Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

DÂN TỘC VIỆT

DÂN TỘC VIỆT


I . KHÁI QUÁT CHUNG
Tên gọi khác :  Kinh
Nhóm ngôn ngữ :Việt - Mường
Dân số : khoảng 65.000.000 người.
Cư trú : là dân tộc đa số , cư trú hầu khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam và trên các đảo ven thềm lục địa của nước ta . Tập trung hơn cả là trên các châu thổ , các thành phố và thị trấn .
Đặc điểm kinh tế : Người Kinh làm ruộng nước. Trong nghề trồng lúa nước, người Kinh có truyền thống đắp đê, đào mương. Nghề làm vườn, trồng dâu nuôi tằm, nghề nuôi gia súc và gia cầm, đánh cá sông và cá biển đều phát triển. Nghề gốm có từ rất sớm.
Người Kinh có tập quán ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, uống nước chè, nước vối. Ngoài cơm tẻ, cơm nếp, còn có cháo, xôi. Mắm tôm, trứng vịt lộn là món ăn độc đáo của người Kinh.
Tổ chức cộng đồng : làng xóm
Hôn nhân gia đình : Hôn nhân theo chế độ một vợ một chồng. Gia đình theo chế độ phụ hệ
    Người Việt có lịch sử lâu đời và là một trong những cư dân có mặt sớm nhất trên đất nước này . Ngay từ thiên kỉ II TCN , tổ tiên người Việt đã đi vào thời đại đồng  và đã là xã hội có giai cấp , có nhà nước .

II. KINH TẾ TRUYỀN TRỐNG
 - Văn Lang là nhà nước đầu tiên , kinh đô đặt trên đất Bạch Hạc ( Vĩnh Phú ) ngày nay . Từ rất sớm , trước khi thành lập nước Văn Lang , tổ tiên người Việt đã biết nghề nông và nghề đánh cá  . Những cư dân ở vùng núi thì làm nương rẫy . Còn đại bộ phận sống ở trung du và đồng bằng thì làm ruộng nước . Trâu bò thì dùng làm sức kéo . Dụng cụ sản xuất từ đồ đá chuyển sang đồ đồng rồi đồ sắt như lưỡi cuốc , cày …Từ đó nghề nông có điều kiện phát triển ngày một mạnh mẽ . Đi đôi với cây lúa nước là công tác thủy lợi được đặc biệt chú ý : đê điều , mương phai sớm được sử dụng cùng với các phương tiện khác như : gầu , guồng , xe nước…










  - Nghề khơi , nghề lộng cũng đã có từ rất sớm và có một vị trí không kém phần quan trọng trong kinh tế đời sống của nhân dân
  - Nghề chăn nuôi trâu bò và gia súc nhỏ cũng có từ lâu ,mặc dù nó chưa bao giờ có vị trí ngang hàng với trồng trọt ,nhưng cũng chưa bao giờ váng mặt .
   - Các nghề thủ công sớm phát triển , đặc biệt là nghề gốm .Tổ tiên người Việt đã biết dùng bàn xoay từ lâu và đã làm ra những sản phẩm không chỉ tốt mà còn đẹp . Bên cạnh nghề gốm còn phải kể đến nghề đúc đồng . Người Việt xưa sớm đã biết khai khoáng và tạo ra nền văn hóa đồng thau vô cùng rực rỡ , tiêu biểu như trống đồng Đông Sơn . Các nghề phụ gia đình tuy với quy mô nhỏ nhưng không kém phần phong phú và phát triển .

III . VĂN HÓA VẬT CHẤT
 1 , Nhà cửa
A , KHUÔN VIÊN
   Đơn vị nhỏ nhất để cấu thành làng xóm là các khuôn viên của các hộ gia đình . Qui mô của các khuôn viên rất khác nhau : các hộ gốc trong làng hoặc các hộ khá giả thường có khuôn viên tương đối rộng . Còn những hộ nghèo hoặc mới nhập cư thì khuôn viên khá nhỏ hẹp . Về quy mô có khác nhau , nhưng cách bố trí nhà cửa, vườn tược … trong khuôn viên thì hầu như người ta đều theo một khuôn mẫu chung : bao lấy khuôn viên là một vòng rào ,vật liệu cũng như phương pháp xây dựng tùy thuộc vào khả năng kinh tế và sở thích của từng chủ nhân của khuôn viên đó .
  Từ trong khuôn viên thông ra ngoài thường phải qua cổng tiền hoặc cổng hậu. Cổng tiền bao giờ cũng phải mở lệch về một bên , không được nhìn thẳng vào gian chính giữa nhà . Kiểu cách và độ bền vững của cổng cũng phụ thuộc vào túi tiền và sở thích của chủ nhân . Cổng thường được  đặt ở đầu ngõ , xưa nhiều nhà cũng có cổng mẫn . Những người khá giả xây cổng bằng gạch hoặc gỗ . Còn những ngươi nghèo thì làm cổng trống hay chỉ là một bộ khung cột bằng tre , cánh cổng là một tấm liếp tre đơn đan sơ sài .
   Cách bố trí nhà cửa trong khuôn viên giữa người giàu và người nghèo cũng không khác nhau là mấy : giữa khu đất là nhà ở chính và các nhà phụ thuộc ( nhà bếp , nhà kho , chuồng gia súc … ) vườn , ao . Nhiều hộ ở  góc vườn sau nhà có nhiều miếu thổ thần hoặc trước nhà có cây hương .
  Tùy theo hình thức kết hợp các nhà trong khuôn viên mà tạo thành các tổ hợp nhà với tên gọi khác nhau :
- Tổ nhà hình chữ môn : thường là của những nhà giàu có . Một nhà chính , 2 nhà phụ 2 bên ôm lấy cái sân ở giữa .
- Tổ hợp nhà chữ cổng : tổ hợp này nhà giữa nối hai nhà trước và sau được gọi là “ ống muống ”
- Tổ hợp nhà chữ nhị và chữ tam : gồm 2 nhà hoặc 3 nhà xếp song hành với nhau
- Tổ hợp nhà hình thước thợ : một trong những tổ hợp rất phổ biến vì cách bố trí nhà này rất hợp lí , nhất là đối với gia đình ít người có mặt ở nhà thường xuyên . Hằng ngày mọi người đi lao động chỉ để lại một người già hay trẻ nhỏ trông nhà và làm các công việc vặt , nếu người này ở nhà dứơi thì vẫn quan sát được nhà trên , vườn tược và ngược lại .
Miền Nam :
Ở miền Nam có thêm một số tổ hợp khác hoặc cũng giống như miền Bắc nhưng tên gọi khác :
- Tổ hợp nhà chữ đinh : nhà trên và nhà dưới được kết hợp với nhau thành chữ đinh . Nhà sau đấu vào chính giữa của nhà trước , đòn dông của nó vuôn góc với đòn dông của nhà trước . Nhà sau được gọi là chuôi vồ . Còn nhà chữ đinh ở miền , chuôi vồ không đấu vào gian chính giữa của nhà trước mà lệch sàn một bên .
- Tổ hợp nhà nối đọi ( xếp đọi , sắp đọi hay sóc đọi ) : tổ hợp này chỉ khác về tên gọi còn cách bố trí 2 nhà giống như nhà chữ nhị ở miền Bắc . Ở miền Nam người ta kiêng không làm tổ hợp nhà chữ tam . Nếu làm thì phải làm thêm một nhà giả và gọi là sóc đọi
- Tổ hợp nhà đút đít : 2 nhà chính và phụ được làm thẳng hàng nhưng nhà phụ buộc phải thấp hơn nhà chính . Tổ hợp này rất phổ biến ở vùng đông – bắc Bắc Bộ .- Tổ hợp nhà bát dần ( tám đóng tám quánh ) . tổ hơp này thường của những người giàu có . Nhà cửa với quy mô lớn và được gia công rất công phu .
Một số biến dạng của các tổ hợp trên :
- Tổ hợp nhà sóc đọi có nhà sau dài hơn nhà trước : nhà sau dài hơn nhà trước có cửa nhìn ra sân và nhìn được qua đầu hồi nhà trước .
- Tổ hợp nhà nối đọi có sân tương ( sân nước trong nhà ) : nhà phụ tách khỏi nhà chính khoảng 2 m . Lối đi nối giữa 2 nhà có mái che . Phần còn lại để lộ thiên là nơi có bể nước hoặc đặt các lu đựng nước .
- Tổ hợp nhà chữ đinh có sân tương ( sân trong ) : nhà sau cũng được tách khỏi nhà trước 2- 3 m tạo thành cái sân nhỏ , chức năng của sân này giống như sân của nhà nối đọi có sân tương .
NHẬN XÉT CHUNG :
1 . Vât liệu xây dựng
        Bộ khung nhà của cả 3 miền Bắc , Trung , Nam Bộ chủ yếu là thảo mộc và kết hợp với ít đất đá …Gỗ để làm nhà của các cư dân miền Bắc và miền Trung thường là gỗ tốt . Chỉ có những người nghèo mới làm nhà bằng tre hoặc gỗ tạp . Trước cách mạng , nhà gạch ngói rất ít , chủ yếu vẫn là nhà gỗ . Gần đây gỗ tốt ngày càng hiếm nên vật liệu cũng phải dổi mới , người ta dùng nhều gạch , đá , sắt thép và xi măng thay gỗ . Do có sự thay đổi về vật liệi xây dựng mà các công thức cổ truyền kèo – cột – xà cũng thay đổi theo và tường chịu lưc thay đổi cho cột chịu lực .
         Vật lịệu làm tường vách : ở miền Bắc những cư dân sống ờ ven biển hằng năm thường bị ngập lụt nên nhà được che bằng vách ( nứa hay tre ) rất phổ biến . Những người khá giả thay vách bằng ván mỏng ( đố lụa ) . Loại vách và đố này rất phù hợp với vùng lũ lụt vì khi có lũ người ta tháo hết vách ( hoặc đố ) để nước chaỷ qua nhà dễ dàng không làm nhà bị đổ hoặc trôi . Nước rút người ta lại dựng vách như cũ không khó nhăn gì .
         Còn ở những nơi cao ráo , nhất là vùng đồi gò , tường vách đa dạng hơn nhiều : xây bằng gạch , đắp bằng đất , trình , đất kết hợp với rơm dạ vắt vào xương tre…tất nhiên không loại trừ vách nứa .
         Ven vùng biển người ta còn xây tường bằng vỏ sò . Những nơi có nghềề gốm người ta tận dụng những phế phẩm gốm để xây tường . Ở miền Trung Và miền Nam , vách còn đươc làm bằng lá dừa hoặc lá dừa nước .
         Vật liệu lợp : nhà miền Băc và miền Trung , mái lợp bằng lá gồi và rở rạ là chủ yếu . Nhưng cây lá gồi ngày càng hiếm nên rơm rạ , cỏ tranh , cỏ lác …trở nên phổ biến hơn . Nay có thêm các loại ngói , nhưng ngoài ngói tôn thì lá dừa vẫn còn là vật liệu chính .
Về kết cấu bộ khung nhà : từ Bắc đến Nam bộ khung nhà người Việt đều được hình thành trên cơ sở các vì kèo . Mỗi bộ khung nhà , ít nhất cũng không thể dưới 2 vì kèo .   Bộ khung nhà dựa trên công thức kèo – cột – xà và nguyên lí cột chị lực .nhà miền Bắc có nhiều vì kèo phức tạp hơn nhà miền Trung và miền Nam . Ngoài dáng kèo phổ biến ở cả ba miền vì kèo 3 cột còn có nhữngdạng đặc trưng cho 3 miền như vì kèo miền Bắc và miền Trung . Mặc dù có sự phânhóa như vậy , nhưng cái gốc vẫn là vì kèo nhà miền Bắc .
Về loại hình và các dạng nhà khác nhau : nhà nông thôn người Việt có 2 loại hình chủ yếu là nhà sàn và nhà đất . Nhà sàn là loại hình cổ xưa dấn được thay thế bằng nhà đất . Còn các dạng nhà thì rất phong phú từ 1 nhà đến 1 tổ hợp nhà . với nhà miền Bắc , các kiểu vì kèo có tên gọi riêng nhưng ở miền Trung và ở miền Nam lại không có tên gọi riền mà goi theo tên các dạng nhà .
 Về tổ chức mặt bằng sinh hoạt , mặt bằng sinh hoạt của miền Trung , Bắc Nam có sự khác nhau , nhất là giữa nhà miền Bắc và Trung . Sự khác biệt này đựoc thể hiện rõ rang nhất ở dạng nhà 3 gian 2 chái . Với nhà miền Bắc , 3 gian giữa thường để thông nhau . Gian chính giữa quan trọng nhất là nơi đặt bàn thờ tổ tiên , nơi dành cho ông chu gia đình và cũng là nơi tiếp khách . 2 gian bên có giường phản dnàh cho khách nam và nam giói ở trong nhà . Còn 2 chái dành cho nữ giới đồng thời còn là kho .
        Nhà miền Trung và miền Nam gian chính giữa có thể có bàn thờ tổ tiên nhưng thường là ở 2 gian bên . 2 gian bên của 2 gian giữa có vách ngăn làm đôi theo chiều dọc nhà .Phần trước có bàn ghế tiếp khách , phần sau là giườngcủa chủ gia đình , con trai và khách nam …
Các chức năng của ngôi nhà: các chức năng chủ yếu của ngôi nhà thì hấu như cả ba miền đều giống nmhau :
- Dành cho sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình
- Sinh hoạt tôn giáo và tín ngưỡng
- Nơi giao tiếp
- Học tập
- Sinh đẻ
- Làm các nghề thủ công gia đình
- Chứa đựng lương thực
- Để nông cụ va các đồ nghề khác
- Chế biến thức ăn cho người và gia súc
-Chăn nuôi gia súc….
Những chức năng này cũng có sự chuuyển dịch từ 1 nhà đến 1 tổ hợp nhà .
 Khuôn viên : khuôn viên của mỗi hộ đều có nhà cửa , chuồng trại chăn nuôi , vườn tược , nhiều hộ còn có ao …các cấu tử này được tổ chức sắp xếp theo nguyên tắc lợi dụng triệt để các nguồn lợi sẵn có của thiên  nhiên , mà trong đó ao và vườn là đối tượng khai thác hàng đầu . Mọi sinh vật sống tring không gian đó đều được xem như một quần xá sinh học . Đó là nhìn khuôn viên dưối góc độ sinh thái , còn nếu nhìn dưới góc độ kinh tế thi nó chính là mô hình kinh tế phong kiến tiểu nông tự cung tự cấp hoàn thiện nhất .
 Ngôi nhà với tính chất và xã hội của chủ nhân . Ngôi nhà của nông thôn người Việt là tổ ấm của các gia đình nhỏ . Mỗi gia đình tong đó thường có 2 đến 3 thế hệ chung sống với nhau . Đến nay những gia đình có 3 thế hệ cùng chung sống dưới môt mái nhà cũng đã ít dần , tay vào đó là những gia đình hạt nhân tức là chỉ có vợ chông và con cái của họ .
        Nhìn vào nhưng phong tục tập quán hay là những lối sống trong nhà , nhà cưa không chỉ phản ánh tính chất gia đình mà còn cho thấy hoàn cảnh kinh tế của chủ nhân .
Tôn giáo tín ngưỡng liên quan đến nhà cửa . Nhà cửa cũng như mồ mả , người nông dân Việt quan niệm không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp mà còn có ảnh hưởng lâu dài đến tính mệnh của các thành viên trong nhà , do vậy rất cẩn trọng trong việc xây dựng nhà cửa : từ khâu chọn đất , chon hướng cho đến khi ngôi nhà được hoàn tất

B , ĐẶC ĐIỂM NHÀ
1 . Nhà miền Bắc
        Nhà ở trung du , đồng bằng và ven biển . Nhà đất là loại hình nhà  phổ biển và chủ yếu trong nông thôn miền Bắc . Nhà sàn cũng có nhưng rất ít , ở một vài nơi ven trung du giáp miền núi phía Bắc và ven biến Đông – Bắc Bộ hay ven một số đảo . Nhà sàn chỉ khac nhà đất đôi chút về cách bố chí trên mặt bằng sinh hoạt , còn bộ khung  nhà hầu như không có gì khác nhà đất chỉ trừ các cột dài hơn .
       Về nhà đất thì tính thống nhất rất cao , nếu như có sự khác  biệt nào đó thì chỉ là một số chi tiết mang dấu ấn của các tiẻu vùng .
       Với nhà ở trung du , ngoài nhà sàn còn nhà đất không khác gì nhà ở đồng bằng . Nhà ở trung du thường có quy mô to lớn vì dễ kiếm gỗ hơn đồng bằng .
Nhà ở vùng Đông – Bắc phần lớn tường được làm bằng đất và bộ khung với các vì kèo đơn giản . Ở vùng ven biển Đông – Bắc còn có nhà sàn ở trên ,mặt nước của cư dân đánh cá , còn nhà ven biển vùng đồng bằng thường thấp , mái lợp dày , phủ nóc rất nặng để chống bão . Nhà trong vùng đồng bằng , nhất là ở vùng trũng , nền nhà được tôn ao để tránh ngập nước về mùa mưa lũ .
Kết cấu bộ khung nhà :
        Bộ khung của một ngôi nhà dù đơn giản hay phức tạp  cũng đều hình thành bởi sự liên kết các vì kèo . Bộ khung của ngôi nhà không chỉ là bộ phận trọng yếu của ngôi nhà mà ở nó còn cho chúng ta thấy được nhiều mặt khác : quy cách kĩ thuật , phương pháp sử lí , vật liệu xây dựng , sở thích thẩm mĩ của mỗi chủ nhân .
        Có nhiều kiểu vì kèo khác nhau , nhưng dù là kiểu vì nào cũng xuất phát từ một số cấu kiên cơ bản : kèo , cột , xà .
•  Vì kèo lều 1 trái
Có thể coi đây là kiểu vì kèo đơn giản nhất mà cũng là cổ nhất . Bộ khung lều có một cột , gác trên đầu cột là một thanh ngang sau này là đòn dòng  của  ngôi nhà . 2 hay 3 , 4 kèo , một đầu gác trên thanh ngang , còn một đầu chống trên mặt đất hoặc gác trên thanh ngang đặt trên đầu 2 cột ngắn . Gác trên các kèo là những cây đòn tay để buộc lá lợp
•  Vì kèo một mái cổ đinh , một mái cơ động
Kiểu lều này có 2 mái , 1 mái cố định , 1 mái cơ động . Bộ khung kều gồm 2 vì kèo . Mỗi vì kèo chỉ có một kèo , một cột cái và một cột con . 2 vì kèo này được liên kết với nhau qua một thanh ngang – đòn giông – gác trên đầu 2 cột cái và một thanh ngang gác trên đầu 2 cột con . Kèo được làm bằng tre hoặc hóp để nguyên cây , đoạn kèo gác trên đòn giông được nướng vào lửa rồi vặn cho dẻo để có thể nâng lên , hạ xuống mà không bị gãy . Mái trước có thể nâng lên hoặc hạ xuống theo ý  muốn của chủ nhân nhờ một cọc chống gọi là cọc thân . Cọc thênh là một đoạn tre , vấu được giữ lại để làm nấc .
•  Vì kèo 3 cột
Đây cũng là vì kèo của lều nhưng ơ mức phát triển cao hơn . Nay thường thấy ở những nhà phụ thuộc như : nhà bếp , chuồng trâu , bò …
Mỗi vì kèo có 3 cột với một bộ kèo đơn hoặc kép ( 2 kèo song song kẹp lấy đầu cột )
•  Vì quá giang kèo cầu
Một biên dạng của vì kèo 3 cột : cột giữa không còn nguyên vẹn mà chỉ còn một đoạn ngắn đầu trống và chỏm kèo , chân đứng trên lưng quá giang .Kiểu vì kèo này thường thấy ở quán , điếm canh và các nhà phu thuộc
•  Vì kèo cầu - cánh ác         
Đây là một biến dạng của vì quá giang – kèo cầu . Trụ giữa không còn dái suốt lên tận chỏm kèo mà bị chặn lại bởi một thanh ngang bên dưới chỏm kèo . Thanh ngang có tên là cánh ác .
·  Vì kèo suốt – quá giang
Đây là một biến dạngcủa vì kèo – cánh ác : cột giữa hoàn toàn biến mất
·  Vì kèo suốt – giá chiêng
Với kiểu vì kèo này người ta có  thể nghĩ rằng đó là một số vì kèo 2 cột lồng vào nhau . Vì kèo này có thể coi là kiểu vì kèo mẫu mực nhất trong phả hệ kèo của nhà dân gian miền Bắc . Một vì kèo có một bộ kèo đơn hoặc kép với 4 hoặc 6 cột . Nếu vì kèo 4 cột thì có 2 cột cái ( ở trong ) và 2 cột con ( ở ngoài ) nếu là vì có 6 cột thì thêm 2 cột hiên hay còn gọi là cột hành ( ngoài cùng ) kèo được giáp vào đầu các cột . Cột lại được liên kết với nhau bằng hệ thống xà ngang và xà dọc . Câu lấy 2 đầu cột cái là một thanh ngang gọi là câu đầu . Đứng trên lưng câu đầu là 2 trụ ngắn , chân trụ có một miếng ván kê goi là cái đấu hay đấu trụ . Đầu 2 trụ này lại được liên kết vối nhau bởi một thanh ngang gọi là con cung hay cọn lợn . Cái khung tạo bởi 2 trụ và thanh  ngang này gọi là giá chiêng .
Đàu cột con được liên kết với cột cái bằng một cái xà ngắn gọi là thuận hay xànách . Nối hai cột cái với nhau ở ngang tầm với thuận là dầm long hay xà lòng . Còn các vì kèo được liên kết bằng hệ thống xà dọc .
Những biến dạng gần của loai vì kèo này chỉ là bớt đi một số cột trong mỗi vì kèo cho lòng nhà thêm thoáng
•  Vì kèo – kẻ hay trên kẻ - dưới bẩy :
Nếu là vì sau hàng cột thì khoảng  1/3 cái kèo được thay bằng cái kẻ . Đoạn kèo ở ngoài hiên được thay bằng kẻ thì gọi là kẻ hiên .
•  Vì trước kẻ - sau bảy :
Cũng là vì kèo – kẻ nhưng cái kẻ hiên ở phía sau được thay bằng cái bảy
•  Vì kèo chuyền – giá chiêng
Kiểu vì này , kèo hoàn toàn được thay thế bằng 3 cái kẻ ( nếu là vì 6 cột ) , trên cùng người ta vẫn giữ lại cái giá chiêng .
•  Vì chồng rường – giá chiêng
Kiểu vì này không còn kèo hoặc kẻ mà các đoạn kèo hay kẻ được thay bằng các con chầm , cái giá chiêng còn được giữ lại . Hoặc người ta còn kết hợp chồng rường – giá chiêng với kẻ và bảy .
•  Vì kèo chái
Một loại vì kèo đặc biệt chỉ có ở các nhà có trái .Vì kèo này gồm 3 đôi kèo : kèo xó , kèo ngồi và kèo tóp .
        Các kiểu vì kèo vừa đựoc giới thiệu chủ yếu là ở trug du và ở đồng bằng Bắc Bộ . Còn bộ khung của nhà vùngThanh – Nghề đã có nhiều thay đổi với các kiểu vì kèo ở các địa phương khác nhau chuyển dần từ Bắc vào Trung
·  Vì kèo Vinh
·  Vì kèo Hương Khê
·  Vì kèo Tĩnh Gia
·  Vì kèo Thanh Khê thượng
Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt
2 Nhà miền Trung
Kết cấu bộ khung nhà
       Bộ khung nhà miền Trung thường được làm bằng gỗ tốt và có quy định trong việc dùng  gỗ vào các bộ phận của nhà khá chăt chẽ . Gỗ chua và gỗ vu là 2 loại được ưa chuộng . Dù nhà to hay nhỏ nngười ta đều cố gắng làm như vậy . Đến nay hiếm gỗ nên quy định đó không còn thực hiện nữa . Gỗ lim tuy rất tốt được cư dân mien Bắc coi trọng nhưng ở miền Trung người ta không dùng làm nhà vì cho rằng gỗ lim có chất độc .
       Các kiểu vì kèo (Người miền Trung gọi là vầy )
·  Vì kèo nhà rường
·  Vì kèo nhà rội
·  Vì kèo nhà chữ đinh
·  Vì kèo nhà trước rội sau rường
·  Vì kèo nhà trên rường dưới rội
·  Vì kèo nhà băng hay nhà khuông cửi
·  Vì kèo nhà cặp
·  Vì kèo nhà chữ đinh ( của người nguồn )
Mặt bằng sinh hoạt
       * Nhà ở Võ Ninh , huyện Quảng Ninh Quảng Bình .Nhà rường 2 gian 2 chái . Trái bên trái giáp cửa sổ phía trước có 1 phản gỗ , lùi về phía sau , một giường cá nhân giành cho con trai .
       Gian thứ hai có một bộ bàn ghế để tiếp khách . Sau bộ bàn ghế là một tủ búyp phê. Giáp vách hậu là một hòm gian
       Gian thứ ba có một chõng tre và giường của chủ nhà . Gian này có một đoạn vách ngăn từ hàng cột thứ tư đến hàng cột thứ năm làm thành một buồng nhỏ ở gian hồi bên phải .
        Gian hồi bên phải có cửa thông với nhà bếp . Trong nhà bếp có một chõng tre và  bếp .
        * Nhà ở thôn An Xá , xã Lôc Thủy , huỵện Lệ Thủy Quản Bình . Nhà rường một gian 2 chái , xung quanh xây tường gạch . Mặt trước nhà cũng có cửa lá như nhà ở trên . Đó là những tấm liếp làm bằng lá cỏ dùng làm cánh cửa , có thể nâng lên hạ xuống được .
        Chái bên trái có một bộ phận gỗ dành cho khách , một bàn học sinh và một giường của con trai.
        Gian giữa có bàn ghế tiếp khách và 2 giường , 1 của chủ nhà và 1 của con trai  Chái bên phải có bàn ăn , 1 giường cá nhân và 1 buồng nhỏ dành cho vợ chủ nhà . Chái này có cửa thông với nhà bếp .
        * Nhà người nguồn ở thôn Tân Lí , xã Minh Hóa , huyện Tuyên Hóa , Quảng Bình
        Nhà làm theo kiểu nhà cặp , 3 gian 2 chái với vì kèo 4 hàng cột . Có gác xép đặt trên trếng của 3 gian giữa . Cửa sổ và cửa ra vào đều là cửa lùa . Mặt bằng sinh hoạt được chia làm 2 phần theo chiều ngang , phân biệt nhà trong và nhà ngoài , nhà ngoài dành cho sinh hoạt của nam giới , còn nhà trong đặt bếp dành cho nữ giới .
        Bên ngoài vách của gian nhà hồi , bên phải có một cái sạp để nước gọi là chạn
3 .Nhà ở miền Nam Trung Bộ
       Nhà ở miền Nam Trung Bộ có những nét khác với nhà ở Bình Trị Thiên và gần với nhà ở vùng đồng bằng ở  sông Cửu Long
Các kiểu vì kèo
·  Vì kèo nhà con sẻ ( nhà còi )
·  Vì kèo nhà cột cái
·  Vì kèo nhà cặp ( nhà giàn mướp )
·  Vì kèo nhà lồng cu ( nhà chày cối )
·  Vì kèo nhà lá mái
Mặt bằng sinh hoạt :
* Nhà thôn Dương Nỗ Đông , xã Phú Dương , huyện Hương Phú , Thừa Thiên Huế . Bộ khung của nhà này giống như nhà ở Quảng Bình nhưng đựơc chạm trổ rất công phu .
       Một tổ hợp hai nhà , nhà chính ba gian hai chái . Bộ khung theo kiểu nhà rường có hiên rộng ở mặt trước . Xung quanh nhà tường xây bằng gạch . Nhà phụ ghép vào đầu  hồi bên phải của nhà chính .
       Nhà chính : chái bên trái không có hiên được ngăn thành hai ô , ô phía trong được dùng làm kho , ô bên ngoài để chum vại và các thứ linh tinh khác . Gian thứ nhất , phía trước có bàn ghế để tiếp khách , một bộ bàn ghế nhưa dành cho khách . Còn phía sau là một ô nhỏ trong có giường dành cho con trai và một cái bàn nhỏ .
       Gian thứ hai ( gian chính giữa ) phía trước cũng có một bộ bàn ghế tiếp khách  Về phía sau cũng được ngăn thành một ô nhỏ bên trong có buýp phê và hai bàn thờ.
       Gian thứ ba , về phía trước có một giường đôi của con trai , ở phía sau là một bộ bàn ghế ngựa dành cho chủ nhà và một tủ lớn .
       Chái bên phải cũng được ngăn thành hai ô , ô bên ngoài đặt giường con dâu , ở bên trong dùng làm kho . Về phía trước nhà là một bể nước khá lớn .
        Nhà phụ được chia làm 2 khu vực , một ở phía trước dành cho sinh hoạt của các con gái . Nơi đây có hai giường và một bộ phản gỗ để các cô gái ngồi làm nón Bàn ăn cũng được đặt ở khu vực này . Còn phần phía sau chia thành 2 ngăn , ngăn phía trước có chạn bát , bếp , cạnh bếp là bàn thờ thổ công . Ngăn sau đặt cối xay . Giáp đầu hồi là chuồng lợn và đặt bếp nấu cám lợn
       * Nhà ở xã Diên An , huyện Diên Khánh , tỉnh Khánh Hòa . Ở đây phổ biến là một tổ hợp hai nhà : một nhà chính và một nhà phụ . Sự kết hợp 2 nhà này chỉ khác nhau ở vị trí nhà phụ bên cạnh nhà chính ( hoặc bên phải hoặc bên trái ) .
4 .Nhà miền Nam
       Nhà nông thôn miền Nam phổ biến vẫn là nhà đất , nhà sàn chỉ có ở vùng ngập nước định kì  như Đồng Tháp , Kiên Giang và Minh Hải . Nói chung nhà nông thôn miền Nam khá đơn giản , người ta sử dung những vật lieu sẵn có tại chỗ, rẻ tiền , ít gia công , không đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao  .
       Cửa giả , tường vách rất sơ sài , có nhà hầu như không có vách cửa . Ngoài nhà cột kê cũng không thiếu nhà cộ chon ( cột cặm ) . Về kết cấu bộ khung nhà và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt dù là nhà miền Đông hay là nhà miền Tây , nhà đất hay nhà sàn cũng ít có sự khác nhau
Các kiểu vì kèo
·  Vì kèo nhà nọc ngựa ( nhà trỏng giỏi )
·  Vì kèo nhà đâm trính ( nhà bát trụ , nhà chày cối )
Mặt bằng sinh hoạt
Nhà đất
A ,Nhà có chái
       Nhà có 1 hoặc 2 chái ở đầu hồi . Nhà chính ở số gian thường lẻ . Phổ biến là nhà 3 gian 1 hoặc 2 chái . Gian giữa có thể lớn hơn 2 gian 2 bên
B , Nhà nối đọi ( xếp đọi , sắp đọi , sóc đọi )
        Nhà trên thường 3 gian , nhà dưới cùng chiều dài với nhà trên , nhưng chiều ngang hẹp hơn
C , Nhà chữ đinh
         Như nhà nối đọi nhưng nhà dưới nằm ngang nhưng quay đầu hồi ra phía trước và có lối vào riêng cùng hướng ra phía trước như nhà trên . Loại này rất phổ biến ở miền Nam Bộ ( kiểu này cũng rất phổ biến từ Quảng Ngãi trở  vào )
D , Nhà bát dần ( 8 đóng 8 quyết )
         Loại này là loại nhà hoàn chỉnh về kết cấu , gia công kĩ lưỡng , quy mô lớn . Mặt bằng sinh hoạt như nhà 3 hoặc 5 gian 2 chái .
Nhà sàn
         Nhà sàn vẫn là ngôi nhà 3 gian quen thuộc nhưng đằng trước có mái riêng gọi là thảo bạt . Loại nhà này phổ biến ở Kiên Giang . Nhà ở ven sông Rạch nhìn ra đường phía trước .

2 , Trang phục
       Khái quát chung  : Về ăn mặc , phụ nữ cắt tóc ngắn hoặc để tóc dài búi sau gáy hay vấn quanh đầu , bên ngoài đội khăn . Các loại nón , có nón thúng quai thao là kiểu nón đẹp nhất . Đi chân đất là chủ yếu , guốc dép chỉ dùng khi có hội hè , đình đám hoặc đi chơi xa . Áo thường có áo ngắn hoặc áo dài và thường màu nâu . Vào những dịp tết nhất , hội hè người ta thường mặc áo mớ ba mớ bảy , mỗi áo một màu . Vấn ngoài áo nơi thắt lưng là bao hay thắt lưng bằng lụa nhiều màu . Trước kia phụ nữ mặc váy , gần đây mới mặc quần .
        Đồ trang sức bằng đá quý , đồng , bạc và vàng đã  có từ lâu . Ngoài ra phải nói đến ăn trầu và nhuộm răng đen – một hình thức trang sức không chỉ có ở nữ và cả nam giới .
        Đàn ông xưa để tóc dài búi sau gáy rồi vấn khăn theo kiểu “ đầu rìu ” mãi sau này mới có khăn xếp và cắt tóc ngắn . Áo có hai loại áo ngắn và áo dài . Ngày hội , ngài lễ người ta thường mạc áo kép , áo trong màu trắng , áo ngoài màu đen hoặc xanh .Quần căt theo kiểu “ chân què lá tọa ” màu nâu hoặc màu trắng .
a ,Trang phục miền Bắc
         Chúng ta dễ dàng thấy được sự hòa quyện giữa  cái trầm lắng và cái sống động  , giữa cái nhiều vẻ với  cái đại đồng bởi nói tới trang phục truyền thống miền Bắc là nói tới trang phục của miền đất gắn bó từ khởi nguyên cội nguồn dân tộc thủa các vua Hùng , của miền đất với bốn mùa thời tiết mưa nắng , nóng lạnh khác nhau rõ rệt , của miền đất mà suốt một trường kì lịch sử gần bốn ngàn năm lịch sử …
          Nói tới trang phục miền Bắc là nói tới trang phục của bộ phận người Kinh ,so với cả nước sắc thái địa phương được thể hiện tương đối rõ rệt từ Đèo Ngang – Sông Gianh trở ra .Gương mặt đầy đủ và điển  hình nhất của bộ trang phục  Kinh truyền thống là vùng Kinh Bắc – Hà Nội . Người ta nói rằng ở kinh đô Hoa Lư thời Đinh , Lê ,Lý vẫn còn nơi gọi là phố Hàng Đào ,nơi đó người ta vừa mặc đẹp lại vừa làm ra các thứ may mặc cho kinh thành , ngoài ra còn Hàng Nón , Hàng Lược , Hàng Long , Hàng Da , Hàng Bạc …là nơi sản xuất và buôn bán những thứ dung cho may mặc của con người .
Đặc điểm trang phục
* Nón
       Chiếc nón là biểu tượng của con người Việt Nam và người phụ nữ Việt Nam , nhưng có lẽ không ở đâu như miền Bắc ,chiếc nón lại lâu đời và đa dạng như vậy .Hà Nội 36 phố phường có cả một phố ( Hàng Nón ) mua bán đủ kiểu nón của dân kinh thành và vùng lân cận . Cả nam lẫn nữ ,tiện dân cũng như kẻ sang ,quan lại đều dung nón ,nhưng nón của phụ nữ hơn cả một vật thường tinh che nắng đôi mưa mà còn tạo nên vẻ đẹp riêng ,vẻ đẹp cô gái Việt Nam không thể thiếu cánh nón :
Cái nón ba tầm
Quai thao một nắm ,áo trầm một đôi
Cái thắt lưng em bảy tám vuông sồi …
       Loại nón đặc trưng cho dân Kinh Bắc , Hà Nội và một số vùng lân cận là nón thúng . Nón làm bằng lá , mặy phẳng rộng , thành cao ,nón thúng quai thao ken bằng lá cọ mỏng khâu bằng móc trắng như cước , phía trong nón thêu hay dùng những mảnh gương  nhỏ xếp thành hình hoa , rồng , phượng . Giữa nón có khua nón quang dầu , chính giữa đáy khua gắn chiếc chén bạc , chạm hoa lá , hình lưỡng long chầu nguyệt , gắn tấm gương soi , để các bà ,các cô giữ ý soi gương . Quai thao thường được gọi là cổ thao ,gồm 10 sợi dây tròn , dệt bện bằng tơ , 2 đầu có tua buôc thành nhiều quả thao . Thao nhuộm thâm kĩ , buộc vào 2 bên nón bằng 2 cái thẻ bằng bạc , hình tam giác , trên mặt trạm khắc hình hoa lá , rồng . Thời  trước thao có tiếng đẹp là thao của thợ làng Triều Khúc , Tương Giang ( Tiên Sơn ) . Loại nón quai thao này thường hợp với bộ áo năm than mớ ba mớ bảy , áo tứ than , làm tôn lên vẻ đẹp của cô gái Kinh xưa :
Ai làm cái nón quai thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh
         Nón của các bà vãi , các cụ bà đi lễ chùa là nón ba tằm . Cũng là nón thúng nhưng sâu và mảnh dẻ hơn .
         Các bà buôn bán nới thành thị , nhất là ở chợ quê thì đội nón nhị thốn
Những năm đầu thế kỉ này , Hà Nội và các tỉnh kế cận còn sử dụng nón chuôm ( làm ở làng Chuôm – Hà Tây ) và các nón từ nơi khác tới như nón Nghề , quai thao
Cô kia nón Nghề quai thao
Chồng cô đánh giặc đến bao giờ về
         Ngoài các loại nón trên , phụ nữ Bắc thời kì này còn sử dụng các các loại nón từ miền Trung mang ra như nón dứa Huế ( hay còn gọi là nón bài thơ ) được làm bằng lọai lá dứa mỏng , trong suót , khâu bằng móc nhỏ khéo như dệt vải đội rất mát . Thường trong lần lá nón , người ta ghép hình bài thơ ,, khi soi nón lên trông khá rõ mang tính chất như hoa văn trang trí . Nón Gò Găng ( Bình Định ) cũng nổi tiếng bởi lợp bằng lá dứa  . Nón Ba Đòn ( Quảng Bình ) và nón Kỳ Anh thì lợp bằng loại lá gồi nhỏ , lấy từ trong rừng xa rất tốn công .
      *    Chải tóc , đội khăn
       Phụ nữ miền Bắc xưa kia vấn tóc quanh đầu . Khăn vấn là một miêng vải dài , bằng hàng the , nhung , nhiễu , lượt , người nghèo thôn quê dùng vải bông thường nhuộm nâu non hay thâm .
        Cách thức chải tóc rẽ ngôi của phụ nữ xưa cũng có nhiều nghĩa , phần nhiều các bà ,các cô rẽ ngôi giữa chán chứng tỏ người chin chắn , đoan trang , do vậy hễ thấy cô gái nào bạo dạn dám rẽ ngôi lệch sang một phía thì  hay bị mọi người dị nghềị , lườm nguýt cho là lẳng lơ .
       Ở vùng Nghề Tĩnh , phụ nữ ưa vấn tóc trần quanh đầu , không cần đến độn tóc đến khăn vấn . . Còn ở đồng bằng Bắc Bộ , nhất là ở Kinh Bắc , thị thành thì trái lại .họ coi vấn tóc không có khăn là không sang trọng , mà phải có độn có khăn vấn .
       Vào mùa rét phụ nữ Bắc chit khăn vuông .Khi trời rét dữ họ chit khăn xuống cằm hay chỉ trùm phần tóc vấn  khăn , theo kiểu chit khăn mỏ quạ tức mép khăn gập hình tam giác ngay trước chán . Để tránh “ rám má hồng ” các cô đội khăn mép sát lông mày , quấn chéo 2 đuôi khăn che kín cả miệng , mũi chỉ để hở 2 con  mắt .
         Phụ nữ Nghệ Tĩnh thì khác , đội khăn vuông đen không tạo thành hình mỏ quạ trước chán mà thành hình đầu rìu . Phụ nữ Kinh Bắc , Hà Nội những dịp hội hè , lễ tết các cô đội khăn vành dây . Khăn vải dày , quấn nhiều nếp trên đầu , quấn khéo mỗi lượt khăn để lại một nếp mí , đều đặn cứ cao dần lên . Măt ngoài khăn quấn vành dây hồng vừa để giữ khăn cho chắc vừa trang tri . Trong dám tang , khăn thuần túy mang chức năng tình cảm , tâm lí nhưng qua đó cũng thấy mói quan hệ của người đội khăn với người quá cố : khăn trắng , buộc xõa mối , khăn đỏ , khăn vàng … tương ứng với quan hệ cha con ,ông cháu chắt …Chiếc khăn còn là biểu tượng của cái đẹp của tình cảm con người :
Miệng cười như thể hoa ngâu
Chiêc khăn đội đầu như thể hoa sen
Nón trắng mà đội thao đen
Rồi :
Khăn thương  nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
      *      Nhuộm răng đen , ăn trầu
       Đây là hình thức trang trí khá cổ xưa của phụ nữ VN nói chung và đặc biệt là phụ nữ miền Bắc . Thực ra tục ăn trầu có ở nhièu nước vùng Đông Nam Á nhưng không ở đâu ăn trầu và nhuộm răng lại lại kết hợp và hỗ trợ nhau đạt tới hiệu quả trang sức cho vẻ đẹp độc đáo của người phụ nữ Kinh .
       Thiếu nữ tuổi trưởng thành , tuổi từ 13 – 14,bà mẹ đã hướng dẫn cho con nhuộm răng , ăn trầu . Nhuộm răng đen qua 2 bước . Lúc đầu dùng cánh kiến đỏ hòa với chanh bôi lên răng khoảng 7 đến 8 ngày , răng có màu đỏ già sau đó nhuộm đen bằng cánh kiến hòa với phèn đen . Khi răng có màu đen bóng như ý , người ta chiết màu răng bằng nước dưa chua hay mụội nhựa sọ dừa . Sau một thời gian răng phai màu ( răng cải mả ) phải nhuộm lai . Răng  đen là vẻ đẹp của người phụ nữ xưa :
Năm quan mua lấy miệng cười
Mười quan mua lấy con người răng đen

        Cũng như nhuộm răng đen , ăn trầu làm đỏm , làm dáng . Nhai trầu nơi miệng , nưốc trầu làm môi đỏ mà chẳng khiến son , men trầu làm say hồng đôi má mà chẳng cần tới phấn . Có lẽ chính ăn trầu làm đẹp làm duyên them người con gái như vậy nên từ xưa trầu cau miếg trầu còn là biểu tượng của tình yêu , của quan hệ chung thủy , đẹp đẽ giữa con người với con người .
Trầu vàng sánh với cau xanh
Duyên anh xứng với tình em tuyệt vời
* Lông mày , lỗ tai , trang sức
        Từ xa xưa các cô gái Kinh đã biết tỉa lông mày thanh nhỏ ,kiểu lông mày lá liễu làm cho đôi mắt đẹp , sắc xảo .
        Các em bé gái còn nhỏ đã xỏ lỗ tai để khi trưởng thành đeo khuyên , hoa tai trằm ,nụ thông , cuống giá … bằng vàng , bạc …Các bà ,các cô ở miền Bắc sít khi đeo vòng cổ , đeo kiềng như phụ  nữ miền Trung , miền Nam , mà người giàu sang nơi thành thị ưa đeo hột vàng quanh cổ cao ba ngấn .Vàng đánh thành hạt nhỏ như hạt hồ tiêu , xâu lại thành chuỗi , khoảng 3 đến 4 trăm hạt , quấn 3 – 4 vành phía trên cổ yếm , phần còn thừa để rủ trước ngực .
        Nơi cổ tay người giàu thì đeo vòng vàng , vòng ngọc , xuyến vàng ,còn người nghèo thì đeo vòng bạc . Ở đất Hà Thành , người có của nhưng biết cách ăn mặc thì chỉ đeo 3 vàng hạt vàng ở cổ và một đôi xuyến tay ,
         Phụ nữ đeo nhẫn ở ngón tay , thường ở ngón tay nhỡ cùng với chiếc nhẫn cưới . Các cô chưa lập gia đình đeo nhẫn chạm hoa ở ngón tay giữa . Các bà có chồng đeo nhẫn tròn ở ngón tay nhỡ ..
        Chùm xà tích bằng bạc cũng là nét độc đáo của đồ trang sức miền Bắc xưa .Thường mỗi chuỗi xà tích có 4 – 5 dây , mỗi dây mang một thứ : chìa khóa , ống vôi , díp …óng vôi bạc đánh hình quả đào có hình chạm trổ .
* Yếm                                                                                      
       Câu cửa miệng người xưa “ váy vận yếm mang ”để nói duyên số không tách rời giữa váy và yếm.
       Yếm có mặt từ thủa các vua Hùng , đi cùng với dân tộc từ thủa trong nôi cho tới khi gặp gỡ  Đông Tây , để từ đó phụ nữ lựa chọn , nhập than chiếc yếm cổ truyền vào chiếc nịt ngực hiện đại . Yếm là bộ phận nữ phục được các bà , các cô chăm chút , từ kiểu may cắt tới màu sắc sao cho phù hợp với từng lứa tuổi , từng lớp người .Ngày xưa ai cũng biết tự làm yếm cho mình , không ai bán yếm may sẵn , coi đó là lộ liếu ,ngay khi giặt cũng phải nơi kín đáo .Yếm thường phân biệt ở kiểu cách may cổ và dải yếm . Yếm cổ xây có từ thời dựng nước , cổ khoét tròn tỉ mỉ , khi mặc làm tăng them vẻ đẹp của cổ cao ba ngấn . Ngoài ra còn có yếm cổ xẻ , mới hơn là yếm cổ kiềng . Dải yếm với màu sắc khác nhau từ 2 mép yếm choàng qua sau lưng , dải thừa buông xuống váy . Thường các cô gái thị thành yếm trắng , yếm màu hồng , còn ở nông thôn thì các cô mặc yếm nâu hao hiên , khi hội lễ lại tưng bừng yếm đào , yếm đỏ … Thông thường yếm mặc trong áo buông vạt , nên một phần than yếm trước phô thấp thoáng sau hai tà áo . Ngày nóng bức người thôn quê mặc yếm không , đẻ cả phần lưng và phần lườn hở , người đương thời coi là đẹp : “ đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh ”
* Áo
       Áo của người miền Bắc có nhiều loại : áo cánh ngắn , các loại áo dài mặc ngoài , áo ấm , áo lễ  , áo tang …Trước nhất chiếc yếm luôn đi liền với kiểu áo cánh ngắn , cổ tròn , tà mở , thường mặc không cài cúc để hở yếm bên trong . Áo may bằng vải mộc nhuộm nâu , gụ sau này có them các loại vải phin , pôpơlin màu , cải tiến các loại cổ , ly , tà … Xưa kia nhất là ở thành thị , ra đường ít thấy phụ nữ măc áo cánh , mà thường phải mặc thêm áo dài . Áo dài của phụ nữ có loại tứ thân  , năm thân .
       Tên gọi tứ thân hay năm thân là bắt nguồn từ khổ vải may của ta xưa kia thường hẹp , phần lưng phải ghép hai khổ vải ở giữa đường sống lưng thành 2 thân sau , còn 2 thân trước là hai tà áo , khi mặc bỏ buông tay hay thắt hai vạt áo vào nhau ở trước bụng hay ở sau lưng . Từ chiếc áo tứ thân cổ sơ , sau này do nhu cầu phải thay 2 vạt và 2 vai là nơi hay bị sờn rách nên phụ nữ đã sáng tạo ra loại áo tứ thân “mốt ” thay vai hay đổi vai . Thường khi thay vai ,vạt hay khi may mới người ta lưu ý , vai hay vạt thay bằng những loại vải màu khác nhau hay so le muốn cho mọi người biết là mốt chứ không phải do áo cũ , áo rách phải thay .
       Phụ nữ thành thị hay người sang thôn quê hay mặc áo dài năm thân . Hai thân trứơc phía ngoài gọi là vạt cả , một thân bên trong gọi la vạt con . Loại áo này cài cúc bên sườn ,nhưng thường khi mặc người ta khép vạt cả lên vạt con rồi dùng thắt kưng buộc lại cho chặt . Cúng có khi mặc áo dài năm thân với yếm , khi đó máy hầng cúc ở gần cổ không cài , đẻ hở một phần cổ xây bên trong .
      Với kiểu áo năm thân , phụ nữ xưa hay mặc kiểu “ mớ ba mớ bảy ”thậm chí “ mớ chin ” , tức là một lúc người ta mặc một bộ ba , bảy hoặc chin cái áo dài chồng lên nhau , mỗi cái mang màu sắc khác nhau , thường ngoài cùng là áo vải the màu thâm , nâu hoăc tam giang , còn các áo trong là màu mỡ gà , cánh sen , vàng chanh  hồ thúy ..Mặc mớ ba mớ bảy là kiểu mặc của kẻ sang , nên không thể tùy tiện về màu sắc , thứ tự và kiểu may các áo trong một bộ . Cái nghề thuật của người mặc mớ ba mớ bảy là làm sang làm dáng nhưng vẫn kín đáo . Nếu nhìn thẳng khi ngồi lúc ta chỉ nhìn thấy màu áo ngoài giản dị , nhưng nhìn bên vẫn thấy tà áo trong lấp ló với nhiều màu sắc khác nhau . Nhất là khi mặc kiểu này người ta không cài cúc từ cổ chéo xuống nách , để các lớp áo màu bên trong đều phô ra ngoài bằng riềm vạt nhỏ .Đó cũng là cách tạo nên dáng đẹp hài hòa giữa màu áo , yếm làm tôn thêm vẻ cao thon của cổ ba ngấn : “ cổ cao ba ngấn ,  miệng cười trăm hoa ”
Mùa rét mọi người mặc thêm áo kép , áo mềm .Áo kép thêm một lần lót trong màu tươi tạo nên vẻ đẹp kín đáo của màu sắc . Áo mền cũng tương tự như áo kép nhưng giữa 2 lần vải ngoài còn có lớp dựng bằng vải dày thô . Áo bông thì trần quân cờ , vừa bền vừa ấm , đẹp mặc khi đi chơi cũng như khi đi làm .
* Áo tang , áo tơi                                                                                   
       Trong chủng loại áo của người phụ nữ Bắc Hà ,còn kể tới áo tang , áo tơi … Áo tang may bằng vải xô , màu trắng , may kiểu áo dài tứ thân hay năm thân  , xổ gấu . Đặc biệt phụ nữ Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ dùng áo tơi tránh mưa , tránh gió rét và còn có khi còn tránh cả nắng nóng . Áo tạo bằng loại lá gồi , tách từng lọai rẻ nhỏ rồi ken lại với nhau thành từng lớp , dai từ cổ áo tới gấu . Khi mặc người ta choàng quanh người , thít dây buộc cổ lại vừa tầm vai .
* Thắt lưng                  
        Thắt lưng hẹp khổ dài , may bằng sồi , nhiễu , lụa …với màu xanh lục , màu đỏ già ngả sang nâu , màu mỡ gà …Ở hai đàu thắt lưng người ta khâu viền hay se những tua chỉ . Người thôn quê hay dùng thắt lưng hay ruột tượng hay thứt lưng bao , biến thắt kưng thành thứ túi dài , có thê đựng tiền , trầu thuốc và các thứ lặt vặt khác
* Váy
        Dẫu ở kinh thành đô hội hay ở thôn quê hẻo lánh , cho tới ngày có “ chiếu vua ra ” ( thời Minh Mạng ) thi phụ nữ vẫn tự hào với cái váy cổ xưa . Giữa thế kỉ XVII , vua Lê Huy Tông ra chiếu cấm mặc quần để ngăn chặn chiếc quần “ ngoại lai ”  theo gót quân xâm lược vào lấn át váy cổ xưa , thì tới thế kỉ XIX vua Ming Mạng lại xuóng chiếu cấm mặc váy với mục đích bắt phong tục miền Bắc phải theo phong tục miền Nam có từ thời các chúa Nguyễn , và để khỏi mặc cảm với chiếc váy quê mùa , “ hèn kém ” trước  văn minh “ Thánh hiền ” của người Trung Quốc mà nhà Nguyễn đang cố mô phỏng theo .
        Váy của người Kinh không còn là mảnh vải quấn quanh thân , hay cái váy hình ống mà đã là chiếc váy chiết cạp cho vừa với eo bụng rồi thắt giải rút hay thắt lưng cho chặt , tuy nhiên dấu vết của chiếc váy cổ xưa vẫn còn đẻ lại qua cách mặc luồn qua đầu , tương tự như cách mặc của người Thái , Mường hiện nay . Tùy theo từng lớp người mà mặc những loại váy may bằng các loại vải khác nhau , nghèo thì mặc váy vải , khá hơn thì mặc váy the , lĩnh …Váy nhất loạt nhuộm màu đen . Cầu kì hơn các cô gái Kinh kì mặc tấm váy lưỡi trai bảy bức may ghép từ  bảy tấm vải bằng sôi , thân và gấu váy thành hình cong cong lưỡi trai . Màu thâm của váy làm nền cho những giải thắt lưng màu hồng đào , hoa lí …
        Với cuộc sống và điều kiện làng quê xa xưa , chiếc váy khá tiện lợi trong công việc và trong sinh hoạt của các bà , các cô .Khi đi làm đồng phụ nữ mặc váy ngắn , qua những chỗ lội , đoạn sông , váy nâng lên theo kiểu “ nước cao tới đâu váy dâng tới đó ” , do vậy dân gian mới có câu nói đay nghiến :
Có đâu như đát làng mình
Hễ ra tới ngõ , váy nghinh lên đầu
        Lúc lội ruộng làm cỏ , bón phân , người ta xắn váy cao rồi bó túm gấu váy trước và sau lại , tạo thành cái quần hai ống , vừa gọn vừa tiện . Trong sinh hoạt váy tiện lợi khi đi đứng , sinh đẻ , kiểu “ đái không ngồi ” là một thứ ứng xử sinh hoạt đi liền với cái váy xứ Bắc Hà . Khi vui chơi tình tự , cái váy cũng làm nên nhiều nét trữ tình . Bức tranh dân gian “ hứng dừa ”nổi tiếng với cảnh cô gái tung váy hứng dừa do chàng trai hái trên cây ném xuống :
Khen ai khéo tạo nên dừa
Đấy trèo đây hứng cho vừa lòng nhau
       Từ thời Nguyễn và có thể sớm hơn diễn ra sự thay thế không  thiếu nhọc nhằn của cái quần thay cho cái váy .với những chiếu vua , lệnh cấm , lời khen , tiếng chê…lúc đầu chiếc quần “ đặt chân ” nơi thành thị , sau mới lan tỏa về nông thôn từng bước dè dặt tới mưc người nho nhã , sang trọng , kẻ tu hành chưa dám dùng từ “quần ” mà dùng từ “ hạ y ”. Ngày nay khi chiếc quần đã chiến thắng hoàn toàn thì xu hướng mới trong ăn mặc lại đang bàn tới việc phụ nữ , trước nhất lf các em nữ sinh , trở lại với cái váy , tất nhiên đấy không phải là chiếc váy đen cổ xưa mà được nâng cao , hâpls thụ cái đẹp của mọi phương trời .
   Cảm quan màu sắc
         Để may quần áo , phụ nữ thường dùng vải bông và vải lụa tự dệt , sau mới thêm các loại vải du nhập bên ngoài . Trong cách ăn mặc , việc lựa chọn chất vải , màu sắc phụ thuộc vào khí hậu từng vùng , vào tâm lí và sở thích mỗi lớp người trẻ , già , gái , trai …Vải bông là thứ vải thường dùng , người ta đẻ trắng , nhuộm tâm hay nâu đẻ mặc . Người thành thị , giàu sang  hơn thì chọn may hàng lụa the , sồi , đũi , nhiễu , gấm …
         Qua màu sắc trang phục ta hiểu được cảm quan thẩm mĩ , xuất xứ xã hội và tính cách tâm lí từng người .
         Màu thường gặp của người phụ nữ là màu thâm ( hay đen ) , nhuộm thâm không dễ , nếu không khéohay ngả màu bạc , loang lố trông rất xấu .The nhuộm thâm thì phải dùng sồi , lá bàng , vừa bền màu , mà tấm the nhẹ , mềm , còn khi ngả màu thâm bằng cách nhấn bùn thì the vừa dễ bạc  , cầm tấm the thấy cứng , dày .
         Gần với màu thâm là màu nâu , màu ưa chuộng và đăc trưng của y phục miền Bắc .Màu nâu già nhuộm nhiều nước , giãi nhiều nắng , lại nhấn thêm bùn ngả sang màu nâu đen ., là màu sắc ưa thích của người thôn quê  “ ăn chắc mặc bền ” . Người trẻ đỏm dáng hơn thì ưa màu nâu non , nền vải ngả từ màu nâu sang hơi đỏ sậm , rất hợp với nước da của cá cô gái quê .
         Màu hay dùng có vẻ hơi sang một chút là màu tam giang ( ngả giữa nâu và đen ) là nàu nhã nhặn , hợp với tuổi già . Các bà , các cụ hơi có của một chút hay mặc áo đoạn tam giang , chit khăn nhiễu tam giang . Các cô gái thôn quê hay thành thị khi vấn khăn thường ưa dùng khăn nhiễu màu tím .hay nhung đen tuyền ánh tuyết làm tôn lên khuôn măt trái xoan trắng hồng
         Màu hoa hiên ( ngả giữa da cam và đỏ ) là màu ưa thích của các cu già nông thôn hay may yếm – yếm hoa hiên . Vì vậy mà màu hoa hiên bị coi là màu quê mùa . Những cụ già , các nà góa bụa đã yên phận ở thế nuôi con thì lại ưa màu cánh kiến , ngả giữa đỏ và nâu , gây cảm giác già dặn , vững chãi và nín chịu .
Nếu các màu thuộc sắc đằm , đẫm theo quan niệm truyền thống là thế giới bên dưới , thế giới âm , tạo nên nền của nữ phục truyền thống miền Bắc thì trên nền đó còn có những sắc độ tươi tắn , tuy không thành mảng , thành nền nhưng nó điểm xuyết vào những mảng mầu thẫm ấy , tạo nên màu phù hợp với tâm lí kín đáo nhưng vẫn rạng rỡ của người con gái .
        Những ngày hè nóng nực các bà các cô nơi thành thị ưa dùng hàng lụa , the La Cả màu trắng trông rất trang nhã . Các màu sáng như thanh thiên ( xanh da trời)  hồ thủy ( nước hồ ) , nguyệt bạch ( trắng hơi đục ) thường được dùng đẻ may các loại áo trong của bộ mớ ba mớ bảy , may áo lót mặc trong nhà . Màu  hoa đào trong quan niệm dân gian là màu bóng bảy , thậm chí lẳng lơ , người tử tế , nhút nhát ít dám dùng , nhưng cũng có cô tỉnh thành bạo dạn mặc ra đường làm mọi ngừời phải bàn tán , nhưng trên sân khấu chèo đình làng thì lại là bình thường .
        Màu đỏ và vàng là màu ít dùng trong y phục. Loại áo vóc , gấm màu đỏ tươi chỉ dành cho y phục các bậc quan , hay quần áo mừng bậc cha mẹ , ông bà trong ngày thượng thọ gọi là màu “ đại hồng ”. Trong xã hội phong kiến màu vàng được coi là màu cấm , chỉ dùng cho vua và các bậc công thần thượng đẳng trong cung đình .
* Guốc dép
        Là bộ phận không thể thiếu trong bộ trang phục .Người phụ nữ thôn quê khi đi làm hay vào mùa nóng nực thường hay đi chân đất , vào hững ngày đông thàng giá khi đi thăm hỏi , dự đình đám , hôi hè họ thường mang guốc gộc tre hay dép da quai ngang . Guốc tre đẽo từ đoạn gộc tre , đé guốc liền với mũi khi đi hai chân hơi lết trên mặt đất . Dép da trâu quai ngang cũng là của những người nghèo làm từ miếng da mộc , giữa có quai ngang , đầu dép có vòng da nhỏ đẻ xỏ một ngón chân vào giữ cho chắc , khi đi có thể bước chân dài , chân nhấc cao hơn .
        Những người sang trọng , nhất là ở thành thị dùng guốc dép loại sang và thường xuyên hơn , như guốc khắc hoa xứ Nghề , giày đế cao quai da , thép Thái mũi hơi cong , quai da bọc nhung , các loại giày da lợn , giày cườm , giày Gia Định , guốc Kinh , dép cong được các bà cô ưa thích . Giày cườm là loại giáy sang trọng , quai đính nhiều hạt cườm , dùng cho cả nam và nữ . Guốc Kinh là loại guốc của kinh đô Huế , đế bằng dừa hay gỗ nhẹ , sơn trắng , mũi thêu kim tuyến .dép cong thường hợp bộ với loại xống áo năm thân kiểu mớ ba mớ bảy , nón thúng quai thao . Dép bằng nhiều lớp da ghép lại , mũi cong cao , bước đi hơi khó nhưng là loại dép sang trọng bậc nhất đương thời , hợp với các bà , các cụ gia đình quyền cao chức trọng .
        Trong tân hôn của các gia đình môn đăng hộ đối ,cô dâu chú rê đi đôi văn hài .     
  Mấy chục năm trở lại đây cũng như quần áo , khăn nón , guốc dép của phụ nữ cũng thay đổi nhiều . Trước nhất , những người ở nông thôn hay ở thành thị dùng guốc dép phổ biến hơn , dùng trong nhà , ra đường có thẻ cả khi làm việc nữa . Phụ nữ nông thôn dùng guốc gỗ quai nhựa , đế guốc thấp , đi dép cao su đen . Ở thành thị ngoài số phụ nữ , thường là nữ thanh niên dùng các loại dép ,có khi cả giày , loại cao gót , du nhập từ nứoc ngoài , còn đa số dùng các loại guốc với kiểu cách và trang trí khác nhau . Từ khoảng những năm 30 trở lai đây , phụ nữ mối đi guốc cao với phong trào Phi mã . Càng về sau này xu hướng chung là càng ngày guốc dép phụ nữ gót càng cao , có khi tới 10 cm hay cao hơn nữa , gót guốc dép thay đổi , lúc nhọn thon , lúc to bằng , phù hợp với kỉểu quần áo , với ống quần rộng hẹp khác nhau .
b , Sắc thái trang phục cổ truyền Huế
       Suốt dải miền Trung dằng dặc nối liền miền Bắc với miền Nam hai đầu đất nước , ở giữa xứ Quảng phía Nam và xứ Nghệ phía Bắc , Huế nổi lên như một phong cách địa phương độc đáo về cảnh sắc thiên nhiên , nếp sống con người , không chỉ của miền Trung , mà còn của cả nước – Hà Nội , Huế , Sài Gòn . Nói tới Huế là phải nói tới dải đất từ Đèo Ngang phía Bắc tới Hải Vân phía Nam , nằm gọn trong 3 tỉnh Quảng Bình , Quảng Trị , Thừa Thiên Huế ngày nay , có một chiều dài 300km . Huế - Bình Trị Thiên trong những năm gần đây đã trở thành trung tâm chính trị , văn hóa của nhà nước phong kiến , nơi có Phú Xuân là thủ phủ Đàng Trong thế kỉ XVII – XVIII , là Kinh đô của Đại Việt từ thế kỉ XVIII – XIX , thời kì Tây Sơn và nhà Nguyễn sau đó . Phú Xuân – Huế đã tiếp thu và kế tục văn hóa Thăng Long để tự mình trở thành một trung tâm văn hóa của miền Trung và cả nươc một thời . Suốt trong thời kì thực dân Mĩ ở miền Nam , Huế với bản lĩnh , bản sắc vốn có của mình , là thành phố đi đầu trong việc bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương mình. Chính trong môi trường tự nhiên , lịch sử và văn hóa như vậy đã tạo nên phong cách Huế , mà ăn , ở , mặc là những “ mảng màu ” quan trọng .
       Hài hòa trong ăn mặc , sử dụng màu sắc là một trong những nét nổi bật của phong cách Huế , con người Huế . Cảnh sắc thiên nhiên đã ảnh hưởng nhiều tới thẩm mĩ và thị hiếu ăn mặc của người Huế .
•  Nón
       Nón bài thơ cùng tà áo dài luôn đi liền với hình bóng người phụ  nữ Huế mọi lúc , mọi nơi , trong nhà ngoài phố .Đến Bình Trị Thiên từ phía Bắc ai cũng biết tiếng nón Triều Sơn .Những làng thủ công làm nón này , người thợ biết mấy công phu chằm nên những chiếc nón khéo léo ít nơi nào sánh kịp vành tre cật chuốt nhỏ như tăm , mượt trơn như ngà , nhẹ như khung bấc  , những tấm lá cọ phơi khô , trắng muốt xếp đều đặn trên mặt  khung , những sợi cước trong suốt khâu kín đáo , tỉ mỉ những lá cọ mềm vào thân nón cầm nón soi lên trời , giữa những lần lá mỏng tanh , xen giữa những cánh hoa là câu thơ được thợ lồng khéo vào giữa các lớp lá . Nếu người Kinh Bắc tạo ra chiếc nón thúng có quai thao thì nón bào thơ Huế có chiếc quai lụa nõn đủ màu sắc , khi thì màu tím ấp ủ , khi thì xanh ánh trăng hay màu biếc của liễu non, khi lại màu vàng mỡ gà , khi lại màu hồng rang chiều , cũng có khi người ta chọn chiếc quai nón lụa trắng bạch hay giải gấm đen tuyền , tôn thêm làn da , khuôn mặt người đội nón .
  Cánh nón bài thơ Huế khi đội trên đầu , khi nghiêng nghiêng che hờ nửa mặt , đã làm xốn xang nhãng kẻ hữu tình :
                                        Ra về đã tới giữa đồng
                                        Nón che tay ngoắt động lòng trở lui
•  Tóc
    Không như thiếu nữ Bắc Hà thiếu nữ 13 – 14 mẹ đã dạy cách chải tóc vấn khăn  thiếu nữ Huế thường để xõa tóc bờ vai , tóc thề , các em học sinh đến trường kẹp tóc gọn gàng để chảy nhẹ xuống xuống lưng áo dài màu tím . Khi đã có chồng con , thành niên , các bà chải tóc ngược lên ( gọi là chải láng ) rồi búi gọn sau gáy như phụ nữ Nam Bộ . Cũng có đôi người vẫn giữ cổ tục đất Bắc xưa , vấn tóc quanh đầu nhưng không dùng khăn mà để tóc trần như vùng quê Nghệ Tĩnh . Mái tóc Huế không chỉ đẹp kiểu dáng mà lúc nào cũng như tắm trong hương sắc đât trời , mùi nhẹ nhàng thoang thoảng nơi mái tóc hoa bưởi , hoa cam , hoa quút , bồ kết , hương bài , hoa lí , hoa nhài …Hương hoa ướp từ nước gội đầu nhưng cũng có khi trên mái tóc kín đáo cài thêm bông hoa thiên lý :
Tóc em dài em cài hoa thiên lý
Miệng em cười có ý anh thương
       Cũng chính vì vậy phụ nữ Huế ít dùng nước hoa hay chỉ dùng đôi chút thoảng nhẹ , bởi vì thiên nhiên và con người ở đây lúc nào mà chẳng thoang thoảng mùi hương
c Nam Bộ
Khái quát chung :
  Nam bộ là đồng  bằng phía Nam của tổ quốc , hợp thành từ hai châu thổ sông Đồng Nai ở phía Đông và Cửu Long ở phía Tây . Đồng bằng Nam Bộ bao la , trù phú , là công sức khai tạo của người Khơme , người Kinh , từ Bắc Bộ và Trung Bộ đã đặt tới mảnh đất hoang vu , đầy sơn lam chướng khí , bổ nhát cuốc đầu tiên góp sức với những cư dân khác khai phá vùng này ..
     Nói tới Nam Bộ là nói tới vùng đất mới , vùng đất giàu có , thiên nhiên ưu đãi , đã dung nạp những người rời bỏ quê hương cũ tới đây lập nghiệp . Tính chất mới mẻ hào phóng , cởi mở của thiên nhiên ,con người Nam Bộ đã thể hiện ở tính cách  ở cách ăn mặc , giao tiếp của con người nơi đây .
   Người Nam Bộ xưa giản dị trong nếp ăn ở . Đi khai phá vùng đất mới , chỉ có trong tay chiếc phảng phát cỏ , xuồng ba lá , chiếc nóp nằm tránh muỗi , nơi đã định cư thì có túp lều dựng từ thân , lá của dừa nước . Quần áo của nam và nữ không mấy khác nhau , bộ bà ba đen mộc mạc với tấm khăn rằn …Người Nam Bộ mới mẻ , để lại quê hương xứ Bắc , xứ Trung nhiều lề thói , cùng cách sống cổ truyền , với bản lĩnh vốn có của mình vào đây tiếp thu thích ứng , năng động , mới mẻ . Ta không thấy nơi người Nam Bộ những chiếc áo dài tứ thân , năm thân với kiểu cách “ mớ ba mớ bảy ” , chiếc váy cổ truyền , chiếc yếm thắm cổ xây , đủ loại thắt lưng đỏ , xanh ,dây chuyền , xà tích …Ở họ giản dị đến mới mẻ , do thích ứng , giao hòa với xung quanh tùy theo thời cuộc để tạo nên bộ mặt mới , phong cách mới nhưng vẫn không xời bỏ cội nguồn . Khác về phần ngọn trên cơ sở phần gốc truyền thống của dân tộc .
    Cư dân Kinh vào khẩn hoang ở Nam Bộ phần lớn  là dân nghèo ở Đàng Trong . Nam cũng như nữ đến mặc áo cánh ngắn ( áo lá ) vải bâu bắp cổ thấp , không có tay , xẻ vạt kiểu của miền Trung . Quần của nam giới chỉ ngắn đến gối , quần phụ nữ thì dài hơn . Phụ nữ Đàng Trong không còn mặc váy nhưng có người vẫn còn dùng yếm , nên có câu : “ đàn bà quần vận yếm mang ” . Màu sắc chủ yếu của y phục thời kì là màu nâu sẫm ( nhuộm bằng cây dà ) hoặc chàm sậm , nhả sang đen mốc ( nhuộm bằng cây cóc mọc dại ) . vì đàn ông lẫn đàn bà đều có thói quen ăn trầu theo cổ tục nên vào giai đoạn này , trang phục của nam giới còn đeo thêm “ hổ phệ ” ở ngang lưng ( hoặc bụng ) . Đó là loại túi bằng vải xếp nhiều lớp , có hai ngăn lớn , ngăn ngoài thuê họa tiết hoa lá , ngăn trong đựng trầu cau , thuốc xỉa , hoặc có khi dùng cái bọc nho nhỏ kết vào ruột ngựa và lận vào lưng quần . Người trí thức sư sãi thường đeo túi “ hà bao ” , một lọai túi vải thuê hoa văn để dùng đựng đồ lặt vặt . Cư dân lúc bấy giờ hầu hết chỉ chân trần , chỉ những người giàu có , quan lại mới mang giày dép .
Vài nét riêng :
* Tóc :
        Thanh niên nam nữ phần lớn còn búi tóc . Phụ nữ có kiểu búi tóc cao lên giữa đỉnh đầu , còn đùm tóc ở phía sau có hình như cái cổ gà rồi “ giắt kẻ vàng ”. Hoặc tóc được chải lật ra sau , búi cao uốn thành ba vòng phía sau đầu rồi cài lược “ bánh lái ” bằng bạc hoặc vàng . Các thiếu nữ cũng chải hớt tóc lật ra đằng sau rồi cặp hay bới lỏng thả dưới gáy . Phụ nữ nông thôn quen bôi dầu dừa lên tóc cho láng mượt .Nam giới bới tóc xong còn bao khăn , giắt trâm lên đầu như câu tục ngữ : “ Trâm cài lược giắt ” vốn là tập tục từ thời Giao Chỉ . Chiếc lược giắt cho đến thập niên đầu của thế kỉ XX còn là vật trang sức phổ biến của nam giới , ngay cả khi âu phục bắt đầu thịnh hành :
Nực cười những kẻ hoài thinh
Tiếng tây không biết tưởng vinh trong đời
Áo vân quần nhiễu dạo chơi
Đồi mồi lược diễu , giắt phơi trên đầu .
“ Áo vân quần nhiễu ” là những mặt hàng đắt tiền dành cho người giàu có . Còn lược giắt làm bằng vấy đồi mồi có diễu vàng là một món trang sức cực kì sang trọng cho đến năm 1915 vẫn còn dùng nhiều.
* Trang sức
       Phổ biến là hổ phách để làm chuỗi , cúc áo , nhẫn . Người ta còn dùng huyền phách ( nếu nhà nghèo ) và ngọc bích , vàng ( nếu nhà giàu ) . Những dạng nữ trang bằng vàng tiêu biểu vào đầu thế kỉ XX ở Nam Bộ là chuỗi hạt vàng quấn nhiều vòng , kiềng đeo cổ để trơn hoặc chạm rồng và dây chuyền nách ( bộ dây chuyền gồm nhiều vòng từ ngắn đến dài , vòng cuối cùng được vòng qua ngang người ) .
* Áo :
       Sự xuất hiện chiếc áo bà ba ở Nam Bộ vào lúc nào và như thế nào còn là một vấn đề khá mơ hồ . Chưa có tài liệu nào xác định nguồn gốc của chiếc áo bà ba đã được mặc khá phổ biến rông rãi chủ yếu là nam giới và trẻ em . Có thể áo bà ba ảnh hưởng , cách tân từ áo lá và “ xá xẩu ” mau bằng vải buồm đen của người Hoa lao động , là cổ áo cổ cứng , xẻ giữa , cài nút thắt …Có thể do thời tiết quanh năm nóng bức , họ bỏ luôn chiếc cổ thấp của áo lá và áo xá xấu , mang  thêm đinh áo quanh chân cổ cho chắc .Áo xẻ giữa thay vì cài nút thắt đã được làm khuy , cài cúc nhựa do ảnh hưởng của phương tây . Tay áo bà ba dài , có thể che được nắng gay gắt khi lao động , thuận lợi hơn chiếc áo lá ngắn tay .Áo vẫn được xẻ 2 bên vạt ở hông như áo lá khiến người mặc nó dễ cử động thoải mái khi làm việc . Áo bà ba lại có thêm 2 túi to gần vạt áo thuận tiện việc để tiền bạc , thuốc , diêm … là những món đồ mà nam giới luôn mang theo . Lúc đầu , nam giới thuộc tầng lớp trên ở NamBộ thích diện khi đi chơi , đi ăn giỗ …họ mặc áo bà ba lụa trắng hoặc lĩnh đen , bịt răng vàng , đội nón nỉ , mặc quần trăng che dù … Dần dần phụ nữ Nam Bộ cũng sử dụng áo bà ba phổ biến cho tới nay . Phụ trang đi kèm với bộ áo bà ba đen là chiếc khăn rằn với hoa văn ô vuông xen kẽ 2 màu , là loại khăn có nguồn gốc từ người Khơme mà ngừoi  Kinh chịu ảnh hưởng .
     Khoảng những thập niên giữa thế kỉ này “ chiếc áo dài thường nhật ” của phụ nữ lại bị biến mất khỏi đời sống sinh hoạt .Chiếc áo dài đen thường nhật của nam giới biến mất khá sớm , muộn lắm cũng vào đầu thế kỉ XX , ngược lại áo dài của phụ nữ lại tồn tại khá lâu . Áo dài thường may bằng lụa hoăc vải đen , cổ thường mở không cài cúc , tay áo hơi bó .
     Thời Pháp thuộc , nhất là thời Mĩ – Ngụy áo bà ba truyền thống được phụ nữ thành thị cải tiến , vừa dân tộc ,vừa hiện đại hơn . Áo không thẳng và rộng như trước nữa mà được may hẹp hơn , nhấn thêm eo bụng , eo ngực cho ôm lấy thân hình . Ngoài ra áo còn được cải tiến sáng tạo các kiểu chắp vai , cổ tay , cửa tay .
      Áo bà ba cải tiến chú ý tới các kiểu bâu ( cổ ) , như lá sen , chữ U , trái tim … là loại cổ khoét , không có ve , gần với kiểu cổ áo truyền thống , còn các loại bâu lá sen , cánh én , đan tôn …là các loại cổ có ve lật , tiếp thu từ kiểu y phục bên ngoài
      Các kiểu ráp tay cũng được cải tiến . Từ kiểu may áo cánh xưa , liền thân với tay , người ta nghĩ tới cách ráp tay rời ở bờ vai áo
Trang phục lễ cưới :
      Xưa chú rể mặc lương the đen , quần vải trắng , đầu vấn khăn đen , cô dâu mặc áo vân đen mỏng , quần đũi màu hồng sậm , cổ đeo chuỗi hổ phách “ hạt to bằng ngón tay cái ” 2 tai xỏ đôi búp bạc . Dâu và rể đều khoác bên ngoài áo thụng xanh , lót màu cánh sen , khi ra sân có cặp lọng che . Trong những gia đình còn theo tục cũ , ít nhất cho đến 1940 cô dâu cũng còn mặc áo cặp gồm hai áo dài gấm dài và rộng : áo trong thường màu đỏ hoặc hồng , áo ngoài màu lục sậm , đội nón quai thao cổ đeo kiềng vàng . Chú rể cũng mặc áo cặp : áo trong the đen , áo ngoài gấm xanh lam hoặc xanh sậm , đội khăn xếp xanh . Hiện nay dù thời trang phát triển nhưng trong ngày cưới khi làm lễ trước bàn thờ gia tiên , chú rể có thể mặc âu phục nhưng cô dâu đều phải giữ y phục cổ truyền áo dài màu hồng hay đỏ  ( màu đại cát ) , chỉ trong tiệc cưới cô dâu mới có thể thay bộ âu phục .
Tang phục :
   Tương đối đơn giản , được áp dụng phần lớn theo tinh thần “ Thọ Mai gia lễ  ” . Để thể hiện tình cảm đau buồn tang phục phải dùng vải thô , vải xấu màu trắng . Tang phục còn thể hiện mối quan hệ thân tộc của người mặc nó với người chết . Trong đám tang cha , con trai mặc áo xô “ trảm thôi ” ( vải chỉ to sợi may lai ) bên ngoài khoác áo gai ngắn ( chỉ sự đau xót khổ sở ) sau lưng kết miếng vải vuông gọi là “ phụ bản ”( ngụ ý người con trai cõng trên lưng sự thương nhớ cha ) đầu đội khăn bít cân “ dây rơm mũ bạc ”, tay chống gậy tre nếu tang cha , chống gậy ngô đồng hay cây vông nếu tang mẹ . Con dâu và con gái chưa có gia đình riêng cũng mặc áo xô , đầu đội khăn xô dài . Con gái nếu đã có gia đình riêng thì chỉ bịt khăn tang ( vì xem là thành viên thuộc gia đình chồng ) . Cháu nội của người qua cố mặc áo tang “ tư thôi ” , đội khăn bít cân ( bít cân là tấm vải vuông cạnh khoảng 0,6 m ) xếp chéo , may hai dây buộc để khi đội cột 2 dây lại . Còn nếu cháu ngoại thì chỉ bít khăn tang , phía trước khăn tang có một chấm đỏ để phân biệt . Điều này thể hiện vị trí độc tôn của nam giới trong xã hội VN .
3, ẨM THỰC
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng - miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng.
Ẩm thực Việt Nam có 9 đặc trưng:
  • Tính hoà đồng hay đa dạng
  • Tính ít mỡ.
  • Tính đậm đà hương vị
  • Tính tổng hoà nhiều chất, nhiều vị.
  • Tính ngon và lành
  • Tính dùng đũa.
  • Tính cộng đồng hay tính tập thể
  • Tính hiếu khách
  • Tính dọn thành mâm.
 Về các món ăn , từ rất sớm người Việt đã ăn gạo nếp là chính và đã tạo ra được những món ăn đậm đà tính dân tộc , còn tồn tại tới ngày nay.

Ẩm thực miền Bắc

Ẩm thực miền Bắc thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, , trai, hến v.v. và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá. Nhiều người đánh giá cao Ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì v.v. và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.

Ẩm thực miền Nam

Ẩm thực miền Nam, là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường gia thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía v.v.). Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui v.v.

Ẩm thực miền Trung

Đồ ăn miền Trung với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua và các loại mắm ruốc. Đặc biệt, do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, ẩm thực Huế không chỉ rất cay, nhiều màu sắc mà còn chú trọng vào số lượng các món ăn, tuy mỗi món chỉ được bày một ít trên đĩa nhỏ.

Bữa ăn gia đình Việt Nam truyền thống

Người Việt thường ăn phụ vào buổi sáng với các thức quà vặt (như các loại bánh, xôi, cháo, phở, bún). Một bữa ăn chính, đặc trưng của một gia đình Việt Nam diễn ra vào buổi trưa và/hoặc buổi tối, thông thường là khi gia đình đã tụ họp đông đủ. Bữa ăn chính của người Việt thường bao gồm một món chủ lực (cơm), một món gia vị (nước chấm) và ba món ăn cơ bản đủ chất và cân bằng âm dương [3]:
  • Một nồi cơm chung cho cả gia đình (mỗi người có một cái bát nhỏ và đôi đũa của riêng mình)
  • Một bát nhỏ đựng nước chấm (nước mắm, tương hoặc xì dầu) cả gia đình dùng chung.
  • Một món mặn có chất đạm động vật và chất béo được luộc, rán hoặc kho như thịt, cá
  • Một món rau luộc hoặc xào, hoặc rau thơm, rau sống, dưa muối
  • Một món canh có thể đậm đà, cầu kỳ nhưng cũng không hiếm khi chỉ đơn giản là một bát nước luộc rau
Hiện nay, do đời sống được nâng cao hơn, cơ cấu bữa ăn chính của người Việt hiện cũng đã cải thiện đáng kể theo hướng gia tăng các món mặn nhiều dinh dưỡng sử dụng nguyên liệu động vật. Bên cạnh xu hướng một số vùng miền (nhất là những vùng thôn quê) vẫn còn bày vẽ càng nhiều món trên mâm càng tốt, nhiều gia đình thành thị lại chú trọng xu hướng tinh giản bằng cách chỉ nấu một món trọng tâm có đủ chất đạm và các loại rau bày lên mâm, ăn kèm với các loại rau dưa lặt vặt khác. Một số gia đình làm các món ăn đặc biệt nhân ngày chủ nhật rảnh rỗi, những món cầu kỳ mà ngày thường ít có thời gian để làm. Bát nước chấm "cộng đồng" nay cũng dần được nhiều gia đình, hoặc các nhà hàng cầu kỳ san riêng ra bát cho từng người để hợp vệ sinh hơn, và có nhiều loại nước chấm khác nhau tùy theo trong bữa có loại đồ ăn gì.

Cỗ bàn

Cỗ bàn thường sử dụng nhiều món ăn trong đó nhấn mạnh đặc biệt các món mặn dùng nguyên liệu động vật, loại trừ tất cả những món ăn ngày thường như rau luộc, dưa cà v.v.

Cỗ cúng tổ tiên

Cúng tổ tiên (ngày giỗ chạp, ngày tết cổ truyền) thường sử dụng xôi đậu xanh, xôi gấc với gà luộc nguyên con hoặc chân giò. Cúng người mới mất chỉ dùng xôi trắng và một quả trứng luộc.

Cỗ Tết

Cỗ tết truyền thống rất cầu kỳ, mâm cỗ cơ bản thường là 5 bát: bóng, miến, măng, mọc, chim hoặc gà tần và 5 đĩa: giò, chả, gà hoặc vịt luộc, nộm, xào. Ngày nay mâm cỗ tết đã có nhiều thay đổi về thực đơn theo xu hướng tinh giản, chú trọng "chơi" hơn "ăn".
Miền Bắc
Miền Trung
  • Bánh tét
  • Dưa món (củ kiệu hoặc của hành)
  • Nem chua
  • Thịt ngâm nước mắm
  • Canh giò heo hầm
  • Giá xào hoặc nộm đu đủ xào
  • Cá kho
  • Gà tiềm
Miền Nam

Cỗ cưới hỏi

Một mâm cỗ nông thôn trong lễ ăn hỏi
Đám ăn hỏi thường sử dụng đồ ăn như lợn sữa quay nguyên con, gà luộc đặt trên mâm xôi (thường là xôi màu đỏ), bánh xu xê, bánh cốm, mứt sen, chè, rượu, trầu cau. Thường lễ vật được làm theo số lượng chẵn và đặt trên các mâm hoặc tráp theo số lẻ. Tiệc cưới có thực đơn tương tự các bữa tiệc khác, thường phổ biến là thực đơn khoảng 10 món với một món ăn khai vị (xúp), một món cơm gạo ngon, một món xôi (thường là xôi đỏ như xôi gấc, xôi lá cẩm), một món canh, một món cá, hai món thịt, một món rau xào nấu, một món nộm, một món tráng miệng.


Bánh Chưng
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch).
Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có thể truy nguyên về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, [đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho namnữ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việtmiền nam Việt Nam, theo Trần Quốc Vượng là dạng nguyên thủy của bánh chưng.
Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.
BÁNH CHƯNG DÀI
Một số vùng, trong đó có Phú Thọ - vùng trung du đất Tổ của các vua Hùng, không thịnh hành gói bánh chưng hình vuông mà gói dạng tròn dài, gọi là "bánh chưng dài", hay "bánh tày". Bánh tày còn là loại bánh Tết ở Kinh Bắc và tại nhiều vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam.
Bánh chưng dài thường được gói với rất ít đỗ, và rất ít hoặc không có thịt, mục đích để dành ăn lâu dài vào những ngày sau tết, xắt thành từng lát bánh rán vàng giòn hơn và ăn ngon hơn. Bánh chưng dài có thể dùng lá chuối, lá chít thay cho lá dong, với 2 đến 4 lá xếp theo chiều dọc, rải gạo, đỗ theo chiều của lá và quấn bằng lạt giang đã được nối bằng phương thức đặc biệt để bó chặt chiếc bánh.
Cũng thường thấy một kiểu bánh chưng khác, bánh chưng ngọt, không sử dụng thịt trong nhân bánh, đường trắng được trộn đều vào gạo và đỗ. Một số vùng khi thực hiện bánh chưng ngọt còn trộn gạo với gấc, cho màu đỏ đẹp. Khi gói bánh chưng ngọt thường người ta không quay mặt xanh của lá dong vào trong.
BÁNH GIẦY
Bánh giầy (có người viết là bánh dầy hay thậm chí bánh dày) là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn.
Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giổ tổ Vua Hùng).
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Nó có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Tuy nhiên, Trần Quốc Vượng nói rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vậtâm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.
Các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, như H'Mong, Dao, Mường cũng có bánh dày; tuy rằng họ không gói bánh chưng. Thay cho bánh chưng, họ gói bánh ú hay bánh tét, loại bánh hình tròn dài, mà theo giải thích của Trần Quốc Vượng là phù hợp với quan niệm tín ngưỡng phồn thực.
Bánh giầy có liên quan đến truyền thuyết Lang Liêu, xảy ra vào đời vua Hùng thứ 6. Trong đó vị hoàng tử Lang Liêu đã được báo mộng để làm ra chiếc bánh giầy hình tròn, tượng trưng cho trời, còn bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, dùng để dâng cho vua cha trong ngày đầu xuân. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về:
  • Truyền thống của dân tộc.
  • Giải thích ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy.
  • Tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước...

Cách làm

Người ta chọn loại gạo nếp ngon, đồ kỹ (có thể đồ hai lượt), rồi giã trong cối tới khi có được một khối bột nếp chín dẻo quánh. Đây là công việc đòi hỏi sức vóc, thường chỉ nam thanh niên làm vì bột nếp chín đặc biệt dính và quánh, việc nhấc chày lên cũng không đơn giản. Nếu giã không nhuyễn hẳn ăn còn hạt gạo sẽ mất ngon, dễ bị "lại" bánh. Thường thường người ta có thể dùng chút mỡ lau vào đầu chày giã cho đỡ bị bết dính, nhưng óc lợn hấp chín được sử dụng cho mục đích này nhiều hơn.
Bánh dày loại phổ biến nhất là loại bánh dày trắng không nhân, nhỏ bằng lòng bàn tay, nặn hình tròn dày chừng 1 đến 2 cm. Cứ 2 cái bánh thì thành một cặp. Người mua có thể chọn mua một cái hay cả cặp và thường kẹp ăn chung với giò lụa, giò bò, chả quế, ruốc...
Có một địa danh gắn liền với bánh dày, đó là bánh dày Quán Gánh (trên đường từ Hà Nội đi Hải Dương). Khi đi qua địa danh giáp Hà Nội này, người ta thường gặp nhiều sạp bán bánh dày Quán Gánh. Loại bánh này thường bán thành một cọc gồm 5 bánh, nhân mặn hoặc nhân ngọt, gói trong lá chuối tươi.
Với loại bánh dày của người vùng cao thì khác. Bánh được chế biến cùng cách kể trên mỗi dịp Tết, song được nặn to như cái bánh đa. Bánh được trữ trên gác bếp, để khô cả năm trời và là món ăn quý. Mỗi khi dùng, người ta xắt bánh ra thành miếng nhỏ, rồi nướng phồng trên bếp than như bánh tổ.

PHỞ

Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam.

Phở sử dụng nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng thái sợi bản, làm từ gạo, là một trong nhiều món ăn Việt Nam dạng mì nước. Phở thường được coi là món "quốc hồn quốc túy" của Việt Nam. Đây là món giàu dinh dưỡng, nước dùng rất trong được ninh bằng các loại xương và hương liệu (gừng nướng, củ hành khô nướng, quế, hồi, thảo quả v.v.) với những bí quyết riêng trong nhiều giờ. Phở thường được sắp đặt trong bát lớn với thịt bày lên trên cùng với một số loại rau gia vị tùy vùng (như vài lát hành tây, giá đỗ, hành ta và rau húng thơm xắt nhỏ). Bày bánh phở đã chần vào bát, bày thịt lên trên, trút nước dùng nóng vào và rắc ít hành, ngò. Bên cạnh bát phở cho thực khách là bát đựng vài miếng chanh tươi, dăm cọng rau thơm, chút tương ớt, bột tiêu. Phở có nhiều thương hiệu, ở miền Bắc Việt Nam rất nổi tiếng là các thương hiệu phở Phở Hà Nội và các cửa hàng phở Nam Định. Nhiều nhà kinh doanh cũng bắt đầu tạo những thương hiệu phở đặc biệt như Phở 24, Phở Cali xuất khẩu ra ngoại quốc. Các món phở chính thường thấy:
  • Phở chín: sử dụng thịt đã luộc thật chín.
  • Phở tái chần: những lát thịt được chần tái trước, sau đó được làm chín thêm bằng nước dùng chan vào bát (có nhiều dạng tái gầu, tái nạm v.v).
  • Phở tái lăn: cho thịt và các loại rau gia vị vào chảo mỡ thật nóng, đảo nhanh trước khi trút lên bát phở.
  • Phở xào: bánh phở xào mềm hoặc xào giòn cùng với các loại rau, thịt, trút ra đĩa.
  • Phở cuốn: bánh phở không thái, để bản to và cuộn các loại thịt, rau, chấm nước mắm pha chua ngọt dịu. Món phở cuốn, như một sự cách tân phở truyền thống, đang rất thịnh hành ở Hà Nội.
4, CHỮ VIẾT
   Buổi đầu người Việt chưa có chữ viết về sau mới có chữ Nôm dựa trên tự dạng chữ Hán . Cho tới thế kỉ 18 mới có chữ quốc ngữ và nay đã trở thành chữ viết chung cho nhiều dân tộc trong nước
Về chữ viết, trong một thời gian dài dưới thời Bắc thuộc, Việt Nam sử dụng chữ Hán (của Trung Quốc) trong giao dịch, giáo dục, trong các văn bản của nhà nước phong kiến. Việc sử dụng chữ Hán còn kéo dài đến đầu thế kỷ 20. Đến thế kỷ thứ 10, song song với việc sử dụng chữ Hán, người Việt Nam đã sáng tạo ra chữ Nôm (dùng đặc tính tượng hình của chữ Hán để ký âm tiếng Việt). Sự xuất hiện của chữ Nôm (có thể) đánh dấu sự trưởng thành trong ý thức dân tộc của người Việt và giúp cho nền văn học Việt Nam phát triển rực rỡ. Đến thế kỷ 16, chữ Quốc ngữ xuất hiện sau đó thay thế cả chữ Hán và chữ Nôm.
5, NHẠC CỤ
Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người chúng ta. Nền âm nhạc của Việt Nam mang đậm tính dân tộc, nó được phát triển và truyền từ đời này sang đời khác. Từ các điệu quan họ Bắc Ninh cho tới những bài ca cổ Nam bộ, đâu đâu cũng phát triển một nền âm nhạc riêng của từng vùng miền. Và trong nền âm nhạc nước nhà, tuy phong phú đa dạng nhưng cũng không thể nào thiếu được sự góp mặt của các loại nhạc cụ, một trong số đó là các loại đàn.
Đàn tranh
Đàn Tranh hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều dài 110-120 cm. Đầu lớn rộng khoảng 25-30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộmg khoảng 15-20 cm gắn 16 khoá lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05 cm uốn hình vòm. Ngựa đàn còn gọi là (con Nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh. Dây đàn làm bằng kim loại với các cỡ dây khác nhau. Khi biểu diễn nghệ nhân thường đeo 3 móng vào ngón cái, trỏ, giữa để gẩy. Móng gẩy làm bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sừng hoặc đồi mồi.
Âm sắc Đàn Tranh trong trẻo, sáng sủa thể hiện tốt các điệu nhạc vui tươi, trong sáng.

Đàn Tranh thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc Tài Tử, phường Bát Âm, dàn Nhã Nhạc và các dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
Đàn bầu
Đàn Bầu có tên chữ là Độc Huyền Cầm, là nhạc cụ đàn một dây của người Việt, gảy bằng que hoặc miếng gảy. Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.
Đàn thân tre: là đàn của những người hát Xẩm. Thân đàn làm bằng 1 đoạn tre hoặc bương dài khoảng 120 cm, đường kính 12 cm. Mặt đàn là chỗ đã được lóc đi một phần cật thích hợp trên đoạn tre hoặc bương.
Đàn hộp gỗ: là loại đàn cải tiến sau này, dùng cho các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Đàn hộp gỗ có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau. Về hình dáng và chất liệu của hộp cộng hưởng (tức Thân đàn) của hai loại đàn có khác nhau, nhưng về cấu tạo, hai đàn hoàn toàn giống nhau.
Dây đàn có chiều dài chạy suốt thân đàn. Thuở xưa dây đàn làm bằng tơ tằm se thành sợi, về sau thay bằng dây sắt.

Bầu đàn làm bằng 1/2 vỏ quả bầu nậm (lấy đoạn núm thắt cổ bồng). Bầu đàn lồng vào giữa vòi đàn nơi buộc dây đàn. Bầu đàn có tác dụng tăng thêm âm lượng cho đàn. Ngày nay người ta tiện bầu đàn bằng gỗ và chỉ có tác dụng tạo dáng mà thôi.
“Cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha” .Âm thanh của đàn ngọt ngào, sâu lắng tình người. Không chỉ là người Việt Nam mà bất cứ ai đã từng nghe tiếng đàn bầu chắc hẳn đã bị cuốn hút bởi những giai điệu ngân nga, ngọt ngào, quyến rũ đến khó quên.
Ðàn Ðáy

Đây là một trong những cây đàn dài nhất do người Việt nam chế tác vào thời Lê (thế kỷ XV-XVIII ). Ngày xưa nó còn có tên Vô để cầm( đàn không đáy) hay có người gọi là Đới cầm…Trong lối hát Ả đào hay ca trù ,đàn đáy lá 1 nhạc cụ duy nhất cùng với phách và trống đế.Đàn đáy rất hợp với loại thơ cổ âm thanh nỉ non buồn mát. Với hệ thống gắn phím 7 cung chia đều nhau, do vậy khi người hát lên cao , xuống thấp một chút thì người nghệ sỹ không phải vặn dây lại mà chỉ cần đổi thế bấm một cách nhanh chóng.
Đàn Đáy còn có một độc đáo hơn những cây đàn gảy khác là có thể tạo nên những ngón chùn khi bấm phím(Những đàn gảy khác chỉ có nhấn cao mà thôi. Nên Đàn Đáy bắt chước giọng nói rất hay và rất đa dạng trong cách đàn.
Đàn Tỳ Bà

Tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người Việt. Nhiều tài liệu đã cho biết, Tỳ Bà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, rồi ở Nhật Bản với tên gọi BiWa.

Người ta chế tác Tỳ Bà bằng gỗ Ngô Đồng. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi. Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn. Đầu đàn (hoặc thủ đàn) cong có chạm khắc rất cầu kỳ, khi là hình chữ thọ, khi là hình con dơi. Nơi đầu đàn gắn bốn trục gỗ để lên dây.
Toàn bộ chiều dài của thân đàn có số đo từ 94 - 100 cm. Phần cần đàn có gắn 4 miếng ngà voi cong vòm lên gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím chính làm bằng tre hoặc gỗ gắn ở phần mặt đàn cho các cao độ khác nhau. Thuở xưa dây đàn se bằng tơ tằm rồi đem vuốt sáp ong cho mịn, ngày nay người ta thay dây tơ bằng dây nilon.
Mặc dù đàn Tỳ Bà có xuất xứ từ các nước khác, nhưng qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa và trở thành cây đàn của Việt Nam, thể hiện sâu sắc, đậm đà những bản nhạc mang phong cách của dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực khí nhạc.
Đàn nguyệt

Hay còn gọi là đàn Kìm, được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc dân gian cũng như cung đình bác học cổ truyền của người Việt. Xuất hiện trong mỹ thuật Việt Nam từ thế kỷ XI, cho tới nay nó vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt âm nhạc của người Việt và là nhạc cụ chủ yếu dành cho nam giới.

Nhờ có cần tương đối dài và những phím cao, nhạc công có thể tạo được những âm nhấn nhá uyển chuyển, mềm mại.
Tiếng đàn trong, vang, khả năng biểu hiện phong phú- khi thì sôi nổi ròn rã, lúc lại nỉ non sâu lắng, do đó đàn nguyệt có mặt cả trong những cuộc hoà tấu nhạc lễ trang nghiêm, những cuộc hát văn lôi cuốn, những lễ tang bùi ngùi xúc động cũng như những cuộc hoà tấu thính phòng thanh nhã với những hình thức diễn tấu khác nhau: đệm cho hát, hoà tấu và độc tấu.
Cây đờn cò (nhị)
Đã có mặt trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam từ lâu đời, đã trở nên thân quen và gần gũi với mọi người dân Việt Nam, nó được trân trọng quí báu như cổ vật gia bảo. Đờn cò đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng và đắc lực không thể thiếu trong các dàn nhạc dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay.
Người dân Nam bộ gọi là “đàn cò” vì hình dáng giống như con cò, trục dây có đầu quặp xuống như mỏ cò- Cần đờn như cổ cò - thân đờn như con cò - tiến đờn nghe lảnh lót như tiếng cò. Trong các dàn nhạc phường bát âm, ngũ âm, nhã nhạc, chầu văn, sắc bùa, nhặc tài tử, cải lương dàn nhạc dân tộc tổng hợp, dân ca… đều có đờn cò.Ngày nay đàn nhị có mặt hầu hết trong các dàn nhạc Việt nam, các trung tâm băng nhạc ngày nay cũng khai thác âm thanh đàn nhị trong những nhạc phẩm về quê hương hay những ca khúc buồn.
Tam thâp lục
Là nhạc khí dây, chi gõ của dân tộc Việt. Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục.
Đàn Tam thập lục hình thang cân, mặt đàn hơi phồng lên ở giữa, làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Cầu đàn, thành đàn làm bằng gỗ cứng, trên mặt đàn đặt so le hai hàng ngựa, mỗi hàng 18 ngựa. Cần đàn bên trái có 36 móc để mắc dây, bên phải có 36 trục để lên dây. Dây đàn làm bằng kim khí. Que đàn được làm bằng hai thanh tre mỏng, dẻo, ở đầu được quấn dạ để tiếng đàn được êm. Âm thanh đàn Tam thập lục trong sáng, thánh thót, rộn rã.

Khi biểu diễn nhạc công dùng 2 que gõ vào mặt đàn tạo ra các ngón như: Ngón rung, ngón vê, ngón bịt, ngón á, đánh cồng âm, hợp âm… Đàn Tam thập lục giữ vai trò quan trọng trong các dàn nhạc sân khấu chèo, cải lương. Đàn đệm cho hát, độc tấu, tham gia dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

Đàn tam
Là nhạc cụ Việt Nam có 3 dây (tam là ba). Trước đây người ta thường dùng nhạc cụ này trong dàn nhạc bát âm, ngày nay phần lớn các dàn nhạc đều có đàn tam với đủ loại kích cỡ, từ nhỏ, vừa đến lớn và cả loại đàn tam âm trầm, hòa điệu với những nhạc cụ âm trầm khác trong dàn nhạc.
Đàn tam có âm sắc không giống các đàn khảy dây khác như đàn tỳ bà, đàn nguyệt hay đàn tứ. Điều này có lẻ chịu ảnh hưởng phần nào bởi mặt bầu vang bịt da trăn. Đàn tam có màu âm vang, ấm, sáng sủa, thích hợp rộn rã. Tuy nhiên khi ở quãng thấp âm sắc đàn tam hơi đục, dùng để thể hiện những giai điệu trầm hùng, khỏe khoắn.
Đàn Sến
Đàn Sến là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn), một số các nước khác ở Châu Á cũng có. Ðàn Sến được nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam. Đàn Sến là nhạc khí khá phổ biến trong Dân tộc Việt, đặc biệt là ở miền Nam.
Màu âm Ðàn Sến trong trẻo, tươi sáng gần với Ðàn Nguyệt nhưng ít ngân vang hơn. Đàn Sến thường được sử dụng trong Dàn nhạc Sân khấu Tuồng, Cải Lương.
Đàn Gáo
Hay đàn Hồ là nhạc khí dây kéo (cung vĩ) phát triển từ Ðàn Nhị, to và dài hơn Ðàn Cò(Nhị) khá giống như Ðàn Hồ Cầm của Trung Quốc về tính năng. Hình dáng Ðàn Gáo được khắc trên bệ đá kê chân cột Chùa Phật Tích, ở miền Bắc người ta gọi là Ðàn Hồ. Theo GS Tô Vũ: “Gáo” và “Cò” là sáng tạo ngôn ngữ có tính cách dân gian ở Nam Bộ, để chỉ cây Nhị và Hồ ở miền Bắc và miền Trung, mà từ nguyên dễ khiến người ta liên hệ đến tính cách du nhập của những nhạc khí đó. Ðàn Gáo ở miền Nam người ta lấy nửa gáo dừa to, bịt mặt gỗ làm bầu đàn nên gọi là Ðàn Gáo.
Đàn Cò Gáo là nhạc khí dây kéo (cung vĩ), là một cải biên của Việt Nam từ loại Nhị Hồ (Trung Quốc) được nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam.
Đàn Gáo (đàn Hồ tiểu) có màu âm trầm hơn đàn Cò lòn, đầy đặn, rộng rãi chắc chắn hơn. Màu âm Ðàn Hồ đẹp, ấm hơi trầm phù hợp với tình cảm sâu lắng.
Đàn Gáo (Ðàn Hồ) tham gia trong Dàn Nhã nhạc, Phường Bát âm, Dàn nhạc Sân khấu Tuồng, Chèo. Ðàn Gáo giữ vai trò quan trọng trong ban nhạc Xẩm, đệm cho các giọng thổ (trung, trầm). Ðàn Gáo (Ðàn Hồ) không thấy có mặt trong các biên chế Dàn nhạc Cung đình ngày trước, cũng như trong Dàn nhạc Tài tử miền Nam, đó là điểm duy nhất mà nó khác với Ðàn Cò. Nhưng nói chung Ðàn Gáo luôn cặp kè chung với Cò (Nhị) trong các Dàn nhạc Sân khấu cổ truyền, Cải lương và trong phe văn Dàn nhạc Lễ.
Đàn Ðoản
Là nhạc khí truyền thống của Dân tộc Việt và một số dân tộc ít người ở miền Bắc Việt Nam. Tương tự với Ðàn Ðoản, người H’ Mông có Thà Chìn, người Lô Lô có Gièn Xìn, hộp đàn mỏng hơn, có vẽ hoa và khoét lỗ thoát âm.
Đàn Ðoản là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn) một số nước khác ở Châu Á cũng có, Ðàn Ðoản được nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam.
(còn gọi là đàn nhật, tức đàn Mặt Trời), loại đàn có 4 dây bằng tơ (2 âm giống nhau); ở Nam Bộ gọi là đàn đoản vì cán đàn ngắn. Được xếp phím theo hệ thống 7 âm chia đều, cho nên khi đánh theo điệu thức 12 bình quân, cần phải nhấn mới đạt được cao độ theo ý muốn. Âm thanh giòn, khoẻ, vang, thích hợp với giai điệu vui, hoạt bát, dí dỏm. Đàn Tứ trước đây có mặt trong các dàn nhạc bát âm, tuồng, cải lương (ít dùng trong chèo).
Đàn Ðoản thường được sử dụng tham gia trong Phường Bát âm, Dàn nhạc Sân khấu Tuồng, Cải Lương, ngày nay Ðàn Tứ đã được đưa vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp hoà tấu.
IV . VĂN HÓA TINH THẦN
      Người Việt có một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú . Nền văn học hành văn ra đời muộn hơn , nhưng đã có tác phẩm đạt đến đỉnh cao như Truyện Kiều sẽ tồn tại mãi với thời gian , với lịch sử dân tộc . Về tôn giáo tín ngưỡng , ngoài tín ngưỡng nguyên thủy , người Việt còn có tục thờ cúng tổ tiên từ rất sớm và đặc biệt là tôn thờ những vị anh hùng  dân tộc và vị tổ chung là các vị vua Hùng . Bên cạnh tín ngưỡng nguyên thủy , đã tiếp thu đạo Phật , Lão , Nho giáo và sau này là một vài tôn giáo khác . Các nghệ  thuật khác như : ca hát , âm nhạc , hội họa … đều có từ lâu và có những thành tựu lớn . Nhiều lễ hội lớn và có giá trị dân tộc như :
A, HỘI
1. Lễ hội Đền Hùng
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên Đền Thượng. Lễ hội Đền Hùng hiện được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành quốc giỗ tổ chức lớn vào những năm chẵn.
Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:
Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá dưới những tán lá cây để tới đỉnh núi Thiêng.
Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.
Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.
Từ năm 2007, giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ. Ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ. Lê hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Các năm chẵn sẽ có quy mô ở các cấp lớn hơn. Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng .v.v
2. Hội Lim
Xứ Kinh Bắc xưa nổi tiếng là vùng đất của những câu chuyện cổ, những sự tích văn hoá. Vì truyền thống này mà nơi đây sở hữu nhiều lễ hội dân gian. Lễ hội được nhiều người quan tâm nhất là Hội Lim tại thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh.
Có giả thuyết cho rằng hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi trong truyền thuyết Trương Chi - Mỵ Nương mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tương khá rõ ở các làng quê vùng Lim.
Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ.
Lâu nay người ta có ấn tượng rằng ngày hội Lim là ngày hội cả của quan họ, là ngày hội tiêu biểu của sinh hoạt quan họ, vì :
*  Hội Lim mở vào ngày 13 tháng Giêng, âm lịch, trùng với ngày hội chợ đầu năm.
*  Ngày 12 tháng Giêng là ngày hội đình của 6 làng xung quanh vùng Lim, nên không khí náo nức của hội đình chuyển ngay cho hội chùa Lim.
*   Lúc này là thời gian tốt nhất để mở hội, vì trời có trăng, một số hội đã mở lấy đà, mọi người vừa ăn tết xong, công việc đồng áng, buôn bán đang rỗi rãi, giao thông thuận lợi …
Làng Lim có bốn xóm. Mỗi xóm có hai “bọn” Quan họ: một bọn nam, một bọn nữ. Có tục “ăn chạ” với Tam Sơn, tục kết nghĩa với Bịu.
Hội Lim là ngày hội chùa của làng Lim. Hội chỉ mở một ngày, đó là ngày 13 tháng Giêng âm lịch. Từ trước Tết, người ta đã chuẩn bị cho ngày hội đó. Suốt tháng một, tháng Chạp, các bọn quan họ tập luyện. Bọn này mời bọn kia đến hát đối đáp thử. Ra giêng, từ mùng 4, mùng 5, từng bọn nhận lời mời của các thôn bạn rủ nhau đi hát để tập dượt, thử thách. Qua việc đi hát, các bọn đi hát cũng mời bọn hát tốt về dự hội làng mình. Nhưng việc mời chính thức “ bọn ” nào đến dự hội, còn phải qua một cuộc hội ý giữa các ông Trùm, bà Trùm. Dĩ nhiên đối với hội Lim thì không thể thiếu các bọn quan họ Bịu và Tam Sơn, vì đó là quan họ kết chạ và kết nghĩa. Số bọn tới dự lại không thể quá số bọn Quan họ của Lim. Chẳng hạn Lim có 4 bọn nam thì số tối đa bọn nữ các nơi được mời đến chỉ có thể là 4 mà thôi, vì nếu không thế thì các “bọn” thứ 5, thứ 6 … sẽ không ai tiếp.
Trong hội Lim có 2 hình thức tổ chức hát:
Một là hát trong nhà, của những bọn có kết nghĩa. Hai là hát ngoài đồi của những bọn đến xem hội, góp vui và tìm bạn.
Hát trong nhà:
-   Phía chủ: Các bọn Quan họ Lim đều đã góp tiền cho ông Trùm ( bà Trùm ) và cử người chịu trách nhiệm đăng cai. Gia dình đăng cai làm “cơm Quan họ” và sửa soạn chỗ hát. Mờ sáng, các anh các chị quan họ đã đến đấy giúp gia chủ chuẩn bị các thứ, têm trầu, làm thịt gà, đồ xôi…Trong khi đó cho một số anh em ra chùa chờ khách. Khi khách đến, các em về báo, anh chị Quan họ mời lên chùa đón khách.
-   Phía khách: từng bọn Quan họ ăn mặc lễ phục ngày hội, đi thành nhóm, tiến thẳng tới chùa Lim. Đến chùa, họ đi loanh quanh xem hội, chờ đến lúc có bạn mời vào lễ Phật, cả bọn vào hát lễ Phật. Xong, họ được bạn đón luôn về nơi chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc hát Quan họ.
Buổi hát quan họ bắt đầu rất tự nhiên: Quan họ bạn vào đến cổng , cất tiếng hát mừng làng đầu năm, hát mừng nhà, mừng bạn.
Quan họ chủ đứng giữa  sân hát “đón nhời” : chúc lại làng bạn và chào bạn.
Quan họ chủ đỡ nón, ô cho Quan họ bạn,đón bạn vào ngồi một giường (nếu là bố trí ngồi hai giường hát đối đáp) hoặc ngồi một bên tràng kỷ (nếu là bố trí hát đối đáp đôi bên qua chiếc bàn). Quan họ chủ lúc này cũng ngồi vào một giường hoặc phía tràng kỷ bên kia.
Quan họ chủ hát mời bạn xơi trầu.
Quan họ chủ hát mời bạn uống nước.
Quan họ bạn hát đáp và hát cảm ơn bạn đã tổ chức đón tiếp thịnh tình.
Hầu như mọi hành động, mọi tình tiết đều lấy cấu hát làm đầu, chỉ có khi lời ca chưa nói được rõ ý mình, hoặc cần nhấn mạnh thêm điều gì nữa thì hai bên mới nói đệm vào câu hát.
Hát cho đến trưa thì cỗ bàn cũng vừa xong…Quan họ chủ hát mời Quan họ ăn cơm. Quan họ bạn hát cảm ơn. Quan họ chủ hát mời nâng chén, Quan họ bạn hát mời Quan họ chủ cùng ngồi. Quan họ chủ hát mời bạn ăn, tiếp bạn cho đến lúc bữa cơm bạn ăn gần xong, các Quan họ mới tạm ngừng hát, lúc này quan họ chủ mới ngồi vào mâm cơm của mình.
Buổi chiều, mọi người đi xem hội.
Đến tối cuộc hát lại tiếp tục. Bây giờ các Quan họ bắt đầu hát từ giọng “Hừ la” trở đi. Nửa đêm mới tạm nghỉ “xơi tiệc nước”. Rồi lại tiếp tục hát đến sáng mới giải tán.
Hát ngoài đồi:
Có điều dễ nhận là, bất kể nắng hay mưa, nam đều che ô, nữ che nón thúng quai thao. Che ô và che nón để thêm vẻ lịch sự, duyên dáng, để tránh những con mắt tò mò xoi mói ở xung quanh, để liếc nhìn bạn được dễ dàng và để cho tiếng hát có âm vang (một kiểu cộng minh).
Từng đôi bạn có thể đứng hát với nhau ở bất kì chỗ nào quanh đồi Lim. Xung quanh họ, người xem đứng rất đông.
Suốt ngày, trên đồi và quanh đồi Lim xúm xít đây đó từng đám hát như vậy.
Họ hát với nhau đôi câu, thấy hợp nhau thì hát tiếp, không hợp thì chào nhau để đi tìm bọn khác.
Trẩy hội:
Trai gái đi hội đều mặc những bộ quần áo đẹp nhất đã đành, những người hát Quan họ lại có bộ quần áo đặc biệt, như là lễ phục riêng. Trai thì áo lụa, áo the, quần ống sớ, khăn xếp; gái thì mớ bảy mớ ba, áo tứ thân nhiễu điều nhiễu tía, yếm đào xẻ con nhạn, thắt lưng hoa đào hoa lý, đeo khuyên vàng, xà tích…giữa trời đất mùa xuân mưa phùn, gió nhẹ, cây cối đâm bông nảy lộc, từ xa nhìn vào đám hội ăn mặc đẹp đẽ, đủ màu sắc tươi rói, trông rất ngoạn mục. Đấy là chưa kẻ đến các trò đua vui, đua tài khác tổ chức giữa đồng từ quốc lộ 1A đến đồi Lim. Họ đánh đu, đánh cờ người, chọi chim, chọi gà, đốt pháo, bắt vịt….làm cho không khí ngày hội thêm từng bừng, náo nức.
3. Dạ trạch hóa từ và lễ hội Chử Đồng Tử
Du khách có dịp xuôi dòng sông Hồng , dừng chân trên bãi cát Tự Nhiên , hẳn không quên câu truyện về mối tình nên thơ và diễm lệ gữa chàng đánh cá nghèo không một mảnh khố che thân và nàng công chúa Tiên Dung lá ngọc càng vàng . Phong cảnh nơi đây thật hữu tình . Chính dòng sông , bến nước này là nơi lưu truyền và lan tỏa câu chuyện về mối tình mãnh liệt mà đến ngày nay đã vượt ra ngoài giới hạn vùng Dạ Trạch .
Dạ Trạch hóa từ được xây dựng trên khu đất cao và rộng . Trước kia ở xung quanh đền có nhiều cây thông cao vút , nhiều cây cổ thụ cành lá xum xuê tỏa rộng che mát sân đền . Phía ngoài khu vực đền là bãi long sậy um tùm . Người dân muốn vào đền phải dùng thuyền đôc mộc , luồm lách qua những con lạch nhỏ . Địa hình nơi đây hiểm trở khó đi lại . Vì vậy , qua các triều đại nhiều tướng lĩnh đã lấy làm căn cứ chống giặc ngoại xâm .
Một nét độc đáo của Dạ Trạch hóa từ là trong đến thờ “ bế ngư thuyền quan  ” ( cá chép ) . Cá chép làm bằng gỗ nhưng trông rất sống động .
Trước đền có ao hình bán nguyệt , nước trong xanh . Giữa ao có 2 ụ đất lớn dó là mộ 2 ông Thần Đồng .Phía dưới ao là gác chuông . 1 chiếc chuông đồng đồ sộ treo chính giữa . Ngoài ra còn có 2 bia dựng đối diện  nhau .
Dạ Trạch hóa từ không chỉ là nơi thờ cúng , mà hằng năm còn là nơi tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử . Lễ hộ diễn ra trong 3 ngày , từ ngày mùng 10 / 2 đến 13 / 2 âm lịch . Nhân dân mở hội để tưởng nhớ  đến Chử Đồng Tử - Tiên Dung và bà Ba họ Nguyễn  , những con người dũng cảm  vượt qua trở ngại của những ràng buộc của tập tục cũ để đến với tình yêu chân chính .
Lễ hôi diễn ra thật tưng bừng và náo nhiệt , nhất là vào ngày chính hội . Tất cả dân làng quanh vùng đều tập trung về đền để dự hội .
Mở đầu là lễ khai mạc . Sau lễ khai mạc thì  đến “ rước nước ” tức là lấy nước ở sông Hồng về đền . Đứng đầu đám rước là con rồng vàng lộng lẫy uy nghi uốn lược theo nhịp trống phách dồn dập . Hai bên bờ sông 2 con rồng đang bay , dưới lòng sông mấy chục chiếc thuyền đủ màu sắc đang lướt nhanh trên mặt nước , đua nhau ra giữa dòng nước để lấy nước thật trong về tắm cho nàng Tiên Dung và để đón đoàn rước nước bên kia sông về đền chính cùng tổ chức lễ dâng hương lên 3 vị thánh của dân làng quanh vùng . Lễ dâng hương đựợc cử hành trước bàn thờ lớn
Xung quanh đền , quanh hồ hính bán nguyệt , quanh gác chuông các tò chơi dân gian diễn ra thu hút mọi người cùng tham gia . Chỗ này thì vật võ , rồi chọi gà , múa gậy , chơi cờ người . Các trò chơi kéo dài suốt ba ngày lễ .
Ngày hôm sau , một hồi trống đập rộn rã thúc giục mọi người cùng tham gia đón rước “ phát du ” nghĩa là rước thánh đi du ngoạn nơi cảnh cũ . Bao giờ con rồng cũng múa lượn dẫn đầu đám rước , rồi mới đến những cỗ kiệu Thánh , tiếp theo mới đến đoàn người đi dạo cùng thánh .
Ngày thứ ba , nhân dân vẫn tiếp tục mang xôi , hương hoa đến tế lễ và nhận lộc thánh . Buổi tối mọi người tập trung xung quanh ao hình bán nguyệt xem đốt pháo hoa và nghe đọc thơ , xem trình diễn chèo hay múa rối nước phỏng theo sự tích Chử Đồng Tử .
Đền Dạ Trạch hóa từ là khu di tích lịch sử đã được xếp hạng , trong tương lai nó còn là một điểm du lịch mới .
B . GIỖ , LẾ TẾT
 1,Tết Nguyên Đán
Nguồn gốc tết nguyên đán có từ đời Ngũ Đế , Tam Vương .
Đời Tam Vương , nhà Hạ , chuộng màu đen , nên chọn tháng đầu năm , tức tháng Giêng , nhằm tháng Dần và do đó tết vào đầu tháng dần .
Nhà Thương thích màu trắng , lấy tháng Sửu , tháng Chạp làm tháng đầu năm .
Qua nhà Chu ( 1050 – 256 TCN ) , ưa sắc đỏ , chọn tháng Tý , tháng Mười một làm tháng tết.
Các vua chúa nói trên ,, theo ngày giờ , lúc mới tạo thiên lập địa ( nghĩa là giờ Tý thì có trời , giờ Sửu thì có đất , giờ Dần sinh loài người ) mà đặt ra ngày tết khác nhau .
Đến đời Đông Chu , Khổng Phu Tử ra đời , đổi ngày tết vào một tháng nhất định : tháng Dần .
Mài đến đời Tần ( thế kỉ III TCN ) Tần Thuỷ Hoàng lại đổi qua tháng Hợi tức tháng Mười .
Cho đến khi nhà Hán trị vì , Hán Vũ Đế ( 140 TCN ) lại đặt ngày tết vào tháng Dần ( tức tháng Giêng ) như đời Hạ , và từ đó về sau , trải qua bao nhiêu thời đại , không còn nhà vua nào thay đổi về tháng tết nữa
Đến đời Đông Phương Sóc , ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà , ngày thứ hai có thêm Chó , ngày thứ ba có Lợn , ngày thứ tư sinh thêm Dê , ngày thứ năm sinh thêm Trâu , ngày thứ sáu sinh Ngựa , ngày thứ bảy sinh loài Ngừơi và ngáy thứ tám mới sinh ra ngũ cốc .
Vì thế ngày tết thường đươc tính từ ngày mùng một đến hết ngày mùng bảy .
Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán , “ những buổi rạng đông của sự khởi đầu ” ngày nay là lúc khởi đầu của năm , tháng , mùa . Nó đứng đầu chuỗi nhịp điệu các thời kì . Vì thế , sáng hôm đó là buổi sáng linh thiêng nhất . Nó là điềm báo trước các sự kiện tốt lành của các tháng âm lịch tiếp theo . Tết vừa theo sự vận hành của cả mặt trời lẫn mặt trặng . Nó mở đầu mùa xuân và như vậy bao giờ cúng rơi vào giữa hạ tuần tháng giêng dương lịch và trung tuần tháng 2 dương lịch . Tất cả các cử chỉ được lám trong những giờ đầu tiên đều có hiệu lực của một đạo bùa . Xưa kia người ta thổi ống tiêu để đoán tính chất điều kiện khí hậu trong năm , người ta uống rượu để xua đi các hơi lạnh và tử khí .
Việc chuẩn bị tết bắt đầu ngay hôm sau ngày cúng Thần Bếp , ngày 23 tháng Chạp . Hôm đó , Táo Quân thần trông coi đời sống của gia đình lên trời để tâu trình với thượng đế về cách ăn ở của mọi người trong gia đình năm qua . Cuộc khởi hành của các thần bếp phát tín hiệu cho mọi người chuẩn bị tết , Ai cũng tìm cách bán tất cả các hàng hóa họ có thể bán để trang trải các khoản nợ . Phố phường có dáng vẻ rất nhộn nhịp nơi thì bán hoa , cây xanh ,, tranh dân gian , thực phẩm . Bên trong mỗi ngôi nhà cần phải có bầu không khí nhuốm màu sắc rực rỡ là biểu tượng của hanh phúc , điểmbáo trước những sự kiện tốt lành và những lá  bùa có thể xua đuổi ma quỷ , các ông đồ nghèo , trong 10 ngày trước tết ngồi ở một góc phố nhỏ hay những vỉa hè để bán những băng giấy đỏ rắc phấn vàng hay bạc , những tấm biển trang trí hoa mà trên đó họ viết những câu đối hay những hoành phi nói đến  năm đang bắt đầu , đến mùa  xuân đang mở ra , đến gia đình hoặc chí hướng của người chủ . Họ cũng thường viết trên những mảnh giấy người ta đưa để lấy một khoản tiền nhỏ . Nếu trong năm trong gia đình có người chết thì người ta dùng giấy màu vàng hoặc xanh . Tất cả sự chuẩn  bị lâu dài và tỉ mỉ này kết thúc bằng việc dựng cây nêu . Đây là một cây tre dài 5 – 6 m được tước hết cành lá nhưng có để lại ở ngọn những cụm lá hoặc buộc vào đó một túm lông gà trống , một mớ lá đa hay lá cây vạn niên thanh . Gần đỉnh treo một cái võng tre có buộc những con cá nhỏ , những chiếc chuông con và khánh bằng đất sét nung phát ra một âm thanh nhẹ và êm khi gió thổi . Dưới cái vòng này có buộc một cái mũ thần , những thoi vàng bằng giấy , những miếng trầu , lá dứa hoặc cành xương rồng gai . Ở đỉnh còn treo một cái đèn thắp ban đêm . Cây nêu được làm như vậy với ý nghĩa chỉ đúng đường cho tổ tiên trở về ăn tết với gia đình – những ngừơi đang sống .
Tất cả các cuộc chuẩn bị đều phải hoàn thành , mọi nợ nần phải được thanh toán trước giờ cuối của năm . Người ta làm cho xong mọi việc dọn dẹp nhà cửa . Người chủ gia đình mặc lễ phục đứng trước bàn thờ tổ tiên để thỉnh các vị về ăn tết cùng con cháu . Và người ta thức sau bữa ăn tối để chờ năm cũ nhường chỗ cho năm mới .
Quá nửa đêm , người ta kê một cái bàn ở giữa sân cúng Thượng đê và Táo quân sắp từ trời trở về sau khi dâng tờ tâu trình hàng năm . Bàn thờ tổ tiên cũng được thắp đèn sáng và kẹo bánh đựơc dâng cung giữa hương khói dày đặc . Những nghi lễ hoàn toàn có tính gia đình này được đánh dấu bằng tiếng pháo .
Đêm giao thừa này còn được đánh dấu bằng những cuộc đi lễ đền chùa . Ai cúng lấy làm vui thích và tự thấy mình có bổn phận phải ra đình và đến đền chùa . Ở tất cả các đền chùa này nghi ngút đèn hương tất cả mọi người cả già lẫn trẻ đếndâng lên Chư phật cùng những thần linh khác những lời cầu nguyện đầu tiên với tất cả lòng thành kính mong cho một năm mới thật thanh bình ,hạnh phúc với một tấm lòng giản dị và thành tâm .
Ngày hôm sau tất cả mọi người đến nhà họ hàng , bạn bè chúc mừng năm mới . Trước lúc đi tết các nơi người con trưởng cùngtất cả các em theo sau chúc tết cha mẹ . Bên ngoài ngay khi mở cửa đón khách thì thầy đồ nghèo đưa cho gia đình bạn những mảnh  giấy điều nhỏ , trên đó ghi những lời chúc chúc gia đình thịnh vượng may mắn , hạnh phúc .
Như vậy tết là một ngày thiêng liêng trong tất cả . mọi người gửi tới nhau tất cả những lời chúc tốt đẹp nhất,mong một năm mới mạnh khỏe, vui vẻ, an lành và hạnh phúc . Và dường như ai cũng thấy ở sự thịnh vượng của láng giềng , vẻ thanh bình và yên ổn của tất cả mọi người .

 2, Tết Thanh Minh 
 Tết thanh minh được đặc trưng bởi bầu không khí trong (thanh) và sáng (minh).tết diễn ra hàng năm sau tiết Xuân phân nửa tháng.
Giữa mùa xuân, lúc cây cối đâm chồi nảy lộc, tất cả trai gái đàn ông phụ nữ trước khi tiếp tục du xuân trong các cuộc hành hương và lễ hội sau tết đều tiến hànhcung vong hồn cha mẹ, tổ tiên.
Hàng năm sau vụ gặt tháng Mười , vào khoảng tiết Đông chí , mọi người đi thăm một lần đầu tiên . Người ta ghi nhận sự xuống cấp xảy ra từ mùa mưa vừa qua , hay do công việc đồng áng gây ra của hai vụ gặt vừa rồi . Người ta lập bản kê những sửa chữa cần phải làm . Cả gia tộc được báo động , và mọi việc được chuẩn bị để tiến hành đìều cần thiết vào tiết Thanh minh .
Đến ngày này , đàn ông trong gia tộc , cùng đi có một vài người đàn bà ( những người đàn bà khác phải ở nhà chuẩn bị cơm cúng tổ tiên sau khi tảo mộ ) đến các nơi mai tang cha mẹ . Những ai còn đang tuổi tráng niên thì mang xẻng cuốc . Đàn bà thì bước theo nhịp gánh những đồ cúng gồm vàng giấy , hương , trầi cau và bánh khô .
Thật là thư thái tâm hồn khi thái những người nông dân áo quần tinh tươm , ra khỏi làng từ sáng sớm tinh mơ để tới các ngôi mộ , băng qua bờ hẹp của những mảnh ruộng nhỏ xíu còn đầm hơi sương . Những cảnh tượng thành kính chứng tỏ nhu cầu muốn sống xích lại với người đã  chết .
Đến nơi , thanh niên trai tráng bắt đầu bằng việc dọn cỏ xâu có thể thấy ở mộ . Các ổ chuột hay lươn được xem xét và bịt chặt một cách cẩn thận . Mặt bia được rửa , và các dòng chữ được tô mực lại .
Sau đấy , mọi người bày đồ cúng trước mộ . Người ta thắp hương cắm lên mộ , cũng như trên những mộ xung quanh và trên ban thờ Thổ Địa nơi đó . Lúc ấy người chủ gia đình đứng quay mặt vào mộ chí . Ông chắp tay lên trên chán . Sauk hi khấn người chết , ông vái dài bốn lần , tiếp theo là bốn vái nhỏ hơn . Rồi ông đứng sang bên cạnh mộ nhường chỗ cho lần lượt những người trong gia đình đến vái người đã khuất . Mấy lát sau người ta đốt vàng mã .
Những động tác này lặp lại ở tất cả các mộ của gia tộc , thường cách nhau khá xa . Các động tác này có thể kéo dài cả một ngày . Chiều tối mọi người về cúng bàn thờ gia tộc để thông báo với tổ tiên là lễ Thanh minh đã được làm hếy sức cẩn thận , và xin tổ tiên an nghỉ trong những nơi trú ngụ đã được sửa sang .
Những nghi lễ này được tiến hành một cách ít yên tĩnh hơn ở quanh các mộ mới , chưa đến một năm . Người chủ gia đình cùng con cái mặc tang phục đến than khóc sau khi tạm thời sửa sang nấm mộ . Hai hoặc ba năm sau lúc hết tang , người ta lợi dụng thời kì tốt lành này của tiết Thanh minh đào xương cốt lên , chuyển sang mộ mới tốt hơn . Người ta bắt đầu bằng việc thu nhặt hài cốt để cọ rửa . Rồi xếp những xương đó theo thứ tự tự nhiên trong một chiếc tiểu bằng đất sét nung bên trong đã được phủ giấy vàng .Ở gia đình giàu thì chiếc tiểu được đặt trong một chiếc quách bằng gỗ hoặc từ mấy năm nay , bằng xi măng . Sau đấy người ta đem chôn trong một cái hố mới được chọn cẩn thận . Lần chôn thứ hai này gọi là cái tang hay cát táng , trái với lần chôn thứ nhất là hung táng .
Trong một số gia đình khác , người ta nhân dịp này để dựng mộ chí nếu tuổi người cháu đích tôn của người chết , theo tín ngưỡng , không cho phép dựng trước . ở những gia đình trong những tháng qua gặp nhiều rủi ro thì vối sự giúp đỡ của thầy địa lí , người ta làm lế phúc mộ trước mộ để xác định xem mộ nào bị động , để tính di chuyển sang chỗ khác .
Với niềm hiếu thảo sâu sắc, năm nào người ta cũng làm lễ thanh minh với ý nghĩa người sống tăng cường mối liên hệ ràng buộc họ với những người thân đã khuất của mình. Sau khi tỏ lòng thành kính với những người đã khuất, mỗi người tìm cách sống những ngày mới với những điều may mắn nhất.

3 ,Tết Đoan Ngọ
Ở Bắc Kì, Đoan ngọ là một trong những ngày lễ quan trọng nhất và phổ biến nhất bất chấp sự tiến công của thời gian và nền văn minh khoa học.
Ta biết rằng phần lớn các lễ tết ở nước ta thường được tổ chức theo mùa, đặc biệt là vào mùa xuân, vì ở miền Bắc mùa xuân rất đẹp và rất dịu. Nhưng Tết Đoan Ngọ lại đựơc tổ chức vào mùa hè.
Đoan Ngọ, hay “điểm chính của sự kháng cự”, đánh dấu một trong những thời điểm của tháng thứ hai mùa hè này khi khí dương lên tới đỉnh cao nhất, khí âm cũng đồng thời xuất hiện. Đoan Ngọ thường được cử hành vào ngay mồng 5 tháng Năm ta, tức là khoảng hạ chí. Nó còn được gọi là tiết Thiên trung, vì mặt trời vào giờ Ngọ hôm đó đứng ở điểm cao nhất của bầu trời. Người ta còn gọi là tiết Địa Lạp, vì ngày này các vị thần trên trời ghi vào sổ trường thọ địa vị xã hội và chính trị của mỗi người, các quan hệ họ hàng, các lúc thịnh suy của người đó.
Dù thế nào, tết Đoan Ngọ không những là một lễ lớn của mùa hè mà còn cùng với ngày Tết và Trùng thập(mùng 10 tháng 10)-tức là lễ cúng cơm mới làm thành 3 ngày lễ lớn của ngừoi Việt Nam. Hôm đó ngừoi ta chủ yếu biếu nhau ngỗng, vịt, dưa hấu, đừong và đỗ xanh. Trong các gia đình người ta thường cúng nhưng dì của thời vụ.
Đấy chẳng phải là những tập tục cúng lễ duy nhất mà người ta sử dụng tết Đoan Ngọ để trừ tà ma chướng khí và còn nhiều tập tục khác nữa.
Tết Đoan Ngọ thực là lễ kì lạ nhất trong lịch sử của người việt. Diễn ra ngay đúng giữa mùa kinh khủng nhất trong xứ này, nó được cử hành vì sợ sự đe dọa thường xuyên của bệnh tật và chết chóc lởn vởn trên đầu mọi người. Nó tiếp tục và củng cố cho chuỗi lễ nghi được làm ngay khi mùa xuân kết thúc, để làm nguôi giận các thần trên trời.
Trước sự tiến công dữ dội của một số thần có thể gieo cái chết cho hàng vạn sinh linh, người ta phải dùng đến những phương pháp lạ lùng và những thực hnàh ma thuật chẳng hiểu kế thừa từ đâu nhưng cũng đều cắt nghĩa như nhau. Dường như các cách được sử dụng đã được lấy trong kho tàng dân gian xa xưa nhất của địa phương. Hay là chúng có quan hệ ít nhiều với các tín ngưỡng liên quan đến sự trường thọ mà các đạo sĩ của Lão giáo truyền bá? Do đó, Đoan Ngọ có tầm quan trọng hàng đầu tron tôn giáo dân gian Việt Nam.
4) Tết Trung Thu
Ngày rằm tháng tám này đúng vào thời điểm giữa ba tháng của mùa thu, được gọi là tết trung thu hay tết tháng tám. Vào thời kì này bầu trời trong trẻo và mặt trăng rất tròn, sáng rực rỡ.
Đêm rằm tháng 8, người ta long trọng rước rồng qua các phố, đi trước là những lá cờ ngũ sắc, những đèn lồng hình hoa quả, tôm cá hay những vậ quý. Trong đam rước đi thoe rồng là một con sư tử. bằng những điệu múa rồng và sư tử, theo tín ngưỡng người ta tạo cho cả nước những trận mưa tốt lành, mọi người đảm bào cho mình có cuộc sống phồn thịnh vàn sự yên ổn.
Đêm trung thu, mọi người tụ họp xem trăng lên. Tùy theo màu sắc cùng dáng vẻ của vì tinh tú này người ta rút ra các điềm báo. Nếu trăng màu vàng thì tằm sẽ nhả nhiều tơ, trăng sáng vằng vặc thì sẽ có vụ mùa bội thu.
Tết trung thu trong một quá trình diễn biến lâu dài của tư tưởng va phong tục, đã trở thành ngày hội lớn của tuổi trẻ, trong đó trai gái gặp gỡ nhau và hát đối đáp giữa đám đông và dưới ánh trăng. Thậm chí về sau, cùng với phong tục trở nên tinh tế hơn, với sự phát triển của nền văn hóa cổ điển và sự tỏa sáng của ý thức hệ Nho giáo chính cống, các nghềệ sĩ đã biến tết trung thu thành một cái tết ngắm và thưởng trăng. Trái lại nhữnh thanh niên đã hoặc sắp sửa thành tài lại vui tết trung thu theo kiểu của họ. Đối với họ đây là ngày tết của tương lai, ngày tết mở đầu cho các kì đỗ đạt sắp tới của họ. Vì thế, ở tết trung thu này người ta bày lên bàn dành riêng cho trẻ con tất cả các hình trạng nguyên, tiến sĩ,… của những khoa thi ngày xưa, hình bàn thờ gia tộc, các đình làng, là những nơi mà các vị tân khoa ngày xưa sẽ phải đến long trọng làm lễ khi vinh quy về làng.
Trung thu ở nước ta đã trở thành một ngày lễ mang tính chất phức tạp thú vị, đến nỗi cũng như tất cả các lễ hội có tính dân gian khác, nó làm cho ai cũng quan tâm và sung sướng, bất kể họ thuộc giai tầng nào hay lứa tuổi nào trong xã hội. Thoạt đầu đựoc coi là ngày lễ của người làm ruộng chỉ lo lắng đến các vụ thu hoạch của mình; là ngày tết của dạm hỏi, nó góp phần to lớn làm cho xích lại gần nhau; là ngày tết của tuổi trẻ học trò, nó mang lại cho mọi người hi vọng rằng trong những ngày sắp tới họ có thể thờ vua giúp nước, và họ sẽ xứng đáng với lòng tin của các bậc phụ huynh trưởng cũng như các cô vợ xinh đẹp và đức hạnh đang trông mong trong sự im lặng và tần tảo, đựoc theo sau chàng trong đám rước vinh quy trên những chiếc võng điều.

V . QUAN HỆ XÃ HỘI , HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
1 . Quan hệ xã hội : Xóm làng
Làng xóm người Việt xưa được xây dựng ở những vị trí tiện nước sinh hoạt và sản xuất , đồng thời phải ở những nơi cao ráo và có khả năng chống thú dữ , giặc dã …
Nếu dựa vào thế đất mà phân loại thì làng xóm người Việt ở cả 3 miền có khá nhiều dạng khác nhau . Làng xóm trung du , đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ có những nét gần nhau và có các dạng chủ yếu như : làng ven sông , làng vùng đồi gò , làng trên ô đất trũng , làng ven biển và làng dinh điền …
Làng ven sông : không phải tới ngày nay mà từ xa xưa , tổ tiên người Việt đã lập cư ở ven sông . Làng ở gần sông có nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt . Chẳng thế mà làng xóm và những dòng sông đã để lại trong tâm hồn người Việt biết bao tình đằm thắm và thân thương :
Làng ta phong cảnh hữu tình
Dân cư giang khúc như hình con long
Làng xóm mọc lên san sát nối tiếp nhau thành 2 đường viền dọc đôi bờ các dòng sông lớn , nhỏ : sông Hồng , sông Lô , sông Đuống , sông Cầu , sông Mã …
Tuy ơ ven sông nhưng làng xóm được thiết lập trên các thềm đất cao ( trong hoặc ngoài đê ) . Làng nhìn ra sông , nhưng lại thường nhìn theo dòng nước chảy , ruộng bên cạnh hay sau lưng làng . Làng hẹp chiều ngang nhưng lại phát triển  chiều dài .Làng thường có một con đường trục – đường chính chạy dọc qua làng . Hai bên đường chính là những nhánh ngang để đổ ra sông hoặc ra đồng ruộng . hệ thống đường này như bộ xương cá .
Làng ven sông tuy đông dân nhưng nhà nào cũng có một mảnh vườn để trồng rau xanh và cây ăn trái . Vườn tược tuy không rộng nhưng đựợc tổ chức rất chu đáo nên thu hoach khá cao .
Làng xóm ven sông hằng năm thường bị ngập lụt
Làng vùng gò đồi : lọai này phổ biến khắp các vùng trung du và bán sơn địa , qui mô không lớn , số dân không nhiều . Làng được xây dựng trên các sườn đồi theo kiểu vành khăn , nhưng cũng có khi chỉ chiếm một phần nào đó của sườn đồi . Nhà cửa xếp thành nhiều tầng , nhiều lớp như những bậc thang . Cũng có khi làng phủ kín cả mặt đồi – làng đồi . Làng vùng đồi thường thưa thớt , tách biệt nhau bằng những cánh đồng nhỏ như những thung lũng . Mỗi làng đứng ở vị trí riêng như những ốc đảo nổi trên biển lúa xanh . Mật độ cư dân không cao nên nhà cửa trong làng cũng không nhiều , diện tích thổ cư khá lớn . Vườn tược khá rộng rãi nhưng đất đai khô cằn nên việc trồng vườn trong các khuôn viên trung du kém phát triển
Làng trên ô đất trũng : dạng làng này chủ yếu xuất hiện ở các vùng châu thổ , nhất là vùng trũng sông Hồng . Xóm làng thường phô ra cái diện mạo rất đa dạng của nó , quy mô cũng rất khác nhau . Mật độ cư dân cũng rất cao trong làng nhà nọ sát nhà kia . Nhiều nơi mỗi hộ chỉ có một vạt đất hẹp vừa đủ dựng một ngôi nhà nhỏ với một mảnh sân con . Cũng giống như làng xóm ven sông , làng xóm vùng đất trũng hàng năm bị úng lụt .
Làng ven biển và làng dinh điền : làng xóm ven biển thường thưa thớt . Nhà cửa trong làng thường bố trí theo kiểu song hành giữa 2 tuyến có nhà cửa là một tuyến đất trũng . Số dân trong làng này khá cao , nhưng nhà nào cũng có vườn khá rộng , trồng trọt giống như làng ven sông . Tuy sống gần biển nhưng những cư dân này vẫn gắn bó với đồng ruộng hơn là hướng ra biển .
Còn làng xóm miền Nam lại có những đặc điểm riêng thích ứng với địa thế đồng bằng sông Cửu Long . Về mặt cư trú có thể chia đồng bằng Nam Bộ thành 4 vùng chủ yếu . Mỗi vùng có sắc thái riêng tạo thành các dạng làng khác nhau :
Làng vùng đất cao miền  : từ Vàm Cỏ Đông trở lên phía đông phần lớn châu thổ thuộc hệ thống Cửu Long – Đồng Nai đươc bao phủ bởi một lớp phù sa cổ . Lớp phù sa này được cấu tạo sau một thời gian bồi đắp liên tục nên đã tạo thành những mặt cao nguyên nhỏ bằng phẳng và nghiêng dần phía Tây . Do tác dụng xâm thực địa chất nên đã tạo ra nhiều trũng ngập nước về mùa mưa , đồng thời các thung lũng hẹp của các sông trong vùng đã chảy len lỏi giữa phù sa cổ tạo thành những ô đất trũng ngập nước chia vùng này thành các cao nguyên nhỏ . Làng xóm dựa trên thế đất nên có hình thù rất đặc trưng cho vùng này
Làng trên giồng Duyên Hải : dọ theo duyên hải phía đông – nam đồng bằng Cưử Long từ giồng Sơn Qui đến gần sông Gành Hào là một hệ thống duyên hải theo hình vòng cung tây bắc – đông nam chạy dài khoảng 250 km . Làng xóm ở đây nhà cửa thưa thớt thường là hinh cung dài uốn theo kích thước và hướng của mỗi đất giồng . Cư trú trên đất giồng vì có nước ngọt , đất khô  ráo trồng cây ăn quả và hao màu rất tốt . Giao thông thuận tiện nên việc kinh doanh phát triển .
Làng trên vùng phù sa nước ngọt sông Tiền và sông Hậu : đây là vùng đất phù sa màu mỡ nằm giữa đồng bằng Cửu long dọc hai con sông lớn trong vùng . Một vùng nước không bị ảnh hưởng của nước phèn , nước mặn nên đây là vùng có nhiều cây ăn trái nhất miền Nam . Một vùng được mệnh danh là “ miệt vườn ” , dân cư đông đúc , trồng lúa được hai vụ trong một năm . Ở đây có thể chia hai dạng địa thế khác nhau : địa thế cao , nếu ở giữa 2 dòng sông thì làng xóm có hình thoi ( cù lao ) , còn dọc các con sông là kiểu làng chài ven sông như ngoài Bắc .
Làng trên vùng thấp ngập nước : đây là 1 vùng đất phèn rộng lớn ngập nước bao gồm Đồng Tháp Mười , U Minh , Kiên Giang . Làng xóm tuy nhỏ nhưng nhà cửa của cư dân làm liền kề nhau cho bớt phần hiu quạnh . Cũng  trên vùng đất này nhưng ở bắc An Giang và Châu Đôc có nhiều đồi núi nên làng xóm lại bao quanh sườn núi tạo nên kiểu làng vành khăn giống như dạng làng vùng đồi gò miền Bắc
2 . Quan hệ gia đình        
Ngay từ thời các vua Hùng , gia đình người Việt đã là gia đình phụ hệ nhưng còn nhiều tàn dư của gia đình mẫu hệ . Đơn vị xã hội lớn hơn gia đình là các công xã nông thôn . Trải qua nhiều thế hệ , hình thức công xã này đã tồn tại như là một yếu tố bảo thủ nhất kéo dài cho đến cách mạng tháng tám .

VI . PHONG TỤC TẬP QUÁN
1 . Cưới hỏi
VIỆT
VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG HÔN NHÂN

Trong xã hội cũ, cha mẹ đóng vai trò quan trọng, quyết định cuộc đời của các đôi nam nữ thanh niên. Với những gia đình nề nếp, có gia giáo thì “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, và gia đình hai bên phải “môn đăng hộ đối”.
Các cụ thường kén vợ cho con dựa theo tiêu chuẩn “công ,dung, ngôn, hạnh”
1. Công: là nết ăn nết làm, tài đảm đang quán xuyến việc chăn tằm, dệt vải đến thêu thùa, kim chỉ vá may, cỗ bàn, giỗ tết đều phải được làm nhanh gọn. “Giàu vì bạn, sang vì vợ”. Vợ đảm, là một nội tướng trong gia đình.là một trong những yếu tố làm gia đình êm thấm.
2. Dung:Nghĩa là nhan sắc, tuy tiêu chuẩn về cái đẹp của mỗi thời khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là Khoẻ mạnh, không bệnh tật, có khả năng sinh con cái,người xưa quan niệm rằng mỗi con mỗi lộc, càng nhiều con càng có phúc
3. Ngôn: Là lời ăn tiếng nói, biết thưa gửi, dạ vâng,biết rào trước ý tứ để không làm mất mất lòng ai, có cương có nhu.Lựa lời mà nói cho phải lúc
   Chồng giận thì vợ bớt lời
   Cơm sôi bớt lửa một đời không khê.
4. Hạnh:Là đức tính tốt đẹp của người phụ nữ ,là cách cư sử với mọi người từ già trẻ, lớn bé sao cho đúng mực,
Các nhà gia thế ngày xưa thường kén rể cho con dựa vào tiêu chuẩn đạo đức, chí khí nam nhi của chàng trai.
 *  Bà mối
Đa số các đôi nam nữ thanh niên muốn nên vợ nên chồng đều phải so tuổi, tuổi hợp nhau sẽ sống hoà thuận, ăn nên làm ra, không hợp tuổi thì sống khổ sở nghèo hèn. Nhiều  khi so tuổi hợp hay không phụ thuộc vào mấy ông thầy bói.
Bà Mối là người trung gian, đánh tiếng bắc cầu cho đôi nam nữ thanh niên hiểu nhau rồi đi đến hôn nhân.Gia đình nhà trai nhờ bà mối sang đánh tiếng trước với gia đình nhà gái,nếu gia đình nhà gái ưng thuận bà mối sẽ giúp cho gia đình nhà trai sang xem mặt cô gái.
  * Hôn Lễ
Khi mọi việc tương đối ổn định,gia đình 2 bên nam nữ quyêt định hôn lễ cho 2 con.
Khi cưới hỏi thường có đủ sáu lễ
Nạp thái, là đưa lễ để tỏ ý đã kén chọn,tục gọi la chạm mặt hay giạm vợ
Vấn danh(hởi vợ) hỏi tên tuổi và họ người mẹ
Nạp cát(bói được tôt) báo cho nhà gái biết
Thỉnh kỳ(định ngày cưới hỏi) xin hứa trước với nhà gái
Nạp tệ (đưa lễ cưới)
Thân nghinh (đón dâu)
Sau này, sáy lễ trên giảm xuống còn 3 lễ
Lễ chạm mặt
Lễ ăn hỏi
Lễ cưới
  * Chạm ngõ
Muốn chạm ngõ phải chọn ngày tốt, tức là ngày âm dương bất tương thì việc vợ chồng sau này mới tốt lành.
Khi đã xác định được ngày tốt nhà trai sắm một lễ mọn để cúng tổ tiên báo về công việc hệ trọng đối với chàng trai.Sau đónhà trai sửa một lễ mang sang nhà gái. lễ gồm:Một cơi trầu têm cánh phượng, cau bổ tư bẻ cánh tiên. Nhà giàu thì đưa lễ cả buồng cau, mười mớ trầu, mứt sen, trà lạng đựng trong mấy quả sơn son thiếp vàng. Nhiều nơi ngoài cau trầu , rượu, nhà trai thường biếu bánh khảo,hay vài thứ bánh được ưa chuộng  trong vùng
Dẫn đầu đoàn người đi ăn hỏi gồm bà mối, bà mẹ, bà dì, bà cô của chú rể. Các cô gái chưa chồng ở trong họ thường đội các mâm quả hoặc bưng khay trâù đi trước, sau đó là nam giới và chú rể.
Lễ được chia làm hai phần: Phần nhiều được đặt lên bàn thờ khấn vái tổ tiên, phần còn lại dùng để lễ gia tiên bên ngoại.
Trước khi nhà trai từ giã, nhà gái thường sẻ một phần lễ để biếu lại nhà trai gọi là lại quả. Lễ chạm ngõ đến lễ ăn hỏi không có thời hạn nhất định, nếu một bên đổi ý thì cơi trầu chạm ngõ là cơi trầu bỏ đi.
    * Sêu tết
Sau lễ chạm ngõ, chú rể được coi gần như một thành viên của gia đình. Chú rể phải thường xuyên đi lại thăm nom khi nhà cô gái có người đau yếu hoặc giúp công sức khi nhà cô gái có việc.
    *  Ăn hỏi
Lễ ăn hỏi cũng phải xem ngày.Lễ ăn hỏi phải chu biện theo đòi hỏi của nhà gái, phải đủ cau, trà biếu khắp nội ngoại bạn bè.
Lễ gồm có một quả phù trang để trà, choé rượu,thuốc lá, bánh chưng, bánh dày, lợn quay, xôi gấc với sáu đến tám mâm đựng cau và trầu, trên phủ vải đỏ. Những người đi đưa lễ đều khăn đóng, áo dài.
Những nhà khá giả thường chọn mười cô gái, ôm mười cái quả, trên phủ khăn nhiễu đỏ, ngồi xe xích lô có lọng che bên cạnh một bà già đáng kính mặc áo dài nhung the. Đi “hộ tống” bên đoàn xích lô ấy là hàng chục chiếc xe máy mới do các chàng trai cầm lái.
Sau lễ ăn hỏi là việc bái hỷ và chia trầu.
Trong lễ ăn hỏi, hai họ cũng xem ngày và đinh ngày cưới cho đôi trẻ.Đây là một ngày rất hệ trọng của đời ngưòi nên các cụ xem ngày, gìơ rất kỹ lưỡng.Ngày cưới là ngày bất tương, thiên hỷ thiên đưc, nguyệt đức v.v…Gìơ cưới phải luôn luôn là giờ hoàng đạo.
Sau việc dẫn lễ nhà trai và nhà gái bắt tay vào việc chuẩn bị lễ cưới.
   *  NỘP CHEO
Tiền cheo là tiên mà nhà trai phải nộp cho làng xa bên nhà gáiKhi nộp cheo cho làng tức là cô dâu chú rể đã được làng công nhận, có kèm theo giấy điểm chỉ,ngày nay đó là tờ giấy đăng kí kết hôn_ tờ hôn thú .
   *CƯỚI CHẠY TANG
Tục cưới chạy tang thường được sử dụng trong trường hợp vạn bất đắc dĩ.Vì một lý do nào đấy, hai họ có thể tổ chức cưới chạy tang. Người chết chưa phát tang, chưa khâm liệm thì họ nhà trai mang lễ sang nhà gái xin cưới. Có thể không cần ngày tốt nhưng giờ phải là giờ hoàng đạo. Đám cưới được tiến hành chớp nhoáng trong vòng một hoặc hai ngày.Cô dâu về nhà chồng được mấy tiếng thì gia đình bắt đầu phát tang và cô dâu cũng chịu tang như mọi thành viên trong gia đình.  Những đám cưới chạy tang, cô dâu chủ rể không được quan hệ với nhau trong vòng 100 ngày.
   *  Cỗ cưới
Thông thường,nhà gái thách cưới để thiết đã mọi người trong họ. Cỗ cưới thường tổ chức trước ngày  cưới một ngày hoặc trong chính ngày cưới, nếu mời ngày hôm sau là cỗ áp mông không ai đi cả.
Đối với nhà trai, trước ngày cưới, họ thường bắc rạp, thuê thầy làm cỗ và các thợ nấu.Thường là mổ lợn,giã giò,cỗ cưới bao gồm bao nhiêu món là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế từng gia đình
Đối với những gia đình sang trọng, giàu có họ thường tổ chức trong các nhà hàng, khách sạn…
Khách đến ăn cỗ thường mang đồ mừng đến,tuỳ điều kiện từng người và mối thân tình đối với gia chủ,tiền bạc,cau trầu,rượu trà…..
Ngày nay, trong các đám cưới, người đến dự cỗ cưới thường mừng tiền để trong phong bì kèm đôi lời chúc tụng.Việc này có mặt tốt của nó: cô dâu chú rể sau khi cưới không phải ôm lấy một đống đồ mừng mà họ không cần và được sử dụng số tiền mừng vào việc sắm những gì mà họ cần thiết.
   *  PHÙ DÂU
Thường là người cô, người dì hay chị em thân thiết của cô dâu, được cô dâu tin yêu và cha mẹ cô dâu thường ủy thác cho phù dâu để phù dâu truyền kinh nghiệm làm dâu, làm vợ, làm mẹ cho con mình. Phù dâu phải là người may mắn, tốt phước,gia đình êm ấm
Đám cưới ngày nay, người ta thường chọn bốn phù dâu, bốn phù rể,toàn nam nữ thanh niên chưa vợ chưa chồng.Nhà trai và nhà gái đều lo sắm sửa cho cô dâu chú rể và chuẩn bị cỗ cưới. Nhà trai thường lo mua giường chuẩn bị chăn, chiếu, màn. Nếu nhà trai khá giả hơn thì còn lo may quần áo cho cô dâu. Cỗ cưới phải có món xôi gấc, ăn xôi có màu đỏ là đẹp và gặp nhiều may mắn..
Trước khi về nhà chồng: người mẹ thường thủ thỉ tâm sự với cô dâu,trong món quà mẹ cho con gái trước khi về nhà chồng bao giờ cũng có một chiếc trâm hay bảy chiếc kim_quan niệm xưa đàn ông có 7 vía.Thời trước cô dâu quấn khăn nhiễu trên đầu có đính mấy chiếc kim trên khăn hoặc một cái trâm. Xuất xứ của tục này có lẽ là để phòng tai hoạ do “phạm phòng, tức là chú rể chết trong đêm tân hôn khi đang quan hệ với vợ
Trong đám cưới, khi cô gái bước chân về nhà chồng, mẹ cô gái không đi đưa dâu.Do ngày xưa vai trò của người phụ nữ không có, chỉ phụ thuộc vào người chồng. Đám cưới của con gái khi mọi người tiệc tùng thì 2 mẹ con cô dâu ôm nhau khóc,mẹ thương con cũng bước vào cảnh làm dâu khốn khổ,con khóc vì phải xa mẹ ,có trưòng hợp 2 mẹ con cùng bỏ chốn,vì thế nên người ta không để cho mẹ cô dâu đi đưa dâu.
    *  LỄ XIN DÂU
Trước giờ đón dâu, nhà trai cử người mang một cơi trầu, một be rượu đến xin dâu, báo trước giờ mà đoàn đón dâu sẽ đến để nhà gái chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp.
    *  RƯỚC DÂU
Đầu tiên là một cụ già cầm hương cùng với một người đội lễ - thường là một cái quả đựng trầu, cau, và rượu vào trước.
Mâm lễ ấy được đặt lên bàn thờ,cụ già thắp hương vái, nhà gái vái trả lễ rồi một vị đứng đầu họ nhà trai cùng ra đón dâu.Lễ này được tiến hành rất nhanh.Sau đó cô dâu cùng chú rể đến lạy trước bàn thờ gia tiên, xin tổ tiên chấp nhận cho cô dâu chú rể đem hộp trầu đi mời khắp mọi người trong họ, người bề trên và cao tuổi mời trước. Khi mời, cô dâu phải chủ động mời trước để chú rể biết cách xưng hô.Trước khi về nhà chồng,cô gái đến lạy ông bà,cha mẹ .Thông thường lúc ấy cha mẹ cô gái thường cho cô dâu một vật gì đó làm kỷ niệm
Trước đây cô dâu thường mặc áo mớ  ba,cài khuy kín yếm, để hở khuy cổ,quần lĩnh hoa chanh, dép cong, nón quai thao,
Trước cửa nhà thường đặt một hoả lò than hồng, cô dâu phải bước qua để đốt vía những người dữ vía.Nhiều nơi còn có tục chăng dây, khi gặp dây chăng,cụ đi đầu đoàn đón dâu cho bọn trẻ mấy đồng để chúng gỡ dây đi vì sợ gặp phải chuyện” giữa đường đứt gánh”
Ngày nay, ở thành phố, người ta đón dâu bằng xe ôtô,căng dây tết hoa để để cô dâu chú rể ngồi và một ô tô khách để chở họ hàng bạn bè Sang thì toàn ô tô con, một đoàn từ sáu đến mười chiếc, chăng dây tết hoa. Đến ngõ nhà trai, pháo nổ giòn giã, mẹ chồng cầm bình vôi lánh mặt đi chỗ khác để cô dâu bước vào nhà. Có cụ già giải thích rằng ngày xưa bình vôi là biểu hiện của tài sản.Các bà nội chợ rất  kiêng_không bao giờ để bình sứt mẻ thường quẹt them vôi lên miệng bình vì tin rằng bình vôi càng dày ,của cải trong nhà càng nhiều.Mẹ chồng ầm bình đi vì muốn nắm quyền hành trong nhà, không cho con dâu quyền điều hành chính.Một số nơi  mẹ chồng có tục  ra cất nón cho con dâu,sau đó mẹ chồng dắt con dâu vào nhà đặt tiền và cái quạt lên bàn thờ rồi lễ gia tiên.Lễ xong ,cô dâu cùng mẹ chòng bước vào buồng.Trong buồng có sẵn một đôi chiếu mới trải úp vào nhau.Người chải chiếu cho vợ chồng cô dâu phải là người ăn lên làm ra, con đàn cháu đống,nếu mẹ chồng đủ điều kiện thì mẹ chồng tự trải chiếu,dọn giường cho cô dâu chú rê,cô dâu nghỉ ngơi một lát,sau đó cầm hộp trầu đi mời 2 họ
    * LỄ TƠ HỒNG
Khi đón dâu về,cô dâu chú rể làm lễ tế tơ hồng.Văn tế tơ hồng mỗi nơi viết mỗi khác, không có khuôn phép bắt buộc. Để tán tụng công đức của ông Tơ bà Nguyệt se mối duyên lành cho đôi trẻ và mong ông bà phù hộ cho cô dâu chú rể ăn ở với nhau trọn tình trọn nghĩa đến đầu bạc răng long, sinh nhiều con đàn cháu đống.
      * LỄ HỢP CẨN.
Sau lễ ra mắt bố chồng, cô dâu chú rể vào phòng.Thông thườn ông cụ cầm hương dẫn đoàn đón dâu nhà trai đến trải chiếu cho cô dâu chú rể,thong thường chiếu phải trải thẳng kiêng trải lệch . Sau đó cụ rót hai chén rượu mời cô dâu chú rể uống rồi ý tứ rút ra ngoài khép cửa buồng lại. Cô dâu chú rể ăn cùng nhau bữa cơm đầu tiên. Ăn xong rửa bát ngay hay để lại đến hôm sau cũng không sao.
Nhiều gia đình thời xưa, đêm tân hôn cho lót giấy bản, gọi là giấy thám trinh. Để xem ngườicon gái con trinh tiết hay không, nếu còn trinh sẽ có máy giọt máu trên giấy.Nếu không, trong lễ lại mặt, nhà gái sẽ nhận được cái thủ lợn cắt lỗ tai, ngầm báo nhà trai sẽ trả lại vì cô dâu mất trinh.
     * LỄ LẠI MẶT
Ngay sang hôm sau.Hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà gái mang theolễ vật để tạ gia tiên. Lễ ấy gọi là lễ lại mặt. Nhà nghèo thì ba lá trầu, ba quả cau, một nậm rượu.Nhà giàu thì có them mứt sen, bánh kẹo.Nếu chú rể ở xa,sau bốn ngày trở về nhà gái cũng được.Giàu hơn nữa thì thì có lợn quay xôi gấc làm lễ, lễ xong nhà gái đem chia biếu  cho những người thân trong họ,bố mẹ vợ làm mâm cơm để dâu rể cùng ăn.
     * XIN Ở RỂ
Những gia đình sinh toàn con gái, cha mẹ thường có ý lựa chọn xem chàng trai nào hiền lành, khoẻ mạnh, chăm chỉ làm ăn và đặc biệt phải là con thứ thì cho ở rể.Nhà gái bắn tin gả con và gây dụng cho chàng rể ấy để nương tựa lúc về già, hương khói lúc nằm xuống .Số phận chàng rể như vậy được coi là may mắn , nhưng không phải chàng nào cũng thích thế, vì thường đau khổ với câu nói cửa miệng “ở rể như chó chui gầm chạn”, tuy nhiên cũng có trường hợp ở rể lại là vinh dự và may mắn như” chuột sa chĩnh gạo” khi gia đình nhà vợ khá giả, quan hệ 2 bên tốt đẹp, quan hệ chàng rể với gia đình bên vợ hoà hợp.
      * KHI NGƯỜI ĐÀN BÀ TÁI GIÁ
Theo phong tục xưa, cha mẹ chỉ gả bán một lần, lần sau cha mẹ không tham gia cưới hỏi nữa.
Người đàn bà tái gái có 2 trường hợp: hoặc chồng chết hoặc đã li hôn
Tục xưa, nếu 2 vợ chồng chưa có con với nhau thì” trai chê , trai bỏ, gái chê gái đền” tức là nếu “ gái chê” thì nhà trai thường bắt nhà gái đền số tiền gấp 2 hoặc 3 lần số tiềnnhà trai bỏ ra để tổ chức đám cuới, siêu , tết… nếu 2 vợ chồng đã có con thì khi bỏ nhau con và của cải đều thuộc về chồng trừ đồ nữ trang nhà gái sắm cho cô dâu.
Nếu sau này, đôi mợi chồng định ly hôn lại làm lành với nhau thì không gọi là tái giá.Nhưng trước khi trở về sống chung với chồng, phải làm lễ tạ gia tiên nhà chồng và cha mẹ chồng
Nếu chồng chết, phải chờ ba năm đoạn tang, người phụ nữ mới được tái giá ,người mẹ tái giá được gọi là giá mâũ. Trứơc khi tái giá phải lo cho chồng cũ mồ yên mả đẹp làm lễ tạ chồng cũ,khấn chồng cũ phù hộ, cha mẹ chồng vẫn còn thì phải đem cau trầu,rưọu đến tạ lễ và xin phép đi bước nữa. Đúa con( nếu có) vẫn thuộc bên nội, muốn mang con đi người phụ nữ phải xin phép cha mẹ chồng hoặc chú, bác của chồng.
     *  HÔN NHÂN CỦA VUA CHÚA
Nếu vua chúa có ý định lấy vợ thì bộ lễ sức giấy cho các quan tỉnh quan huyện biết. các quan phải đi khắp nơi kén người đẹp, Trứoc hết phải xem lá số tử vi của cô gái đó xem có hợp với vua hay không, có bệnh tật gì hay không…sau đó dâng lên để nhà vua xem.Khi vua đồng ý thì chuẩn bị cho người đẹp tiến cung. Nhờ cô gái đuợc tiến cung mà làng xã đó cũng được thơm lây.
Khi hoàng tử đến tuổi xuất phủ, vua sẽ chọn trong đám con gái các quan to trong triều xem ai đủ “tiêu chuẩn”. Sau đó Bộ lễ sẽ tổ chức cho hoàng tử xem mặt người vợ tương lai.
Lúc công chúa đến tuổi mười sáu, nhà vua sẽ ra lệnh cho Bộ Lại , Bộ lễ lập danh sách con cháu những công thần nhất phẩm và nhị phẩm, đẹp trai, tài giỏi để vua xét. Trước ngày cuới công chúa sẽ đựơc biết mặt chồng tương lai.
     * LI DỊ
Ngày xưa đàn bà không có quyền bỏ chồng còn đàn ông thì có quyền bỏ vợ. Có bẩy điều nếu phạm phải, người đàn bà có thể bị chồng bỏ
1.   Không con
2.   Dâm tật
3.   Không thờ cha mẹ chồng
4.   Đa ngôn
5.   Trộm cắm
6.   Ghen tuông
7.   Có ác tật
Ngoài 7 điều trên người chồng có thể bỏ vợ người xưa cũng đặt ra 3 điều mà người chồng không thể bỏ vợ_ gọi là tam bất khả xuất
1.   Đàn bà đã từng chịu đại tang 3 năm ở nhà chồng
2.   Trứơc nghèo sau giàu
3.   Nếu từ giã nhà chồng về nhà mình không còn nơi nương tựa
     * HÔN NHÂN VÔ HIỆU LỰC
Ngày xưa việc cưới xin theo tục lệ bao giờ cũng có hiệu lực, tuy nhiên có 9 điều sau đây thì mặc dù hôn lễ đã được cử hành vẫn cứ vô hiệu lực
1.   Mạo hôn
2.   Đem vợ (hoặc người hầu) cầm cho người ta làm vợ hoặc đem vợ giả lam chị gái, em gái gả cho người khác
3.   Đem vợ lẽ làm vợ cả( ngày nay là đã có vợ rồi  lại cưới vợ khác)
4.   Trong lúc có đại tang cử hành hôn lễ
5.   Bà con họ hang lấy nhau
6.   Làm chức quyền ở nơi nào đó rồi dung quyền hành ep người ta phải lấy mình
7.   Lấy đàn bà có tội đi chốn
8.   Thầy tu lấy vợ
9.   Một phụ nữ lấy 2 chồng
2 . Lễ tang
Tang ma
 Tang ma của người Việt, tuỳ theo từng vùng địa lí và từng thành phần xã hội mà có những phong tục khác nhau.
Phép chiêu hô
Khi một người vừa nhắm mắt, thì người con trai cầm cái áo của người chết ấy,trèo lên mái nhà gọi 3 tiếng 3 hồn 7 vía cha đâu về với con(hoặc 3hồn 9 vía me đâu về với con), gọi xong xuống treo áo lên cửa, bây giời trai gái mới được khóc và mọi người mới phát tang cho người chết.
Thiết hồn bạch
 Khi người chết sắp tắt thở lấy 7 vuông vải trắng , để lên lưng hoặc bụng người, bao giờ tắt thở rồi mới đem ra kết làm thiết hồn bạch, 1 đầu, 2 tay, 2 chân, giống như hình người, bao giờ nhập quan thì đem ra để ban thờ.

Lập tang chủ
Thường là con cả hoặc là cháu đích tôn, cha còn mà con có tang mẹ hay vợ thì cha làm chủ tang cũng được
Lập người hội lễ
Chọn người biết lễ, các thành viên người nhà có tang phải tuân theo người hộ lễ bảo, chọn 1 người giữ tiền,1 người bên lễ phúng viếng và mọi thứ chi.
1.Lễ mộc dục (Tắm gội)
Lúc tắm cho người chết thường để sẵn một con dao nhỏ, một vuông vải nhỏ, một cái lược, một cái thìa, một ít  đất, nồi nước tắm ngũ vị hương, và một nồi nước nóng khác,lúc tắm vây màn cho kín, người tang chủ vào khóc rồi quỳ xuống “nay xin tắm, gội để sạch bụi trần.” cha thì con tria vào tắm, mẹ thì con gái vào tắm, lấy vuông vải dấp vào ngũ vị, lau mặt lau mình cho sạch rồi lấy lược chải tóc, lấy khăn khác lau 2 tay 2 chân, lấy kéo cắt móng tay móng chân, mặc quần áo cho chỉnh tề. Móng tay móng chân gói lại  trên để lên trên, duới để xuống dưới, để vào trong quan tài , Dao , lược, thìa và nước đem đi chôn, rước thi thể đặt lên giường.
Sau lễ mộc dục, thời gian chưa nhập quan: Đắp chăn hoặc chiếu  buông màn, đặt một chiếc ghế con ở trên đầu, trên đó đặt một bát cơm úp, một quả trứng , dựng một đôi đũa trên bát cơm và thắp hương.Có địa phương còn có tục để một con dao trên bụng để trừ tà ma, hay quỷ nhập
2. Lễ Phạn hàm
Lấy ít gạo nếp sát cho sạch,  một ít tiền , tang chủ vào khóc, quỳ , người chấp sự cũng quỳ cáo từ rằng:”nay xin phạn hàm phục duy hâm nạp”, tang chủ lấy cái thìa xúc ít gạo với 1 đồng tiền tra vào mồm  để tránh tà ma và ác quỷ đến cướp đoạt, để tiễn vong hồn đi đường xa được siêu thoát.
Lễ  được tiến hành như sau:
Lấy một ít gạo nếp sát cho  sạch, vài đồng tiền( nhà giàu thì dung vàng
hoặc viên ngọc trai)
Tang chủ vào khóc quỳ, người chấp sự cũng quỳ, cáo  từ rằng” nay xin phạn hàm, phục duy hâm nạp”.Người chấp sự lần lượt xướng” Sơ phạn hàm. Tái phạn hàm, tam phạn hàm”. Tang chủ ba lần, mỗi lần xúc một ít gạo và một đồng tiền tra vào mồm bên phải ,bên trái, rồi vào giữa, xong bóp mồm lại và phủ mặt như cũ
 3. Lễ khâm liệm nhập quan
Các con vào, chấp sự xướng: tự lập(đứng gần vào) rồi khóc cả lên, quỳ xuống,cáo từ rằng nay được giờ lành, xin rước nhập quan, cẩn cáo.Xong lại xướng: Phủ phục, hưng, bình thân,.
Đồ khâm niệm: nhà giàu dung nhiều vóc nhiễu, tơ lụa, nhà thường dùng vải trắng may làm đại liệm hoặc tiểu liệm
Trước khi nhập quan thưòng chọn giờ, tránh tuổi rồi dùng bùa dán trong quan tài .Có người chết phải giờ xấu thì phải  bỏ cỗ bài tổ tôm,hoặc quyển lịch hoặc tàu lá gồi để trấn áp ma quỷ
Mọi việc xong thì sơn gắn quan tài cho kĩ càng đặt chính giữa,nếu nhà còn người tôn hơn thì đặt sang gian bên cạnh
Thiết linh sáng
Là thiết lập lịnh vị, đặt bàn thờ tang
Đặt cữu đã yên vị, nhà rộng thì linh sáng để ở phía đông cữu, quây màn để gối cũng như lúc sống,ngoài bày tế khí các đồ thờ vong
Thành phục
Các mũ áo đồ tang để vào cái mâm đặt trước án, người chấp sự xướng,tư lập cử ai chở từ 6 tháng trở lên đều vào mặc đồ, mặc xong chiểu  theo ngơi tiết hành lễ.
Trước khi thành thục, nếu có khách đến thì người tang chủ chưa ra tiếp mà người hộ tang thay mặt ra tiếp  và thông cảm với khách.Sau lễ thành phục mới chính thức phát tang. Sau đó thân bằng cố hữu, làng xã mới đến phúng viếng.
Chiêu tịch diện
Buổi sáng dậy bưng khăn lược , các con vào quỳ khóc 3 tiếng, rồi quấn màn lên, người chấp sự quì cáo từ rằng . Ngày đã sáng rồi, xin rước linh bạch ra linh toạ, rồi rước hồn bạch ra đặt vào ỷ, vắt màn dọn chăn gối, buổi chiều các con vào trước án, quỳ khóc 3 tiếng, chấp sự cũng quỳ cáo từ rằng: ngày đi đến chiều , xin rước linh bạch vào  nơi nghỉ , bình thân, rồi rước hồn bạch đặt vào linh sàng,  chăn áo nệm buông màn xuống , thờ như lúc sống, ba ngày như vậy
Nghi tiết
Tự lập, cử ai, quán tẩy, thuế cân,nghệ hương án tiền, phần hương, án tiền, phần hương, châm tửu, diện tửu, ai chỉ, giai quỳ, đọc chúc, phủ phục, hưng, bình thân, hưng, bình thân, phục vị, phần văn lễ tất
Chung thất(49-100 ngày)
Tuần chung thất và 100 ngày, nghỉ tiết theo như nghỉ tiết ở trên chiêu tịch diện.
Văn                                                              
Năm... tháng... ngày... cô tử(mẹ là ai tử) tên mỗ vì đến tuần chung thất(hay 100 ngày) kính sửa chầu rượu cỗ bàn mọi vật dâng lên cố phụ... phủ quân vị tiền.
Than ôi! Thân phụ mẫu đi đâu, vội vàng chi mấy, giời cao có thấu thảm thiết muôn phần thương thay người đời giấc mộng hình ảnh ván, ngày tựa chim bay tiết vừa 49 thoi đưa thấm thoát nay đã 7 tuần cây lặng gió lay. Khóc làm sao được thương cơm đĩa muối gọi là đền ơn.
Đưa đám
Đi có thứ tự, đi trước người cầm tiết mao, thứ hai đến đan triệu đến hương án nhà minh khí, án thực, minh ninh, linh sa, công bố, tống tang, cữu bạch mộ.
Cừu bắp đến thì hai người cầm mao thuần khua bốn các công phu lấy hia cái đòn để ngang trên huyệt để đợi hạ cữu hai sợi dây để dòng xuống từ từ.
Hiếu chủ xem thầy phân kim cẩn thận, dòng dây cho cữu xuống, người con đứng trước huyệt, vừa khóc vừa... cữu hạ suống rồi các phu công cứ cách một thước lại nện cho kĩ, nhưng chớ làm xê quan tài.
Huyệt làm được nửa chừng thì tế hậu thổ.
TỐT KHỐC (Trăm ngày)
Sau tam ngu gặp ngày giáp, bính, mậu, canh, nhâm, là cương nhất tốt khốc, tế dùng cát lễ, nếu ai còn quàn đến trăm ngày thì không được hành lễ tốt khốc, đến trăm ngày thì dùng lễ chiêu tịch diện.
TIỂU ĐƯỜNG(giỗ đầu) và ĐẠI ĐƯỜNG(giỗ đoạn)
Nghi tiết theo như nghi tiết tốt khốc ở trên. Chấp sự xướng: Tự lập, cử ai, ai chỉ rồi các con, các cháu vào cởi bỏ những vải sô khâu trước ngực, sau lưng đi, cởi bỏ những quần dài không được để quét đất, áo thì bỏ những miếng ở sau lưng đi, xong chiều nghi tiết hành lễ.
Đại đường cũng xướng như vậy, các con vào đổi áo chàm khăn sô,chặt gậy, mũ áo đều bỏ cả.
CẢI TÁNG                                                                    
Muốn cải táng thì thân chủ cần phải làm mọi thủ tục cần thiết, như trong họ không có tang,xem ngày giờ , xem đất, chuẩn bị tiểu, và các thủ tục cần thiết với cõi âm, công việc thường được tiến hành trước khi mặt trời mọc sau khi chuẩn bị nghi thức cúng thổ công nơi để mả mới.
Khi khai mả cũ, phải nhặt hết xương, tẩy rửa thật sạch xương bằng rượu hay cồn , khâm niệm cho vào tiểu mới,không để ánh sang mặt trời lọt vào tiểu. Khi chon mả mới mọi nghi thức cũng tiến hành như khi hung tang song đơn giản và gọn gàng hơn
Lúc cải táng đều mặc đồ để tang. Sở dĩ phải cải tang vì đất có 5 điều không hay
1.   Mả vô cớ sụt thành đường
2.   Mả cỏ khô héo chết
3.   Trong nhà có dâm loạn, phong thanh mất
4.   Trai gái hoá điên cuồng, hình hài , hoả tai, chết choc
5.   Người mất , của mất , sinh ra kiện tụng nhau mãi
Bởi thế phải cải tang  tìm chỗ yên đất , trứoc một ngày chủ nhân vào từ đường khấn , xin đến ngày nào khai mộ, trước lễ thần hậu thổ đã lại cáo ở trước mới xong , rồi mới được khai phần
Lại có 3 điểm không hay lên cải táng
1.   Thấy có con rắn sống ở mả, hay khí vật gì
2.   Thấy tơ hồng quấn quýt ở áo quan
3.   Thấy nước trong như sữa mà hơi ấm, hay có khí như sương mù, trong huyệt khô ráo không có kiến nước, như thế thấy có 3 điều ấy thì chớ nên cải táng .
Cải tang xong ở ngay trước mộ làm lễ ngụ tế cũng được
TANG PHỤC                   
Tang phục có 5 hạng theo đó mà để tang
1.   Quần áo sổ gấu là đồ để tang cha mẹ, áo sô khăn sô 3 năm, vợ để tang chồng cũng thế nhưng còn cha mẹ sống thì không chịu sổ gấu mà vẫn để 3 năm.Con mà để tang mẹ mà cha còn sống, thì cũng không đựơc sổ gấu
2.   Cơ phục là để tang một năm
3.   Cửu công là để tang 9 tháng
4.   Tiểu công là để tang 5 tháng
5.   Tỵ ma là để tang 3 tháng
TANG PHỤC CHA MẸ
Tang cha sinh ra mình thì khăn áo sô sổ gấu để3 năm, gậy dung gậy tre
Mẹ sinh ra mình thì vén gấu 3 năm, dung gậy bằng gỗ vông
Nếu cha đã mất trước rồi thì tang mẹ cũng được mặc sổ gấu
Cô ,dì , chú , bác, thím,…là anh chị em ruột với cha mẹ thì để tang 1 năm
TANG PHỤC BẦY VAI
1.   Vợ thì tang 1 năm có gậy, nếu cha mẹ còn sống thì không có gậy
2.   Anh chị em ruột thì  đều một năm, chị dâu , em dâu thì 9 tháng. nếu chị ,em đi lấy chồng mà chồng chết hay bỏ , con lại không có  thì tang 1 năm
3.   Anh chị em con chú con bác ruột thì  9 tháng, vợ anh,chị em ấy đã đi lấy chồng thì 5 tháng.
4.   Anh chị em họ 4 đời thì 5 tháng, chị dâu em dâu áy thì 3 tháng
5.   Anh chị em họ 5 đời thì thì 3 tháng. vợ anh chị em đấy đã xuất giá thì thôi
6.   Anh chị em cùng mẹ khác cha thì 5 tháng ,vợ của anh chị em ấy thì không tang
TANG VỀ HÀNG CON
1.   Con cả con thứ đều tang 1 năm không gậy, nàng dâu cả cúng 1 năm, dâu thứ cúng 9 tháng, dù con nào đi làm con nuôi nhà người cũng thế
2.   Con gái thì tang 1 năm, đã xuất giá rồi thì 9 tháng. Nhưng nếu xuất giá rồi mà chồng bỏ, chồng chết  mà con không có thì tang 1 năm
3.   Con rể thì để tang 3 tháng
4.   Cháu giai họ là con của anh em thì 1 năm, vợ cháu giai ấy thì 9 tháng
5.   Cháu giai gái nhà chú bác thì 5 tháng, vợ  chồng của họ thì 3 tháng, cháu gái dã xuất giá thì 3 tháng
6.   Chắt giai gái ông chú bác thì 3 tháng, vợ chắt ấy cùng cháu gái đã xuất giá rồi thì thôi
TANG VỀ HÀNG CHÁU
1.   Cháu giai đích tôn thì 1 năm,vợ cháu giai ấy thì 5 tháng
2.   Các cháu giai gái thứ thì  9 tháng,vợ các cháu thứ thì 3 tháng
3.   Cháu giai gái nhà anh em thì 5 tháng, vợ cùng người cháu gái đã xuất giá thì thôi

Chồng để tang cha mẹ vợ 1 năm,anh chị em bên vợ thì không phải để tang
Thầy dạy không tang
Anh em ban bè trong ngũ luân cũng là một thì tang 3 tháng
TRỌNG TANG GẶP TRỌNG TANG
Đang có tang cha chưa xong , khong may lại bị đến mẹ thì ngay lúc trừ tang cha, mặc đồ trừ tang làm lễ đại tường, làm xong thì mặc đồ tang mẹ
Đang có tang mẹ mà bị tang cha cũng thế.
TRỌNG TANG GẶP KHINH TANG
Đang có tang cha mẹ mà gặp phải tang anh em, dẫu 3 tháng là khinh tang cũng đến mà khóc, đến lúc thành phục, thì mặc áo tang mà khóc, đến mùng môt đầu tháng đặt bàn thờ mà khóc, xong rồi thì lại phải mặc đồ tang cha mẹ
Còn người đi xa xứ, biết tin thì khóc ngay ở đó , đến hôm sau vao fbuổi sớm thì mặc đồ tang người mới chêt, chưa thành phục thì ngày hôm sau lập bàn thờ  nhà khác mà khóc, khó xong lại phải mặc đồ trọng tang
TANG VỢ CON GẶP TANG ANH EM
Đang có tang vợ con mà gặp tang anh em dẫu có 3 tháng cũng lên đi thăm
TANG VÀ LỄ CƯỚI XIN                           
Người ta trong lễ từ để tang trong một năm trở lên, hễ cử tang đi rồi mới cưới xin được.Nghĩa là người ta trai gái dẫu có tang từ 9 tháng,5 tháng,3 tháng dẫu chưa hết nếu đã chọn ngày rồi thì đều cưới xin dược cả. duy có người tang 9 tháng thì không làm chủ hôn được
BẮC CẦU GIẢI OAN
Theo quan niệm truyền thống con người  rất sợ lúc chết sẽ thành những vong hồn cô quả, không có ai hương khói cúng bái giỗ chạp, quanh năm làm thân ma đói,chờ dịp cúng thí cô hồn phải đi tranh cướp cháo,nhặt nhạnh những của vung vãi sau mỗi lễ cúng.
Lễ bắc cầu giải oan cho vong hồn nhằm chiêu hồn người bị nạn để dẫn hồn vào ăn mày nhà chùa. Cho nên nơi làm lễ phải tiến hành ngay ở nơi oan hồn bị nạn, nếu chết đuối làm lễ ở bờ song, chết xe cộ thì làm lễ ở nơi xảy ra sự cố
Lễ bắc cầu giải oan chỉ là một nghi lễ, là lễ cầu cúng dẫn độ linh hồn từ nơi lâm nạn về chùa bằng lễ cúng, tụng kinh giải oan theo quan niệm phật giáo.
1.   Đặt 2 bàn thờ
Một bàn thờ hà bá, âm phủ để dẫn hồn sứ giả và chư thần đặt trong một lọng đình, với 2 chiếc mũ. Mũ trắng là mũ hà bá, mũ vàng là mũ âm phủ.
Một bàn thờ vong linh nạn nhân,dặt trên một bàn gỗ, có ảnh hay bài vị nạn nhân, một dĩa đặt 2 đồng tiền để xin âm dương, ngoài ra trên haibàn thờ này còn đặt thêm các đồ lễ thông thường khác
2.   Một gương chiếu, đặt trên một tấm ván nhỏ, kê trên đòn tay long đình, gương dùng để khai quang
3.   Một cây kim tích trượng, là cây gậy làm bằng gỗ tượng chưng cho dấu hiệu của đức địa Tạng Vương Bồ Tát, Bồ tát dung cây gậy này để làm rung chuyển cõi âm.phá khoá ngục để cứu vong hồn khỏi bị đầy ải, nhằm giúp vong linh đi đến cõi phật.
4.   Một thần than (cây than thần), làm bằng giấy hình chữ nhật, trên đầu có dấu ấn nhà phật, chia làm ba phần theo chiều dài, phần giữa ghi tên họ,nghề nghiệp nạn nhân. Phần bên phải ghi ngày tháng năm sinh, phần còn lại ghi ngày mất. phần than buộc vào  cành tre. Khi hồn nạn nhân được giải oan bắc cầu sẽ nhập vào cành than, dưới sự che cho của Bồ Tát được tuợng trưng bởi cây kim tich trượng
5.   Một hình nhân, làm bằng đồ mã dùng để thế mạng cho nạn nhân, trên ngực hình nhân có hàng chữ “Hình nhân nhất tương thế mênh,X quý ông huý. Sau buổi trưa , hình nhân được ném xuống song
6.   Một cầu vải, được gọi là cầu hồn bắc từ sông lên nhưng chưa chạm tới mặt nước, đến tấm ván đặt gương khai quang, cầu vải có 6 xà ngang bằng que tre.
7.   Một chiếc thang bằng dọc lá chuối , bắc vào cầu hồn, nơi xà ngang cuối cùng của xà vải,chân thang ngâm xuống mặt nước, vong hồn nạn nhân sẽ theo thang này đi lên cầu vải.
8.   Bảy lá cờ làm bằng  giấy , cắm dọc theo cầu vải vào ngay chỗ có các cọc đỡ xà ngang bằng tre,, trên mỗi lá cờ ghi một lời chú hay lệnh của Địa Tạng Vương cho hà bá và các sứ giả để đi tìm hồn vía của các nạn nhân.
9.   Một con thần kê, tức là con gà trống nhốt  trong lồng đặt bên thần tượng , dưới cầu vải.Pháp sư cho gà nuốt một lá bùa để gà có phép linh tìm được vong hồn nạn nhân, bởi gà trống có đủ 5 đức tính cao quý: vân, vũ, dũng, nhân, và tín. Gà trống nuốt bùa lên đã trở thành gà thần (thần kê)
10. Một nồi bùa, là nồi đất có đậy vung , ở trong đựng bùa , trên vung chèn một hòn gạch nặng phòng mãnh lực từ trong nồi phát ra, dễ gây tai nạn cho người thân người bị nạn cho thân nhân người bị nạn
11. Một chiếc thuyền neo  ở bờ sông dù, sẽ dùng trong lúc làm lễ, sẽ chở nồi búa, hình nhân và thần kê ra giữa sông rồi ném xuống dòng nước.
Theo truyền thống thì pháp sư làm chủ lễ . chủ lễ và 2 phụ tá ngồi trên một chiếc chiếu đặt bên phải bàn thờ,giữa bàn thờ với sông.còn gia chủ vơí thân nhân nạn nhân ngồi trên một chiếc chiếu khác, quay mặt về cùng một phía với chủ lễ.Vào lễ pháp sư đọc sớ khấn xin hà bá chiêu hồn nạn nhân, và cuối cùng là đọc sớ khấn vong hồn nạn nhân. Trong khi đọc sớ pháp chủ và phụ tá làm phếp và đọc sớ và cho hoá ngay,sau đó pháp sư dẫn vong hồn nạn nhân nhập vào cành phan.Tiếp nữa là lễ khai quang.mục đích là với lễ này tấm gưong sẽ làm cho hồn pháchnạn nhân sẽ trở lại sáng suốt .Sau lễ khai quang pháp sư cùng với những người hành lễ xuống thuyền  với hình nhân lâm nạn, phấp sư cầm thần kê niệm chúa, phụ tá đánh trống, rồi ném hình nhân và cả thần kê xuóng sông, và cuối cùng nồi bùa cũng được ném xuống sông, trong lời khẩn cầu liên miên của pháp sư. lễ bắc cầu khai oan cho nạn nhân đựơc hoàn tất.
VĂN KHẤN GIỖ CHA MẸ
Năm … tháng… ngày .. con nói tên … vì nay ngày kỵ, lễ bạc lòng thành, kính dâng hiến khao… trước bàn thờ rằng.Công sinh thành như núi thái sơn, ngày huy kỵ xin dâng lễ vật, xin linh hồn chứng dám, hộ con cháu bình yên,cẩn cốc..
3 . Sinh dưỡng
Tục xin quần áo cho trẻ sơ sinh
Là xin để lấy khước may .Người mẹ tư khi mới thụ thai đã để ý xem trong bà con , hàng xóm ai có con cái bụ bẫm , ít quấy , ít khóc , ao ước con mình đẻ ra cũng được như vậy thì xin một cái áo hay cái quần , cái tã cũ của đứa bé đó về sửa sang để dùng cho con mình .
Nguyên ngày xưa ta chưa có những thứ vải mỏng mnj bán rộng rãi trong dâ gian , thị trường toàn những vải thô , cứng trẻ con mặc dễ bị xây xát , mà lại dễ bị đau yếu . Nhà nghèo không sẵn tiền mua đã đành , người giàu cũng xin áo cũ cho trẻ sơ sinh là thế . Trẻ thì chóng lớn , quần áo lâu mới rách , chỉ vài tháng sau mới rách , người ta không nỡ phá mà giữ lại dành cho trẻ khác . Vì vậy người cho áo cũng cảm thấy vinh dự đươc người khác quí mến con mình và coi đứa bé sắp ra đời cũng có phần hơi hướng giống con mình .
Khi mới đẻ chưa đặt tên chính:
Ngày nay đẻ ra là khai sinh , có thủ tục quản lí hộ tịch chặt chẽ , Nhà nước chỉ quan tâm đến sổ đinh ( từ 18 tuổi ) , sổ điền để thu thuế và bắt lính , bắt phu vì vây vào sổ làng càng muộn càng hay , lớn lên đỡ được vài năm thuế thân , phu phen tạp dịch .
Trong xã hội cũ tinh trạng hữu sinh vô dưỡng khá phổ biến , ít có gia đình sinh năm đẻ bảy đựơc vuông tròn , vì vậy qua các tuần cữ mới tạm yên tâm , khi đó mới đặt tên húy ( là tên chính ) .
Các họ tế tổ mỗi năm một lần . Trong dịp đi tế tổ , các gai đình có con cháu mới sinh sắm sửa cơi trầu , chai rượu , hương hoa , lễ vật đến nhà  thờ họ yết cá tiên tổ và vào sổ họ , ngày đó mới có tên húy chính thức , được họ hàng công nhận . Trong khi vào sổ họ phải đối chiếu gia phả để xem có trùng tên các vị tiên tổ hoặc ông bà chú bác trong nội thân hay không , nếu có tức là phạm húy thì phải đổi tên . Không những phải tránh phạm úy tổ tiên bên nội mà phải tránh phạm úy can cụ ông bà ngoại mặc dầu khác họ , tránh phạm úy các húy hiệu của thành hoàng , thánh mẫu , linh thần từng địa phương . Ở nông thôn cac vị có uy vọng trong làng , trong họ thường được dân chúng biếu trầu rượu và nhờ đặt tên cho con . Người đặt tên được gia đình đó nhớ ơn suốt đời .
4 . Giao thiệp
* Miếng trầu là đầu câu truyện
Miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm , ý nghĩa , giàu nghèo ai cũng có thể , vùng nào cũng có . Miếng trầu đi đôi với lời chào , người lịch sự không “ ăn trầu cách mặt  ” nghĩa là đã tiếp thì tiếp cho khắp .
Tiện đây ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là
“ Đầu trò tiếp khách ” là trầu , ngày xưa ai chẳng có , hoc chăng riêng Tú Xương mới “ Đầu trò tiếp khách trầu không có . Bác đến chơi nhà ta với ta ”
Quý nhau mời , ghét nhau theo lịch sự cũng mời nhau ăn trầu nhưng “ cau sáu bổ ra thành mười ”
Hơn nữa trầu cau còn là biểu tượng của sự tôn kính , phổ biến dùng trong các lễ tế thần , tế gia tiên , lễ tang ,lễ cưới ,lễ thọ ,lễ mừng …nên têm trầu cũng đòi hỏi phải có mĩ thuật , nhất là lễ cưới có trầu têm cánh phượng , có cau tróc vỏ trổ hoa . “ cau già dao sắc ” thì ngon . Bày cau trên đĩa , hạt cau phải sóng hàng , trầu vào giữa , đĩa trầu bày năm hoặc mười miếng ,khi đưa mời khác phải bưng hai tay . Tế gia tiên trầu têm , còn tế lễ thiên thần thì phải 3 lá trầu phết một tí vôi trên ngọn lá và 3 quả cau để nguyên .
* Xuất xứ của tục nhuộm răng và cách nhuộm răng
Đây là tục cổ xưa của dân tộc Việt có từ thời các vua Hùng với tục ăn trầu . Sứ thần nước Văn Lang trả lời vua nhà Chu : “ Chúng tôi ăn trầu để khử mùi ô uế và nhuộm răng cho đen ” . Khiếu thẩm mĩ của con người cũng tùy theo đặc điểm dân tộc ở châu Phi hay Ấn Độ thì da càng đen càng đẹp . Nước ta ngày nay chẳng ai nhuộm răng đen nữa nhưng ngày xưa “ bõ công trang điểm má hồng răng đen ”
Năm quan mua lấy miậng cười
Mười quan chẳng tiếc , tiếc người răng đen
Cách nhuộm răng đen : trước hết dùng cánh kiến tán nhỏ , vắt nước chanh để kín 7 ngày , chờ tối đi ngủ phết thuốc ấy vào hai mảnh lá dừa hoặc lá cau rồi ấp vào 2 hàm răng . Trong khi nhuộm răng thì phải kiêng nhai . Nhuộm như thế 5 đến 7 hôm cho răng đỏ ngà ra màu cánh gián thì bôi thuốc răng đen . Thuốc răng đen làm bằng phèn đen trộn với cánh kiến , nhuộm 1,2 miếng là đen kịt lại , đoạn lấy cái vỏ dừa để lên con dao mà đốt cho  chảy nhựa ra , lấy nhựa ấy phết vào răng cho không nhai ra được nữa .

5 . Đạo hiếu
Tục khao lão
Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ
Có rượu thì ông chống gậy ra
( Nguyễn Khuyến )
Lên lão cũng phải khao .Những nhà giàu có thường nhân dịp này bày tiệc ăn mừng thọ tế lễ , ăn uống linh đình . Tế sống cha mẹ , có văn chúc  thọ với ban tư văn hành lễ trợ tế . Cha mẹ ngồi phía trong , con trai ,gái ,dâu , rể , cháu chắt , phân thứ bậc trên dưới đứng hai bên , nam bên trái , nữ bên phải , làm lễ tế  ba tuần rượu , có tấu nhạc trọng thể , vui vẻ . Tế sống cha mẹ mỗi lần 2 lạy , khác tế thần , tế tổ mỗi lần 4 lạy .Ở đất văn vật , bài văn tế chúc thọ thường là cả một công trình giấy mực , có khi người trong làng nô nức đến xem tế và nghe đọc văn .
Có đám mừng thọ mời bà con họ hàng làng tổng , tiệc tùng hai ba bốn ngày .
“ Phú qúy sinh lễ nghĩa ” có nhiêu nhà làm lễ mừng thọ cha mẹ lên lão 70 , 80 ,, 90 tuổi … Không phải bắt buộc nhưng giàu có bày ra thiết đãi mọi người đến chia vui , đồng thời làm vui lòng bố mẹ , tưởng cũng là tuc hay có thể khiến cho những kẻ nhẹ  tình hiếu thảo , không lo phụng dưỡng cha mẹ cho được tuổi thọ như ngườio phải lấy làm hổ thẹn và suy nghĩ .
7 . Vấn đề chọn ngày giờ
Xem ngày , kén giờ :
Việc cưới xin , việc làm nhà cửa , khai trương cửa hàng , nhập học , mai táng , cưới xin … Tất cả đều phải xem ngày kén giờ , nhất là đầu năm mới bắt đầu làm việc gì , hoặc động thổ , hoặc xuất hành , khai bút … đến những việc nhỏ nhặt như cạo đầu xỏ tai cho trẻ con , việc tắm gội , may áo cũng có người cẩn thận quá cũng kén  ngày …
Kén thì phải xem đến lịch . Sách lịch do tòa khâm thiên giám soạn ra . Mỗi năm về ngày mồng một tháng Chạp , Hoàng đê ngự điện khai trào , các quan khâm thiên giám cung tiến Hiệp kỉ lịch , rồi khâm mạng vua mà ban lịch đi khắp nơi…
Ban lịch trọng nhất tiết khí , tháng thiếu tháng đủ , ngày tốt ngày xấu để tuân hành được đều nhau .
Đại để ngày nào có nhiều sao  cát tinh như thiên đức , nguyệt đức , thiên ân , thiên kỉ … hoặc là ngày trực khai , trực kiến , trực bình , trực mãn thì là ngày tốt . Ngày nào có những sao hung tinh như sao trùng tang , phùng phục , thiên hình , nguyệt phá thì là ngày xấu .
Kiêng nhất là ngày sát chủ , ngày phụ tử , việc gì cũng phải tránh . Mỗi tháng có ba ngày là ngày năm , mười bốn và hai mươi ba , gọi là ngày nguyệt kỵ , việc gì cũng nên kiêng mà nhất là kiêng sự nhập phòng . Trong một năm lại có muời ba ngày gọi là ngày Dương công kỵ nhật , hết thảy việc gì cũng phải tránh , những ngày ấy là :
Ngày 13 tháng giêng                                                    
Ngày 9 tháng ba
Ngày 5 tháng năm
Ngày 8 , 29 tháng bảy
Ngày 25 tháng chin
Ngày 21 tháng một
Ngày 11 tháng hai
Ngày 7 tháng tư
Ngày 3 tháng sáu
Ngày 27 tháng tám
Ngày 23 tháng mười
Ngày 19 tháng chạp
Ngoài ra phàm việc lại cần kến ngày hợp mệnh mà kiêng ngày tuổi
Ngoại giả còn những ngày thập linh , ngày đức hợp là tốt , ngày thập ác đại bại , ngày tứ ly , ngày tứ tuyệt là xấu
Mấy viêc dân gian cần dùng nên kiêng kị  :
Cưới xin nên tìm ngày thiên đức , nguyệt đức , kị ngày trực phá , trực nguy . Làm nhà nên tìm ngày thiên ân , thiên kỉ , kị thiên hỏa , địa hỏa và ngày lim lâu . Xuất hành nên tìm ngày lộc mã , hoàng đạo , kị ngày  trực phá , trực bế . An tang nên tìm ngày thiên hỷ , thiên đức , kị ngày tử khí quan phù …
Còn như kén giờ thì việc gì lúc mới bắt đầu như lúc mới xuất hành , lúc mới ra ngõ đi cưới , lúc mới dựng nhà , hạ huyệt … thường đều kén lấy giờ hoàng đạo . Phép tính giờ hoàng đạo phải nhớ 4 câu :
Dần , thân gia tý ; mão dậu dần ;
Thin , tuất tầm thin ; tý , ngọ thân ;
Tỵ , hợi thiên cương tầm ngọ vị
Sửu mùi tong tuất định kì chân
Lại cần phải nhớ 2 câu :
Đạo viễn kỉ thời thông đạt
Lộ dao hà nhật hoàn trình
Lúc đánh giờ trước hết phải biết ngày gì , rồi dùng hai câu thơ dưới mà bấm giờ ở bốn câu thơ trên . Hễ bấm mà gặp cung nào có chữ “ đạo , viễn , thông , đạt , dao hoàn ”, thì giờ ấy là hoàng đạo .
Xét phép chọn ngày , từ đời Đường , Ngu , Tam Đại đã có . Song khi bấy giờ thì chỉ tùy việc mà chọn ngày : nội sự dụng nhu , ngoại sự dung cương . Nội sự là việc trong như việc tế tự , cưới xin …thì dùng những ngày âm can là các ngày : ất , đinh , kỉ , tân , quý . Ngoại sự là việc ngoài như đánh dẹp , giao thiệp …thì dùng những ngày dương can là các ngày : giáp , bính , mậu , canh , nhâm . Dùng như thế chỉ có ý : làm việc êm ái , hòa nhã thì theo về ngày âm , việc cứng cáp mạnh mẽ thì theo về ngày dương , nghĩa là kén lấy ngày có chút ý nghĩa hợp với nhau mà thôi .
Đến đời sau các nhà âm dương thuật số mỗi ngày mới bày thêm ra ngày sao tốt , ngày sao xấu , ngày này nên làm việc nọ , ngày kia nên làm việc kia . Hết ngày rồi lại xem có giờ sinh , giờ hợp , giờ xung , giờ khắc , động làm việc gì cũng phải xem ngày , kén giờ , thực là một việc phiền toái quá . Đã đành làm việc gì cũng nên để lòng cẩn thận nhưng cũng không nên câu lệ chọn ngày , kén giờ quá .

























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét