổ, và mang dáng dấp lịch
sử. Theo phong cách và kết cấu có hai mẫu đồ lót chính: đồ hai mảnh che cả phần
ngực và lưng, đồ một mảnh chỉ che phần ngực. Về thiết kế có thể phân biệt từ vị
trí dây buộc đồ lót: ở vai, nách tay hay sau cổ. Một số loại còn không có dây
buộc.
§
Việc bố trí màu sắc trên loại trang phục đặc biệt này cũng góp
phần tạo ra khác biệt giữa người sử dụng. Một số màu sáng được phối hợp tạo ra
sự tương phản, ví dụ xanh với đỏ, vàng với xanh dương, hay viền đen, vàng và
bạc tạo ra hiệu ứng mạnh với thị giác. Một số màu trầm hơn cũng được ưa chuộng
như đồng tông hay thứ tự phối màu giảm dần từ sáng đến tối tạo ra hiệu ứng hài
hòa.
Như một hình thái khác của nghệ thuật truyền thống, phụ nữ phong kiến Trung Quốc thường trang trí đồ lót của họ với mọi chủ đề mà họ có thể tưởng tượng ra, như phong cảnh, chim hoa tuyết nguyệt, mấy gió, những chuyện thần thoại, các nhân vật thơ văn. Thông thường, các thiết kế đều thể hiện một ý tưởng rõ ràng. Ví dụ, trang trí hình chim đậu trên cành mận nở hoa thể hiện sự hạnh phúc, hình thêu cách điệu từ dơi mang mong muốn số phận tốt đẹp, hoa sen với cá thể hiện sự giàu sang.
§
Nghệ thuật tinh xảo
Trông bề ngoài khá đơn giản, nhưng đồ lót của phụ nữ xưa ở Trung
Quốc đều làm bằng tay, với những nét thêu thùa dệt may phức tạp. Nó là sự đan
cài của hàng chục kỹ thuật như thêu, may, đan gài, cuộn, đính... Đường kim mũi
chỉ không quá phóng túng cũng không quá chặt chẽ. Những nếp gấp hay nét rạn là
không bao giờ chấp nhận được.
Đồ lót được coi là nền tảng đánh giá sự khéo léo của chủ nhân, một
phẩm chất luôn được coi trọng cao với phụ nữ phong kiến.
§ người
Hoa đi dép(cao su,nhựa,cói) và đeo guốc
§ Ngày
nay phụ nữ Hoa đã mặc áo cánh và áo sơmi.
§ Đồ trang sức:
vòng tay,(bằng đông,bạc, đá,vàng,ngọc),bông tai , dây chuyền
§ Đội
nón,mũ,trong ngày hội họ còn đội ô
§ Y phục nam:
§ Trang
phục của nam giới người Hoa lớn tuổi họ mặc rất đơn giản. Trong nhà họ chỉ mặc
quần đùi màu đen rất rộng và dài đến gối,lưng cột dây rút và cuốn vòng quanh
bụng. Khi lao động họ mặc quần vải màu đen,áo cùng màu,áo “xá xẩu” cổ truyền,xẻ
giữa từ cổ xuống vạt,cài nút thắt,lưng áo có đường nối.
§ Trang phục lễ cưới cổ truyền:
v Cô dâu mặc bộ áo cuới (xám khoành)màu đỏ bằng gấm thêu,dài chấm
gối,chiếc áo ngắn bằng gấm ngũ sắc,cổ đứng ,xẻ giữa,nút thắt to,tay áo dài và
rộng để lộ chiếc áo trắng bên trong. Toàn bộ áo và xiêmđược thêu nổi hình phụng
“phùng xám”(áo phụng)
v. Cô dâu còn đội thêm chiếc
mũ cưới(mũ phụng),gồm hình chim phượng với các bông nhung đỏ đung đưa theo bước
chân,phía trước mũ có chiếc rèm thưa bằng hạt châu để che mặt.
Chân đi hài bọc gấm hoặc
nhung thêu hoa
v Áo của chú rể thêu rồng gọi là “lùng xám”(áo rồng). Trang phục là
bộ xiem và áo bằng gấm xanh,dệt chữ thọ hay chữ phúc. Áo kiểu thường dài ,cổ áo
cao ,tay dài và rộng,cài cúc ở sườn phải
hoặc ở giữa. Bên trong mặc áo trắng,trên đầu đội mũ quả bí hoặc mũ dưa hấu màu
xanh sậm,chân di hài bọc gấm. Giữa ngực chú rể có đính 1 bông hoa vải to màu
đỏ,các dải dây buộc chéo vào người. Cũng có khi chú rể không cài hoa mà khoác
bên ngoài áo dài 1 chiếc áo ngắn không tay,xẻ giữa gọi là “mạ hoa”.
3, Ẩm thực:
vLương thực chính của họ là
gạo nhưng người Hoa còn bổ xung thêm nhiều nguồn lương thực chế biến từ bột mì
như mì sợi ,vằn thắn. Mì cũng có nhiều loại,mì Quảng Đông nấu với thịt
nạc,thịt băm. Mì Phước Kiến nấu với cá vò viên,tàu hủ,ăn kèm với bánh tôm.
Mì Triều Châu là loại mi mặn,sợi dài,trước khi
ăn phải trần trog nước sôi để nhạt bớt
vMón cháo của người Hoa cũng có nhiều
khác biệt: Cháo Quảng Đông nấu thật nhừ,ăn kèm với thịt,tôm,cua cá và nhiều lát
gừng thái nhuyễn,còn có món cháo Quảng nấu nhừ cùng với trái bạch quả thơm
ngon.
Món chao của Triều châu,Phúc Kiến ăn với cá
khô,trứng vịt muối,dưa cải muối và cải tần ô.
vVào ngày tết họ còn còn có trữ sẵn lạp xưởng
với nhiều loại:lạp xưởng thịt heo ướp ngũ vị hương,lạp xưởng ướp riệu mai quế
lộ khiến thịt săn chắc,thơm phức,lạp xưởng vịt để nguyên con ướp gia vị màu sậm
nâu gọi là vịt bắc thảo……..
vVào những ngày đầu năm người Quảng Đông sẽ cúng tổ tiên và các vị thần bằng thịt gà mái,gà
trống cúng vào mùng 2-3 tết. Họ ít ăn thịt vit vào đầu năm cho răng xui xẻo,lận
đận. Nhưng người Hoa Triều Châu thích ăn thịh vịt đầu năm.
vHọ ăn 3 bữa trong 1 ngày(sáng,trưa,tối),họ thường
ăn cháo ít khi ăn cơm
vMùa giáp hạt ,cháo được độn thêm
ngô,khoai sắn….thức ăn chủ yếu là rau được chế biến bằng nhiều cách.
vXu hào,bắp cải,củ cải đem muối chua phơi
khô ăn quanh năm
vĐỗ được chế biến thành madi,xìd ầu, đậu
phụ…..
Họ thích ăn các loại gia vị như hành tỏi , ớt ,gừng,rau thơm.
Họ thích ăn các loại gia vị như hành tỏi , ớt ,gừng,rau thơm.
vMón “lục”(nước lèo) rất nổi tiếng của
người Hoa ở ĐBSCL được chế biến từ xương heo thêm củ cải trắng có khi cả cải
bắc thảo để ngọt nước.
vCách chế biến thức ăn của mỗi địa phương
có khác nhau: Người Quảng Đông thường
cho nhiều dầu,mỡ là chất trung gian để nấu ăn. Người Triều Châu có khẩu vị ăn
mặn,người Phúc Kiến lại thích ăn cay…..
vĐồng bào ít uống nước chè mà dùng nước
cháo thay cho uống nước hàng ngày
vPhụ nữ không ăn trầu
vĐồ uống phổ biến trong mọi gia đình :
các loại trà sâm,hoa cúc và trong dịp lễ tết ,hôi hè nam giới cũng quen uống
riệu.
vBiểu tượng văn hóa,tâm lý tộc người thể
hiện qua ăn uống
vVào dịp lễ hỏi người Hoa Triều Châu ở
ĐBSCl trong số lễ vật của đàng trai có nguyên con heo quay đưa sang cho nhà
gái. Lễ xong nhà gái rất ý nhị ‘lại quả’
cho nhà trai nguyên cái đầu,khúc giữa,đùi theo sau cả nguyên cái đuôi cùng bộ
đồ lòng nhằm nói lên ý nghĩa
2 bên
cùng ăn ở với nhau có đầu có đuôi,có trước có sau,có lòng có dạ. trong lễ vật
còn có 2 cây củ sen – loại cây tiết ra loại
nhựa tơ kết dính nó tượng trưng cho tình cảm dôi dào,gắn bó giữa 2 họ và
đoi vợ chồng trẻ. Người Quảng Đông thì đưa lẽ hỏi là cặp vịt (tượng trưng cho
đôi uyên ương)-tình vợ chồng gắn bó thủy chung.
Trong tiệc cưới ,họ thường đãi món cá vò viên
với ý nghĩa “hoa đẹp trăng tròn” hoăc với ý nghĩa “như ngư đắc thủy”- chỉ sự
thuận lợi như ý.
v
Các loại bánh trong lễ cưới cũng là những biểu tượng tốt đẹp:bánh long
phụng giống bánh trung thu,trên mặt bánh in nổi hình rồng,phụng mong đôi vợ
chông trẻ sống tâm đầu ý hợp.hạnh phúc gắn bó. Loại bánh “chil túi” có 2 loại
,một loại chiên phồng,to như quả dừa.dòn tan, vàng rộm,bên ngoài rắc mè thơm
lấm tấm,loại 2: có hình như qủa lựu bên trong nhân bắp rang nhào đường tượng
trưng cho hật lựu –bánh này có ý nghĩa chỉ sự sinh sôi,nảy nở cầu mong vợ chồng
sẽ được “con đàn chấu đống”.
vTrong dịp mừng thọ các cụ già thường
dùng bánh đào tiên hoặc bánh trường thọ với hình trái đào vừa chín tới. Đào
tiên biểu tượng cho sự trường thọ nên bánh có ý nghĩa chúc các cụ trường thọ an
khang.
vMón chè ỉ:nấu bằng bột nếp,vò viên tròn
xoe,bên trong có viên đường tán bé xíu hình vuông(tượng trưng cho trời và
đất) - chỉ sự viên mãn,tốt đẹp.
vTrong tết nguyên Đán họ có bánh tổ tượng
trưng cho “niên niên cao thăng” năm mới tốt hơn năm cũ. Hoặc bánh “bách sự cự
cao”- trăm việc đều tốt, Món tôm lăn bột – biểu trưng sự vui vẻ,hạnh phúc quanh
năm suất tháng.
Món
“gà ngậm hành” mong sang năm mơi mọi việc được thông suốt,trôi chảy,tốt
đẹp………….
vĂn uống dưới góc đọ dinh dưỡng chữa
bệnh: Họ cho rằng bẹnh tật phát sinh do cơ thể chúng ta thiếu cân bằng âm dương
trong cơ thể.Vì vậy vai trò của thức ăn cho mỗi người được lựa chọn kỹ nhằm cân
bằng trạng thái âm dương. Theo y học truyền thống Trung Quốc,thể chất người
chia làm các loại âm,dương,hư,hàn;còn thực phẩm nói chung mang 3 yếu tố nhiệt
,hàn ,ôn. Thể trạng con người thay đổi tương ứng với khí hậu vì vậy lựa chọn
thức ăn cho phù hợp. Với khí hậu nóng quanh năm người Hoa
thường sử dụng những loại thức ăn uống mang yếu tố hàn,giải nhiệt,dễ
tiêu hóa,giúp lục phủ ngũ tạng loại trừ được cái nóng độc hại trong cơ
thể. Họ thích ăn thịt vịt là món ăn
hàn,bổ âm,cùng các thức ăn mát như: đậu xanh,tàu hủ,cà chua,giá,he,cải bẹ
xanh,bẹ trắng.
Họ sử
dụng phương pháp lấy nguồn thức ăn sẵn có nơi họ sống để trị bệnh cung cấp dinh
dưỡng.
v
Họ quan niệm thức ăn vừa để dinh dưỡng,vừa để
chữa bệnh thì cơ thể cần 1 lượng thức ăn nhất định bởi các chất khác nhau dựa
trên tuổi tác,thẻ chất,tập quán ăn uống,khí hậu,môi sinh.
v
Với người già,trẻ em thường chọn những
thức ăn dễ tiêu hóa như:cháo,cá,sữa đậu lành,nước xương hầm(tốt cho sức khỏe).
người già tránh
ăn những động vật 4 chân(heo,bò..)vì nhiều mỡ khó tiêu hóa, nên ăn những động
vật 2 chân:gà, vịt, chim…và ở nơi khí hậu nogs bức ó nhiều loại thức ăn phù hợp cho người già
như:mướp giúp tiêu đờm,giải nhiệt,xơ mướp nấu nước uống giúp thông nhiệt,giãn
gân cốt,còn ăn củ lăn giúp giải độc,dễ tiêu hóa,lợi tiểu.
v
Người Hoa phân biệt công dụng của thực phẩm
vrất
rõ dù là những món ăn bình thường.như món chao(đậu hũ lên men bằng vi sinh
vật)giúp tăng lực,dễ tiêu hóa,món nấm
giúp điều hòa huyết mạch,ít chất béo
giàu protein,dễ tiêu hóa.Hạt sen giúp an thần,trợ tim,măng giúp giải nhiệt,tiêu
đờm,điều hòa tỳ vị ,cải cúc,cải xà lách non giúp bổ phổi,giải độc,hành giải
cảm…………….
vNgười
phụ nữ sau khi sinh cơ thể suy yếu người Hoa cho sản phụ ăn món gà mái hầm,cháo
ăn với đường và mè,cùng các món ăn có gia thêm tiêu và gừng……….. để tái lập
trạng thái thăng bằng trong cơ thể,tăng cường sinh khí,sức khỏe.
vTrong
y hoc cổ truyền và dinh dưỡng trung Quốc còn quan niệm ăn gì bổ nấy.ví dụ:ăn
gan bổ gan,ăn tim bổ tim………
vTrong
bữa ăn các gia đình đều có rau cải :cải bẹ xanh,cải bắc thảo,cải cúc ….. với ý
thơcs gìn giữ sức khỏe,phòng bệnh,dễ tiêu hóa.
vNghệ
thuật ăn uống rất được coi trọng,dù nghèo cũng phải don cho gon gàng sao cho
thấy thèm ăn,bắt mắt,họ có nhu cầu muốn ăn cùng với nhau.Họ quan niệm uông trà
có thể 1 người nhưng uống riệu phải cùng uống với bạn hữu.
vĂn
uống trong sinh hoạt tín ngưỡng:
vLễ
vật cúng thần ,trong lễ hỏi,lễ cưới thường có con heo sữa quay vàng óng,bụng
banh rộng,tư chi bẹt ra,nằm chỗm chuệ giữa các vật cúng khác –để bày tổ lòng
thành kính. Thức cúng cho từng vị thần được quy định sẵn,hầu như đều phải có
“tam sanh’ là 3 loại thú hiến tế toàn sinh:
vTrâu(bò),lợn
và dê dùng để tế vua chúa,thánh thần hoặc những người qua vãng thuộc tầng lớp
trên.
Còn thịt,trứng ,tôm,là 3 loại hiến tế để biếu
các vị thần(vì không toàn sinh)để yaj ơn hay cầu mong 1 điều gì.cúng ‘bà mụ’
gồm cả thức mặn lẫn thức ngọt,cúng “tam sanh’ gồm có hoa quả ,trà bánh….và luôn
luôn có trứng gà nhuộm đỏ cùng miếng thịt heo quay.
vCúng
đưa ông táo về trời có chè ỉ,chè trôi nước,ngoài ra cúng “tam sanh” với 1 cây
mía còn nguyên lá lam phương tiện cho ông táo về trời,đêm 30 tết họ cúng đón
ông táo mói bằng hoa quả,bánh mứt.
vThờ
ông địa,thần tài,thần đất…người ta cúng “tam sanh” hoa quả,bánh bao
vBánh
ú nhân mặn cúng ông khuất nguyên vào tết Đoan ngọ loại bánh gói dài như bánh
tét,có loại nhỏ hình chóp gói bằng lá tre.
vCúng
Ngọc Hoàng bằng thức ăn chay,cúng ông
Trấn Vũ thì có thể dùng thức ăn mặn.
IV. TỔ CHỨC XÃ HỘI
1.
tổ chức gia đình
2. tổ chức xã hội
Một trong những nét nổi bật của môi truờng di trú và định cư của nguời
Hoa là sự xuất hiện và thịnh hành của tổ chức xã hội và nghiệp đoàn truyền
thống . Thông thuờng khi đến Việt nam sinh sống , nguời
Trung Hoa di cư thành từng nhóm theo quan hệ họ hàng , đồng huơng và đồng
nghiệp . Từ đó sẽ hính thành nên những làng hay phố Trung Hoa thu nhỏ ở Việt Nam
như “Phố Khách”, ở Hội An tk 17-18,
“Làng Minh Huơng” ở Gia
định cuối thế kỉ 17 đầu 18, “Làng Thanh Hà” ở Thừa Thiên huế tk 18.
Từ những quần thể dân cư đó dần dần hình thành nên những tổ chức
XH và sau đó là nghề nghiệp với chức năng chính là điều hoà các mối quan
hệ XH, KT, VH bên trong cộng đồng của
họ. Đó là hôi kín , Hội Thân tộc , hội nghề nghiệp hay các tổ chức nghiệp đoàn
như Phòng thuơng mại và các tổ chức chuyên ngành….
Đến miền Nam VN định cư , những di dân
người Trung Hoa đã trải qua một quá trình hội nhập để dần trở thành công dân VN
. Trong quá trình sinh sống ở miền Nam
, người Hoa đã hình thành nên tổ chức xã hội vừa theo những quy chế của chính
quyền qua các thời kỳ ở miền Nam
.
Tổ
chức Xã hội đầu tiên , cũng vừa là tổ chức hành chính của người Hoa ở sài Gòn
xưa là “ làng Minh Hương” theo sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức
thì xã Minh Hương ở Sài Gòn được thành lập vào khoảng thế kỷ 17.
Làng Minh Hương là một dạng tổ chức hành
chính ở đàng trong được dành cho người Hoa đã trở thành công dân Vn. Ngày nay
thuộc quận 5 sài Gòn
v
Bang
Theo một số tài liệu ghi chép thì Bang
của nguời Hoa ở Việt Nam đuợc thành lập vào 1787 ở vùng đất phuơng nam duới sự
cai rị của chúa Nguyễn . Lúc đó moíư chỉ có 4 Bang ra đời . đến 1814 duới thời
vua Gia Long (1802-1819) tổ chức này chính thức đuợc hợp thức hoá về mặt pháp
lí và số lựng Bang tăng lên thành 7 Bang :
Bang
Quảng Đông , B. Phúc Kiền, B.Triều Châu, B. Hải Nam , B. Hạ Môn , B. Phúc Châu,
B. Hạ Phuơng, B.Quỳnh Châu .
Năm
1885 khi thực dân Pháp bắt đầu quy chế hoá về Bang và quốc tịch của nguời
Hoa htì số bang đuợc cải tổ thành 5 Bang
( Phúc Châu hợp vào Bang Hạ Môn thành B.Phúc Kiến, B.Quỳnh Châu hợp vào B.Hải Nam ,
B.Triều Châu, B.Quảng Đông, B.Hạ Phuơng)
.
Theo
luật lệ triều Nguyễn , kiều dân Trung Hoa duới 60 tuổi có vt lực đuợc quyền gia
nhập Bang.
Bang
thành lậo phải theo nguyên tắc đồng huơng , đồng ngữ. Mỗi Bang đuợc phép bầu ra
Bang truởng để trông coi các việc trong Bang và thay mặt Bang tiếp xúc với
chính quyền bản địa .
Thông
thuờng Bang truởng đuợc bầu là nguời có uy tín và giàu có trong Bang , nhiệm kì
là 4 năm , bầu theo chế độ tuyển chọn phổ thông đầu phiếu sau đó đuợc Vua phê chuẩn mới lên nắm quyền
điều hành Bang. Những Bang lớn thì có thêm 1, 2 Bang phó .
thời
Nguyễn Bang nguời Hoa chủ yếu đảm nhận chức năng XH như dàn hoà các tranh chấp
, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau , tuơng thân …
Trong
mỗi Bang có riêng truờng học , bệnh viện , nhà xuất bản , báo chí, cơ sở tín dụng,
câu lạc bộ…
đầu
thế kỉ 20 Bang của nguời Hoa phát riển mạnh cả về số luơng thành viên và đa
dạng hoá các họt động đầu tư.
Do
những điều kiện chi phối của môi truờng cư trú các Bang của nguoiừ Hoa không
những khác về tiếng nói , số luợng thành viên mà còn khác về cơ cấu nghề nghiệp
và
một
phần về lối sống văn hoá và địa vị XH.
-Bang
đông nhất ở VN là B.Quảng Đông . Tính đến giữa thế kỉ 20(1950) số luợng :
337.500 nguoi , chiếm 46,6% . Họ là những nguời cởi mở , hăng hái , nhưng nóng
tính, thiếu kiên nhẫn , tập rung sinh sống ở Chợ Lớn, với sở truờng làm đồ gia
dụng , đồ trang sức, sửa chữa …Trong lĩnh vực nông nghiệp nguời Qủang đông giỏi
về chăn nuôi đặc biệt là chư nuôi gà , vịt, chim cút…
-Nguoi
Triều Châu : có số dan đứng thứ hai sau nguời Quảng Đông (225.000 nguời ,
chiếm 31%) quê cha đất tổ của họ thuộc vùng duyên hải Đông Bắc tỉnh Quảng Đông
và vùng Đông Nam tỉnh Phúc Kiến ngày nay .
+
có cơ sở kinh doanh rau quả , chè, chế biến hải sản , buôn bán thuốc bắc , làm
đuờng mía , buôn bán lúa gạo…một bộ phận rất lớn nguời Triều Châu làm công nhân
ở các nhà máy xay xát chế biến htực ohẩm và cong nghiệp dệt.
+
Họ có đức tính khiêm tốn , cần cù , nhuờng nhịn.
+
Sinh sống rất nhiều ë các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, dặc biệt là Cần
Thơ , Sóc Trăng ,trà Vinh, Rạch Giá ..
-
Bang Phúc Kiến : tuy số luợng thành vên không lớn chỉ chiếm 8% tổng dân
ccư nguời Hoa ở Vn (60.000 nguời) nhưng có địa vị kinh tế cao. Họ là những nguời có lòng kiên nhẫn , tính quyết đoán và
đoàn kết rất cao . Họ hầu như nắm độc quyền về các hoạt động mua bán vật liệu
kim loại , máy móc htiết bị, sắt vụn…
nguoiừ
Phúc Kiến rất khéo trong quan hệ với các bang khác và chính quyền bản địa .
Nguời Hạ Phuơng (Hẹ) ở VN chiếm
khoảng 10% (75.000 nguời) . Họ là những nguời có gốc gác từ miền Bắc Trung Quốc
di cư xuuống phía nam sau đó định cư tại QUẢNG ĐÔNG rồi di cư tiếp sang đông
Nam Á
+
Người Hạ Phương có tinh thần vượt khó và lòng độ luợng rất cao
+
Giỏi nghề bốc thuốc Bắc , kinh doanh bánh mì, thuộc da , dệt…
+
Sinh sống tại các khu Sài Gòn - Chợ Lớn
- Bang Hải Nam :
Chiếm 3% (30.000 nguời) có nguồn gốc từ đảo Hải Nam và bán đảo Lôi Châu . Do dân số
ít ỏi và vật lực thấp nên họ tự nnguyện chuyên môn hoá trong nghành ă uống, làm
các thức ăn kiểu phương Tây để cạnh tranh với các Bang lớn , đặc biệt là
B.Quảng Đông về các mns ăn Trung Hoa . Họ có sở rường phục vụ ăn uống , giải
khát, dịch vụ vui chơi giải trí…
v
Hội
1.Hội
thân tộc ( Tông thân tộc)
Hội
này tập hợp người thân trên cơ sở cùng
họ với nhau . Tiền thân của nó là Hội những nhuời ruột thịt cùng huyết thống và
cùng nơi chôn rau cắt rốn. Quá trình khuếch tán làm cho số luợng thành viên của
Gia tộc hay dòng họ tăng
lên dần dần htành một họ lớn có nhiếu họ nhỏ theo hẹ thống mở , phân nhánh và
đẳng cấp. Nhiều hội của họ Trần , họ Tăng , họ Dao, họ Lưu…là những hội thân
tộc lớn ở Sài Gòn- Chợ Lớn trước đây.
Tổ chức hội mang tính chất tự nguyện . So
vơí Bang thì tổ chức dòng họ mang tính biệt lập , khép kín và dẳng cấp nhiếu
hơn và nó phân chia rõ ràng về hệ thống các chi nhánh của mỗi thân tộc
Mỗi
hội sẽ có từ đường làm nơi thờ tự ông tổ của dòng họ . Hàng năm sẽ có ngày họp
mặt để làm lễ giỗ tổ . Sau đó là một bữa ăn chung ở nhà hàng đã đặt trước .
-
Người đứng đầu hội thân tộc thường lá người có tuổi và ở vào vai vế thế
thứ cao nhất của dòng họ . Ông ta sẽ chủ trì các lễ tưởng niệm tại từ đườn dòng
họ vào dịp giỗ hoặc lễ tết trong năm. Thay mặt cộng đồng đứng ra hòa giải , thu
xếp những tranh chấp giữa các thành viên trong dòng họ cũng như bảo vệ quyền
lợi của các thành viên.
Ngoài ra người Hoa còn có những tổ chức thân
tộc hẹp hơn giữa những người cùng họ
trong cùng một địa phương , quận huyện , phủ như người họ Huỳnh ở Phúc châu ,
họ Lâm ở Kinh Châu.
-
Kinh phí hoạt động của hội chủ yếu là sự tự đóng góp của các thành viên , các
nhà giàu có trong hội .
từ
xa xưa tổ chức dòng họ của nguời Hoa đã trở thành phương tiện bảo lưu những giá
trị vă hoá truyền thống, là cơ sở khởi xướng và bảo trợ các hoạt động thương
mại và giao tiếp với bên ngoài.
1.2
Hội
nghề nghiệp
Tập hợp những người Hoa có cùng hoạt đọng
nghề nghiệp với nhau như hội Kim hoàn , Hội thuộc da , Hội làm đò mộc . Những
thành viên trong hội có nghĩa vụ giúp đỡ
lẫn nhau trên phương diện hoạt động nghề nghiệp , bảo vệ những bí quyết gia
truyền , cũng như cạnh tranh trên thị trường.
Hội trưởng
do các thành viên trong hội bầu chọn , là người lớn tuổi có thâm niên
nghề nghiệp , cũng như sự tinh thông và
uy tín trong nghề .
Hàng năm mỗi hội có một ngày giỗ vị tổ sư
, người sáng lập ra nghề nghiệp .
Các hoạt động của hội trước năm 1975 bị
chi phối bởi hai tổ chức:
Hội nghề ngiệp do phòng thương
mại Trung Hoa ở Chợ Lớn điều khiển.
Các tổ chức công đoàn do liên
hiệp công đoàn điều hành đại diện cho toàn bộ lao đọng người Hoa ở nam Bộ .
1.3
Hội kín
- dược lập từ thế kỉ 13 ở bên
Trung quốc nhằm mục đích chống lại sự cai trị của Đế quốc Nguyên Mông (1279-
1368) . Ở miền Bắc Trung Quốc nguời ta thuờng gọi Hội kín là Chiao(nghĩa là
giáo phái có chung tôn chỉ , mục đích ) còn miền Hoa nam gọi là “hui”
- một trong những Hội kín của
nguời Hoa hoạt động mạnh nhất ở VN là “Thiên Địa Hội”, các chi nhánh của nó có
mặt ở các thị xã , thị trấn dọc biên giới Việt trung, ở các thành phố lớn như
Sài Gòn- Chợ Lớn, Hải Phòng.
1.4
các tổ chức hội đoàn khác
-
Hội tương tế ; Gồm những
người cùng quê , thân thiết nhau , nhằm giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn . Tổ
chức của hôị là các ban bảo trợ nhằm
giúp đỡ các thành viên và các tổ chức hoạt đọng từ thiện .
-
Hội đoàn văn hóa thể thao: Tập
hợp những người Hoa có nhiệt tình với văn hóa thể thao và những người đang hoạt
động văn hóa thể thao .
Vd. Hội tinh võ,
Lệ Chi hoạt động thể thao , Hội ca múa nhạc tiếng Hoa, Hội lân-sư-rồng…
V- Văn
hóa tinh thần
1- Tín ngưỡng
Ngoài việc thờ
cúng trong gia đình , người Hoa còn có gần 200
cơ sở tín ngưỡng cộng đồng
a. Thờ cúng trong gia đình
Trong gia đình người hoa có nhiều bàn thờ
và thờ cúng nhiều vị thần , thánh , vong linh. Trước nhà là ban thờ tiên- nơi
thờ trời .
Trong trang thờ có bài vị 4 chữ ‘ Thiên
cung tứ phúc” , một lọ hoa và bát chân nhang .
Hàng ngày người chủ gia đình buổi sáng
sớm và chiều tối thắp hương vái tứ phương rồi cắm vào bát chân nhang cầu xin sự
bảo hộ của trời.
-
Thờ cúng tổ tiên: người Hoa địa phương không tạc tượng tổ tiên, bàn thờ được đặt
nơi trang trọng nhất trong nhà thường ở phòng khách với bài vị của người đã khuất
cùng các đố thờ tự nhu bát nhang , chân đèn..bàn thờ được dán giấy đỏ hoặc sơn
màu đỏ phía sau có chữ “ thần”
-
Thờ thần tài và Ông Địa
Được đặt trong một trang nhỏ ngay dưới
đất bên ngoài cửa .
Ông Địa là vị thần cai quản mình đanh ở , cần
phải tgowf cúng để nơi ở có sự yên bình , thịnh vượng.
Thần Tài là vị thần giúp đỡ gia đình có thu
nhập , tiền bạc cầu xin để mong may mắn , làm ăn phát đạt
Vào ngày mùng một Tết Nguyên đán
và rằm tháng tám (al) lễ cúng Ông Địa được tổ chức long trọng có cỗ “ tam sên”
( thịt , trứng , tôm tất cả đều luộc chín ) bánh bao , hương đèn , có nhà còn
làm heo ( chưa luộc chín) .
-
Thờ thần cửa “ Môn
thần”
Là người có
trách nhiệm trông coi cưa ngõ cho ngôi nhà , không để ma quỷ vào nhà quấy phá.
Vị thần thường không có bàn thờ , buổi
tối người Hoa thắp một cây nhang cắm ở bệ cửa dưới , coi đó như là cúng thần
cửa . Có nhà trên cửa
ra vào còn treo một gương bát quáy cũng nhằm ngăn ngừa tà ma xâm nhập .
Để mong sự an
lành người Hoa còn dán các câu chữ Hán “ Xuất nhập bình an “, “ Ngũ phúc lâm
môn”….
Tho cung to tien
đặt ở nơi trang
trọng nhất trong nhà thường ở phòng khách với các bài vị của người đã
khuất cùng các đồ thờ tự như : bát nhang
, đèn thờ , lọ hoa …Bàn thờ được dán giấy đỏ hoặc sơn màu đỏ phía sau có chữ “
Thần” mong cha mẹ phù trợ cho con cái, tỏ lòng biết ơn
Ngày giỗ ông bà cha mẹ thường tổ chức tại
nhà con trai trưởng và mọi người trong
gia đình sẽ cùng về tham dự .
- Thờ thần
bếp “ Táo Quân”
Táo quân – vị thần trông coi , quản lí những công việc gia đình , nhà
bếp còn được gọi là “ Đông trù tư mệnh
táo phủ thần quân” .
Được thờ trong
trang nhỏ với bài vị “Táo quân” mỗi năm sẽ thay bài vị vào 23 tháng chạp .
Đó là ngày vị
thần về trời để tâu trình những thành tựu của gia chủ trong năm . Đến 30 tháng
chạp gia chñ rước Táo trở về và dán một hình thần bếp.
b. Thờ cúng dòng họ
Từ đường là nơi
thờ cúng vị tổ đã sáng lập nên dòng họ
của người Hoa.
Thường được lập
ở một nơi riêng biệt dành cho những ngày giỗ tổ( hoặc đặt nơi gia đình của
người có vị ths cao trong dòng họ .
Hàng năm giỗ vị tổ sáng lập dòng họ , mọi
người sẽ tập trung đông đủ để tiền hành các nghi thức cúng lễ , và kết thúc
bằng bữa chung của mọi người.
c. Thờ cúng cộng đồng
v
Thờ Quan Công
Đây là nhân vật
lịch sử cổ đại của trung Hoa , được người Hoa sùng kính với tư cách một vị
thánh “ Quan thánh Đế Quân” . Ông là chuẩn mực đạo đức của người Hoa nhân – nghĩa
– trí – tín. Tượng thờ Quan Công là mét viªn quan , mặt đỏ , râu 5 chòm, trong
chiến bào xanh . Bên Ông là tượng Quan Bình và Châu Xương đứng hầu. Miếu thờ
Ông thường gọi là “chùa Ông”.
v
Thờ bà Thiên Hậu : nữ
thần cứu giúp họ lúc hoạn nạn , nhất là trong các cuộc di cư phải vượt biển hết
sức ngủ hiểm. Người Hoa gọi bà là là “
Thiên Hậu Thánh Mẫu” . Nơi thờ bà gọi là “chùa Bà”.
v
Thờ Ngọc Hoàng
Ngoài việc thờ trời ở những bàn thờ thiên ,
nguời Hoa ở tp.HCM còn có 1 miếu thờ rời
khá lớn đó là miếu Ngọc Hoàng ở quận 1.
-
Trời được xem là 1 vị thần tối cao ngự
trj nơi thiên đường , có trách nhiệm cai quản cả trần gian. Người Hoa thờ ông
để mong sự giúp đỡ che chở bằng quyền uy của ông . Thờ Phật Bà Quan âm: Vị thần
cứu khổ cứu nạn .
-
Thờ cúng tổ sư các làng nghề
-
Thờ thành hoàng
-
Thờ Khổng Tử , Lão Tử , phò mã Phổ
Quang….
2.Tôn giáo
-
Phật giáo : Rất nhiều
nguời Hoa có bàn thờ Phật ,
thờ Quan âm và
những ngày lễ Phạt họ đến chùa (cả chùa người Hoa và người Việt) nhưng chưa
chắc họ là tín đồ Phật Giáo.
Phật giáo nguời
Hoa ở Tp.HCM có nhiều tông phái
+ Phái thiền
Tông : Tập trung vào 2 phái Lâm Tế và Tào Động
víi 2 ngôi chùa Thảo Đường và Từ ân
-
Thiên Chúa giáo
-
Đạo tin lành
-
Khổng giáo
-
3. Lễ Hội
v
Tết nguyên đán :
Giống người Việt
. Tuy nhiên cũng có nét riêng như dán nhiều câu chúc mừng sự may mắn của năm
mới ở trong nhà và các đền miếu…
Thường người Hoa
trước đây ăn tết Nguyên đán kéo dài từ nhiều ngày .
v
.tết nguyên tiêu :
tổ chức vào
15(rằm) tháng giêng âm lịch . Kéo dài nhiều ngày và có khi ăn tết lớn hơn têt
Nguyên Đán. Ở chùa người Hoa đi lễ rất đông , nhiều người mang đến cúng các vật
phẩm như vịt , heo quay nguyên con ….
v
Thanh minh :
Thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ giữa đến
cuối tháng 3 (âm lịch) hàng năm . Để tưởng niệm tổ tiên và người đã khuất., vào
dịp này bà con người Hoa ,
cả gia đình kéo nhau ra nghĩa trang để dọn dẹp ,
sửa sang lại mồ mả của tổ tiên sơn vẽ
các dòng chữ trên bia , nhổ cỏ …Sau đó bắng một số món ăn thường là thịt ngỗng
hay thịt dê để lên mộ và cúng vái người đã khuất.
v
.Đoan ngọ:
Tổ chức vào ngày
5/5(al). Người Hoa còn gọi là tết trừ sâu bọ . Một số người đi hái các loại cây
nấu nước uống với lòng tin sẽ trừ tà ma , độc hại hoặc treo một bó lá cây trước
nhà ngăn cản tà ma xâm hại. Đây là ngày giỗ của Khuất Nguyên – một nhà thơ
Trung Hoa được kính trọng.
v
Trung nguyên :
Tổ chức vào rằm
tháng 7 âm lịch , với mục đích là cúng cô hồn- đó là những người chết vô gia cư
, vô thừa nhận , chết bất đắc kì tử . người Hoa nhân ngày này để cúng cầu siêu
, độ cho các linh hồn lang thang khỏi đói khát và được chuyển kiếp.
Lễ cúng được bày
ngay vỉa hè trước nhà , vật cúng đơn giản gồm
các loại trái cây , đậu , mía cháo và vàng mã. Cúng xong lễ vật được
chia cho trẻ em và người lang thang.
v
Trung thu : Chủ
yếu dành cho trẻ em nhưng người lớn cũng tham gia cúng trăng và vui chơi.
Người Hoa tổ
chức múa lân, rước đèn lồng .
Vào dịp này họ
tặng bánh trung thu cho người thân bày tỏ lòng quý mến.
v
Trùng Cửu( 9/9- al)
v
Đông chí:
tổ chức vào giữa
tháng 12 âm lịch
.
v
Lễ vía các vị thần:
người Hoa mở lễ
hội vào dịp này nhằm mục đích hồi tưởng công lao các vị thần.
Ngày 13 – 1( al)
: vía quan công
23- 3 ( al) : vía Bà Thiên hậu
15- 1 ( al) : vía ông Bổn
9- 1 (al)
: vía Ngọc Hoàng
v
.Múa lân-
s ư - rồng
-Người Triều Châu
lại thích mua sư tử. Họ quan niệm sư tử không những tượng trưng cho sức mạnh
phi thường mà con là biểu tượng cho sự linh hoặt khon ngoan.
Người Vân Nam –
Phúc Kiến thich múa rồng : con vật thêng , đem lại mưa thuận gio hoa cho người
lao động
Hội mua lan xuất
phat từ truyền thuyết dan gian xa xưa . Ngày ấy dịch tả hoành hành làm nhiều
người chết . Phật Di Lặc (ong Địa ) đã lên đỉnh nui cao , nơi con ki lan hung
dữ giữ cỏ linh chi . Bằng nụ cười của minh phật Di Lặc đã lấy được cỏ về chữa
bệnh cho dân và thuyết phục con lân xuống giúp đỡ dân chúng.
Trong đám rước
lân bao giờ cũng có ông Địa đi trước con lân . Ông Địa tay cầm quạt đi trước
biểu hiện cho sự no đủ, phồn thịnh đi sau là đội nhạc công, trống chiêng rộn
rã. Các điệu lân hòa cùng tiếng trống , tiếng chiêng tạo nên không khí sôi động
, vui tươi đặc trưng trong lễ tết người
Hoa .
Từ lâu múa lân
đã trở thành môn nghệ thuật dân gian không thể thiếu trong lễ tết , hội hè của
người Hoa.
Các kiểu múa lân:
độc chiếm ngao đầu, sung hỉ: hai con lân cùng biểu diễn, tam tinh : 3 con lân hợp
múa với 3 màu dỏ - vang- đen: mong 3 điều tốt lành phúc - lộc - thọ
- Múa rồng; cần nhiều người, ít nhất 6 người
+ rồng tơ
+ rồng tròn
+ rồng cứng
Múa sư tử: người
múa núp kín trong sư tử giả
4.Văn hóa dân gian
- Hát sơn ca (
Sán cố)
thể hiện tình cảm chân thành , trong trắng của
lứa đôi , tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đấu tranh chống lại sự bóc lột
, áp bức của bộn cường hào
- Tuồng : + tuồng cổ
+ tuồng của người Hoa Triều
Châu, Hải Nam
, Quảng Đông…
- Múa rối: gồm
rối bóng và rối tàu ( rối bằng gỗ , khá lớn
đôi khi to bằng người thật , được đẽo , sơn , chạm, khắc tinh vi ,
trang trí lộng lẫy bằng các loại lụa
nhiều màu.
III. Phong tục tập quán
Người Hoa rất
hiếu khách , tính cộng đồng cũng là một nét đặc trưng trong nếp sống của nguời
Hoa.
Cộng đồng là sức
mạnh giúp họ vượt qua khó khăn , thử thách , người Hoa rất coi trọng quan hệ
đồng hương , đồng tộc.
-
Sinh đẻ:
trong
thoi gian mang thai người mẹ kiêng những tác động mạnh , kiêng nhìn những tranh
ảnh rùng rợn, những thứ làm nguời mẹ ghê tởm......
Khi
sinh đứa trẻ ra gia đình mời ông thầy tướng số đến xem số tử vi cho con mình.trong thời kì niên thiếu đứa trẻ
deo một loại bùa để bảo vệ khỏi ma quỷ…
1.
Hôn lễ
Khá cầu kì ,
nhiều nghi lễ , nghi thức liên quan đến tín nguỡng dân gian.
Việc chọn râu,
rể chủ yếu do cha mẹ quyết định rồi chọn ngày tốt để tiến hành nghi lễ. Truớc
đây hôn lễ phải qua 6 buớc:
v
Lễ dạm hỏi : Còn gọi là lễ “ lạp thái” nhà trai
nhờ mai mối đến nhà gái thăm dò , tìm hiểu về cô dâu và gia đình cô ấy.
v
Lễ vấn danh: thông qua mai mối để xem xét tên
, họ , tuổi tác cô dâu, chú rể có tương hợp , có sống với nhau được hạnh phúc , bền lâu.
v
Lễ Nạp cát: lúc này hai gia đình đã bằng
lòng . Phía nhà trai sẽ đem lễ vật sang nhà gái như: vải lụa may đồ cưới, các
loại trang sức…
v
Lễ nạp tế: Các mai mối bàn về việc tiền
hành lễ cưới , các khoản hồi môn , quyết định ngày cưới.
v
Lễ cưới: “Lễ thân nghinh” nhà trai tổ
chức lễ rước dâu , làm tiệc đãi hai họ , mừng cho cô dâu chú rể hạnh phúc
Ngày
nay người ta bỏ lễ Nạp thái, Vấn danh, Nạp cát, trai gài tự tìm hiểu , chọn bạn
đời.
Trong
đám cưới người Hoa kiêng :
-
kị tuổi
-
trinh tiết cô dâu
-
chỉ quan hệ tình dục sau hôn nhân
-
kiêng ngày xấu như có bão nhật thực…
3. Lễ mung tho
Thường
người Hoa song đến 60 tuổi : thọ , đền 70 tuổi : thượng thọ , con cháu sẽ tổ
chức lễ mừng ông bà, cha mẹ. Người thọ hoặc thượng thọ sẽ ngồi trước bàn thờ tổ
tiên , mặc ào dài xám hoặc gấm đỏ kiểu truyền thống đầu đội mũ trùm để con cháu
đến quỳ lạy chúc thọ , cầu mong ông bà cha mẹ sồng lâu, mạnh khỏe.
Trong
dịp này người Hoa sẽ làm một bánh hình trái đào tiên dâng tặng người thọ hoặc
thượng thọ. Ngày nay nhiều người mừng thọ bằng kim khánh – là một tấm bảng gấm
đỏ có hình ông Thọ mạ vàng hoặc vàng thật .
Khi
nhận lời chúc mừng và quà tặng ông bà sẽ “lì xì” lại cho con cháu để lấy hên và
chia sẻ may mắn .
4.
lễ tang
Những con cháu và thân bằng cố hữu của người
quá cố sẽ được báo tin và tập hợp về tham dự lễ tang. Lễ tang có thể tổ chức ở
nhà hoặc nơi công quán , các nhà lễ tang của các bệnh viện (Tang nhi quán) .
hấp hối:
khi ông bà cha
mẹ sắp chết con cháu phải đem ông bà cha mẹ đến nơi chính tẩm( noi trang trọng
nhất) đặt ngay ngắn , hỏi xem nguời đó có trăn trối gì không sau đó dùng nước
sạch lau cơ thể người sắp qua đời , mặc quần áo mới
khi người chết
trút hơi thở đặt ngay ngắn giữa nhà, tránh nơi thờ tự..
-
Người phúc kiến không đậy mặt cho người chết tẩm liệm
- người
Hải Nam
: dùng một chiếc khăn vuông màu đỏ để đậy mặt.
- Người
triều châu không dùng gối để gối đầu cho người chét mà dùng hai thỏi giấy tiền
vàng một đầu vàng một đầu bạc.
- Người
Hẹ: khi gia đình có người chết người ta thường chặt đôi chiếc đòn gánh, một đoạn
ngắn bỏ vào quan tài lúc tẩm liệm, một đoạn dài dành cho người còn sống gác lên
quan tài : ý nghĩa sự chia lìa
Tùy theo các
nhóm địa phương mà lễ tang với các nghi thức khác nhau. Lễ tang của người Hoa
được tiến hành qua nhiều bước như báo tang, phát tang , khâm liệm.., tổ chức
khá ồn ào và rình rang , trước kia phải đợi cho đủ mặt con cháu người quá cố và
phải chọn ngày giờ tốt mới làm lễ an táng. Thường kéo dài 5 đến 7 ngày. Các dàn nhạc thay nhau diễn tấu, thân nhân
túc trực suốt bên linh cữu , người đến phúng viếng mang theo nhiều “liễn
trướng” có chữ Hán tỏ lòng nhớ thương . Một số gia đình còn mời nhà sư đến tụng
niệm , cầu siêu cho người quá cố.
động quan: khi
linh cữu được chuyển đi chậm rãi thì con cháu , anh em nắm tay vào quan tài mà
khóc, theo sau là bạn bè.
+ Người triều Châu ;
Khi đám tang đi trên đường người ta rắc những thỏi vàng mã bằng giấy, tiền giấy
trên đường để cản ma quỷ bu quanh người
chết
“ nghi lễ qua cầu”
; làm một chiếc cầu giấy , một con sông tượng trưng bằng một thau nước , một rương
đựng quần ¸áo. Sau đó con cháu lần lượt sếp hàng theo thứ tự : con trai cầm lư
hương làm động tác đi trước, lúc qua cầu người ta rắc tiền xuống cầu và sông –
rửa tội cho người chết .
Hạ huyệt: Trước
khi hạ huyệt làm lễ tế thần thổ địa, trước giờ hạ huyệt người ta rắc¸các loại đậu
, khoai môn xuống huyệt .
Mở cửa mả: vào ngày thứ 3
sau khi chôn, sau khi an táng ngày nào cũng
phải cúng cơm cho người chết đến 100 ngày thì thôi
Thời
gian để tang
: 3 năm đối với nam và 2 năm đối với nữ. Riêng người Phúc Kiến con kiêng không được
cạo râu , hớt tóc , gia đình không được có tiệc vui trong thời gian để tang.
Mộ của người Hoa
thường được đắp nấm hình tròn và khá cao . Phía đầu có bia đá ghi tên , họ ,
ngày sinh, ngày mất và người lập mộ
- Nghi lễ đáng chú ý nhất trong lễ đoạn tang của người Hoa ở Nam bộ : Lễ
xả tang.
Nghi lễ này
thường được tiến hành sau ngày mất một năm , là nghi lễ mang đầy chất nhân văn
, thể hiện tình cảm của người sống dành cho người chết- một lễ thức vừa mang
yếu tố phật giáo vừa chứa đựng yếu tố đời thường.
Nghi lễ diễn ra
vào đúng 12h đêm ngay trước sân nhà của tang chủ . Chủ trì buổi lễ là một nhà
sư , sau 3 tuần hương thì cúng hương, trà , rượu, nhà sư làm lễ xả tang cho
tang chủ . Trước tiên làm lễ xả tang cho con trai trưởng , lần lượt tới con thứ
và các cháu chắt…
Nhà sư vừa cúng
vừa nhúng lược vào chậu nước , chải ngược lên đàu tang chủ vừa chải vừa khấn “
qua hết rối ren, qua đi buồn đau, hãy sống xứng đáng với người chết” .
Khác với người Eede, Giarai sau lễ bỏ mả ngưới
sống không còn thờ cúng , giõ tết cho người chết nữa , nhưng với người Hoa sau
lễ Xả tang họ vẫn tiếp tục thờ cúng hương khói cho người chết , nhất là dịp
thanh minh thì cọn cháu dù ở xa mấy cũng phải về , nhất là con trai trưởng để
thờ cúng tổ tiên và dọn mồ cho tổ tiên , cha mẹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét