Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

DÂN TỘC CƠ TU

                                  DÂN TỘC CƠ TU
                              
I.            Đặc điểm chung

         Người Cơ- tu ở nước ta có khoảng 60.000 người, cư trú chủ yếu ở hai huyện Hiên và Giàng tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng, số còn lại tập trung trên triền núi phía Tây huyện Phú lộc và tây nam huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế.
         Dân tộc Cơ -tu hay còn có tên là Ka- tu, Phương ,Cao , Mạ.... thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơ me, ngữ hệ Nam Á.        
         Dân tộc Cơ- tu tương đối thống nhất về tên gọi, ngôn ngữ.... họ chưa hình thành các nhóm địa phương mà chỉ phân biệt theo địa vực cư trú. Những người sống ở vùng cao gọi là Cơ -tu Đriu, ở vùng giữa là Cơ -tu Cha Lâu, vùng thấp là Cơ- tu Nal.       
         Về ngôn ngữ nhóm Cha Lâu vẫn giữ được ngôn ngữ truyền thống ; nhóm Nal chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ Việt ; nhóm Đriu lại chịu ảnh hưởng ngôn ngữ của các dân tộc Môn- Khơ me khác ở Lào.
          Người Cơ- tu chưa có chữ viết riêng. Trước cách mạng họ có học chữ phổ thông. Đồng bào có sử dụng chữ phiên âm theo kiểu Êđê nhưng càng ngày càng ít được sử dụng.

II.               Đặc điểm kinh tế

         Người Cơ tu chuyên sống bằng nghề trồng trọt trên rẫy. Tuy nhiên săn bắn và hái lượm vẫn giũ vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày.        
         Rẫy làm theo kiểu du canh du cư, từ du canh theo từng chu kì dến du cư. Do vậy, có hình hưu canh rồi luân canh nghĩa là canh tác ở khoảnh rừng này một hai vụ rồi sang khoảnh rừng khác say hai ba năm mới trở lại khoảnh rừng ban đầu. 
         Chọn rẫy chủ yếu là xem màu đất theo kinh nghiệm dân gian, rẫy tốt phải ở nơi rừng có đát dày, xốp. Mùa chọn rẫy là vào tháng 12 và tháng 1 theo lịch của đồng bào. Đồng bào kiêng làm rẫy ở những nơi có cây đa hoặc một cây cổ thụ nào đó. Theo quan niệm của họ, nếu làm rẫy ở  nơi ấy thì sau này ma(a vưu) sẽ làm hại màu màng và gây ra dịch bệnh.
          Trước đây,khi có công việc như phát rẫy, đốt rẫy,tra hạt hay thu hoạch mùa màng ở vùng Cơ-tu đều có hình thức đổi công giũa các gia đình,mọi thành quả thu hoạch thì chia đều cho các nhân khẩu .         
        Công cụ và phương pháp canh tác của họ còn thô sơ, chủ yếu gồm các loại như rựa (aco), rìu (achải), cuốc (cuốc), gậy chọc lỗ (apắt), cào cỏ (avinh). Công cụ để tuốt lúa là hai thanh tre kẹp lại với nhau nhưng phổ biến vẫn dùng tay.     
         Để phục vụ cho đời sống hằng ngày, đồng bào còn trồng trọt và chăn nuôi ngoài làm rẫy. Vật nuôi chủ yếu là trâu , lợn dê, gà. Phương thức nuôi chủ yếu là thả rông. Gần đây , đã có nhiều nhà làm chuồng trại. Một số nơi, nhất là vùng thấp, người Cơ Tu đã chú ý làm vườn,cây trồng chủ yếu là mít, dứa, cam, chanh, quýt…Tuy chưa phong phú, cũng chưa thể gọi là vườn nhưng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu các bữa ăn hằng ngày.   
          Ngoài trồng trọt và chăn nuôi, săn bắn cũng là nghề khá phát triển. Họ thường tổ chức săn  tập thể vào mùa xuân với những vũ khí như nõ, mũi tên tẩm thuốc độc, lưới, giáo mác... Khi săn được thú làm thịt tại nhà Gươl.Các phương pháp bắt thú bằng chông, thì cạm bẫy, …rất thịnh hành ở người Cơ-tu, vì vậy, tai nạn do các phương pháp này không chỉ xảy ra đối với những người từ xa đến mà còn thường xảy ra đối với dân địa phương.     
          Cùng với săn bắn thú rừng, đánh bắt cá ở suối cũng khá phát triển. Các hình thức đánh bắt cá là đơm, úp, kéo lưới, ruốc.... Nhiều gia đình ở vùng Giàng còn có cá khô, cá sấy làm thức ăn dự trữ. Các nghề phụ như đan những đồ mây, tre.. hầu như vùng nào cũng phát triển. Ở một vùng cao, trước đây nghề gốm, nghề dệt truyên thống vẫn tồn tại.
Người Cơ-tu ở vùng Quảng Nam có nhiều nghề thủ công truyền thống khác nhau như dệt chiếu, dệt vải thổ cẩm, làm gốm bằng tay nhưng đan lát là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời nhất.
 Tuy chưa ,phát triển với quy mô làng nghề, nhưng dệt thổ cẩm đã trở thành một nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá Cơ Tu.Với bàn tay khéo léo và sự cần mẫm, kiên trì, người phụ nữ Cơ Tu đã biến những thứ nguyên liệu cây nhà lá vườn thàn những tấm đắp(tuốc),khố, váy(doóh).... với nhiều hoạ tiết,màu sắc lỗng lãy vá độc đáo
 Các công đoạn dệt thổ cẩm hoàn toàn được thực hiện bằn phương pháp thủ công từ khâu trồng nnguyên liệu­ (đay,gai,bông) đến khâu kéo sợi,nhuộm màu thêu dệt và bố trí hoa văn,.Riêng với công đoạn dệt thổ cẩm,đẻ hoàn chỉh một sản phẩm, người phụ nữ Cơ Tu phải làm việc cật lực trong nhiều ngày liền,thậm trí phải mất hơn một tháng. Nghề dệt thổ cẩm hiện còn lưu truyền tại hầu hết các làng đồng bào Cơ Tu nhưng tập trung nhiều nhất có lẽ là làng TaBhing(cách huyện Nam Giang 15km về phía tây bắc) tại đây du khách sẽ rất thích thú khi được những người phụ nữ Cơ Tu cầm chỉ dẫn tưừng động tác dệt thổ cẩm với những chiếc khung dẹt dơn giản làm từ các thanh tre,thanh gỗ kết  hợp lại
.    khung cửi dệt của người Cơ Tu                                                                                                                                                                
  Người Cơtu vùng núi Quảng Nam có nhiều nghề thủ công truyền thống khác nhau như: Nghề dệt vải thổ cẩm, nghề làm gốm bằng tay, nghề dệt chiếu,... nhưng có lẽ trong các nghề đó, nghề đan lát là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời. Và họ đan được hầu hết các vật dụng khác nhau gồm gùi vận chuyển các loại như: Gùi đựng đồ dùng trang sức và thổ cẩm, gùi có nắp, gùi trẻ em gái, gùi đựng vật dụng trong các lễ hội truyền thống, gùi đựng lúa ở nhà... Và các sản phẩm khác bao gồm nhiều loại như: Nia sảy lúa, nong phơi lúa, gùi ba ngăn của đàn ông, mâm ăn cơm các loại, mâm dùng để đựng đồ cúng trong các lễ hội truyền thống đến rổ đựng cơm hoặc đựng rau...

Trên vùng đồng bào Cơtu sinh sống, núi rừng có nhiều mây, tre, nứa, lồ ô và các loại dây leo khác... Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để đồng bào Cơtu phát triển nghề thủ công này nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như vận chuyển và săn bắn, hái
lượm của mình.
Già làng B'ríu P'râm truyền nghề cho lớp trẻ

       Người Cơ-tu đan lát được nhiều vật dụng khác nhau như gùi đựng đồ dùng trang sức hoặc thổ cẩm, gùi có nắp, gùi cho trẻ em gái Co-tu, gùi đuqngj vật dụng trong các lễ hội truyền thống, gùi đựng lúa ở nhà …Và một số vật dụng khác nhau sử dụng trong đời sống hằng ngày như nia sẩy lúa, nong phơi lúa, gùi ba ngăn của đàn ông Cơ-tu, mâm ăn cơm các loại ,mâm dùng để đựng đồ cúng trong các lễ hội truyền thống …Trong vùng người Cơ-tu sinh sống thường có rất nhiều mây ,tre ,nứa, lồ ô và các loại dây leo khác . đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để đồng bào phát triển nghề đan lát phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như vận chuyển, săn bắn,hái lượm của mình,.
          Nguyên liệu được khai thác về tuỳ theo từng loại sản phẩm bà con có thể đem ngâm ở khe suối hoặc chẻ ra rồi vót thành nan tre đem đặt rên giàn bếp để tránh mọt và tạo cho sản phẩm có độ bền và màu sắc đẹp hơn .
          Kỹ thuật đan lát của người Co-tu rất phức tạp, đòi hỏi chịu khó và kiên nhẫn, nhũng điều không phải đàn ông Cơ-tu nào cũng làm được. Tuỳ thuộc vào từng sản phẩm mà kỹ thuật đan được áp dụng một cách khác nhau Gùi vận chuyển lúa (zôống ) được đan với nan long mốt, gùi củi thì được đan nan hình lục giác và cũng cùng loạ gùi củi nhưng được đan bằng mây với dạng hình thang cân.
Gùi trẻ em Cơ-tu (p’reng) được đan bằng mây dày với nan long mốt kết hợp với kỹ thuật đan chéo phức tạp dáng hình ống , vành miệng tròn đáy hình vuông. Riêng gùi ba ngăn của đàn ông Cơ-tu (Tà lét),gùi đựng đồ trang sức và thổ cẩm thì được đan bằng nan long mốt kết hợp với kỹ thuật đan tinh xảo chủ yêú dùng nguyên liệu là dây mây tạo cho sản phẩm nết riêng phụ thuộc vào khả năng sáng tạo cũng như trình độ tay nghề của mỗi nghệ nhân .
          Không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho mỗi gia đình và cộng đồng,nhiều sản phẩm được dùng làm hàng hoá để trao đổi, thỉnh thoảng đồng boà còn bán cho khách du lịch. Bởi vậy, nghề đan lát đã góp phần  đáng kể vào cải thiện dời sống cho đồng bào.
 Tuy nhiên, tất cả các vùng Cơ Tu vẫn không có chợ, chủ yếu là trao đổi vật lấy vật. Có thể nói , trước đây người Cơ Tu chưa bao giờ sản xuất hàng hoá.

III.           Văn hoá vật chất

Trang phục: 
    Nếu có dịp đến các bản làng của người Cơ tu, nhìn những thanh niên, thiếu nữ Cơ tu trong bộ trang phục truyền thống với sắc màu hoa văn rực rỡ trên nền vải thổ cẩm thể hiện bản sắc riêng trong đời sống vật chất, tinh thần của họ, chắc hẳn bạn sẽ có ấn tượng đẹp và khó quên. Trang phục của người Cơ tu ẩn chứa nhiều nét hoang dã của những cư dân sống trên vùng Trường Sơn, hình thành nên một bản sắc văn hóa riêng - văn hóa Cơ tu.
   Được tạo nên từ những nguyên liệu có xuất xứ từ các cây trồng có sẵn trong rừng, mặc vào những ngày thường, hoặc trong những dịp lễ hội truyền thống, trang phục của người Cơ tu là cả một công trình dệt công phu và mang tính thẩm mỹ cao. Để có những bộ trang phục đẹp mang bản sắc riêng cho dân tộc mình, người Cơ tu lấy sợi từ cây đay, bông. Màu đỏ lấy từ củ nâu, màu chàm từ cây tà râm, màu nâu từ củ ma rớt, cho đến việc dàn cườm để tạo thành nhưng hoa văn trên nền vải. Sau đó được dệt thủ công tạo thành dãy hoa văn đặc sắc bằng chì hoặc cườm trắng trên nên vải chàm đen, tất cả đã thể hiện tinh thẩm mỹ, tài năng của người phụ nữ Cơ tu rất cao. Trang phục lễ hội đơn giản, không cầu kỳ về màu sắc nhưng vẫn phản ánh được tất cả trời, đất, vạn vật cũng như sinh hoạt, tập quán của dân tộc mình. Với màu nền là màu chàm đen là màu của đất, màu đỏ là màu của mặt trời, chiếc áo cộc tay của nam giới trang trí dãy hoa văn đối xứng với những vạch sọc màu vàng, đỏ, xanh nổi bật trên nền chàm đen. Chiếc khố có chiều rộng 45cm, dài 3m-8m, vạt trước dài, vạt sau ngắn. Váy dài hình ống của phụ nữ dài khoảng 6m, khâu thành 2 lớp, hoa văn tập trung ở thân váy. Song nhìn chung trang phục lễ hội của người Cơ tu có các họa tiết, hoa văn thành từng dải, mảng lớn và độ chênh lệch cần thiết giữa các dải hoa văn với các màu tương phản trên nền chàm đen đã tạo nét độc đáo riêng cho trang phục của người dân tộc Cơ tu. Những nét riêng và độc đáo đó đã làm cho trang phục của người Cơ tu nổi bật giữa vùng rừng núi Trường Sơn đại ngàn.
 Theo tập quán, trang phục cổ truyền của người dân tộc Cơ Tu là người  đàn ông đóng khố cởi trần, đàn bà mặc váy áo. Khố của người đàn ông Cơ Tu có loại bình thường (không trang trí hoa văn và ít màu sắc), loại dùng trong lễ hội dài rộng về kích thước và trang trí đẹp với màu sắc và hoa văn trên nền chàm. Mùa rét, họ khoác thêm tấm choàng dài màu chàm và được trang trí hoa văn theo nguyên tắc bố cục dải băng truyền thống với các màu trắng đỏ, xanh.

Trang phục thường ngày của nam giới người Cơ-tu

Ngoài ra nam giới Cơ Tu còn có một loại trang phục rất độc đáo đó là trang phục làm từ vỏ cây.
    Những vật liệu làm ra bộ áo quần này là vỏ cây Trơ Ra Dang, Tà Coóng và Tà Dúir hoặc cây Mít rừng. Đây là những loại cây được kêu theo tên của đồng bào Cơtu, những loại cây này rất mềm và dẻo nên rất dễ đập lột những vỏ cứng đi còn lại là lớp mỏng bên trong nên lấy làm áo quần.
Cách làm những bộ đồ bằng vỏ cây rất công phu: Cây đang đứng ngoài rừng được lột toàn bộ vỏ rồi đem nướng cho dẻo, sau đó lột lớp da bên ngoài vỏ còn lại lớp da mỏng bên trong. Lớp vỏ cây mỏng này tiếp tục được các già làng dùng chày (bằng gỗ) đập cho mỏng và dẻo ra rồi khâu lại theo "mẫu mã" của người dùng ưa thích, ngày trước không có chỉ như bây giờ, toàn là lấy dây rừng về khâu thôi, nhưng bây giờ làm thì tiện hơn trước nhiều.
Đó là phần áo, còn phần khố (quần - PV), thì làm dễ hơn, sau khi đập xong xếp 2 cạnh cho đều là có  thể sử dụng. Thời gian để làm một bộ đồ từ 5-7 ngày, tùy loại vỏ cây mềm hay cứng.
         Người phụ nữ Cơ Tu để tóc dài búi ra sau gáy, hoặc thả buông. Trước đây họ ở trần chỉ buộc miếng vải như chiếc yếm che ngực, mặc váy ngắn đến đầu gối, màu lanh khoác thêm tấm chăn. Ngày xưa người Cơ Tu thường mặc áo chui đầu khoét cổ, thân ngắn tay cộc. Áo được trang trí ở vai, ngực, sườn, gấu, với các màu đỏ, trắng trên nền chàm đen. 
Phụ nữ Cơ-tu dệt vải   
        Người phụ nữ Cơ Tu rất thích đeo các đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay, đồng hồ( mỗi người có khi mang tới 5,6 cái), khuyên tai bằng gỗ, xương hay đồng xu, vòng cổ bằng đồng, sắt cũng như các chuỗi hạt cườm, vỏ sò, mã não... Nhiều người còn đội trên đầu vòng tre có kết nút hoặc những vòng dây rừng trắng(rơnơk) và cắm một số loại lông chim.
 Trang phục phụ nữ Cơtu được tạo nên từ các loại cây cỏ có sẵn trong rừng, họ lấy sợi từ các cây đay, cây bông; màu đỏ chiết xuất từ củ nâu, màu chàm từ cây tà râm, màu nâu từ củ ma rớt và dùng hạt cây, hạt cườm bằng chì và sau này là cườm nhựa tổng hợp để tạo những hoa văn trên nền vải chàm đen. Tất cả đã thể hiện tài năng, tính thẩm mỹ tinh tế của người phụ nữ Cơtu để sáng tạo nên những bộ trang phục đẹp mang sắc thái riêng cho dân tộc mình. Điều dễ nhận thấy qua trang phục truyền thống của người Cơtu vùng núi Quảng Nam là sự đơn giản, không cầu kỳ về màu sắc. Trang phục của họ luôn phản ánh được nhân sinh quan, thế giới quan của người Cơtu về vũ trụ, trời đất, vạn vật cũng như phong tục-tập quán, sinh hoạt của cộng đồng... tạo nên những hoạ tiết, những đường nét hoa văn tinh tế.
Áo cột tay (A doóh) của phụ nữ Cơtu dệt từ sợi bông, thân áo là một tấm vải rộng 50cm, dài 100cm, gập đôi lại thành thân trước và thân sau. Cổ khoét thành vệt dài 25cm. Áo chỉ khâu ở hai bên sườn và viền nẹp cổ, được trang trí hoa văn ở vai, ngực, sườn, gấu với các màu đỏ, trắng trên nền chàm. Áo cộc tay khi khâu lại có dáng hình cổ chữ V.

Váy ngắn (O réch) có chiều dài từ 80cm đến 1m, rộng từ 70 đến 80cm được khâu lại bằng chỉ tạo cho váy có hình ống. Khi phụ nữ Cơtu mặc vào, thân trên ở tầm ngang bụng và khi mặc chỉ cần quấn váy quanh hông, bẻ xấp lại rồi dùng dây buộc.


Váy dài (Cơđơ ớch) của phụ nữ Cơtu có chiều dài khoảng 6m, được khâu lại thành hai lớp và có chiều dài khoảng 3m chiều rộng từ 1.5m đến 1.7m (tuỳ thuộc vào chiều cao của mỗi người). Váy cũng có nhiều họa tiết hoa văn cách điệu nhưng nhìn chung các hoa văn lại tập trung thành mặt phẳng lớn ở phần dưới của thân váy. Các họa tiết hoa văn ở phần thân váy thường đứng riêng lẻ bằng các vạch sọc như: hoa văn Ablơm (hoa tình yêu), lá trầu, dây buộc nhà Gươl, múa dadá ( múa nữ)... màu sắc đơn giản, các họa tiết hoa văn được thể hiện dưới dạng hình học hoá.

Thắt lưng làm bằng vải sợi bông tạo nên một nền trắng mộc, dài khoảng 210cm, rộng 5cm, hai đầu có tua chỉ luồn hạt cườm dài từ 20 đến 30cm. Thắt lưng được dệt bằng tay tạo hoa văn hình thoi nối tiếp nhau bằng sợi chỉ màu. Cách dệt thắt lưng rất khó, việc chia các ô hình thoi phải đều, kỹ thuật rút chỉ phải khéo thì các hình thoi mới cân đối, thắt lưng mới thẳng. Thắt lưng không chỉ có tác dụng thắt chặt y phục vào thân mà còn tạo sự lộng lẫy, duyên dáng cho những phụ nữ, thiếu nữ Cơtu nhất vào mùa lễ hội, mùa đám cưới hoặc những lúc đi chơi xa
.

Từ những nét tương đồng ấy đã làm cho trang phục truyền thống của người Cơtu vùng núi Quảng Nam không giống bất kỳ trang phục của các dân tộc anh em khác trên vùng Trường Sơn- Tây Nguyên.

Trang phục của nữ giới người Cơ-tu
     
         Người Cơ Tu có trang phục riêng cho những ngày lễ hội. Được tạo nên từ những nguyên vật liệu xuât xứ từ cây trồng, cây củ, quả có sẵn trong rừng, những chiếc khố (cha lon), áo cột tay( a doót), tấm choàng (a duông), váy dài (cơđơớch)...của người Cơ Tu mặc vào những ngày thường hoặc trong lễ hội truyền thống là một công trình dệt tỉ mỉ, công phu, kiên trì và chịu khó là một nghệ thuật mang tính thẩm mỹ cao với sự khéo léo của đôi bàn tay của ngưòi phụ nữ Cơ Tu.


Trang phục ngày hội của nam giới người Cơ-tu

        
          Để có những nét văn hoá riêng cho dân tộc minh, phụ nữ Cơ Tu phải tốn rất nhiều công sức. Họ trồng bông, đay lấy sợi đay lấy sợi rồi tách hạt, tách bông, cán bông, vấn bông, xe sợi...Khâu nhuộm cũng không kém phần quan trọng. Để có đươc mầu đỏ ,họ lấy từ các củ nâu, màu chàm từ cây tà râm ,màu vàng từ củ ma rớt cho đến việc dàn cườm để tạo thành những hoa văn trên nền vải như: hoa văn hình hoa ablơm(hoa tình yêu),lá a tút hình chiếc chong chóng, hình đàn ông Cơ Tu múa tung tung (múa nam), hình thiếu nữ Cơ Tu múa da dá(múa nữ), lá trầu(abá)...sau đó được dệt hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, những đường nét các hoạ tiết hoa văn hết sức tinh tế tạo thành dãy hoa văn đặc sắc bằng chỉ hoặc cườm trắng trên nền vải chàm đen thể hiện tính thẩm mỹ và tài năng sáng tạo rất cao.

           Điều dễ nhận thấy qua trang phục lễ hội của người Cơ Tu là sự đơn giản, không cầu kỳ về màu sắc. Màu chủ đạo của trang phục người Cơ Tu là màu chàm đen, đây cũng là màu nền của trang phục . Người Cơ Tu quan niệm rằng màu chàm đen là màu của đất, màu đỏ là màu cùa mặt trời . Đây là hai màu sắc của hai vật thiêng không thể thiếu trong đời sống của người Cơ Tu. Vì vậy trang phục của họ nói chung và trang phục lễ hội nói riêng không thể thiếu hai màu nói trên. Màu vàng trên trang phục được người Cơ Tu dùng rất ít ,chỉ là những nét mảnh nhằm để tạo nên những hoạ tiết, những đường nét hoa văn tinh tế.  

Hoa văn trang trí trên vải của người Cơ-tu


           Hầu hết trang phục lễ hội của người Cơ Tu đều được bố trí các hoạ tiết hoa văn thành những mảng nhưng không đơn điệu .Chiếc áo
cột tay của đàn ông, thanh niên trang trí những dãy hoa văn đối xứng, với những gạch sọc có khoảng cách đều nhau được dệt bởi ba màu:
vàng, đỏ, trắng trông nổi bật trên nền vải chàm đen. Chiếc khố của đàn ông được bố trí các hoạ tiết đường nét hoa văn thành từng mảng lớn. Váy dài của phụ nữ có nhiều hoa văn cách điệu tập trung thành mặt phẳng lớn ở dưới thân váy. Các hoạ tiết hoa văn ở phần thân váy thường đứng riêng lẻ bằng cách vạch sọc như: hoa văn ablơm(hoa tình yêu), lá trầu, dây buộc nhà Gươl, múa da dá...màu sắc đơn giản, các hoạ tiết hoa văn được thể hiện dưới dạng hình học hoá. Tấm choàng của đàn ông được dệt trên nền chàm đen có nhiều màu trắng đỏ,vàng. Những nét riêng biệt và độc đáo đó đã làm cho trang phục lễ hôịi của ngưòi Cơ Tu vùng Trường Sơn- Tây Nguyên không giống bất kỳ trang phục lễ hội nào của cộng đồng 54 dân tộc anh em sống trên dải đất Việt Nam.
Nét nổi bật trong trang trí hoa văn trên áo quần của người Cơ-tu đó là hoa văn chì. Trước khi biết đến hoa văn cườm chì, đồng bào dết hoa văn bằng hạt cỏ, hạt cây lấy trong rừng nên không bền vì vậy đồng bào đã thay thế bằng những hạt cườm chì. Cườm chì có giá trị và bền hơn hẳn cườm bằng cỏ. Cườm chì trở nên quý hiếm vì chế biến loại cườm này rất khó khăn đòi hỏi phải có kỹ thuật cao đồng thời người sở hữu các sản phẩm dệt hoa văn cườm chì phải có kinh tế khá giả.
Trước đây, người Cơ-tu sử dụng hạt cườm bằng chì do chính mình sản xuất ra để làm hoa văn trên thổ cẩm. Họ lấy chì từ sông suối, dùng nồi đất nấu chảy ra, sau đó dùng que cầm vừa tay vót một đầu nhọn, một đầu bằng ; một thanh gỗ vừa người khiêng được đẽo thành hình thuyền dùng đựng nước và một hòn đá phẳng để cạnh nơi nấu chì. Việc làm cườm chì được tiến hành như sau : Khi chì được nấu lỏng người ta múc chì nóng chảy đổ lên trên đá dùng que tách chì thành từng hạt (đường kính 2.5-3 mm), lấy đầu bằng của que tre lăn tròn tạo dáng và sau đó trở về đầu nhọn chích lỗ và hất vào nơi đựng nước cho chì đông cứng lại. Việc làm cườm chì tiến hành rất nhanh đòi hỏi phải có nhiều người tham gia, mỗi lần múc chì phải có 3-4 người lăn... Có nơi đồng bào nấu chì nóng chảy rồi cho vào một ống tre nhỏ. Ở giữa ống tre đó người ta đặt một cái tăm nhỏ như kà một cá lõi để chì bám đều vào. Khi nguội, người ta chẻ ống tre để lấy cườm ra ... Tuy nhiên, người ta cần phải chỉnh sửa lại mới có những hạt cườm chì hoàn chỉnh.
Hoa văn cườm chì chìm lắng, điệp ẩn vào màu đen của vải, nhưng không vì thế mà chúng ta bị nhoà mắt. Lúc ban đầu , người ta không chú ý tạo hoa văn cườm chì mà sắp xếp chúng thành vạt dày đặc trên khố hoặc áo hay dùng để chạy đường viền. Có giả thuyết cho rằng ngoài việc tăng giá trị sản phẩm những hạt cườm chì còn giúp cho các chiến binh Cơ-tu tránh bị sát thương trong khi chiến đấu . Về sau người ta dùng chì dệt nhiều hoa văn phong phú và phức tạp hơn như hoa văn hình học , gấp khúc và một số mô típ đòi hỏi sự sáng tạo và nghệ thuật cao như hoa văn hình ngôi sao, hoa văn lá atút, ngọn chuông, ...  Nhưng vì hạt chì hơi nặng, mỗi chiếc khố phải dùng đến hàng nghìn, hàng vạn hạt chì, việc tìm đủ nguyên liệu để dệt là rất khó khăn cho nên người thợ dệt Cơtu dùng hạt cườm nhựa hoặc cườm đá để dệt tạo hoa văn, thay thế hoàn toàn cườm chì. Kỹ thuật kết adoc, arăc (hạt chì, hạt cườm) tạo ra hoa văn trên nền vải thổ cẩm là một sáng tạo độc đáo với giá trị thẩm mỹ cao được cộng đồng dân tộc Cơtu tiếp tục bảo tồn, phát triển và nâng cao.
          Những tấm vải, dải khố, váy, áo, tấm choàng, địu... có hoa văn             cườm, hoa văn chì càng giá trị, càng được ưa chuộng; đặc biệt, hoa văn chì quý hơn cả. Cùng những mô-típ hoa văn giống nhau, nhưng thể hiện bằng cườm nhựa tổng hợp sẽ tạo cảm giác trẻ trung, vui tươi hơn; còn thể hiện bằng chì sẽ gây ấn tượng về sự nể phục, trọng thị hơn. Trên thực tế, hầu như đồ vải có hoa văn chì dành cho các nhà khá giả, những người quyền thế, những bậc cao niên... Hiện nay, những tấm thổ cẩm có hoa văn cườm chì của đồng bào Cơtu là hiện vật giá trị lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Quảng Nam, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc, Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ... Một số bảo tàng đang có ý tưởng phục hồi một số sản phẩm trang trí bằng hoa văn khố chì nhằm giới thiệu nét văn hóa độc đáo của người Cơtu đến đông đảo du khách.


2. Nhà ở
        
         Hình thái cư trú cổ truyền của dân tộc Cơ Tu là Vêêl-Vêêl là cụm dân cư, là một đơn vị xã hội đặc trưng của đồng bào.nó cũng giống như làng của dân tộc Việt. Mỗi làng đều có khu vực đất đai riêng để ở , để  trồng trọt ,chăn nuôi, săn bắn và thu hái đồ lâm thổ sản .Làng nọ cách làng kia gần nhất cũng phải trên dưới một ngày đường .Có thể nói rằng làng của dân tộc Cơ-tu nói riêng hay các dân tộc khác ở khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên nói chung rất điển hình cho kiểu làng phòng thủ . Xung quanh làng có hàng rào (grang) bảo vệ, được xây dựng khá kiên cố với chiều cao từ  1.5-2m . Hàng rào thường làm bằng gỗ , đó là những cây gỗ dài xếp nằm chồng lên nhau cứ 2-3m lại có hai cây cột chôn sóng đôi (một ở trong và một ở ngoài) được ràng bằng những sợi mây,hay dây thừng . Ngày nay hầu như làng nào vẫn có một hàng rào như thế nhưng chức năng chính là ngăn cho gia súc vào làm bẩn và phá phách làng, hàng rào đã sát với nhà ở hơn.    
           Mỗi làng thường chỉ có từ 10-30 nóc nhà, khoảng 200-300 nhân khẩu .Các nhà dân được bố trí thành một vòng tròn hoặc hình ô van xung quanh một bãi đất rộng (sân làng ) khá bằng phẳng.          
            Nhà ở của người Cơ Tu là nhà sàn,kiểu mái tròn. độ dài ngắn,cao thấp của các nhà không hoàn toàn giống nhau tuỳ thuộc vào số người trong nhà và các nguyên liệu sẵn có ở địa phương.Nhưng nhìn chung nhà của người Cơ-tu nhỏ và thấp phần lớn là một gia đình cư trú , nóc hình mai rùa giống như nhà người  Giẻ -Triêng. Mái lợp lá hèo hay lá mây rừng. Xung quanh nhà che bằng vách nứa,cao lhoảng 1.5m nối liền từ sân đến mái .
          
           Bộ khung nhà của người Cơ Tu chủ yếu vẫn là vì cột.Nhà bao giờ cũng có một cột cái ở chính giữa để đỡ cây đòn nóc ,có nhiều cột ở xung quanh nối với cây đòn nóc bằng các kèo gỗ . Tuy đã có cái gọi là “kèo”(chadrle), nhưng kèo chưa phải là một bộ phận liên kết chặt chẽ với đầu cột mà gác lên cây đòn tay cái (ggăl). Quá giang cũng chưa ráp với đầu cột vẫn gác lên trên đòn tay cái .          
           Nếu là nhà hai gian thì không có cột giữa chống vào cái nóc như nhà Gươl. Chỉ những nhà có nhiều gian mới có cột chóng nóc ở giữa nhà.
          Về mặt bằng sinh hoạt, ngoài chỗ ngủ là sàn nhà người ta còn làm thêm những phòng nhỏ nhô ra khỏi phạm vi mặt sàn và mặt sàn của các phòng này thường cao hơn mặt sàn của nhà là 30-40cm. Những phòng này có cái dùng làm nơi ngủ, có cái dùng làm kho chứa đồ.
Chỗ ngủ không có quy định chặt chẽ, mọi người thường ngủ quanh bếp.Tuy vậy vẫn có quy định về từng khoảng riêng cho từng cặp vợ chồng và con cái của họ. Những gia đình nhỏ này đèu có bếp riẻng.
những hộ cùng cha mẹ thường lao động chung, thành quả lao động chung được chia theo nhân khẩu và các hộ nấu ăn riêng. Ngoài ra trong nhà bày biện thêm các ché, các ống nứa hoặc vỏ quả bầu đựng nước chứ không có bày các đồ đạc khác
     

                  Mặt bằng sinh hoạt nhà người Cơ-tu

         Mỗi làng có ngôi nhà chung gọi là Gươl, cao lớn và đẹp nhất. Đó là nơi hội hộp và sinh hoạt cộng đồng. Gươl của người Cơ-tu mang         chức năng công cộng như đình làng của người Việt. Nhà Gươl là nơi để các già làng (tacôh pươl) họp bàn và phán quyết những việc hệ trọng mang tính sống còn của cộng đồng, là nơi để tổ chức nhiều lễ hội truyền thống twng bừng của buôn làng như: lễ ăn mừng lúa mới (Chaaha roo tơmêê); lễ ăn thề kết nghĩa anh em giữa hai làng ngườ Cơ –tu(pơ-ngoót): lễ ăn mừng được mùa (bhuối a ví).... 









































             Nhà Gươl được trưng bày tại bảo tàng DTHVN

        
         Nhà Gươl thường là nhà sàn .làm bằng gỗ, lợp bằng lá sồi hoặc lá cây mây và được đan rất công phu. Nhà gồm một cột chính ở giữa (rmăng), không kể phần chôn sâu dưới đất, cao từ 8-12 m, các cột xung quanh (inol) cao từ 4-6 m. Sàn cách mặt đát từ 1,4-1,6 m. Xung quanh nhà có bưng ván, thường đẻ cả tấm, cao koảng 0,5 m kể từ sàn lên. Phần giáp mái cũng bưng ván, ở đây có khắc các hình cỏ cây hoa lá, chim muông và những hoa văn, những hình kí hiệu rất độc đáo. Mặt trong của mái nhà có gài nhiều xương sọ các loại thú rừng do dân làng săn bắn được. Noài ra còn treo nhiều loại mặt nạ với các hình thù kì dị. Phần trên của cây cột giữa thường xuyên có treo một đàu trâu mới làm lễ hiến sinh trong thời gian gần nhất. Về hình dáng và cấ trúc mái nhà Gươl cũng gần mái nhà dân nhưng độ dốc lớn hơn nhiêu. Đặc biệt ở
hai đàu nóc có trang trí nhiều hình động thực vật bằng gỗ được chạm khắc rât công phu. HÌnh tượng con chim mình to cánh rộng, mỏ dài thường thấy ở rất nhiều nhà Gươl vùng Hiên, Giàng. Bên trong nhà thường chỉ có hai bếp.  

        Ngoài nhà Gươl, làng Cơ-tu nào cũng có một cây cột “ tế thần” hay “hiến sinh” ở vị trí trung tâm. Cột này được trang trí với các hình trạm trổ như chim, gà, rắn, kì đà, cá, rùa và các hình chữ thập rất đa dạng tượng trưng cho mặt trời, trăng, sao... Vào những ngà làm lễ hiến sinh trâu, cột này được gắn thêm hai cánh chim bằng gỗ, đồng thời có chăng những sợi dây nối từ đỉnh cột đến nóc nhà Gươl.



Nhà Gươl của dân tộc Cơ-tu
        
         Khi làm nhà Gươl xong, người Cơ-tu tổ chức ăn mừng nhà Gươl mới (lan-tơri) được tổ chức từ hai đên ba ngày đêm. Lễ này thực sự là ngày vui của cả dân làng, vì vậy mọi người trong làng đều góp rượu ngon, cá , thịt khô, gà.... Các con cháu dù đi xa lấy vợ có chồng ở làng
khác, bà con họ hàng... đều được mời về dự lễ này để chung vui với lang. Tuỳ điều kiên mỗi làng mà trong ngày ăn mừng nhà Gươl mới người ta có thể giết trâu và làm cây nêu tổ chức đâm trâu. Họ tổ chức đánh cồng, chiêng, trống, múa hát, uống rượu, và hát lý chúc nhau và hỏi thăm sức khoẻ.   
         Sau lễ này, người Cơ-tu cả ba vùng: cao, trung và thấp không còn một lễ thức nào liên quan đên việc xây cất nhà Gươl nữa mà nhà Gươl  sẽ là nơi để người Cơ-tu tổ chức nhiều nghi lễ liên quan dến đời sống tinh thần lễ ăn mừng lúa mới, lễ ăn mừng kết nghĩa anh em giữa hai làng người Cơ-tu với nhau, lễ cưới hỏi...         
         Ở phía tây là khu vực nghĩa địa vì họ quan niệm sông theo hướng mặt trời mọc thì chết phải theo hướng mặt trời lặn. Khu nghĩa địa là nơi yên nghỉ linh thiêng của người đã khuất, những người chết xấu, chết không bình thường không được chôn ở nghĩa địa của làng.

    Nhà ở của đồng bào Cơ-tu, ngoài nhà Gươn - một loại hình kiến trúc dân gian truyền thống lâu đời - còn có một loại kiến trúc độc đáo khác mà các cư dân trên vùng Trường Sơn - Tây Nguyên không thể nào có được đó là nhà Moong.

Moong, không chỉ là sản phẩm sáng tạo từ lâu đời mà nó còn là biểu tượng kiến trúc nhà ở độc đáo đã in đậm trong tâm thức từ bao đời của người Cơ-tu trên vùng Trường Sơn đại ngàn...

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nhà Moong là công trình mang tính sáng tạo nghệ thuật cao và quý giá của cộng đồng dân tộc Cơ-tu. Moong có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và sinh hoạt hằng ngày, trong lao động sản xuất, săn bắn, hái lượm và cả trong các dịp lễ hội của gia đình và của cộng đồng. Ðây còn là loại kiến trúc nhà ở độc đáo, sáng tạo mang sắc thái đặc thù truyền thống tạo văn hóa vật chất quan trọng liên hệ mật thiết đến chất lượng sống, không gian sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội...


Về lai lịch nhà Moong, Già làng B'ríu P'râm, 86 tuổi dân tộc Cơ-tu, nguyên Bí thư huyện Hiên (nay là hai huyện Ðông Giang và Tây Giang) và một số người già am hiểu phong tục tập quán của người Cơ-tu cho biết: Moong là loại Gươn biến thể không có cột cái, chỉ có 16 cột phụ chung quanh, chỉ có một cửa nhỏ và đơn giản. Nơi để họ nghỉ ngơi, vui chơi, tiếp khách và ăn uống khi gia đình có ma chay, cưới hỏi, buôn làng có tổ chức lễ hội. Moong còn là nơi hẹn hò của bao nam nữ Cơ-tu để rồi cũng từ đây mà họ nên duyên vợ chồng...

Theo tìm hiểu của chúng tôi, không phải gia đình người Cơ-tu nào cũng làm được nhà Moong. Theo phong tục tập quán chỉ có những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, khuôn viên đất ở rộng, thoáng mát thì mới làm nhà Moong. Moong thường được bố trí bên cạnh hoặc về phía trước ngôi nhà ở, phù hợp với điều kiện địa hình, không gian và môi trường tự nhiên của rừng núi... Moong cũng được làm từ các vật liệu có xuất xứ từ trong rừng như: mây, gỗ, tre nứa, lồ ô, lá nón hoặc lá tranh, lá mây...
Nét độc đáo của nhà Moong thể hiện ở khối óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo người Cơ-tu cải biên từ ngôi nhà Gươn, ngôi nhà ở truyền thống, và cả nhà kho. Mái nhà Moong có dáng hình mu rùa, đôi khi lại có dáng dấp của ngôi nhà Gươn. Chung quanh ngôi nhà được che vách bằng những tấm phên lồ ô đan kiểu nan long mốt theo chiều cao của từng ngôi nhà.Nhằm bảo tồn vốn văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn của tỉnh, hưởng ứng năm du lịch Quốc gia 2006, Quảng Nam "Một điểm đến hai di sản thế giới" tại làng văn hóa về nguồn thôn Bờ Hôồng xã Sông Kôn, tỉnh Quảng Nam đã cho đầu tư tại đây bốn ngôi nhà Moong. Sự có mặt của các nhà Moong này đã làm thay đổi diện mạo văn hóa cả một vùng của người Cơ-tu bên bờ sông Kôn.

         Nhà Mồ cũng là một trong nhưng đặc trưng văn hoá của dân tộc Cơ-tu. Nhà Mồ Cơ-tu trưng bày tại bảo tàng DTHVN không chỉ là một kiến trúc nhà Mồ mà bên trong nó còn bao gồm ba bộ phận quan trọng nữa, tạo thành tổng thể các hiện vật liên quan khăn khít với nhau. Lần lượt từ dưới lên đó là: chiếc cán dùng khiềng người chết trong đám tang; hòm quách để đựng quan tài người chết; cái giá để cúng cơm cho người chết trong đám tang. Tất cả đều làm bằng gỗ rừng lấy tại địa
phương, những loại mà người Cơ-tu thường dung làm nhà Mồ theo tập quán và kinh nghiệm dân gian cua họ như: kiềng kiềng, vàng tâm... với công cụ chủ yếu là rìu to, rìu nhỏ, các loại đục và con dao quắm, với viêc dùng củ nâu, than củi và nươc mía tạo ra phẩm mầu đen để tô vẽ..










































.
                               Nhà Mồ của dân tộc Cơ -tu
  
         Theo phong tục Cơ-tu đây là kiểu nhà Mồ lớn, bền và đẹp nhất, bề thế và khang trang nhất, nhà Mồ của những người giàu có được kính trọng trong xã hội. Nó được dựng khi tổ chức tang lễ lần thứ hai
cho người quá cố sau khi đã mai tang từ một năm trở lên, tương tự như lễ “bỏ mã” tren Tây Nguyên. Đó là dịp lễ trọng có cúng tế bằng trâu có sự tham gia của toàn thể dân làng họ hàng gần xa.          
         Trong nghĩa địa của làng người ta đào lấy nguyên cả quan tài đã chôn lên và đem đựng vào cỗ hòm quách đặt lộ thiên dưới hó hoặc mặt đất trong ngôi nhà Mồ mới dựng này. Có thể 4-5 người quá cố được dồn chung vào một nhà Mồ, nhưng khi là những thành viên của một gia đình dòng tộc và mỗi người đều có hòm quách riêng, nghĩa là tuy cũng theo tục làm mộ chung nhưng khác với tục chôn chung như ở người Gia-rai. Ở làng ,nhà Mồ được dựng một mái về hướng đông, một mía về hương tây, và chân người chết cũng quay về hương tây. Quanh nhà Mồ người ta thương gieo trồng lúa, ngô, mía, chuối... cho người chết.
          
         Các trang trí được tạo ra bằng kĩ thuật và nghệ thuật điêu khắc kết hợp sử dụng các màu đen, đỏ, trắng, vàng, theo truyền thống Cơ-tu. Nổi bật là những hình đàu lâu, con rồng, kì đà, chim Tring, chim groóc, biểu tượng ngọn rau dớn chiêng cồng, bên cạnh đó còn có mô típ lá cây móc, hình người ngồi than khóc, người gõ chiên, có cả trâu húc nhau hinh con lợn rừng, rắn, cá, cua, nhện,.....             
         Nhà Mồ là một phần đặc sắc trong di sản văn hoá Cơ-tu. Nó không chỉ phản ánh những khía cạnh về xã hội mà còn phản ánh tín nhiệm cổ truyền Cơ-tu về thế giới bên kia của ma người chết bên cạnh đó còn thể hiện đậm nét những tạo hình trang trí và nghệ thuật trang trí dân gian trên gỗ của người Cơ-tu. Thêm nữa nó gắn chặt chẽ với nghi lễ lớn nhất trong tập tục tang ma của đồng bào. Nó chứa đựng đồng thời cả những giá trị văn hoá vật thể cả những giá trị văn hoá phi vật thẻ của một tộc người.

2.     Ẩm  thực
   Cũng như các dân tộc khác sống lâu đời ở vùng núi tỉnh Quảng Nam, nền kinh tế chủ đạo của người Cơtu bấy lâu nay là nền kinh tế nương rẫy, với việc chặt đốt cây rừng lấy đất trồng cây lúa cạn mỗi năm một vụ...Đây là một nền kinh tế mang nặng tính chất tự nhiên. Xuất phát từ nền kinh tế chỉ biết lấy sản xuất kinh tế nương rẫy làm nguồn sống chủ yếu mà ít chú ý đến làm vườn, chăn nuôi, làm nghề thủ công, buôn bán trao đổi... cho nên trong cách thức ăn uống, trong cơ cấu bữa ăn của người Cơtu trước đây cũng như hiện nay phản ánh rất rõ đặc tính của cư dân nương rẫy, của nền kinh tế tự cung tự cấp, đóng kín. Điều đó được phản ánh qua những đặc điểm trong văn hóa ẩm thực của người Cơ Tu như sau :
   Thứ nhất : Đặc tính đơn giản, ít nghi thức, mang đậm yếu tố tự cung tự cấp trong cơ cấu bữa ăn, trong cách thức tổ chức bữa ăn. Đây chính là sự thích ứng trong ăn uống của con người với môi trường sống.
-Nhìn chung đồ ăn thức uống của người Cơtu là những thứ được chế biến từ sản phẩm của núi rừng, là những sản phẩm do đồng bào tự làm ra, không phải qua mua bán. Đó là các loại lương thực, thực phẩm có được nhờ trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn, thu nhặt từ núi rừng, sông suối về như lúa, sắn, ngô, khoai, các loại thịt rừng, rau rừng, thịt gia súc, gia cầm, cá, các loại nhuyễn thể...
    Trong cơ cấu món ăn đặc tính ăn theo mùa (hay nói khác là ăn uống          theo mùa vụ của người Cơtu thể hiện rất rõ. Vào những lúc được mùa thì đồng bào ăn nhiều, ăn no, lúc mất mùa, lúc giáp hạt thì ngược lại. Vào mùa đông, mùa xuân nguồn rau, thực phẩm dồi dào bữa ăn đa dạng, phong phú. Vào mùa hè ăn uống trở nên đạm bạc, đơn giản do ít rau, ít thú săn...

-Trước đây do tính chất của canh tác nương rẫy quy định nên trong một ngày, người Cơtu chỉ ăn hai bữa chính (sáng và chiều), bữa trưa là bữa ăn phụ. Trong các bữa ăn, đồng bào chú ý số lượng hơn là chất lượng thức ăn. Khi ăn uống đồng bào ít mời mọc, cũng như ít có sự phân biệt ngôi thứ, tuổi tác...

-Tính đơn giản trong ăn uống của đồng bào thể hiện rõ nhất trong cách chế biến món ăn. Có thể nói ở người Cơtu kỹ thuật chế biến món ăn hết sức đơn điệu. Thông thường trong chế biến món ăn đồng bào ít pha chế, ít dùng gia vị, chủ yếu chỉ có luộc và nướng thức ăn.

 Thứ hai : Tính cộng đồng trong ăn uống của người Cơtu thể hiện rất cao.

-Tính cộng đồng biểu hiện trong cách bày biện thức ăn : Thức ăn bày ra chỉ chú ý tới tính tiện dụng, ai cũng có thể lấy thức ăn một cách dễ dàng. Khi chia phần dù có mặt hay không, mọi thành viên trong cộng đồng làng đều có phần. Thời kỳ trước đây đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ, hay khách đến chơi đều được phần như các thành viên khác.

Tính cộng đồng thể hiện trong cách hưởng lợi. Sản phẩm săn bắn được trong phạm vi của làng mọi người đều được hưởng.

-Tính cộng đồng còn được thể hiện trong không gian ăn uống, trong số lượng người tham gia vào các bữa ăn. Vào các dịp lễ tết, hội hè, ma chay,cưới xin..., các gia đình dù ít dù nhiều đều chung nhau đóng góp và có mặt đông đủ tại gia chủ đứng ra chủ trì.
Thứ ba : ăn uống của người Cơtu thường không có kế hoạch, lãng phí dẫn đến tình trạng thừa mà lại thiếu. Điều này thể hiện trong các dịp hội hè, cưới hỏi, ma chay..., đồng bào thường bỏ ra một khối lượng thức ăn rất lớn, vượt ra ngoài yêu cầu chi dùng. Đây cũng là những dịp đồng bào ăn uống thoải mái, thừa thải, mà không nghĩ đến những lúc giáp hạt, đói kém... Đối với người Cơtu ý thức dành dụm tiết kiệm hầu như không được chú trọng. Hiện nay tình trạng này vẫn còn khá phố biến ở người Cơtu. Vào những dịp vui, dịp buồn, đồng bào tổ chức ăn uống thoải mái, chu tất, chấp nhận trả nợ đến mấy năm sau. Chính vì thế đặc tính này trở thành một gánh nặng cho đồng bào, cần phải sớm được loại bỏ
Thứ tư : ăn bốc (ăn bằng tay) là tập quán khá phổ biến trong các thời trước đây của người Cơtu. Tập quán này có cái lợi là gọn nhẹ, dễ xử lý trong khi ăn, nhưng đồng thời cũng phản ánh trình độ ăn uống của đồng bào. Như đă trình bày, thông thường người Cơtu chỉ chế biến món ăn theo hai cách : luộc và nướng. Trước đây
đồng bào ít có các món xào, món canh. Món canh có tính phổ biến và là đặc sản của người Cơtu là món canh thập cẩm (tà lục, tà lẹc). Đây là một món ăn vừa giống canh vừa giống cháo được hợp thành từ gạo (sản phẩm trồng trọt), dọc mùng, rau rừng, nấm, lõi chuối non (sản phẩm hái lượm) cua,ốc,nhái,.
 Thứ năm : ăn uống của người Cơtu mang tính thực dụng nhiều hơn là thẩm mỹ, hơn thế đôi lúc con mang tính tâm linh. Một thời gian dài trước đây đối với người Cơtu ăn uống chỉ là nhu cầu, là điều kiện đảm bảo sự sinh tồn. Sống giữa vùng núi non, luôn bị cái đói đe dọa, hành hạ nên đồng bào chưa xem ăn uống như là một nghệ thuật, một chuẩn mực xã hội. người Cơtu chỉ kiêng ăn những động, thực vật mà đồng bào xem là tổ vật, vật kiêng của dòng họ. xương thú (sản phẩm săn bắt), cá, muối...
Thứ sáu : Do nhiều nguyên nhân tác động nên đối với người Cơtu, khâu chế biến, nhất là bảo quản thức ăn ít được chú ý. Đối với đồng bào đồ ăn trong các bữa ăn thường "chặt to, kho mặn". Đồng bào ít có kinh nghiệm trong việc bảo quản thức ăn. Thức ăn để dành chủ yếu được phơi khô hay dầm muối, treo trên
Thứ bảy : Uống rượu và hút thuốc là một trong những tập quán khá phổ biến và lâu đời đối với người Cơtu các sàn bếp
   Người Cơ-tu thường ngày ăn cơm tẻ, ngày lễ hội có thêm cơm nếp. Ăn bốc là tập quán cổ truyền. Người Cơ-tu thích ăn những thức ăn luộc, nướng với hương vị chua, đặc biệt là món ăn từ thịt, cá trộn với sắn tươi, bắp chuối, cà... bỏ vào ống nứa nướng trên lửa cho đến khi chín nhuyễn mà họ thường gọi là món Chaza. Họ thích các món và ủ trong ống tre, uống nước lã (nay nhiều người đã dùng nước chín), rượu mía, rượu tà-vạt (chế từ một loaiị cây rừng, họ dừa) và rượu lam từ gạo, sắn... Họ hút thuốc bằng tẩu.
  “Tà vạt” là một loại rượu nổi tiếng của dân tộc Cơ tu. Tà vạt là một giống cây thuộc họ dừa mọc hoang trong rừng Trướng Sơn từ Bình Trị Thiên vào đến Quảng Nam, nhiều nhất là vùng núi phía tây tỉnh Quảng Nam, nơi có số đông người Cơ tu sính sống (gần 4 vạn dân). Cây tà vạt từ khi mọc cho đến khi thu hoạch khoảng 8 dến 10 năm. Người dân Cơ tu khi phát hiện cây tà vạt, thì dùng rìu chặt chéo vào thân cây hai phát để làm sở hữu (ke leh). Vào khoảng tháng 4, tháng 5 cây tà vạt ra buồng, đâm hoa kết trái là lúc có thể thu hoạch. Người ta khai thác bằng cách chặt buồng trái để cuốn chúng lại, từ cuốn này tiết ra một loại nươc màu vàng nhạt, có vị ngọt mà mát. Vì vậy, từ xa xưa người Cơ tu đã biết dùng nước cây tà vạt như loại nươc để giải khát, nước này cũng có thể nâu keo lại để có một loại đường.                         
Đến nay, việc tạo nên một thứ rượu vào loại có một không hai này xuất hiên từ bao giờ thì không ai có thể giải đáp được. Một số người Cơ tu lớn tuổi am hiểu phong tục- tập quán thì cho rằng: để tạo được rượu, tổ tiên, ông bà họ đã bỏ vào nước cây tà vạt một thứ vỏ cây chuồng (loại vỏ cây có vị ngăm ngăm đắng). Nước tà vạt và vỏ cây chuồng tác dụng với nhau làm thành một thức nướ có màu trắng đục, ngây nồng, pha lẫn vị chát, có men, được rất nhiều người ưa chuộng, quen dần họ gọi là “rượu tà vạt”. Để làm rượu có nồng độ nặng hay nhẹ là tuỳ thuôc vào sở thích ở mỗi người mà lượng vỏ cây chuồng bỏ vào nhiều hay ít.          
 Trung binh một ngày đêm, mỗi cây tà vạt có thể cho từ 20-30 lít nước. Họ lấy nước từ cuốn cây này bằng cách dùng lồ ô (một loại nứa) hứng đầy ống rồi sang qua ống khác. Để duy trì lượng nước chảy ra đều đặn, người ta hay dùng lá cây a roót có bản rộng, bịt kín ở mặt cắt với cách giải thích là tạo cho phần cuốn có sự xót, ngứa ở vết chặt để  cho cây trở mình và cho nhiều nước hơn. Sau mỗi lần lấy nước tà vạt, người ta lại tiềp tục cắt thêm một lát mỏng của cuốn để khơi thông  nguồn nước. Và cứ thế, họ cứ khai thác cho đến hết cuốn của buồng mới thôi.             
  Trong trường hợp nước tà vạt nhiều, có thể chế biến bằng cách chưng hoặc nấu lại thành đường dự trữ. Vào các dịp lễ hội cũng như trong sinh hoạt hàng ngày, rượu tà vạt luôn là thức uống không thể thiếu trong mỗi gia đinh Cơ tu. Vì thứ rượu này có công dụng giải khát, bồi bổ cơ thể nên đã trở thành một thức uống quen thuộc trong mỗi gia đình, buôn làng. Hầu như từ già đến trẻ, từ đàn ông, thanh niên cho đến đàn bà, thiếu nữ Cơ tu đều ưa thích uống loại rượu này.
   Độc đáo trong ẩm thực của người Cơ-tu đó là món  Kdal um, được làm từ con Kdal theo cách gọi của đồng bào. Hằng năm khi những cơn mưa cuối mùa và những trận lũ đã dứt,thì đồng bào Cơ-tu ở thon Phúc Túc, xã Hoà Phú, Hoà Vang, Đà Nẵng đi theo các triền bên suối Lỗ Đông dể đào tìm con Kdal.
   Kdal là ấu trùng của một loại côn trùng nào đó, có thân băng ngón tay út của người lớn, màu trắng ngà, hoặc màu trắng xanh đầu và răng nằm ngang , sống ở các bãi bồi ven sông hoặc tại các vùng đất pha cát và nhiều lá mục. Đào được Kdal nếu không biết xử lý ngay thì bị mất phẩm chất. Khi đào được nó phải nhanh chóng dùng móng tay xé khúc cuối đuôi da và dùng tay rảy mạnh, phần ruột đen sẽ văng ra ngoài, phần còn lại trong lớp vỏ mềm là chất dịch như sữa đặc, tương tự chất dịch trong con nhộng. Kết thúc buổi đào ,mang Kdal xuống suối để rửa sạch. Hằng năm khi đến vụ đông xuân bà con nông dân cày đất và tỉa đậu chúng ta có thể theo sau và nhặt những con Kdal, vừa bảo vệ mùa màng vừa có món ăn đặc biệt.
  Kdal um không cần dầu ăn , người ta bắc xoong lên bếp lửa cho nó vào quấy đều , mỡ từ Kdal tươm ra đủ để nấu chín ...Không gì hấp dẫn hơn ngày đông rét mướt , hương thơm Kdal xào lan toả bên bếp lửa hồng ấm áp người già, trẻ con quây quần thưởng thức.
   Kdal um và dọt cây thiên niên kiện là món ăn truyền thống hấp dẫn của đồng bào Cơ-tu. Kdal chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn lại chỉ sau cơn lũ mới có  nên rất ít người được được dịp thưởng thức món ăn độc đáo này.
IV. Văn hoá tinh thần
 Lễ nghi, tín ngưỡng, tôn giáo:
               
         Người Cơ tu tính ngày trong tháng theo chu kì thay đổi của hình dạng cuẩ mặt trăng. Căn cứ vào đó để họ đặt tên cho tưng ngày. Cho nên, có những ngày cùng một tên gọi. Theo kinh nghiệm và quan niêm dân gian, có ngày trồng sắn, khoai sẽ nhiều củ; có ngày trồng cà, ớt sẽ sai quả: có ngày nên dựng nhà cưới hỏi....                      
         Trong đời sống cá nhân, gia đình và của làng, có rất nhiều lễ cúng gắn với sản xuất, sức khoẻ,.... Lễ cúng nhỏ chỉ cần tế bằng  gà, thậm chí dùng trứng gà; lớn hơn thì dùng lợn; cao hơn nữa là dùng trâu; xưa kia cao nhất dùng máu người. Theo người Cơ Tu, đối với các siêu nhiên, máu con vật hiến sinh quan trọng đặc biệt. Làng có thể có vật “ thiêng “ ( thường là
hòn đá ) được cất giữ trong ngôi nhà chung, như một thứ bùa. Một số cá nhân cũng có loại bùa này .                  
          Ngoài tín ngưỡng về nguồn gốc dòng họ, người Cơ tu còn quan niệm vạn vật hữu linh- tức trong các con vật đều co thần ( abhuyh). Người và vật khi chết sẽ biến thành ma quỷ. Theo quan niệm của người Cơ tu, có hai vị thần họ phải thường xuyên đối mặt, là thần mặt trời (Abhuyh-Plêếng) và thần Đất (Ahuyh- Catiếc). Sự sống, cái chết, đói nghèo, no đủ, bệnh tật....phần lớn phụ thuộc vào hai vị thần quan trọng đó. Vì thế mà những gì đồng bào không giải thích được đều quy cho hai vị thần trên và ma quỷ gây ra.
         Trong quan niệm của người Cơ tu, có hai loại abhuyh: abhuyh liêm ( thiên thần ), abhuyh mốp (ác thần ). Họ cho rằng, người chết đi sẽ biến
thành ma đi lang thang khắp nơi, ác thần là ma của những người chết do hổ vồ, rắn cắn, gẫu xé, cây đè... theo phong tục- tập quán của người Cơ tu, những người chết như thế đều không được chôn ở nghĩa địa chung của làng mà phải chôn ở nơi rất xa làng và nương rẫy. Lúc đem đi chôn không được đánh chiêng trống: trẻ em, phụ nữ không được nhìn vào và cũng không được đi theo đám tang. Chỉ có đàn ông trong gia đình và dòng họ người xấu số đó khiêng quan tài đi chôn, nhưng mọi người không được ngoái đầu về phía làng. Họ quan niệm, nếu ngoái đầu lại nhìn về phía làng thì hồn ma sẽ quay về quấy nhiễu dân làng. Khu vực chôn người loại bất đắc kì tử này trở thành một nơi xa lạ, dân làng không một ai dám đến đó.
         Giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc Cơ tu in đậm và kết tụ trong lễ hội. Lễ hội ở đây thường diễn ra ở sân Vêêl và bên trong nhà Gươl. Lễ hội đâm trâu là một trong nhưng lễ hội lớn nhất của ngưòi Cơ tu. Khi con trâu còn buộc ở cột thì người chủ lễ cùng dân làng tiến hành làm nghi lễ và khi chuẩn bị đâm trâu thì phần hội mới được tiến hành, khi ấy, nhạc cồng chiêng nổi lên, trai gái hoà quyện với nhau trong vũ điệu tung tung, da dá.
          Người Cơtu cũng như các dân tộc ở vùng Trường Sơn và Tây Nguyên xem con trâu là một thứ của cải có giá trị lớn, nó là con vật quan trọng được dùng để hiến tế thần linh trong các lễ hội lớn của họ. Người Cơtu quan niệm rằng khi Yàng và các đấng thần linh nhận lễ vật, nhất là con trâu, sẽ giúp đỡ cho họ tránh được rủi ro, tai nạn, dân làng không bị “chết xấu”, mùa màng vụ sau sẽ bội thu...Con trâu được chọn để hiến tế phải là con trâu mạnh khỏe của làng
          Đêm trước lễ đâm trâu, người Cơtu cúng Yàng bằng một con gà và một con heo, cầu mong Yàng chứng giám sự biết ơn của dân làng, già làng và thầy cúng dùng một đoạn tre đập dập chấm vào máu gà rồi vung ra chung quanh cột buộc trâu và gươl. Sáng sớm hôm sau, dân làng tập trung quanh cột buộc trâu, các già làng và thầy cúng tiếp tục lễ cúng dâng trâu. Một người có uy tín nhất trong các già làng đâm vào mui trâu lấy một ít máu để khấn với Yàng. Khi tiếng cồng chiêng vang lên rộn rã cũng là lúc dân làng nhịp nhàng tham gia điệu múa tung tung - ya yá. Dẫn đầu đoàn múa là các già làng, người thổi tù và bằng sừng trâu, một số người đánh cồng chiêng, đánh trống. Đàn ông hùng dũng trong điệu múa tung tung với vũ khí trên tay như gươm, giáo và khiên mây, mô phỏng các động tác chiến đấu và đi săn, thể hiện tinh thần thượng võ của họ. Phụ nữ nhẹ nhàng trong điệu ya yá với đôi cánh tay đưa ngang vai, cẳng tay gập vuông góc lên phía trên, bàn tay xòe rộng lên trời như khấn cầu thần linh và đón nhận ân huệ của Yàng; đoàn người múa chuyển động quanh cột buộc trâu theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Tiết tấu cồng chiêng nhanh dần, con trâu được xua chạy cũng theo hướng ngược chiều kim đồng hồ để phần ngực có trái tim hướng về phía ngoài; người ta chọn những người sử dụng dụ giỏi nhất để đâm thật chính xác, giúp con trâu khỏi bị kéo dài sự đau đớn. Khi con trâu gục xuống, dân làng phủ lên mình trâu những tấm khố, tấm dồ thật đẹp với ý nghĩa chia của cho trâu. Đuôi trâu được già làng cắt ra, nhúng vào máu trâu khấn cầu thần linh tiếp nhận lễ vật, sau đó ném vào chiếc phễu đan bằng tre được buộc ở trên đỉnh cột. Họ tin rằng khi đuôi trâu lọt vào phễu là lúc Yàng đã chứng nhận lễ vật và lời khấn cầu của dân làng, người ném được đuôi trâu lọt vào chiếc phễu sẽ được thưởng thêm một phần thịt trâu. Sau lế tế trâu, thịt trâu được chia cho cả làng cùng ăn, đầu trâu được treo lên cột giữa của gươl, với niềm tin hồn trâu sẽ giúp được no đủ, bình yên.
          Theo một số nhà nghiên cứu, lễ hiến tế trâu chính là tàn dư của tục hiến sinh xưa kia, người ta cho rằng con trâu hy sinh thay người làm vật hiến sinh tế thần, do đó trâu được xem như một thành viên trong cộng đồng làng, trong lời bài khóc tế trâu (prờ lư) thể hiện sự chân thành của dân làng đối với con trâu hiến tế.



Trai gái Cơ-tu đang múa tung tung-da dá
          Trong phần lễ, khi chủ lễ khấn vái thần linh, hiến tế con trâu để cầu mong sức khoẻ cho dân làng, mùa màng bội thu, bình yên cộng đồng... thì giai điệu cồng chiêng và múa có nhịp điệu chậm, tha thiết, biểu hiẹn sự tôn vinh và sự bộc lộ tình cảm gần gũi với con trâu. Trong lễ hội người Cơ tu tổ chức hát lý, đây là điệu hát mà chủ thể vừa là người sang sáng tác, vừa là người biễu diễn. Sứ sáng tạo nghệ thuật dân gian thể hiện khá đậm nét vì ở đây đòi hỏi sựu ứng khẩu linh hoạt và thông minh.
         Bên cạnh đó còn có lễ “dồn mồ” vào khoảng tháng giêng, tháng hai dương lịch, sau mùa tuốt lúa. Tết cũng là dịp ăn uống và đón tiếp khách vui vẻ. Nay nhiều nơi tổ chức tết vào dịp tết Nguyên đán    
  

  Lễ hội Chaharoo tamêê được người Cơtu cả 3 vùng gọi là lễ ăn mừng lúa mới
   Là một cư dân miền núi, sống nhờ hoàn toàn vào nông nghiệp nương rẫy, còn phụ thuộc vào thiên nhiên nên đồng bào Cơtu có một niềm tin vào các đấng siêu nhiên như : Giàng, thần linh, ma tốt hay vong linh ông bà, tổ tiên... Các đấng siêu nhiên này chiếm một vị trí rất quan trọng không những trong tiềm thức mà còn tác động mạnh mẽ đến đời sống, vật chất, tinh thần... của người Cơtu trong phong tục - tập quán, ăn uống, ma chay, cưới hỏi, cả về nếp sinh hoạt văn hóa lễ hội cộng đồng. Người Cơtu cũng tin rằng, mọi thứ chung quanh họ đều có hồn (rơvai), có những rơvai hiền, rơvai dữ, có những rơvai tốt, rơvai xấu... Ngoài thế giới của những người đang sống trên mặt đất còn có thế giới của trên trời, dưới sông, suối, trong lòng đất... linh hồn của ông bà, tổ tiên người Cơtu từ bao đời, từ đó sinh ra phong tục dâng lễ cầu an cho những rơvai và ông bà, tổ tiên. Các con cháu họ dù đi làm ăn xa, có chồng hay ở rể làng khác, bà con thân thuộc ở các làng khác đều được mời về dự hội này.
  Đối với người Cơtu, để lễ ăn mừng lúa mới (chaharoo tamêê) được tưng bừng, các gia đình tiến hành làm men ủ rượu trong ché để làm rượu cần. Hằng năm vào khoảng tháng 10, tháng 11 dương lịch, các bản làng của người Cơtu ở vùng cao, đến vùng trung, vùng thấp rộn ràng trong mùa gặt hái. Đây cũng là dịp để họ ăn mừng những hạt lúa mới đầu tiên trong vụ thu hoạch, mừng một vụ mùa trong năm đã cho họ no đủ, đánh giá một năm làm ăn trên cái nương, cái rẫy và bày tỏ ước mơ cháy bỏng mong muốn cây lúa mãi mãi sinh ra nhiều hạt nuôi sống dân làng, cộng đồng.
Để làm được việc này, theo truyền thống, người phụ nữ Cơtu lớn tuổi đeo gùi lên vai lên rẫy tuốt những bông lúa chín vàng đầu tiên đem về giã gạo nấu cơm. Chính cơm này được dùng trong lễ hội chaharoo tamêê, một số bông lúa được họ cột thành từng chùm treo lên ở vách nhà. Cùng lúc phụ nữ, con gái lo lấy lúa trên nhà kho (crlăng) xuống để nấu xôi, làm bánh, xuống suối bắt thêm ốc, cua... Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà lễ ăn mừng lúa mới lớn hay nhỏ. Thường gia đình nghèo thì cũng có những con heo, gà, vịt...; giàu thì đôi khi có cả trâu, heo, gà... Mâm cơm mới bao giờ cũng có thịt gà, họ làm một con gà lấy tiết rồi đặt mâm cơm giữa nhà gồm cơm mới, bánh, thịt, các loại rau... khấn vái cầu mong một mùa bội thu, no đủ. Cúng xong, họ đem thức ăn cho những nhà chung quanh. Cứ thế, lễ ăn mừng lúa mới được họ tổ chức hết nhà này đến nhà khác diễn ra trong suốt thời kỳ thu hoạch lúa. Trong quá trình diễn ra lễ này, nếu gia đình nào có khách lạ hoặc bà con, họ hàng đến chơi cũng được họ mời ăn uống no say và xem đây là niềm hạnh phúc lớn lao cho gia đình.Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi cơro noon mà lễ ăn mừng lúa mới được họ tổ chức quy mô thành lễ hội của làng. Nhà gươl, cột đâm trâu được trang trí với nhiều hoa văn sinh động, bên các vách nhà gươl hay những lối đối diện đều được trang trí những tấm dồ, tấm tút đẹp nhất thể hiện tính thẩm mỹ cao nếu mở hội đâm trâu, như báo với thần linh, ông bà, tổ tiên biết tấm lòng thành của mình.
  Khi mọi việc đã được chuẩn bị xong, lễ ăn mừng lúa mới (chaharoo tamêê), được tiến hành tại nhà gươl. Những người già am hiểu phong tục, tập quán lo đẽo, trang trí, điêu khắc cho cây nêu, đem đến dựng trước nhà gươl và được trang trí với nhiều dải tua Cơtu truyền thống trông rất trang nghiêm, tráng lệ, mọi người trong cơro noon náo nức chờ hội. Sau 3 tiếng cồng chiêng rồi 3 tiếng trống giục giã, ngày lễ ăn mừng lúa mới bắt đầu. Tại nhà gươl, hội đồng già làng trong trang phục truyền thống thực hiện lễ cầu an, dân làng, con cháu, bà con thân thuộc... trong những bộ trang phục đẹp nhất cũng có mặt tại nhà gươl để cùng làm lễ cầu an. "Xin cho dân cơro noon khỏi bị thất bát mùa màng, xin cho lúa, sắn, bắp đầy kho, trâu bò đầy đàn, cho dân cơro noon luôn được khỏe mạnh, giàu sang, xin cho dân cơro noon được sung sướng, ấm no, xin cho dân cơro noon khỏi mọi tai ương, rủi ro, xin cho súc vật khỏi bị bệnh dịch, xin cho dân cơro noon thịnh vượng và phát triển...”. Cứ mỗi lần thực hiện bài cúng trên, già làng lại cầm những tua tre dát mỏng trông giống như những bông hoa chấm xuống chén rượu rồi vung lên các dải trang trí trong nhà gươl...
Khi trâu đâm chết, họ lần lượt lấy tấm dồ đẹp nhất đắp lên mình trâu, các loại bánh cũng được họ bỏ vào chỗ trâu chết với ước vọng cầu cho trâu chết vào thế giới thần linh cũng được no đủ... Các loại bánh này được dân làng lấy ăn, tiết trâu cũng được họ lấy bôi lên trán, lên cổ cầu mong bệnh tật sẽ khỏi, sức khỏe dồi dào, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân làng no đủ... Trâu được xẻ thịt chế biến các món ăn truyền thống, họ tụ tập lại nhà gươl ăn uống vui chơi kéo dài tới sáng hôm sau. Lễ hội Chaharoo tamêê chấm dứt, mọi người lần lượt ra về trong sự đùm bọc thương yêu nhau và đợi một lễ ăn mừng lúa mới năm sau.

Nghệ thuật
   Cơ tu cũng là dân tộc có nền văn hoá và âm nhạc khá phát triển, đặc biệt là kho tang truyện cổ với nhiều huyền thoại về tộc người, địa danh cùng nhiều ý nghĩa văn hoá tâm linh khác. Bên cạnh đó, kho tàng văn nghệ dân gian của dân tộc Cơ tu với nhiều bài hát, điệu múa, bài thơ, truyện kể được truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nghệ thuật điêu khắc và trang trí truyền thống cũng rất tinh xảo với những bức vẽ, chạm khắc ở nhà Gươl, những bức tượng khoả thân treo ở cổng làng hoặc những bức tượng rất kì bí xung quanh các nhà mồ...
         Kho tàng văn học dân gian của dân tộc Cơ tu phong phú và nhiều thể loại như: Cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ...
ngoài ra có loại vừa kể vừa ngâm kiểu HơAmôn của các dân tộc Tây Nguyên. Văn học dân gian dân tộc Cơ tu thể hiện đuợc tính cách con người và công đồng dân tộc. nó ca ngợi lòng yêu thương bao dung giữa con người với con người, ca ngợi tinh thần chiến đấu, lao động sáng tạo và hướng về cội nguồn tổ tiên của dân tộc Cơ tu.

         Họ cũng có bài dân ca giao duyên va mang tên là hát “ cha chấp”. Hát “ cha chấp “được trai gái độ tuổi yêu đương rất thích. Nội dung của hai bài hát “ cha chấp “ là lời tỏ tình, là lời tâm tư, tình cảm của những người giàu lòng yêu thương, khao khát có một cuộc sống gia đình no ấm, yên vui...

                     “ Anh bắt được con nai, em muốn anh là con rể của mẹ
                        Anh săn được con gấu, em muốn anh là con rể của cha”
                                                        ( Amo- mô kiêng a-cu –Dan ca Cơ Tu)
         
          Nói lý - hát lý (p'rá pr'ma-têng bhanoóch) là một loại hình nghệ thuật ứng khẩu, truyền khẩu rất độc đáo của người Cơtu. Nghệ thuật này vẫn được các bậc cao niên gìn giữ ở hầu hết các làng bản (carơnoon) Cơtu. Ngày nay, lớp trẻ chỉ được thưởng thức nghệ thuật p'rá pr'ma-têng bhanoóch qua các lần tổ chức đám cưới (têng bhiệc đam), ăn mừng lúa mới (cha haroo tamee) hay lễ ăn thề kết nghĩa anh em (pr'ngoóch-gương yên)...
          Nói lý - hát lý được dùng rộng rãi trong sinh hoạt văn hóa của người Cơtu, được xem là nghệ thuật “so tài” giữa các cụ cao niên, tiền bối làng này với các cụ cao niên tiền bối làng kia, giữa chủ nhà với khách...; thậm chí được dùng trong công việc giải quyết mâu thuẫn nội bộ, xã hội trong cộng đồng tộc người Cơtu, có tác dụng hòa giải mang tính chất “giả định khẳng định” buộc người khác phải thừa nhận và nghe theo. Nói lý - hát lý của người Cơtu thường nhiều lớp nghĩa, ý càng sâu, kín đáo, đối thủ không hiểu (không còn "đấu" lại được) thì càng chứng tỏ tài nổi tiếng của người hát. Cái khó của p'rá pr'ma-têng bhanoóch là không có bài mẫu chung để học hát, học nói mà nó phụ thuộc vào việc ứng khẩu của người đưa ra, tức theo trình độ, khả năng kinh nghiệm của từng nghệ nhân, người hát. Chính vì thế mà nhiều thế hệ trẻ Cơtu hôm nay rất ít ai nói lý - hát lý được một cách thông thạo, nhuần nhuyễn. Đây là vấn đề nan giải cần được khắc phục, không quan tâm đúng mức sẽ có nguy cơ bị mai một và dần mất đi.

          Đám cưới là dịp người Cơtu thường sử dụng nghệ thuật nói lý - hát lý. Sau khi đón khách xong, chủ nhà (thường nhà trai) chuẩn bị mâm tiệc đón khách (ch'nao) hoặc đón chào các bậc cao niên (pay buốh tacoóh); đại diện chủ nhà thường là những người có uy tín, kinh nghiệm, có trình độ ứng khẩu tốt khởi xướng đầu tiên (pay h'la, tức “tuyên bố lý do”). Thường thì chủ nhà nói rất khiêm tốn trong việc tiếp đãi tiệc tùng... Hát lý bao giờ cũng sau nói lý, hát lý là bước nâng cao giá trị của nói lý. Thường chủ tiệc chọn thời điểm thích hợp để cất lên tiếng hát mở đầu: "Ô... ô... ô... Azô achoọng/coonh vóc, coonh êên..." (phần đệm của điệu nhạc) sau đó mới đi vào nội dung chính, với những từ ẩn ý, sâu lắng trong truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Cái đặc sắc trong câu nói lý - hát lý là giữ được giá trị đạo lý của dân tộc, ví dụ muốn ví bề trên, người có uy tín thì người nghệ nhân đưa ra các vật có giá trị tương xứng như “con gấu đem mật cho người”, “con trâu kéo cày giúp đời”, “con voi xác to, voi quý”...
          Câu nói lý - hát lý của người Cơtu rất đa dạng về ngôn từ, người ta sử dụng nhiều hình ảnh lạ, sâu kín tạo một sự ẩn ý khá độc đáo, yêu cầu người nghe phải động não suy nghĩ. Do sự kín đáo như vậy kết hợp với những lý lẽ khó hiểu mà có rất nhiều người khi nghe không nắm bắt hết ý của người nói, người hát muốn đề cập, nên cũng thường gây sự hiểu nhầm. Nhưng trong hát lý người ta lại thường nói ngầm (nếu muốn trách móc người nào đó) một cách sắc bén, kín đáo, nhẹ nhàng. Một cái hay nữa trong nói lý - hát lý của người Cơtu là người Cơtu không bao giờ sử dụng câu nói, câu hát tục tĩu, thiếu văn hóa hay gây mâu thuẫn, mất đoàn kết với nhau; mà ngược lại tăng thêm sự đoàn kết, hiểu nhau hơn.
          Với nói lý - hát lý, người Cơtu có quyền khẳng định nghệ thuật truyền thống của mình và tự hào về nét văn hóa nghệ thuật có một không hai này. Ngoài nghệ thuật p'rá pr'ma-têng bhanoóch, người Cơtu còn có nhiều loại hình nghệ thuật ứng khẩu tương tự rất độc đáo nhưng theo vần điệu như chàchập-babóoch (hát giao duyên), hau c'lêng (khóc người chết)... Mặc dầu vậy, những bậc cao niên Cơtu vẫn trăn trở mỗi khi nhắc đến truyền thống văn hóa của dân tộc. Già làng Alăng Phát tâm sự: “Bọn trẻ ngày nay bảo xấu hổ khi mặc khố, múa hát cồng chiêng. Chúng cũng không muốn nghe khi già nói lý - hát lý, vì cho rằng... lạc hậu!”. Vì vậy, sẽ rất đáng lo ngại một khi những giá trị văn hóa của đồng bào Cơtu không được trao truyền, tiếp nối.

         Múa là một trong những nghệ thuật không thể thiếu được của dân tộc Cơ Tu, có thể nói người Cơ Tu nam hay nữ khi biết chạy biết nhảy thì đã biết múa. Múa của dân tộc Cơ Tu bao gồm hai thể loại : múa tung tung ( múa nam ) và múa da- dá ( múa nữ ). Khi múa tung tung người đàn ông đóng khố hoặc choàng tấm tuốt từ vai xuống lưng, ở những lễ hiến tế thần linh, người múa tay trái cầm thêm khiên, tay phải cầm kiếm hoặc cây giáo lưỡi ngắn, động tác múa hùng dũng nhịp nhàng theo nhịp 2/4, lấy tiếng trống làm nền cho sự chuyển nhịp. Múa da – dá là vũ điệu của nữ giới. Đó là vũ điệu lung linh, uyển chuyển như cây lau trước gió, như giòng suối mượt mà uốn quanh, khi múa đôi chân đứng thẳng khoan thai, đôi tay vươn lên khỏi đầu, bàn tay đưa ngả theo hướng sau lưng như chống đỡ cả bầu trời, giống như đôi sừng trâu biểu tượng « đầu trâu máng nước » một sắc thái văn hoá nhiều dân tộc thiểu số, cũng như hình tượng hiến tế thần linh của người dân tộc Cơ Tu.
           Múa ya yá được xem là tuyệt tác nghệ thuật, tâm hồn và là một biểu tượng của văn hóa truyền thống Cơtu, được ngợi ca là “vũ điệu dâng trời”.
Nhưng ít ai biết rằng, từ những năm 60 của thế kỷ trước, nghệ sĩ nhân dân Thái Ly và nghệ sĩ ưu tú Ngân Quý đã thấy được cái vẻ đẹp lung linh của vũ điệu ya yá -  hạt ngọc quý của núi rừng Trường Sơn - và họ đã dành tất cả tình yêu để thăng hoa điệu múa đó trên sân khấu biểu diễn nghệ thuật.
          Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc và ý nghĩa của điệu múa này. Theo NSƯT Ngân Quý, người có công sưu tầm, cải biên điệu múa ya yá của dân tộc Cơtu và ka đấu của dân tộc Co ở Quảng Nam từ những năm 60 của thế kỷ trước, điệu múa đó bắt nguồn từ những động tác dâng lễ vật từ thời xa xưa. Lễ vật được mang trên tay là xôi, thịt, hoa, trái... để dâng mừng. Trên cơ sở hiện thực ấy, động tác dâng lễ vật theo quá trình phát triển lâu dài của lịch sử được nhân dân sáng tạo, cách điệu hóa lên thành nghệ thuật có trình độ thẩm mỹ cao. Nhận định này có tính thuyết phục và dễ được giới chuyên môn chấp nhận nhất. Với con mắt tinh đời của một nghệ sĩ, biên đạo múa, Ngân Quý thấy được cái nét đặc trưng của vũ điệu. Bà cho rằng khi người ta dâng lễ vật, đầu và thân trên hướng vươn lên trang trọng, kính dâng. Kết hợp hài hòa cùng những bước nhảy xiến, nhảy trượt ngang, xoay lật nhún nghiêng, xoay lật nhấn nẩy, nhích quay lượn người... thể hiện dáng vẻ, đường nét tạo hình rất sinh động, tạo nên hình tượng nghệ thuật múa Cơtu thật mượt mà, thanh cao và đầy sức sống. Nó tựa như một công trình điêu khắc được gọt tỉa, chắt lọc công phu : vừa cổ kính, thiêng liêng lại vừa hiện đại, sống động.
Điều đặc biệt nữa là vũ điệu ya yá có kết cấu tổ hợp múa theo tính tiết tấu trên nền nhạc cồng chiêng với điệu đhưng dồn dập, lôi cuốn, tiếng trống cha gơr rộn ràng và múa theo tuyến gấp khúc nên mang lại hiệu quả tốt đẹp cho tác phẩm múa. Cùng với trang phục dân tộc độc đáo, đặc biệt bộ váy nữ được quấn ngang ngực, để trần phần trên ngực cùng với đôi vai và hai cánh tay thật mềm mại, trẻ khỏe, tôn thêm vẻ đẹp kỳ diệu của dáng múa Cơtu... Chính vì thế, điệu múa ya yá đã cuốn hút tư duy sáng tác của nhiều nghệ sĩ. Các nghệ sĩ múa nổi tiếng Việt Nam như NSND Thái Ly, NSƯT Ngân Quý đã lưu tâm nghiên cứu, bảo lưu tính nguyên gốc và kế thừa, cải biên, dàn dựng thành những tiết mục múa đặc sắc trên sân khấu, tham gia các hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp





Múa tung tung da dá của dân tộc Cơ –tu

         Giá trị văn hoá dân tộc Cơ Tu còn biểu hiện tập trung ở tính nghệ thuật tạo hình, tạo vật, tạo nền, tạo hoa văn, đồ vật mà nổỉ bật là nhữnh hạt cườm trên mặt vải. Nhưng có thể nói nghệ thuật điêu khắc, gỗ, tạo hoa văn và tạc tượng khẳng định tư chất sáng tạo và sự phát triển nhưng năng lực thẩm mỹ. Nghệ thuật tạo hình, đặc sắc cảu dân tộc Cơ Tu tập trung ở cột đâm trâu, nhà mồ, mặt nạ gỗ.
         Cột đâm trâu tạo dựng thông qua nghệ thuật điêu khắc có thể hiện tập trung ở cột chính nơi buộc con trâu. Cột chính cao 2 đến 3 mét, các mô típ điêu khắc trên cột đâm trâu đối xứng với nhau và nhỏ dần về phía trên với những đường cong uốn lượn, nhiều hoa văn hình học được vẽ và tô màu,
kể cả những hình tượng có mối quan hệ với sinh thực khí của người Chăm, một phần thân cột có gắn hình đầu và cổ con chim. Ở nhà Gươl có nhiều kiệt tác về điều khắc với các phù điêu nổi, liền trên nền gỗ hình các con thú, hình người săn bắn, hình vũ điệu da dá, đàu trâu, các hình ảnh sinh hoạt cộng đồng, những hoa văn phản ánh các quan niệm về đất trời... tất cả tập trung ở sườn nhà và cột nhà. Đường nét tuy còn đơn giản, mộc mạc, nhưng lại mang đầy tính nghệ thuật, thể hiện bàn tay khéo léo, sánh tạo của dân tộc Cơ Tu. Ở nhà mồ cũng tập trung nhiều tác phẩm nghệ thuật tạo hình khá sắc sảo. Vào khu nghĩa địa, chúnh ta như lạc vào vườn tượng, ở
đây ta bắt gặp thiếu phụ ngồi khóc, tượng đam trâu, con thú.  Trên mái nhà là những hoa văn hình chim, hình con thằn lằn và các sinh hoạt tín ngưỡng khác.
          Gắn bó trong đời sống tâm linh nên hình tượng con trâu đã đi vào nghệ thuật Cơtu rất hồn nhiên. Trong điêu khắc Cơtu, đầu tiên phải kể đến những quan tài hai đầu trâu, đây là loại hình quan tài rất đặc biệt được làm từ 2 phần thân cây khoét rỗng; bên ngoài phần nắp tạo hình thân trâu, 2 đầu trâu nằm đối xứng ở hai đầu nắp quan tài; phần đầu trâu được thể hiện rất chân thực với đôi sừng cong vút; một số quan tài có trang trí hoa văn hình học đặc trưng của người Cơtu, một số khác để trơn phần thân, chỉ chú trọng phần hai đầu trâu. Đầu trâu còn được thể hiện trên nhà mồ, có nơi người ta chạm trổ 2 đầu trâu đối xứng ngay trên hai đầu bờ nóc, cũng có nơi hai đầu trâu được thể hiện ở trên hai thanh gỗ chận 2 đầu mái nhà mồ
                  
         Cây đàn hroa ( hờ roa ) của đồng bào dân tộc Cơ Tu gần giống với cây đàn Cò của người Kinh. Cây đàn cũng là một tác phẩm nghệ thuật hát không há miện rất độc đáo của người Cơ Tu.
         Chiều dài toàn bộ cây đàn khoảng 50 cm, được chia làm hia phần chinh : Đế đàn làm bằng một mảnh gỗ mỏng gần 1 cm, dài trên 10 cm, có chạm trỗ hoa văn hoạ tiết rất đẹp. Khi chơi đàn có thể dùng hai ngón chân cái và trỏ kẹp vào phần dưới củ đế đàn nhằm định vị cho cây đàn. Thân đàn gồm một ống nứa nhỏ, đường kính gần 30 cm, đầu dưới được gắn vào đế đàn, phần trên để trống và cũng là nơi chứa cần đàn ( cần kéo )- khi khôn sử dụng. Gần đầu đàn có một cái chốt bằng tre xuyên qua thân đàn để lên dây đàn. Dưới chốt, trên thân ống có gắn 3 cái núm nhỏ làm bằng chai chò ( cây chò ), gọi là vú đàn và gắn theo chiều dọc của ống, có khoảng cách 1 cm giữa các vú. Ngoài ra, có một sợi chỉ ( dài hơn thân đàn một chút ), nối từ nơi tiếp giáp giữa đế đàn và thân đàn, đến cuối sợi chỉ thì xuyên qua một mảnh vải con trút, cắt theo hình tròn.
         Đàn đựoc chơi qua hai cách. Cách thứ nhất : dùng cây cần bằng tre hay nứa kéo qua lại chỗ tiếp giáp giữa cây đàn và thân đàn, đồng thời các ngón tay của bàn tay trái bấm dây đàn, âm thanh phát ra như những cây đàn bình thường khác. Cách thứ hai : là người sử dụng dùng hai hàm răng cắn miếng vỏ trút và giữ cho sợi chỉ nằm trong tình trạng căng ra ( không bị trùng ) đồng thời hát ( hát trong khi hai hàm răng vẫn cố định, không há miệng ). Âm thanh lúc ấy phát ra lớn hơn và không còn nghe tiếng nhạc đơn thuần nữa mà là nghe hoà quyện lời ca lồng trong tiếng nhạc, nghe rất não nùng, đượm màu hoang dã, lôi cuốn ngưòi nghe.
Areeng là một loại sáo thổi dọc, được làm bằng một ống nứa dài khoảng 34cm, có 2 lỗ bấm có lưỡi gà được tách ra từ vỏ ống nứa đặt bên mép ống. Khi thổi phải ngậm kín phần có lưỡi gà trong miệng. Đây là loại sáo thô sơ nhất, dễ kiếm dễ làm.

Sáo Areeng
          Mặc dù chỉ 2 lỗ bấm, nhưng các già làng thổi thành thạo có thể thực hiện từ 4 đến 5 âm với những nét nhạc linh hoạt:


          Tiếng Areeng đục hơn tiếng sáo trúc của người Kinh. Do vật liệu thô sơ, chế tác đơn giản nên âm thanh chưa hẳn ở cái sáo nào cũng chuẩn. Cái Areeng chúng tôi khảo sát là do già làng Quỳnh Hoàng (một nghệ nhân của người Tà Ôi, biết sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ) chế tác. Ông là người chế tác hầu hết các loại nhạc cụ cho người Cơ Tu  ở A Lưới.
          Sáo Areeng thường được trai gái Cơtu dùng để tỏ tình trong những buổi đi sim. Có loại Areeng 2 lưỡi gà đặt ở 2 đầu ống dùng cho 2 người thổi, một nam và một nữ trong giai đoạn tìm hiểu hoặc mến thương nhau. Loại Areèng này dài hơn khoảng 5cm có 3 lỗ nhưng 2 người chỉ sử dụng 2 lỗ 2 đầu còn lỗ giữa để thoát hơi.
Talee là một loạ sáo cũng thổi dọc như sáo Areeng nhưng dài hơn - khoảng 50 - 55cm và có gắn núm trái bầu khô làm loa sáo, làm cho tiếng vang to và xa hơn. Talee có 4 lỗ bấm thực hiện được 5 âm không có bán âm với nét nhạc sau đây:
Sáo Talee

          Karyok ayol giống như một cái Tù và nhỏ vì được làm bằng sừng dê núi, chỉ dài khoảng 10 - 12cm, đường kính ở góc sừng khoảng 2,5cm. Lưỡi gà đồng đặt cách chóp sừng, phía trong hình vòng cung 3cm - đầu nhọn của sừng được cắt thủng. Khi thổi có thể bịt cả 2 đầu hoặc không bịt để tạo ra âm khác. Màu âm của Karyok ayol sáng và chói nhọn, đôi lúc the thé như tiếng của thú rừng.


Thường hay được thổi trong lúc lên nương rẫy cho vui chân, đỡ buồn và có tác dụng đuổi thú rừng phá hoại hoa màu. Nó cũng là tín hiệu báo cho nhau giữa rừng xanh núi thẳm. Trong một số lời ca của điệu hát Baboih và chachấp do nhạc sĩ Minh Phương sưu tầm, có bài có đề cập đến 2 nhạc cụ này.
Tarqơơi toók là một nhạc cụ đơn giản Họ hơi, chi thổi chỉ thấy ở người Cơ Tu. Tarqơơi toók được làm từ một đoạn ống tre dài khoảng 25cm, đường kính khoảng 2cm. Một đầu ống tre có mắt kín, có đục lỗ thổi ở mép ống, gần mắt, đầu kia rỗng được khoét, vạt vào thân ống bằng ½ chiều dài có tác dụng để điều khiển âm thanh. Người diễn tấu thổi trực tiếp vào lỗ thổi, tay trái nâng nhạc cụ, tay phải điều khiển âm thanh. Sáo Tr’ơi toóc nghe rộn ràng, phấn chấn. Cũng như Karyok ayol, Tarqơơi toók chỉ có một âm cố định phát ra trên một lỗ thổi, sự điều khiển âm thanh ở tay phải chủ yếu là tạo âm thanh bắt chước tiếng hót của một số loại chim rừng. Vì thế không phải là một nhạc cụ sở trường diễn tấu giai điệu.
          Các dân tộc anh em trên vùng Trường Sơn - Tây Nguyên như: Ba-na, Giẻ Triêng, Xơđăng, Giarai… trong đó có người Cơtu, đều có vốn âm nhạc truyền thống đặc sắc. Cồng chiêng là loại nhạc cụ phổ biến ở hầu hết các dân tộc và nó trở thành một loại nhạc cụ không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống, trong ma chay, cưới hỏi… Mỗi dân tộc có cách sử dụng cồng chiêng riêng cho dân tộc mình.
Cồng chiêng đã làm nên nét độc đáo và phong phú của văn hóa vật thể - phi vật thể trong đời sống cộng đồng người Cơtu. Nó trở thành một thứ nhạc cụ không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống, là ngôn ngữ nối con người với các đấng siêu nhiên như: Yàng, thần linh, ông bà, tổ tiên…
Do đặc điểm cư trú, hiện người Cơtu vùng núi Quảng Nam sinh sống thành 3 vùng: người Cơtu vùng cao, người Cơtu vùng trung, người Cơtu vùng thấp, với số dân khoảng 42.266 người. Họ đều xem cồng chiêng là loại hình văn hóa nghệ thuật mang đậm đà bản sắc và nó có mặt trong những lễ hội truyền thống tưng bừng của buôn làng như: Lễ ăn mừng lúa mới (Cha ha roo tơmêê), lễ ăn mừng được mùa  (Bhuối Aví), lễ bỏ mả (Têng-Ping), lễ ăn mừng nhà Gươl (Lang tơrí), trong những giờ phút chia ly, đưa tiễn người thân, bạn bè, đón mừng ngày vui chiến thắng, lễ ăn thề kết nghĩa anh em giữa hai làng người Cơtu (Pơ-ngoót)… cồng chiêng lại vang lên hòa cùng cuộc sống của người Cơtu giữa Trường Sơn đại ngàn…
Cồng chiêng là loại nhạc cụ đã được một số nhà nghiên cứu, một số nhạc sĩ… tìm hiểu về thể loại nhạc cụ này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu mới chỉ nằm trong những giới hanạ, trong bài viết nhỏ này, chúng tôi muốn đề cầp về vai trò và chức năng của cồng chiêng trong đời sống hằng ngày, trong những dịp lễ hội truyền thống… của cộng đồng người Cơtu.
Khi tìm hiểu về nhạc cụ truyền thống trong đó cồng chiêng của người Cơtu vùng núi Quảng Nam, các nhà nghiên cứu, một số nhạc sĩ… đều cho rằng: Người Cơtu vùng cao, người cơ tu vùng trung có tiết tấu cồng chiêng chậm và trầm, người Cơtu vùng thấp có tiết tấu cồng chiêng nhanh, rộn rã. Được biết, dù người Cơtu phân bố trên 3 vùng nhưng ở họ đều dùng hai loại chiêng: chiêng bằng và chiêng núm với 6 chiếc to, nhỏ khác nhau. Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, ở người Cơtu trong các lễ hội lớn của buôn làng như: lễ ăn mừng lúa mới (Cha ha roo tơmêê), lễ ăn mừng được mùa (Bhuổi Aví), lễ ăn thề kết nghĩa anh em giữa hai làng người Cơtu (Pơ-ngoót), lễ ăn mừng nhà Gươl (Lang tơri)… người Cơtu thường tấu nhạc điệu cồng chiêng bằng cách tác động vào núm cồng, vào điểm giữa của chiêng, kết hợp với dùng tay trái chặn vào mặt sau ở vào thời điểm cần thiết (tức là ngắt tiếng). Đó là kỹ thuật, nghệ thuật trong cách đánh cồng chiêng của người Cơtu. Phổ biến họ gõ cồng chiêng bằng dùi có bọc vải ở đầu, gõ cồng chiêng bằng dùi để trần, là một đoạn cây dát mỏng, mềm, lúc họ lại tấu cồng chiêng bằng phần mềm của nắm tay.
Khi làng có tổ chức nhiều lễ hội truyền thống tưng bừng như trên, ở họ sử dụng điệu chiêng vui nhôn, sôi nổi Đờ hương, kèm theo điệu mùa tung tung (múa nam), da dá (múa nữ) nhanh và linh hoạt… Trong lễ hội đâm trâu, người Cơtu xem con trâu là người bạn thân thuộc, có điệu chiêng khóc tế trâu Prờ-lư.
Trong lễ tang ma, lễ bỏ mả, những lúc phải xa lìa vĩnh viễn, mất cha, mẹ, con cái, người thân trong gia đình, đồng thời giãi bày nỗi đau, bớt đi nỗi dằn vặt của mình, trong những lúc này cồng chiêng lại có tiết tấu theo điệu Cơ lâu - Cơ lênh, tiếng chiêng được vang lên từ bên ngoài của mặt lưng chiêng với tâm trạng buồn thảm, nhớ nhung da diết và thương tiếc người thân với âm điệu Cơ lâu - Cơ lênh chậm chạp, buồn nhớ…
Trong sinh hoạt mang tính xã hội như chiến thắng với thú dữ, chiến thắng với bão lụt, trong những giờ phút chia ly, đưa tiễn người thân, bạn bè, đón mừng chiến thắng, chiến thắng với kẻ thù (xưa người Cơtu có tục trả đầu), trong dịp này, người Cơtu sử dụng cồng chiêng với tiết tấu mạnh mẽ hùng tráng với điệu Đờ hập - Bờ rếch. Trong lễ ăn thề kết nghĩa anh em giữa hai làng người Cơtu (Pơ-ngoót), lễ cưới hỏi, lễ giải quyết bất hòa trong gia đình, trong buôn làng kéo họ lại gần nhau hơn, thương yêu, giúp đỡ, đùm bọc nhau trong cuộc sống, trong những lúc hiểm nguy, gian khó… trong những trường hợp này người Cơtu sử dụng cồng chiêng với tiết tấu điệu Cơ lới nhanh, vui nhộn, sôi nổi và đầy lạc quan, yêu đời…
Cồng chiêng trong đời sống của người Cơtu là một thế giới âm thanh lạ lùng, đa năng và mang cả nét kỳ bí trong không gian nguyên sơ của núi rừng. Đây là vốn quý không những với họ mà cho cả chúng ta hôm nay cần bảo tồn và phát huy.


 V. Tổ chức xã hội
                    
       
          Làng bản của người Cơ Tu – ( vel ) tồn tại theo hình thức đơn vị cư trú, tự quản. Đứng đầu có chủ làng ( ta ko vel ) do hội đồng già làng bầu ra.Tiêu chuẩn để chọn chủ làng là : đàn ông khoảng 45 tuổi trở lên ,thông hiểu phong tục tập quán của địa phương ,có vốn sống ,nói năng hoạt bát ,có uy tín để có thể giải quyết xích mích xảy ra trong làng ,hoặc giữa người trong làng với dân ở làng khác .Người được chọn là chủ làng phải có kinh tế khá giả ,vợ con của ông ta phải hiếu khách .
          Ở làng người Cơ-tu nào bên cạnh người chủ làng lúc nào cũng có một chỉ huy quân sự (tako tak cop).Dưới sự hướng dẫn của chủ làng ,chỉ huy quân sự có nhiệm vụ triệu tập các cuộc họp của trai tráng trong làng hướng dẫn họ luyện tập ,chỉ huy và tổ chức các cuộc « săn đầu người »
           Làng có sân làng, giữa sân có một cây cột (để làm lễ đâm trâu), nhà Gươl (nhà sàn chung) được dựng ở vị trí quan trọng và được trang trí nhiều hình động thực vật bằng gỗ, được chạm khắc rất công phu... đó là «  linh hồn » của buôn làng, nơi hội họp, cát giữ các đò quý giá của làng. Những năm gần đây, một số làng đã không còn giữ nét truyền thống nhưng họ vẫn giữ gìn nhà Gươl như một bảo vật tâm linh.
         Người Cơ Tu sống theo chế độ phụ hệ, con lấy theo họ cha, chỉ người con trai mới thừa hưởng được gia tài. Mỗi dòng họ của người Cơ Tu đều có tên gọi riêng và mỗi người họ đều có một kiêng cữ nhất đinh. Có một câu chuyện kể về lai lịch của dòng họ và sự kiêng cữ kì lạ, đó là lúc sống họ co trách nhiệm cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau, khi chết được chôn cất bên nhau và trong bãi mộ chung của làng. Nhà mồ của người khá giả to đẹp, được vẽ và chạm khắc cầu kỳ. Đồng bào Cơ Tu không có tục cúng giỗ, tảo mộ.

         Theo phong tục của người Cơ Tu, khi người họ này đi lấy vợ họ kia, thì người họ kia không dược lây vợ ở họ này, mà phải đi lấy vợ ở họ khác. Tập tục của người Cơ Tu cũng cho phép khi gia đình người chồng chết, người vợ có thể lấy anh hoặc em chồng và khi người vợ chết, người chồng cũng có thể lấy em hay chị của nhà vợ. Việc kết hôn thường mang tính chất gả bán, sau lễ cưới cô dâu đến ở nhà chồng. Chế độ một vợ một chồng rất phổ biến, tuy nhiên cũng có một số người khá giả lây hai vợ.

VI. Phong tục tập quán
Cho đến thời gian gần đây ,tục kiêng cữ (điêng) của người Cơ-tu còn khá khắt khe. Mỗi khi làng có việc như : dựng nhà, phát rẫy,tuốt lúa, cầu mưa, tang lễ …nhất là vào các dịp làm lễ đâm trâu đều có cữ làng. Dấu hiệu cữ là một cành cây cắm giữa lối vào làng. Khách lạ vào làng vào dịp đó bị phạt rất nặng ,thậm chí bị thiệt mạng . Nhưng các tục lệ này đang có chiều hướng giảm dần .
1. Những kiêng cữ liên quan đến việc lập làng và lập nhà mới
        
         Tìm đất dựng làng : làng thường được chọn những nơi có địa thế đẹp, tương đói bằng phẳng và gần nguồn nước. Chủ làng  ( ta co ) tìm được đất thì phát hết cây cối một vạt nhỏ, cắm nêu đinh đánh dấu rồi ra về. Trên đường về nếu ta co gặp rắn, moong kêu hoặc chím săn sắt vừa đi vừa kêu cùng hướng với nguời đi là điễm xấu. Đem về ông ta thấy cây gẫy, nước dânn cao là điềm xấu, phải đi tìm nơi khác.      
         Khi dựng làng mới, trong thời gian từ 3 – 5 ngày dân làng phải giết hết gà, lợn để cúng các thần đát nơi mới. Và kiêng không cho khách lạ vào làng. Ngoài ra dân làng không được phát rễ, chặt cây.
        Nhà không làm bằng gỗ ha lêm, gỗ đa ( bnứt ) và gỗ gạo ( krol ). Người ta cho rằng nếu làm nhà băng các loại gỗ ấy ma sẽ đến ở và đer làm hại những người trong nhà.
         Khi dựng nhà mới chọn ngày tốt ( theo lịch người Cơ Tu ) và phải giết hết lợn để làm lễ cúng ỳang.  
         Khi dựng cột, đào lỗ chân cột nếu đào phải hố mối thì phải chuyển nhà đến chỗ khác.
         Đang dựng nhà mà nghe tiếng mang ( hoãng ) kêu, sấm hay một người nào đó hắt hơi thì phải dừng lại chỡ ngày khác làm tiếp.
         Đàn bà không được trèo lên lợp mái nhà, mà chỉ đưa lá cho đàn ông lợp.
         Trong khi dựng nhà mới và sau đó một tháng những người trong nhà không được ăn thịt thú rừng. Trong khi dựng nhà cũng phải kiên không cho khách lạ vào làng. Trước khi vào nhà mới, gia chủ nhờ hai thanh niên lên nhà trước lấy hai hòn đá đập vào nhau cho lửa bén vào bùi nhùi rồi lấy lửa đó nhóm vào các bếp trong nhà. Đồng thời cắm ở mỗi bên bếp bốn cây cha cho. Đó là một thanh nứa dài chừng 40 cm, phần trên chẻ làm bốn, hai mảnh đối nhau được uốn xuống phía dưới thành hai vòng tròn, đàu trên của hai mảnh còn lại được cắm vào một mẩu chuối xanh. Những cái cha cho này để sáu ngày, trong thời gian này gia chủ chưa được đem rựa và ché để lên nhà.
         Sau khi mọi nhà trong làng đã làm xong nhà rồi mới được làm nhà Gươl.
 Hôn nhân
Tục ngủ duông
          Ngủ duông là một thông điệp gửi gắm những mối tình trai gái Cơtu nên vợ nên chồng để hôm nay nó vẫn còn trường tồn mãi với thời gian của một cư dân sinh sống lâu đời trên vùng Trường Sơn bao la và rộng lớn này.
Tỉnh Bình-Trị-Thiên (cũ) vào đến tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng là địa bàn cư trú lâu đời của người Cơtu hiện nay. Đến nay, người ta biết đến dân tộc Cơtu có nền văn hoá vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú là cơ sở để cho cộng đồng người Cơtu tồn tại và phát triển. Đối với họ, hôn nhân là một sự kiện quan trọng không chỉ cho gia đình, họ hàng cô dâu, chú rể mà cho cả buôn làng. Nằm trong sự kiện quan trọng đó, ở người Cơtu còn tồn tại một phong tục mà chỉ ở cư dân này mới có, đó là tục ngủ duông (lướt zướng).

          Già làng B'ríu P'râm - 86 tuổi dân tộc Cơtu, hiện đang sống tại thôn B'Hôồng xã Sông Kôn huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam; Nguyên Bí thư Huyện uỷ huyện Hiên (nay là hai huyện Đông Giang và Tây Giang) - và một số già làng dân tộc Cơtu cho biết: Trong cộng đồng người Cơtu từ xưa đến nay ở họ luôn có nền nếp trong việc giáo dục và dạy bảo con cái từ lúc mới sinh cho đến lúc trưởng thành. Ngày xưa, con trai Cơtu từ 20 đến 22 tuổi (tương đương 20 đến 22 mùa rẫy) và họ được đánh giá trưởng thành là người biết làm ăn, biết lo toan cuộc sống gia đình, biết săn bắn, biết đan gùi, đan giỏ... thì họ mới được có vợ, người con gái Cơtu từ 18 đến 20 tuổi mới được có chồng và là người biết nấu ăn, dệt vải... Chính vì thế mà từ xưa đến nay nhìn chung ở người con trai, con gái Cơtu chưa thấy ở họ phạm luật tục.

          Hiện nay xã hội ngày một phát triển, nhưng tại một số vùng của người Cơtu miền núi tỉnh Quảng Nam việc có chồng, có vợ của nam nữ Cơtu có thể sớm hơn nhưng luật tục Cơtu rất nghiêm khắc quy định con trai nếu có vợ không dưới 18 tuổi, con gái có chồng không dưới 16 tuổi. Nếu ai phạm luật tục thì tuỳ ở mỗi tính chất vi phạm mà bị luật tục phạt tội.

          Được biết, trong cộng đồng người Cơtu, đến nay người ta biết đến ở họ có cả thảy hơn 23 dòng họ như: Alăng, Arất, Rơrâm, B'hnướch, Avô, Pơloong, Ating, Pơling, Pugol, Tơngoong, B'ríu... Mỗi dòng họ đều có nguồn gốc, kèm theo sự tích dân gian gắn liền hệ động thực vật, sông, suối... kèm theo những kiêng cữ nhất định. Mặc dù có nhiều dòng họ như vậy nhưng luật tục Cơtu cũng có những quy định về mặt hôn nhân.

          Trong những công việc nương rẫy, hay đi chơi ở nhà bạn bè, người thân hay vào dịp Tết đến xuân về hoặc trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng như: Lễ ăn mừng được mùa (Bhuối Aví), lễ ăn mừng nhà GươI (Lang tơrí), lễ ăn mừng lúa mới (Cha ha roo tơmêê), lễ hội Pơ Ngoót (lễ ăn thề kết nghĩa anh em giữa hai làng người Cơtu với nhau)..., nam nữ Cơtu tìm đến nhau lựa chọn cho mình một người hợp lòng, ưng ý. Và để làm được việc này, họ phải đợi đến tháng 9, tháng 10, khi đã thu hoạch lúa xong, lúa được đem cất vào nhà kho, đây là thời gian để người Cơtu làm lễ ăn mừng lúa mới và là dịp để người con trai làm nhà ngủ duông. Nhà ngủ duông được làm ở nương rẫy hoặc ở bìa rừng, gọi là nhà nhưng thực chất đây là một chòi được làm bằng các vật liệu tạm bằng cây lá và nhà này được cả làng đều biết và được người Cơtu gọi là nhà ngủ duông.

          Tuỳ ở mỗi đôi nam nữ Cơtu mà có thể từ 3 đến 5 đêm hoặc hơn thế nữa để họ tự do tìm hiểu mà không phải lén lút, thầm kín... Tuy đôi nam nữ có quyền tự do tìm hiểu nhưng luật tục Cơtu cũng quy định rất rõ và rất nghiêm khắc xử lý những trường hợp quan hệ tình dục bừa bãi hoặc có thai trước khi cưới. Nếu trường hợp này xảy ra, tuỳ ở mức độ vi phạm, thường thì chàng tai bị phạt rất nặng, làng bắt người con trai đó phải giết heo có khi là trâu, bò mang từng phần đến từng gia đình trong làng để tự thú tội và chia cho cả làng cùng ăn (Lươl hơpoong a coó á oóc) đôi khi phải đền bù cho nhà gái nào là ché, chiêng, đồ trang sức quý... hoặc phải chịu nợ truyền kiếp từ đời này sang đời khác và đôi khi bị cộng đồng ruồng bỏ không ai tiếp xúc với những con người phạm tục. Sự phạt nặng này từ xa xưa đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người cho nên nam nữ Cơtu khi tiếp xúc, quan hệ tình cảm với nhau đều luôn có ý thức giữ gìn, tôn trọng đạo đức.

          Tục ngủ duông là sự hội tụ của những nét đẹp văn hoá đặc sắc còn bảo lưu nhiều yếu tố truyền thống trong nghi thức đám cưới truyền thống của người Cơtu. Và với yếu tố này, vừa phản ánh đặc điểm tộc người, vừa có nghĩa giáo dục cộng đồng trong lĩnh vực hôn nhân được họ giữ gìn trân trọng từ bao đời. Điều đáng nói, người Cơtu hôm nay không chỉ tiếp nhận những yếu tố văn hoá của cuộc sống văn minh, hiện đại mà tục ngủ duông mang đậm bản sắc của một cư dân miền núi sống qua ngàn đời mà vẫn tồn tại như nguyên vẹn. Đó chính là kết quả của ý thức về cội nguồn của cộng đồng dân tộc Cơtu. Đây có thể được xem là nét văn hoá làng bản độc đáo về hôn nhân của người Cơtu sống trên vùng Trường Sơn đại ngàn.

        
        Hình thức hôn nhân của người Cơ-tu là một vợ một chồng và cư trú bên nhà chồng . Về nguyên tắc ,là ngoại hôn , một chiều và dây chuyền . Quan hệ hôn nhân một chiều : Nếu nhà A đã gã con giá cho nhà B thì nhà B không được gả con gái cho nhà A. Thậm chi, khi người họ này đã lấy vợ họ kia, thì người họ kia không lấy vợ họ này, mà phải tìm họ khác.

        
          Con trai cô lấy con gái cậu là trường hợp hôn nhân rất được ưa chuộng,trường hợp còn lại thì không được lập tục công nhận .
          Quyền hạn của ông cậu trong việc đòi hỏi sính lễ khi gả cháu gái hoặc cưới vợ cho cháu trai là rất lớn .
Có ba hình thức hôn nhân :
    -    Hôn nhân “gọi mở cửa” (Pơlăng) khi đô trai gái tự tìm hiểu nhau ,         gần gũi nhau ngoài nương rẫy ,nhưng quan hệ tình dục bị nghiêm cấm. Quyền quyết định hôn nhân là do cha mẹ . Nếu đôi bên đồng ý, nhà trai tìm người mối để đến nhà cô gái đánh tiếng và đề xuất luôn đồ sính lễ . Sính lễ thường là trâu, lợn, nồi đồng, chiêng, ché, vải vóc, đồng thời phải nộp cho làng (Nhà gái) một con lợn , vài ché rượu để dân làng liên hoan.
Ngày cưới ,nhà trai sang làm lễ cưới ở nhà gái ,sau đó tất cả về nhà trai để ăn uống .Lễ pađum tiến hành trong một buồng kín ,hoặc phủ kín một tấm chăn lên đầu đôi vợ chồng . Nhà trai cử hái phụ nữ có uy tín làm nhiệm vụ đưa cơm nắm và nước uống cho đôi vợ chồng . Chỉ sau lễ này đôi tân hôn mới được chung chăn gối .
-         Hôn nhân “xách gùi” (Hơdon Tảlet) là trường hôn nhân ít được ưa chuộng nhưng trước đây lại hay phổ biến. Những gia đình nào không đủ sính lễ,hay những chàng trai mồ côi nhưng chăm chỉ được nhà gái thương yêu cho về nhà ở và gả con gái cho .Trong trường hợp này không cần người mai mối và không phải làm lễ Pađum. Sau này khi làm ăn dư dả thì đôi vợ chồng làm lễ Padupáp đền ơn bố mẹ vợ.
-         Hôn nhân “ký của” (ĐơđâPlăn) .Những gia đình nghèo đông con trai phải vay tiền hoặc nhờ gia đình giàu có cưới vợ cho con mình với điều kiện khi đôi vợ chồng sinh con gái phải trao cho gia đình đó để làm người ở,trường hợp nhà đó toàn đẻ con trai thì người cho vay phải chịu thiệt .  
           Khi chồng chết, vợ có thể lấy anh em chồng, khi vợ chết, chồng có thể lấy em hay chị vợ. Việc kết hôn thường mang tính gả bán, và sau lễ cưới cô dâu đến ở nhà chồng. Chế độ một vợ một chồng phổ biến, nhưng
cũng có một số người khá giả lấy hai vợ. Trước kia những người giàu thích tổ chức « cướp vợ ». Đó là hình thức hôn nhân cướp đoạt xuất phát từ hai nguyên nhân vì sắc đẹp của người con gái hoặc muốn thể hiện khả năng của người con trai . Để thực hiện ý định ,người con trai phải nhờ một số thanh niên trong làng cùng đi ,nhiều trường hợp còn mang theo vũ khí . Dù trong hoàn cảnh nào ,khi bắt được người con gái về cũng không được đưa vào nhà ngay mà phải để ở ngoài sàn. Gia đình người con trai giết gà làm lễ xin thần linh phù hộ . Qua việc xem chân gà ,nếu xấu nghĩa là thần linh không chấp thuận  người con trai và đám bạn của anh ta phải mang trả cô gái về với gia đình , đồng thời phải nộp cho bố mẹ cô gái một khoản phạt khá lớn thường là một con trâu .Nhưng nếu được thần linh chấp thuận thi bô mẹ chàng trai phải ra sàn mời cô gái vào nhà và bà con hàng xóm sang chúc mừng cô dâu mới. Sau vài ba ngày nhà trai đón họ hàng và bố mẹ cô gái đến. Hai bên sẽ thoả thuận đồ sính lễ và các thủ tục có liên quan đến lễ cưới . Trường hợp cướp người phụ nữ đã có chồng thì người con trai phải đền bù một khoản tiền lớn cho chồng cũ của người đó . Nếu người đi cướp vợ thuộc loại khá giả thì họ có quyền không đền bù mà đền bù ở thế hệ sau. Thường là khi nào đôi vợ chồng mới có con gái thì trả lại cho người chồng cũ hoặc các con trai của anh ta để lấy làm vợ. Đó là tồn tại bất bình đẳng trong xã hội Cơ-tu cũ lúc bấy giờ.
          Nam nữ thanh niên khoảng 17,18 tuổi thì được tự do tìm hiểu nhau. Địa điểm là trong rừng, trên rẫy, nhà kho, chòi canh, …Nhưng nếu có bầu trước khi cưới  thì đôi trai gái đó sẽ bị đuổi khỏi làng. Gia đình người con trai phải chuẩn bị khoản nộp phạt cho nhà gái và cho làng. Sau đó đôi trai giá được về sống với nhau mà không cần phải tổ chức lễ cưới. Cũng có nơi chỉ mình người phụ nữ chửa hoang bị đuổi sau khi đẻ xong thì trở về làng. Thông thường sau khi trai gái tìm hiểu nhau , người con tria tìm cách bày tỏ tâm sự cho bố mẹ biết. Khi ấy gia đình nhà trai sẽ xem xét nết na của cô gái và cân nhắc mối quan hệ của hai nhà . Nếu gia đình nhà trai đồng ý thì mượn một người làm mối , có thể là một già làng có uy tín hoặc một ông thầy phù thuỷ nào đó , đồng thời đánh tiếng cho nhà gái biết để bên nhà gái chuẩn bị. Vào một ngày tốt (theo lịch Cơ-tu đó là các ngày avar, a pướp) , ông mối đến nhà cô gái để trình bày ý nguyện của nhà trai . Nếu nàh gái đồng ý thì làm thịt một con gà dể xin ý kiến thần linh và sau đó đãi ông mối . Nếu được thần linh phù hộ thì hai gia đình sẽ thảo luận về đồ thách cưới, nghi lễ và ngày cưới …Trong lễ cưới thường có giết trâu ,lợn để bà con họ hàng ăn uống và vui chơi , nhảy múa…Lễ cưới kết thúc người con về sống ở nhà mẹ đẻ ,khoảng một năm sau mới quay về nhà chồng ăn ở chính thức .


Một số kiêng cữ trong sinh đẻ của người Cơ-tu
         Hầu hết phụ nữ trong thời gian mang thai vẫn phải làm việc như thường , thậm chí vẫn phải đi rẫy ở xa, lúc về phải gùi củi ngô, sắn, … khá nặng trên lưng. Người phụ nữ đẻ trong nhà chòi dựng sau nhà hợăc đẻ ngay bên cạnh bếp lửa trong nhà, có vài phụ nữ giúp. Cái nhau bỏ vào bầu hoặc gói bằng vải, lá chuối chôn ở phía sau nhà. Sau 3 – 4 ngày hoặc một.Có những vùng phụ nữ phải đẻ ngoài vườn được bà mụ vườn giúp đỡ . Đứa trẻ được cắt rốn bằng một con dao cật nứa . Đẻ xong người phụ nữ được đưa vào nhà ngay. Ngôi nhà đó sẽ  cữ (điêng) không cho người lạ vào. Dấu hiệu cữ là một cành lá treo trước cửa nhà phía cầu thang lên xuống.. Sau 3 – 4 ngày hoặc một tuần sản phụ có thể đi làm, Qua vài ba tháng mới đặt tên cho đứa bé.
Nếu người phụ nữ đó chẳng may bị trong quá trình sinh nở thì người ta cho rằng đó là cái chết bất độc địa (mốp). Cũng như cái chết bất đắc kì tử,hồn (rvoay) sẽ trở thành ma (apui) ác hoá ra con chim « cơtot » lẻ loi trong rừng , hoặc biến thành cái cầu vống (m’riêng) thường về làm hại dân làng . Do quan niệm trên nên mỗi khi xảy ra cái chết như vậy ,dân làng phải giết trâu để làm lễ hiến sinh , hoặc tiến hành một cuộc săn đầu . Cũng có nơi cả làng phải giết hết gia súc ,tạm lánh vào trong rừng một thời gian . Nếu một năm xảy ra hai, ba vụ như vậy làng phải rời đến địa điểm mới.

Tục cưa răng

         Tục cưa răng của người Cơ Tu trong xã hội cổ truyền thể hiện quan niệm thẩm mỹ, nhân sinh quan, luật tục,.... của cộng đồng tộc người ; cũng như ý thức cá nhân đối với gia đình, dòng họ, vầ cả cộng đồng người Cơ Tu.
            Nhiều dân tộc thiểu số thường dùng trâu làm vật hiên sinh dâng cúng thần linh ( Yang ). Từ đó, việc cưa răng đẻ giống răng trâu hình thành như một dạng hình thức tôn thờ linh vật nên với nhiều cộng đồng tộc người, có thể, tục cưa răng ban đầu là một dạng tín ngưỡng liên quan đến nông ngiệp, mang tính chất cầu mùa....
         Tục cưa răng ở vùng Cơ Tu ngày xưa dành cho cả nam và nữ là thành viên của vêêl có độ tuổi từ 15 – 17. Trước khi diễn ra lễ cưa răng, taco vêêl chọn ba người đàn ông uy tín, dên địa diểm cưa răng của vêêl. Hai trong số ba người náy sẽ dùng một « lưỡi cưa » ( cái rựa đã làm thành lưỡi cưa ) để cưa răng. Nhân sự nằm bên thác nước, một người ngồi trên bụng, hai đầu gối khép chặt vào thân, những người khác giữ lấy tay, chân và đầu của người đựoc cưa, rồi họ thay nhau cưa. Các tộc người ở Tây Nguyên thường cưa 6 răng cửa hàm trên, nhưng với người Cơ Tu, để tạo sự cân đối, số lượng răng cưa bao giờ cũng là 12 ( hàm trên 6, hàm dưới 6 cái ). Khi 12 chiếc răng đã được cưa xong, công việc tiếp theo của người đàn ông thứ ba là dùng những viên đá lấy ( ở dưới suối ) mài những chân răng cho mòn đến sát lợi.
         Theo kinh nghiệm, đẻ bảo vệ vết thương chống nhiễm trùng, họ thường dùng nhựa một loại cây có tên là axớp/axáp bôi vào chỗ vết răng vừa bị cưa, còn lá và vỏ được nấu để uống. Trong khi cưa răng, máu chảy nhiều, người ta dùng nước suối đẻ xúc miệng, nhổ máu vào ống tre ( cơram ). Xong việc, bà người nói trên dùng lá đót ( a teeng ) nhét đầy ống tre đó rồi cẩn thận đặt lên một tảng đá gần địa điẻm cưa. Nếu ống tre đó bị đổ trong khi đặt, người ta cho rằng nhân sự cưa răng sẽ gặp đièu chẳng lang,
đó là dấu hiệu cho biết các thế lực hung ác đang đe doạ họ. Khi ấy, một cuộc cúng tế sẽ được tổ chức nhằm làm nguôi lòng thần linh.
         Khi các nhân sự cưa răng được đưa về Gươl thì công việc kết thúc. Lúc này, người được cưa răng phỉa ở đó 3 đêm mới về nhà. Trước khi vết
thương lành hẳn, các cá nhân này được người thân cùng những thành viên trong vêêl chăm sóc chu đáo. Họ được ăn loại cơm nấu bằng ống tre có lót
lá chuối bê trong ( avixrlung ) và buộc phải thực hiện một số kiêng cữ mà luật tục đã quy định.
         Để chứng tỏ sự truởng thành của mình, sau ba đêm, các nhân sự được cưa răng phải ra suối, dùng tay bất một loại cá có tên là haliêng. Đây là loại cá gần giống cá trôi, thân dài khoảng 10 – 20 cm, thường bơi ngược dòng nước. Đồng bào Cơ Tu coi chúng là loại cá mạnh mẽn ăn những thú trong sạch, nên có thể giúp cho người ăn nhanh chóng bình phục vết thương. Ngoài ra, một số thức ăn sẽ bị cấm sử dụng trong vòng một năm như : gạo nếp, thịt trâu, bò sùng một số động vật săn bắn khác. Không được tắm rửa, uống rượu trong vòng một tháng. Vống nước phải dùng một ống tre thông nòng và dùng tay bịt kín phần đáy lại, sao cho nước không chẩy ra. Họ chỉ uống khoảng 1/2 số lượng nước trong ống tre rồi đổ đi, khi ăn phai dùng tay, .... Nhờ vào những kiêng cữ trong an uống và sinh hoạt, khoảng ba tháng sau vết thương bình phục. Các nhân sự lại bắt đầu tham gia vào công việc dành cho người lớn như các thành viên trong buôn làng.
         Cưa răng ở người Cơ Tu là một nét phong tục mang đậm nét văn hoá đặc trưng, phản ánh nhấninh, thẩm mỹ tộc người. Đây là mốc chuyển tiếp cuộc đời của một cá nhân. Nghi lễ này biểu hiện rất rõ ý thức của mỗi cá nhân đối với gia đình, dòng họ và làng ( vêêl ), bởi với người Cơ Tu, làng là tổ ấm gia đình là đại gia đình, nơi kết tinh các giá trị nhân văn của cả cộng đồng, nơi họ cùng chia sẻ những tịnh suy, niềm vui cũng như nỗi buồn từ lúc sinh ra cho đến khi «  về với thế giới tổ tiên »
         Phong tục cưa răng của người Cơ Tu đã dàn được bãi bỏ sau những thập niên 50 của thế kỉ trước

Tang ma
        
           Người Cơ-tu tin rằng mỗi người đều có hai hồn « lành » và « dữ ». Nếu chết thông thường thì hồn lành vẫn tiếp tục sống , còn chết độc địa như người chết đột tử ( cây đè, rắn cắn,…) là chết xấu, chết do sinh đẻ khó cũng là chết xấu thì hồn dữ sẽ chế ngự.Với những cái chết thông thường thì xác được để trong nhà một,hai ngày . Thi hài được đặt vào quan tài làm bằng gỗ thân xẽ dọc, một phần ba ở tâm làm nắp, phần còn lại khoát
rỗng.Khi đưa đi mai táng đằng chân đi trước và khi hạ huyệt thì để đầu xoay về hướng mặt trời mọc. Khi chôn họ không lấp đất quan tài  vì họ quan niệm như vậy hồn lành sẽ lại và phù hộ cho dân làng còn hồn dư sẽ bi hạn chế để không gây tai hoạ cho dân làng. Dù có lấp huyệt hay không lấp huyệt thì đồng bào đều làm nhà mồ (ping) lợp bằng ván hoặc lá mây, cỏ tranh. Xung quanh mộ dựng nhiều tượng gỗ với những khuôn mặt kỳ dị. Chôn cất xong là bỏ mả ngay . Tuỳ vào kinh tế và sự chuẩn bị của gia đình người ta  làm lễ dồn mồ. Lễ này thường tiến hành cho cả dòng họ. Những người chết hai năm về trướcthì quan tài được kéo lên, lấy tất cả xương còn lại bỏ vào quan tài khác nhỏ hơn, được chạm trổ tinh vi. Các quan tài này được xếp theo thú bậc theo thế hệ của dong họ. Sau đó, thân nhân không có thăm viêng nữa. Lễ này rất tốn kém thường phải mổ trâu bò để hiến sinh.
         Riêng trường hợp chết xấu, khi quan tài đem đi chôn, đồng thời cũng là lúc dồn mồ. Sau khi chôn, gia đình người chết, gia đình người chết giết hết gia súc, gia cầm vì sợ hồn dữ   ra đông vật thân quen trong nhà, các thành viên phải di cư ở môt nơi khác một thời gian. Những người chết bất đắc kỳ tử, chết do sinh đẻ thì không được làm lễ dồn mồ.

Lễ bỏ mả ( bhiêc têng-ping)

         Lễ hội Bhiêc têng – ping là một ngi lễ trong chu kỳ đời người của họ, đây là một lễ thức quan trọng của người Cơ Tu. Trong cộng đồng người Cơ Tu hiện nay có trên 23 dòng họ như : Alăng, ploong, Arất, Ating, Rơ Râm, Avô, Pugol, Cơlâu,.... Mỗi dòng hộ đều có nguồn gôc riieng với sự tích dân gian gắn liền với hệ động thực vật, con suối, con sông,... và kèm theo nhưng kiêng cữ, điều cấm kỵ nhất định.
         Những người chết do ốm đau, bệnh tật, người già sống thọ được mọi người trong làng quý trọng, khi chết sẽ biên thành thiên thần. Họ sẽ được con cháu, dòng họ và cả làng tổ chức đám tang với nghi lễ long trọng và được chôn ở khu nghĩa địa chung của làng.
         Sau 1-2 năm, gai đình có ngưòi chết sẽ làm lễ Bhiêc têng – ping. Têng có nghĩa là làm, Ping là mồ, cho nên bhiêc têng – ping  là lễ bỏ mả, tang gia phải chuẩn bị rượu ngon, cá, thịt khô, gà, lợn.....tuỳ theo kinh tế mỗi gia đình mà lễ bỏ mả lớn hay nhỏ. Nhỏ thì có heo, gà... ; lớn thì có trâu và tổ chức đâm trâu. Trong chu kỳ đời người, Bhiêc têng – ping là một nghi lễ không thể thiếu, mang tín ngưỡng dân gian quan hệ giữ người sống và người chết.
         Nghi lễ được tiến hànhkhi thu hoạch lúa xong, đem cát vào kho ( crơ lăng ) và đã chuản bị xong nhà mồ. Trong  trang trí nhà mồ, ngoài điêu khắc hình tượng con trâu, còn có tượng người đàn bà Cơ Tu múa da – dá (
pal đit da – dá ),  người đàn ông thối kèn, đánh trống ( păn rui tung – tung ), người ngồi hút thuốc với tẩu, trên  miẹng có biểu tượng cho chủ làng ( ta co vel/vil) và các hoa văn khác như mặt trời ( pơ panh ), mặt trăng ( cơ xe ), lá atút.... Và khi các thức ăn, rượu... đã sẵn sàng, gia đình có người chết đi thăm họ hàng thân thuộc, bạn bè, sui gia để thông báo về ngày tổ chức lễ Bhiêc têng – ping. Mọi người đến lễ thường mang góp gà, rượu, nếp,... để giúp gia chủ. Chủ nhà đi đến khu nghĩa địa của làng và làm lễ thử đát ( xo-co-tiếc ) bằng một quả trứng gà đẻ xin thần linh cho làm nhà mồ. Ngày xưa, lễ Bhiêc têng- ping thường diễn ra từ 5-6 ngày đêm liên tục.
         Khi mọi việc chuẩn bị xong nhà mồ đươc dựng lên, cùng lúc trâu cũng đem buộc vào cột. Cột đâm trau ( xơ – nur )cho lễ này thường đơn
giản, họ chỉ đem than cây to chôn xuống đát, lấy những thanh tre vót nhiều tua ( zi- nơr ) tạo nên biểu tượng hình bông lủa treo lơ lửng ở đầu cột đam trâu, trâu cũng được cột ở cây nêu để chuẩn bị cho lễ đảm trau sáng hôm sau. Đêm hôm đó, mọi người tập trung ở sân trồng cây cùng nhau nhảy múa quanh cột trâu. Phụ nữ múa da – dá ( múa nữ ), đàn ông đánh trống, cồng chiêng và múa tung – tung ( múa nam ) theo nhịp điệu của các nhạc cụ.
         Việc đưa quan tài vào nhà mồ được tiến hành tứ sáng sớm và quan tài, nhà mồ thường được người Cơ Tu xếp theo trục bắc – nam. Tại lễ này những người già ( taco bươl hay taco vel ) am hiểu phong tục- tập quán của dân tộc Cơ Tu đọc các bài cúng để  « nói chuyện « với các ma, các thần ở trên trời, dưới đất, ở suối, ở sông.... Sau đó đâm trâu và đãi khách ăn uống. Mọi người mời nhau trong no say để quên bớt sự nhọc nhằn ủa ngày thường, thương yêu, đoàn kết giúp đỡ nhau.
         Ngày nay, không gian lễ Bhiêc têng – ping có phần khép lại trong quy mô của một dòng họ người Cơ Tu nhiều hơn so với một gia đình. Sự tốn kém của gia đình đã giảm đi nhiều, nhưng trình tự tổ chức lễ cơ bản vẫn được đảm bảo. Lễ Bhiêc têng – ping không chỉ là công việc của một gia đình mà còn là của dòng họ và cả cộng đồng, nó trở thành một lễ hội vui trong đời sống người Cơ Tu.                 
         Lễ hội Bhiêc têng – ping của người Cơ Tu không chỉ là nghi lễ cầu cho tang gia mà còn giảm bớt sự tức giận của thần linh, giải toả mọi tâm lý sợ hãi, ám ảnh của cái chết, amng lại sự an bình cho cộng đông. Lễ hội không chỉ là một lễ thức đặc biệt quan trọng với đồng bào Cơ Tu mà còn giúp chúng ta hiểu được phàn nào về nhân sinh quan, thế giới quan của họ.    
          Qua lễ Bhiêc têng – ping, khẳng định tiềm lực kinh tế, uy thế dòng họ ( ka- buh ) của người Cơ Tu rất rõ. Người giàu có ( ka – van ) mới có
khả năng mua trâu tổ chức lễ hội và nếu không có trâu thì điêu khắc ở nhà mồ, quan tài  sẽ không được chạm khắc hình tượng con trâu trên đó.
         Cho đến nay, lễ Bhiêc têng – ping vẫn trường tồn trong cuộc sống của người Cơ Tu, là nét đẹp văn hoá cổ truyền đọc đáo. Bên cạnh việc chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa vật chất, tinh thần, nghi lễ còn là trách nhiệm nghĩa vụ, tình cảm, của người sống với người chết, nhằm giải thoát linh hồn, giảm bớt sự sợ hãi của ngưới sống truớc thế lực siêu nhiên. Lễ Bhiêc têng – ping còn là sự kết nối không gian tâm linh giữa cõi âm với cói dương, tạo nên quan hệ giưa người và người, giữa cá nhân với cộng đồng dân tộc Cơ Tu.
Tục ngủ duông
   Ngủ duông là tập tục đã có từ lâu đời của ngươi Cơ Tu. Trước khi trai gái  dẫn đến kết hôn phải trải qua tục này để tìm hiểu nhau trước khi cưới
  Nhà ngủ duông được làm ở nương rẫy hoặc ở bìa rừng, gọi là nhà nhưng thực chất đây là một chòi được làm bằng các vật liệu tạm bằng cây lá và nhà này được cả làng đều biết và được người Cơtu gọi là nhà ngủ duông.
  Tục ngủ duông là sự hội tụ của những nét đẹp văn hoá đặc sắc còn bảo lưu nhiều yếu tố truyền thống trong nghi thức đám cưới truyền thống của người Cơtu.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét