Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

BÀI THUYẾT MINH VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM

            VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

Thưa quý khách!
Hiện giờ đoàn ta đang có mặt tại Văn Miếu – quốc Tử Giám .Hôm nay tôi rất vinh dự đuọc cùng các bạn đi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám –một trường đại học có hằng nghìn năm trước ,là khu di tích văn hoá hằng đầu và là  niềm tự hào của ngưòi dân thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Hà Nội.
Để cho buổi tham quan hôm nay đựơc diễn ra an toan và vui vẻ,tôi xin lưu ý với các bạn một số điều sau:các bạn không nên nói to và nô đùa khi tham quan bên trong ,không vứt rác bừa bãi không giẫm lên cỏ ,không nên tách đoàn và đặc biệt là không nên “xoa” lên đầu các cụ rùa.
Vâng,chúng ta sẽ có 2 tiếng để tham quan di tích .bây giờ là …h và đúng …h các bạn tập trung tại đây,trước cổng Văn Miếu ,đối diện với quầy bán vé.và bây giờ xin mời các bạn vào tham quan Văn Miếu.
Thưa các bạn Văn Miếu là tên viết tắt của Văn Tuyên Vương Miếu tức là Miếu thờ Văn Tuyên Vương Khởng Tử.Tuy nhiên ,hiện nay mọi người hiểu Văn Miếu là Miếu Văn ,từ “Văn”mang nghĩa là văn hóa ,văn minh,văn học là nét đẹp của con người.
Văn Miếu được xây dựng vào tháng 8 năm canh tuất(tức tháng 10 năm 1070)tức năm Thần Vũ thứ 2 đời Vua Lê Thánh Tông.Ông cho lập Văn Miếu làm nơi thờ ác ông tổ Nho giáo và Nho học như Chu Công _Khổng Tử.
Nhìn tổng thể thì Văn Miếu là khu đất hình chữ nhật khá rộng với diện tích khoảng 54000m2  được bao quanh bởi một khu tường có chiều dài hơn 300m va rộng 700m,chạy từ đường Quốc Tử Giám đến đầu phố Nguyễn Thái Học.Văn Miếu xưa là đất Hữu Nghiễm huyện Thọ Xương,nay thuộc  quận Đống Đa Hà Nội.Quần thể kiến trúc văn miếu được bố cục đăng đối từng khu,từng lớp theo trục bắc nam,mô phỏng tổng thể quy hoạch khu văn miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ,Sơn Đông,Trung Quốc.Tuy nhiên,quy mô ở đây đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc .Toàn bộ kiến trúc văn miếu đều là kiến trúc đầu nhà Nguyễn.Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch vồ,loại gạch đặc trưng từ thời Lê ,có tuổi thọ trên 300 năm tuổi.
Bên ngoài có tường bao quanh bên trong được chia làm 5 khu.
Và bây giờ tôi sẽ cùng các bạn tham quan lần lựơt các lớp kiến trúc.trước tiên là Hồ Văn.
Hồ Văn xưa kia gọi là Thái Hồ,có diện tích là 12297m2,giữa hồ có gò Kim Châu,trên gò dựng Phán Thuỷ đường là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa.Nhà Phán Thuỷ nay không còn nhưng trên gò nay còn một tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 1891865)trong dịp tu sửa Văn Miếu và nạo vét Hồ Văn.
Các nhà nghiên cứu ngày nay cho rằng bên cạnh giá trị về cảnh đẹp du ngoạn còn có giá trị về triết học tâm linh theo lối kiến trúc “thượng gia hạ trì”.
Đối diện với Hồ Văn là cổng Tam quan .Khu này được bắt đầu bằng Tứ Trụ và hai bia Hạ Mã ở hai bên .trước kia Tứ Trụ soi bong xuống mặt Hồ Văn nhưng nay đã bị  ngăn cách bởi phố Quốc Tử Giám.
Tứ Trụ được xây bằng gạch hai trụ giữa xây cao hơn có hình hai con nghê chầu vào.theo quan niệm tâm linh xưa ,con nghê là con vật linh không hại ai,nó có khả năng nhận ra kẻ ác hay người thiện.Hai trụ ngoài đắp nổi 4 con chim phượng xoè cánh,đuôi chắp vào nhau.Phượng là con vật linh biểu hiện cho tầng trên với ý nghĩa:đầu đội chân lí,mắt là mặt trời,lưng cõng bầu trời,long là cây cỏ,cánh là gió ,đuôi là tinh tú ,chân là đất. Vì thế nó tượng trưng cho cả vũ trụ mang tư cách vận chuyển bầu trời.
Hai tấm bia Hạ Mã được đặt trong hai nhà bia nhỏ xây gạch ,xưa kia dù công hầu hay khanh tướng ,dù võng lọng hay ngựa xe hễ đi qua Văn Miếu đều phải xuống đi bộ ít nhất từ tấm bia Hạ Mã nay sang tấm bia Hạ Mã kia lại mới lên  ngựa lên xe đi tiếp.
Trước mắt chúng ta là lối vào chính khu  Văn Miếu ,ở phía nam chính là văn miếu môn.Văn Miếu Môn tức là cổng quan ngoài cùng ,cổng Tam Quan lớn xây 2 tầng 3 cửa.Cửa giữa to,tầng trên có đề chữ”Văn Miếu Môn”.Kiến trúc cùa Văn Miếu Môn khá độc đáo và đẹp mắt.Đây là kiểu kiến trúc hai tầng tám mái .Nhìn bề ngoài ,Tam Quan là một kiểu kiến trúc riêng biệt cửa chính giữa xây hai tầng .Mặt bằng hình vuông,tầng dười to,tầng trên nhỏ chồng lên tầng dưới ,xung quanh  thừa ra một hang hiên nhỏ bốn mặt có lan can.Phía bên trong tầng dưới chỉ mở một của cuốn.Đây là hai cánh của bằng gỗ lim mở vào trong,cửa hình bán nguyệt và chạm nổi hình đôi rồng chầu mạn nguyệt.Hai cửa nhỏ hai bên là bậc lên tnầg hai quan trọng.Tầng 2 chính là tam quan mở 3 cửa cuốn không có cánh cửa.Tầng trên là tám mái,bốn mái hiên và bốn mái nóc cong lên o bốn góc.Bờ nóc cũng có đắp nổi “lưỡng long chầu nguyệt”,thể hiện sự hài hoà âm dương.Ở đây có các cánh cửa ở các bậc cổng ,hình ành này xuất hiện khá nhiều .Lưỡng long chầu mạn nguỵêt nhằm biểu dương cho Nho Giáo.
Trước kia ,trên cổng tam quan có dựng một tấm bia khắc hai bài thơ tứ tuyệt của vua Khải Định khi đi bắc tuần ghé thăm Văn Miếu năm 1891.Bia đó nay khôna còn chỉ còn hai bệ bia bằng đá ,hai mặt bệ là hình hổ phù rất đẹp .Hổ Phù là một quỷ vương kẻ thù của mặt trăng và mặt trời,hay tìm nuốt mặt trăng và mặt trời tạo ra hiện tượng nguyệt thực và nhật thực:nguyệt thực toàn phần được người Việt Nma xem như là đói và chiến tranh,Nguyệt thực một phần sẽ no đủ cho nên người ta hay chạmHổ Phù về mặt trăng sa,sau nay thay bằng chữ nho hay hoa cúc để cầu sự no đủ.
Phía trước cổng tam quan là đôi rồng đá cách điệu thời Lê ,bên trong là đôi rồng mang phong cách đời Nguyễn .Hai mặt tam quan đều được đắp nổi hai câu đối chữ Hán.Bên trái trước cổng tam quan đắp nổi cảnh “long ngư hội tụ” cá-rồng ẩn hiệntrong mây ví như cảnh thanh vân đắc lộ của các nho sinh thành đạt,bên phải là cảnh “mảnh hổ hạ sơn” núi rừng mây nước nổi bật lên dáng dấp của một con hổ hung dũng xuống núiví như các bậc thức giả khí thế bước vào đời.
Tiếp theo là “tả môn” và “hữu môn” ở hai bên nhỏ hơn và thấp hơn cũng xây bốn mái hiên và bốn mái nóc nhìn tựa như kiến trúc hai tầng .Cổng tam quan chỉ được mở khi các bậc vua quan tới thăm văn miếu và tế lễ Khổng Tử .Còn học trò và thứ dân thì phải đi bằng hai cửa ngách.Vâng ,bây giờ chúng ta sẽ thử một lần được làm vua,tiếp tục đi qua cổng giữa để vào thăm văn miếu.
Theo con đường lát gạch này dẫn tới khu thứ hai được bắt đầu bằng cửa “Đại Trung Môn”,2 bên là hai cổng nhỏ có tên là”thành đức “và ‘đạt tài” mang ý nghĩa nho giáo đào tạo con người vừa có đức vừa có tài.Cổng Đại Trung gồm 3 gian ,xây trên nền gạch cao,mái lợp ngói mũi hài ,có hai hang cột trước và sau,ở giữa là:”hàng cột chống nóc”.Bên trên cổng chính là hình haio con cá chép chầu bình móc ở giữa.Sở dĩ có hình ảnh cá chép bởi theo truyền thuyết Trung Quốc :cá vượt vũ môn.Hằng năm trời tổ chức cuộc thi kén rồng ở của Vũ-con cá nào mà nhảy qua được một lúc ba đợt khác nhau thì lập tức có tiếng sấm nổ ,cá biến thành Rồng.Và chỉ có cá chép là làm được điều đó.ngày nay các bạn nhìn cá trê đầu nó bẹp vì người ta cho rằng trong cuộc thi nó đã không vượt qua được và đầu nó va vào đá.con cá chày mắt đỏ vì nó không vượt qua nên khóc nhiều quá…Do vậy, của Vũ được dung để chỉ chốn trường thi:cá vượt vũ môn”chỉ việc thi cử ,muốn đỗ đạt thi phải tích góp kiến thức,học tập chăm chỉ.
Qua cửa Đại Trung Môn,các bạn tiếp tục đến vớikhu vực thú ba cùa Văn Miếu-Quốc Tử Giám-Khuê Văn Các.
Khuê Văn Các hay còn gọi là Gác Khuê Văn .Là một lầu vuông tám mái được xây dựng vào năm 1805 đời vua gia long triều Nguyễn.Gác dựng trên một nền vuông cao ,lát gạch Bát Tràng,kiểu dáng kiến trúc độc đáo.Tầng dưói chỉ là bốn trụ gạch,bốn bề trống không.Tầng trên là kiến trúc gỗ từ mái,lớp và phần trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu đất nung hoặc cát vôi.Bốn cạnh sàn gỗ có diềm trạm trổ tinh vi,bốn góc sàn làm lan can con trên cùng bằng gỗ,bốn mặt tường bịt ván gỗ ,mỗi mặt đều làm một cửa tròn  có những thanh gỗ chống toả ra 4 phía.
Các cửa sổ tròn trong khung gỗ vuông nói lên quan niệm trời tròn-đất vuông âm dương hoà hợp cùa người xưa,của và những thanh gỗ chống tượng trưng cho sức khoẻ.
Khuê văn theo cách lí giải về thiên thể ,khuê là một ngôi sao trong chòm 28 sao,là đầu Bạch Hổ phương tây có 16 ngôi sắp xếp khúc khửu giống hình chữ văn.chính vì vậy sao khuê được coi là sao chủ về văn học.Khuê Văn Các là biều tượng cho thu đô Hà Nội,biểu tượng của trí thức,biểu tượng cho thủ đô ngàn năm văn hiến.
Cạnh Khuê Văn Các là giếng Thiên Quang đầy nước trong xanh in hình Khuê Văn Các.Gác Khuê Văn xứng đáng với lời bình là một viên ngọc trong khu  di tích  Văn miếu-Quốc Tử Giám.Hai bên Khuê Văn Các là hai cửa Bí Văn (văn đẹp đẽ,trau truốt,sang sủa)và súc văn(văn hàm ý ,súc tích có sức truyền cảm thuyết phục con người).
Sau đây xin mời các bạn đến với giếng Thiên Quang hay còn gọi là Văn Trì tức Ao Vua.Thiên Quang có nghĩa là giếng trời trong sáng .Đặt tên này cho giếng ý  muốn nói con người thu nhận được tinh tuý của vũ trụ ,soi sáng trí thức ,nâng cao phẩm chất ,tô đẹp nền nhân văn.Giếng có hình dáng rất đặc biệt:hình vuông,quanh bờ có hành lang bao quanh .Kiến trúc này được xây dựng theo quan niệm của người xưa :giếng hình vuông tượng trưng cho đất,cửa tròn gác văn khuê tượng trưng cho trời.Như vậy ,tinh hoa của cả đất và trời được tập trung ở trung tâm văn hoá giáo dục lớn nhất cả nước tại kinh đô Thăng Long.
Mời các bạn nhìn sang hai bên giếng Thiên Quang,đó chính là khu nhà bia,một di yích có giá trị bậc nhất tại Văn Miếu –Quốc Tử Giám.Khu nhà bia gồm 82 tấm bia chiến sĩ được chia đều sang 2 bên giếng Thiên Quang.trên bia có khắc rõ tên và quê quán của 1307 vị tiến sĩ.
Ý tưởng dựng bia được khởi sự từ đời Vua Lê Thánh Tông (1484)và các đời vua kế tiếp cho khắc tên các vị danh nhân lên bia nhằn biểu dưong các vi tiến sĩ đỗ đạt và khích lệ tinh thần hoc hành thi cử.o mỗi bên khu nhà bia dều có một toà đình vuông,với 4 mặt trống không,bên trong thờ bia,nên còn được gọi là Bi Đình.Xưa kia jhằng năm xuân thu nhị kỳ trong Văn Miếu làm lễ tế thì ở đây cung sắp lễ vật cúng bái các vị tiên nho mà vẫn được khắc tên trên bia đá đến bây giờ.82 tấm bia tiến sĩ là 82 phong cách điêu khắc ,tuy kích thước khác nhau nhưng bia nào cũng được dựng trên lưng một con rùa,đầu ngẩng cao,4 chân xoài ra trong tư thế đang bò lên.
Như các bạn đang thấy,bia gồm 3 phần là trán bia,than bia và đế bia.
Trán bia có hình khum vòm,vơí các hoạ tiết lưỡng long chầu mạn nguyệt.
Thân bia:đây là phần quan trọng nhất của bia,nhần trên cùng sát với trán bia khắc niên đại tổ chức khoa thi.Bnê dưới là bài kí khắc theo chiều dọc của bia,đọc từ trên xuống dưới từ phải sang trái,với nội dung ca ngợi triều vua đang trị vì.tiếp theo là năm tổ chức khoa thi,số lượng thí sinh thi,số lượng người lấy đỗ,tên tuổi quê quán của người viết văn bia và người khắc bia.phnầ quan trọng nhất là tên tuổi quê quán của các vị tiến sĩ được sắp xếp từ cao xuống thấp là đệ nhất tiến sĩ,đệ nhị tiến sĩ,đệ tam tiến sĩ.
Đế bia là hình một con rùa.
Có lẽ các bạn đang thắc mắc tại sao lại là rùa phải không ạ?
Vâng ,theo quan niệm của người Việt thì rùa từ xa xưa đã gắn bó với người dân Việt Nam:Đó là thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa,rùa là xứ giả của Thuỷ Vươnggiúp Lê Lợi đại phá quân Minh…hơn thế Rùa là một trong tứ linh,bung phặng tượng trưng cho đất mang yếu tố âm,mai khum tượng trưng cho trời mang yếu tố dương tượng trưng cho trời.vì thế rùa hội tụ cả âm và dương.ngoài ra Rùa còn có ý nghĩa là trường tồn và vĩnh cửu.Bia đá đặt trên lưng rùa nhằm khẳng đinh sự trường tồn của trí tuệ của tinh hoa dân tộc việt.
82 tấm bia có ghi 1307 nhân vật trong đó có 17 trạng nguyên,19 bảng nhãn,47 thám hoa,284 hoàng giáp và 938 tiến sĩ.
Người được khắc tên trên bia đầu tiên là ông Nguyễn Trực(1442)người cuối cùng được khắc tên trên bia là Phạm Huy Ôn(1779).người đỗ tiến sĩ cao tuổi nhất là ông Bàn Tử Quang và đỗ khi tuổi mới 13,trẻ nhất là Nguyễn Hiền.Qua văn bia chúng ta vẫn thấy có những vị danh nhân vẫn được lưu truyền như nhà sử học Ngô Sĩ Liên đỗ tiến sĩ năm 1442,nhà ngoại giao lỗi lạc Ngô Thì Nhậm……nhìn vườn bia các bạn có thể thấy nhiều tấm bia với kiến trúc khác nhau bởi chúng được làm trong thời gian khác nhau.
Các bia khắc vào thế kỷ 15 có 14 chiếc ,những tấm khắc vào thế kỷ 17 có 25 chiếc ,những tấm bia loại ba được xây dựng vào thế kỷ 18 .ngoài ra còn có một số bia không thuộc loại nào.Các bạn  có  thấy những hàng chữ bị xóa trên bia không ạ?đó là o khi triều Nguyễn lên cầm quyền d0 có những mâu thuẫn với triều đình trước đã cho xoá đi.Nếu ta tính từ khoa thi Nhâm Tuất (1442) tới khoa thi Đinh mùi 1789 thì phải có 124 kỳ  thi và phải có 117 bia tiến sĩ.Nhưng  sau bao chiến tranh thì hiện nay chỉ còn 82 bia.
Vâng tôi và các bạn vừa được tham quan khu nhà bia một niềm tự hào của nền văn hoá việt,và sau đây xin mời các bạn tiếp tục đến với khu vực thứ tư của văn miếu đó là Đại Trung Môn và Nhà Đại Bái.
Đại Trung Môn là khu vực chính thờ Khổng Tử và các bậc hiền triết bao gồm Đại Thành,nhà Đại Bái và hai dãy Đông Vu ,Tây Vu.
Cửa Đại Thành 3 giam 2 cột hiên trước và sau giống như cửa Đại Trung một hang giữa đỡ xà nóc,ba gian đều được lắp của gỗ sơn đỏ trên có hoạ tiết rồng,mây.Gian giữa đề ba chữ :Đại Thành Môn.Cửa Đại Thành là cửa của sự thành đạtlớn lao mở đầu cho khu vực của những kiến trúc chính mang một cái tên đấy ý nghĩa về học vấn,đạo đức.Hai bên cổng đại thành có 2 cửa phụ :kim thanh ở phía đông và ngọc chấn ở phía tây.đây là 2 lối vào sân đại bái và điện đại thành ,bởi ở đây trước kia chỉ tế Khổng Tử thì cổng đại thành mới mở.chúng ta đang đứng trên sân đại bái,trước mặt là toà đại bái và điện đại thành,2 bên là dãy nhà đông vu và tây vu.hai dãy nhà này đều gồm 9 gian.Trước đây 2 bên đều xây 5 bệ,trên có 5 khám bài thờ Thất Thập nhị hiền –đều là học trò của Khổng Tử.Kiến trúc cũ đã bị phá vỡ vào năm 1946,kiến trúc hiện nay đã được xây dựng lại năm 1954.Hiện nay ở đây trưng bày phòng tranh và bán đồ lưu niệm.Toà Bái Đường là nơi tổ chức các nghi thức tế lễ ,do vậy ở chính giữa đặt một hương án trên bày đồ thờ .Hai bên hương án có 2 con hạc đứng trên lưng rùa.hạc là biểu hiện cho sự tinh tuý, thanh cao.Hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện cho sự hài hoà giữa trời và đất,giữa hai cực âm dương.hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa còn thể hiện long thuỷ chung,biết tương trợ giúp đỡ nhau cùa những người bạn tốt khi gặp khó khăn.phía trên hương án có bức hoành phi :”Vạn Thế Sư Biểu”-người thầy tiêu biểu của muôn đời.4 chữ này do vua Khang Hy tặng cho Khổng Tử.và ở gian đầu hồi phía đông còn bức hoành phi “cổ kim nhật nguyệt” và chuông bích ung đều cửa tư nghiệp Quốc Tử Giám quận công Nguyễn Nghiễm là cha của Nguyễn Du làm 1768.bây giờ chúng ta tiếp tục đến với Điện Đại Thành.
Điện Đại Thành là nơi thờ Khổng Tử ,Tứ Phối và Thập Triết.
Gian chính là nơi thờ Khổng Tử .Khổng Tử (551-479TCN) là một nhà tư tưởng ,nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Quốc.Ông sinh tai ấp Trâu,làng Xương Bình ,nước Lỗ(nay là huyện Khúc Phụ,Sơn Đông,Trung Quốc.Khổng Tử là người sáng lập ra đạo nho ở Trung Quốc.chủ yếu dạy về đạo làm người.Trong khi Đức Khổng Tử được người đời tôn là Vạn Thế Sư Biểu thì Tứ Phối là các học trò của ông lại được phối hợp thờ tại các Văn Miếu ở Trung Quốc và Việt Nam.Họ là Nhan Hồi ,Tăng Sâm,Tử TưVà Mạnh Tử.
Theo cánh tay tôi,các bạn đang nhìn thấy tượng thờ Nhan Tử.là học trò giỏi nhất của Đức Khổng Tử ,đúng đầu trong khoa đức hạnh của của Khổng.Được người đời xưng tụng là Phục Thánh Nhan Tử.
Cạnh là Thuật Thánh Tử Tư(cháu nội của Khổng Tử).Tử tư không theo học trực tiếp với ông nội mà theo hoc Tăng Tử-một học trò cùa Khổng Tử.Tử Tư tạo nên một phái lớn trong Nho Giáo là phái  tử tư.
Đối diện là tượng thờ Tông Thánh Tăng Tử và Á Thánh Mạnh Tử.
Là học trò duy nhất hiểu được đạo Nhất quán của Khổng Tử và viết nên sách Luận Ngữ.Tăng Tử cũng được đời sau tôn lên làm gương hiếu thứ 3 trong nhị thập tứ hiếu.
Mạnh Tử là học trò của Tử Tư.Ông là người soạn sách mạnh tử và lập ra thuyết tánh thiện(nhân chi sơ tánh bổn thiện).Nhười ta tôn Mạnh từ là bav65 thánh đúng hang thứ nhì dưói Khổng Tử.
Hai gian đầu hồi là 10 bia đá bài vị Thập Triết,là nhũng người tiêu biểu cho 4 khoa:Đức hạnh,ngôn ngữ,chính trị,văn học.
Sau đây xin mời các bạn đến tham quan khu nhà thái học.Nhà Thái Học với diện tích 1530m2,gồm các công trình kiến trúc chính là tiền đường,hậu đường,tả vu,hữu vu,nhà chuông và nhà trống.
Nhà tiền đường  là  nơi trưng bày truyền thống hiếu học,là nơi tổ chức các hội nghị,hội thảo khoa học,văn hoá,nghệ thuật dân tộc.
Hậu đường là nơi thờ Chu Văn An-một ngưòi thầy đức cao vọng trọng.ông đỗ thái học sinh đời Trần nhưng không lên làm quan mà về quê dạy học,ông đã đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước.Dưới triều Trần Minh Tông ông được mời ra dạy học cho thái tử Trần Vượng.đến triều vua Trần Dụ Tông,gian thần lộng hành.bị từ chối Thất Trảm sớ.Ông đã từ quan về ở ẩn tại ní phượng hoàng(chí linh,hải dương).ông mấy năm 78 tuổi,được truy tặng tước Văn Trinh Công,ban tên thuỵ là Khang Tiết và cho thờ ở Văn Miếu.
Theo tay tôi là 2 mô hình Văn Miếu-Quốc Tử Giám xưa và nay.
Văn Miếu ngày xưa có diên tích rộng,bao gồm toàn bộ khu vực của bệnh viện Sanh pôn và bảo tang mỹ thuật hiện nay và cả khu hồ văn rộng lớn.
Mời các bạn đến xem mô hình văn miếu-quốc tử giám.cùng với sự phát triển của đất nước thì khu vực này  đã bị thu hẹp.Hiện nay diên tích  của văn miếu-quốc tử giám chỉ còn 54331m2.còn kiến trúc được giữ lại trên nền đất nhà thái học gồm 2 tầng tầng 1 thờ Chu Văn An.Tầng 2 là nơi thờ 3 vị vua có công trong việc tu sủa và xây dựng văn miếu quốc tử giám là lý thánh tông,lý nhân tông và lê thánh tông.Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta.Trước đây chỉ có các vị Thái tử được học sau đó mở rộng quy mô hơn .Thời gian học tập là 3 năm, các thi sinh phỉa trải qua 3 cuộc thi :hương,hội,đình.
Xin mời các bạn đến với tầng 2 của nhà thái học.
ở gian chính giửa thờ vua Lý Thánh Tông,sinh năm 1023,ở ngôi được 17 năm,thọ 50 tuổi .ông là người đổi tên nước ta từ Đại cồ việt sang Đại việt.
Bên tay phải các bạn là bàn thờ Lý Nhân Tông.Ngài là người học trò đầu tiên của quốc tử giám(khi ông chỉ mới lên 5).lý nhân tông sinh năm 1066,mat năm 63 tuổi.ông ở ngôi được rất lâu(56 năm).năm 1076 ông đã cho phép triều đình lập ra quốc tử giám và cho chon những hiền tài vào đào tạo ,phục vụ cho đất nước.
Bên tay trái các bạn là tưọng thờ vua Lê Thánh Tông.Ông la 2người kế thừa và nâng cao tầm vóc của quốc từ giám.ông lên ngôi được 38 năm.được người đời đánh giá là minh mẫn,sáng suốt,thâm tuý về văn,giỏi giang về võ…
Ba vị vua là tinh hoa của thời kỳ phong kiến việt nam khi biết lấy sự học làm cái gốc cho sự nghiệp dựng nứơc và giữ nước.
 Vâng thưa các bạn .vậy là tầng 2 của nhà thái học đã kết thúc buổi tham quan di tích văn miếu-quốc tử giám của chúng ta ngày hôm nay.
Tôi và các bạn đã cùng nhau đến với những giá trị nhân văn ý nghĩa,độc đáo.truyền thống hiếu học của dân tộc việt ta.đặc biệt là 82 tấm bia tiến sĩ,niềm tự hào của tinh hoa trí tuệ việt nam.
Qua buổi tham quan này các bạn đã có được những kiến thức về nền giáo dục việt nam.dồng thời nâng cao niềm tự hào của nòi giống tiên dòng.
Vâng,và trước khi kết thúc buổi tham quan xin hỏi có bạn nào có thắc mắc gì không.hướng dẫn viên sẽ giải thích trong tầm hiểu biết.
Nếu không có bạn nào đặt câu hỏi,tôi xin kết thúc buổi tham quan tại đây.Chúc các bạn có sức khoẻ dồi dào và những kiến thức bổ ích cho công việc học tập của minh
Xin chào và hẹn gặp lại.


Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013


CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH SINH VIÊN

Hà Nội - Mộc Châu - Mai Châu - Hà Nội   


(2N1Đ)
Thời gian khởi hành: 21/09/2013 Địa điểm xuất phát: Cổng các trường Đại học - Cao Đẳng trên địa bàn trung tâm TP. Hà Nội Kinh phí: 590k/người Ngày 01: HÀ NỘI - MỘC CHÂU – MAI CHÂU 05h00: Xe và HDV đón các bạn tại điểm hẹn, khởi hành đi Mộc Châu - Sơn La. Trên xe, HDV thuyết minh, tổ chức giao lưu văn nghê, tặng nước và khăn lạnh. Dừng chân tự túc ăn sáng tại Xuân Mai. Dừng nghỉ chụp ảnh tại đèo Thung Khe, đồi mận Mộc Châu. 11h00: Đến Mộc Châu, HDV đưa các bạn đi thăm quan, chụp ảnh đồi chè Mộc Châu, tìm hiểu phương pháp trồng và chế biến chè Ô-Long. 12h00: Các bạn ăn trưa với các món đặc sản Mộc Châu, nghỉ ngơi tại nhà hàng thị trấn Nông Trường Mộc Châu. 14h00: Tiếp tục đi thăm nông trường bò sữa hoặc thăm quan thác Dải Yếm, rừng thông Bản Áng,… 16h30: Chia tay cao nguyên Mộc Châu. Xe đưa các bạn về Mai Châu – Hòa Bình. 18h30: Đến Bản Lác – Mai Châu. Các bạn nhận nhà sàn, ăn tối với các món đặc sản địa phương và xôi nếp Mai Châu đã đi vào bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. 20h00: Tham gia chương trình lửa trại với các trò chơi và những phần quà hấp dẫn do Highland Travel tổ chức. Cùng hòa mình vào những vũ điệu sôi động, giao lưu văn nghệ, nướng ngô khoai, thưởng thức hương vị rượu cần ấm nồng bên ánh lửa bập bùng. Nghỉ đêm tại nhà sàn Bản Lác. Ngày 02: MAI CHÂU - THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH - HÀ NỘI 06h00: Các bạn dậy sớm đón mình minh, tự túc ăn sáng. 07h00: Sau bữa sáng, các bạn tham gia trò chơi lớn với những thử thách thú vị.
Cùng đồng đội giải mật thư và đi tìm dấu đường để săn lùng kho báu. 11h00: Các bạn trở về bản Lác thăm quan, mua sắm. Khám phá các nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái.
12h00: Ănn trưa tại nhà sàn với các món đặc sản địa phương. 13h00: Thu dọn hành lý, trả nhà sàn. Xe đưa các bạn lên xe trở về Hà Nội. Trên đường về, dừng chân mua đặc sản cơm lam, bánh sữa Ba Vì về làm quà cho người thân, bạn bè. 17h00: Về đến điểm đón ban đầu. HDV chia tay đoàn, kết thúc chương trình du lịch Mộc Châu - Mai Châu. Hẹn gặp lại trong các chương trình du lịch tiếp theo. BÁO GIÁ TRỌN GÓI: 590.000Đ/NGƯỜI (Áp dụng cho đoàn từ 100 người trở lên) BAO GỒM: - Xe ôtô du lịch đời mới có máy lạnh, âm thanh hiện đại đưa đón suốt tuyến. Lái xe an toàn, có trách nhiệm. - Các bữa ăn chính trong chương trình tiêu chuẩn: 80.000đ/bữa. - Hướng dẫn viên kinh nghiệm, vui tính, phục vụ chu đáo suốt tuyến. - Nhiếp ảnh gia chụp ảnh chuyên nghiệp, nhiệt tình với máy ảnh cơ chuyên dụng hiện đại. - Vé thắng cảnh các điểm thăm quan trong chương trình. - Nghỉ nhà sàn tập thể bản Lác. - Giải thưởng, chi phí tổ chức chương trình giao lưu lửa trại và trò chơi lớn. - Bảo hiểm du lịch, vật dụng y tế. - Quà tặng: Nước uống trên xe, thuốc chống say

 

MỌI CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ : MR. CƯƠNG 0166.676.9683

HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH!

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

HÀ NỘI – SUỐI KHOÁNG NÓNG THANH THỦY – HÀ NỘI ( 01 ngày bằng ôtô )

HÀ NỘI – SUỐI KHOÁNG NÓNG THANH THỦY – HÀ NỘI
( 01 ngày bằng  ôtô )
Nằm ở địa phận xã La Phù, huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội 65 km về phía Tây Bắc khu du lịch hồi  sức khoẻ suối khoáng nóng Thanh Thuỷ - Thanh Thuỷ Health Resort thực sự là nơi nghỉ lý tưởng dành cho Quý khách. Tại đây trên một vùng đất rộng lớn với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ mà hùng vĩ và những ngọn núi được bao phủ bởi sương trắng và bao bọc bởi các dòng sông chảy nhẹ nhàng quang co… cùng với làn nước suối khoáng nóng với các chất khoáng đặc biệt riêng có tại khu du lịch suối khoáng nóng Thanh Thuỷ với khả năng phục hồi sức khoẻ: tạo cho quý khách làn da khoẻ đẹp, thúc đẩy tuần hoàn, lưu thông máu rất có lợi cho tim.

HÀ NỘI – SUỐI KHOÁNG NÓNG THANH THỦY  (Ăn trưa )
Buổi sáng:
06h00:




Xe và hướng dẫn viên của công ty Du Lịch Ngày Mới đón Đoàn tại điểm hẹn xuất phát tới khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy – Thanh Thủy Health Resort. Trên hành trình Quý khách có thể tham gia những trò chơi vui vẻ, độc đáo Ngoài ra, quý khách được chiêm ngưỡng phong cảnh đồi cọ, rừng chè của miền trung du Phú Thọ.
09h30:
Đến nơi, Quý khách nghỉ ngơi tại nhà sàn, tự do ngắm cảnh núi rừng, sông suối…  Quý khách tự do tắm khoáng nóng tại bể lớn tại khu du lịch hồi phục sức khoẻ Thanh Thuỷ.
       11h30:
Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng khách sạn với các đặc sản chỉ có ở Thanh Thuỷ như dê núi đá, cá Sông Đà, nếp nương Thanh Thuỷ...
Buổi chiều:



         16h00:
 
Quý khách tự do thăm quan, tham gia các trò chơi tại khu du lịch như: thuê xe đạp dạo quanh hay câu cá hay tắm bùn khoáng nóng hương liệu, tắm khoáng nóng bồn gỗ sồi… tự do tham gia các trò chơi dân gian như: Thi bơi, thi kéo co, thi chạy, thi nhảy bao bố… Sau đó Quý khách nghỉ ngơi và thư giãn để cảm nhận sự yên b́ình của khu du lịch hồi phục sức khoẻ suối khoáng nóng Thanh Thuỷ.
Quý khách lên xe khởi hành về Hà Nội. Đến Hà Nội, xe đưa đoàn về điểm đón. Chia tay, kết thúc chương trình.


GIÁ TRỌN GÓI CHO 01 KHÁCH LÀ: 550.000VNĐ
(Áp dụng cho đoàn 35k trở lên)
Giá tour bao gồm:
ü   Xe ôtô 45 Ero space hoặc Hiclass đời mới, máy lạnh phục vụ theo chương trình.
ü  Nghỉ nhà sàn
ü  Các bữa ăn chính theo chương trình ( 1 bữa x 150.000đ/xuất)
ü  Nước suối tinh khiết 1 chai/khách
ü  Hướng dẫn viên kinh nghiệm, chu đáo theo suốt hành trình
ü  Bảo hiểm du lịch, (Mức đền bù tối đa:  10.000.000đ/người/vụ).
Miễn phí: Một số thuốc y tế phục vụ trong chuyến đi…..
Không  bao gồm:
ü  Đồ uống trong bữa ăn,  và các chi phí cá nhân khác

Lưu ý:  * Trẻ em từ 01 – 04 tuổi miễn phí ( bố mẹ tự túc mua vé thắng cảnh  nếu có), trẻ em từ 05 – 11 tuổi tính ½ giá người lớn, trẻ em từ 12 tuổi trở lên tính như người lớn. ( 01 cặp vợ chồng chỉ được kèm 01 trẻ dưới 5 tuổi trở xuống, nếu trẻ em đi kèm nhiều hơn thì từ trẻ thứ 02 trở lên phải mua tour ½ người lớn)

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

HỆ THỐNG TƯỢNG PHẬT TRONG PHẬT ĐIỆN PHÁI ĐẠI THỪA BẮC TÔNG

SƠ BỘ VỀ HỆ THỐNG TƯỢNG TRONG PHẬT ĐIỆN PHÁI ĐẠI THỪA BẮC TÔNG
Chùa chiền miền bắc hầu hết theo phái Đại thừa (Bắc tông)nên thường có nhiều tượng. Thông thường mỗi chùa có khoảng từ hai đến vài chục tượng, có nơi thờ hàng trăm tượng. Chẳng hạn như chùa Mía ở Sơn Tây có 287 pho tượng, chùa Trăm Gian ở Hà Đông có 153 pho. Các tượng thường đi theo bộ, nơi thêm bộ này nơi bớt bộ kia, phụ thuộc nhiều vào diện tích của Chính điện. Ở Vĩnh Phúc, đại đa số các chùa có từ khoảng gần hai mươi đến bốn mươi pho tượng. Có nhiều lý do giải thích sự khác nhau về số lượng tượng, trong đó lý do điển hình là: Qua các thời đại, các chùa cổ đã được trùng tu, tôn tạo nhiều đợt, mỗi đợt thường bổ sung thêm tượng thờ. Đồng thời, dân ta lại có thói quen tự tiện “cung tiến” tượng Phật và các tượng khác vào chùa, do không thể từ chối lòng hảo tâm của Phật tử và các tấm lòng công đức nên xảy ra trường hợp có những chùa có tới 3 bộ tượng Cửu Long Thích Ca sơ sinh, 2 tượng A Di Đà, 2 hoặc 3 tượng Quan Âm Thiên thủ. Việc công đức “thừa” tượng như vậy cùng với việc bài trí các tượng không hợp lý và sơn lại tượng cổ đã khiến cho hệ thống tượng ở nhiều chùa giảm yếu tố linh thiêng truyền thống, kém ý nghĩa về tôn giáo. Trên cơ sở tổng hợp, biên soạn từ một số bài viết phổ biến kiến thức của tạp chí Di sản Văn hóa và những tài liệu tham khảo chuyên ngành khác, xin trình bày sơ bộ về hệ thống tượng thờ trong chùa. Mục đích là giúp độc giả nhận dạng và nắm bắt được ý nghĩa các tượng, để từ đó giúp cho việc bài trí, sắp xếp một Phật điện được hợp lý, đúng đắn, đảm bảo tính thiêng cho di tích.
Sau đây là sơ đồ một Phật điện thông thường:
http://linhx.files.wordpress.com/2011/03/so-do-phat-dien-2.jpg?w=355&h=182
Sơ đồ một Phật điện thông thường
1- Tam Thế Phật
2- Di Đà Tam Tôn (A Di Đà; A-Quan Thế Âm Bồ Tát; B-Đại Thế Chí Bồ Tát)
3-3.1-Hoa Nghiêm Tam Thánh
(Thích Ca Mầu Ni Phật; A-Văn Thù; B-Phổ Hiền)
3.2- Tuyết Sơn Tam Thánh
(Tuyết Sơn; A-Ca Diếp; B-A Nan Đà)
4- Di Lặc Phật
5- Ngọc Hoàng (A-Nam Tào; B-Bắc Đẩu)
6- Cửu Long Thích Ca Sơ Sinh (A-Phạm Thiên; B-Đế Thích)
7-Quan Âm Thiên Thủ/Nam Hải
8- Quan Âm Tọa Sơn
9- Địa Tạng Vương Bồ Tát
10- Thổ Địa
11- Thập Điện Diêm Vương
12- Kim Cương/Hộ Pháp Khuyến Thiện
13- Kim Cương/Hộ Pháp Trừng Ác
14- Đức Ông – Già Lam – Chân Tể
15- Thánh Tăng – Diệu Nhiên – Đại Sĩ
16- Tổ Truyền Đăng/Thập Bát La Hán
***
1- Tam Thế Phật:
Bộ tượng này gồm có 3 pho, thường được tạc trong tư thế ngồi thiền bán kiết. Ta thường gọi theo thói quen là tượng “Tam Thế”. Thực ra đây chỉ là tên gọi tắt theo thói quen của người Việt, để chỉ các vị Phật ở Quá khứ, Hiện tại và Tương lai. Tên gọi đầy đủ của bộ tượng này có nhiều, song phổ cập là “Tam Thế Tam Thiên Phật” tức 3.000 đức Phật, mỗi thời 1.000 vị, hay “TamThế Thường Trụ Diệu Pháp Thân” là nhằm tôn sùng cái hình tướng chân thật, sáng láng, kỳ diệu, luôn tồn tại khắp không gian và xuyên thời gian của các đức Phật.
Trong một ngôi chùa mà Phật điện còn tương đối đầy đủ thì bộ tượng Phật Tam Thế thông thường phải dược đặt ở vị trí cao nhất, xa nhất và do đó mà thâm nghiêm nhất, được các Phật tử tôn kính nhất.
2- Di Đà Tam Tôn:
A Di Đà; A – Quan Thế Âm Bồ Tát; B – Đại Thế Chí Bồ Tát
Bộ này gồm có: Đức Phật A Di Đà ngồi chính giữa, tượng trưng sự sáng suốt hoàn toàn, tức là TRÍ. Bên trái tượng A Di Đà là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, tượng trưng tình thương yêu muốn cứu khổ chúng sinh, tức là BI. Bên phải tượng A Di Đà là tượng Đại Thế Chí Bồ Tát, tượng trưng sức mạnh của ý chí, tức là DŨNG. Ba vị này ngự ở cõi Tây Phương Cực Lạc, phóng hào quang để tiếp dẫn chúng sinh. Thờ Di-Đà Tam Tôn còn có ý nghĩa là giúp con người phát triển ba đức tính: Bi, Trí, Dũng trong bản thân mỗi người theo đức Đại Bi, Đại Trí, Đại Dũng của ba vị ấy.
Bộ tượng này thường thấy trong các chùa Phật thuộc Tịnh Độ Tông và thường thì tượng A Di Đà là tượng lớn nhất trong chùa. Có hai dạng tượng trong hai tư thế là ngồi thiền bán kiết và đứng. Phổ biến hơn cả vẫn là tượng A Di Đà ngồi xếp bằng trong tư thế toạ thiền, hai tay đặt giữa lòng đùi, khuôn mặt đôn hậu, mắt nhìn xuống suy tư, miệng hơi mỉm cười. Tượng A Di Đà đứng thuyết pháp trên toà sen thì không nhiều, do có ý kiến cho rằng tượng này chỉ được tạo tác trong tư thế đứng khi là muốn nhấn mạnh sự gấp gáp cứu độ, tiếp dẫn chúng sinh ra khỏi xã hội đau khổ, điều này chỉ xuất hiện trong một số hoàn cảnh xã hội nhất định mà thôi.
Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát cũng có 2 dạng: ngồi bán kiết hoặc đứng. Các tượng có niên đại sớm thường được tạo hình khá giống nhau và phân biệt được tên chỉ là dựa vào vị trí đứng ở bên trái hay bên phải của tượng A Di Đà. Các tượng có niên đại muộn (thường thuộc thời Nguyễn) thì hai tượng khác nhau, mỗi vị Bồ tát có một đặc trưng riêng.
3- Một trong hai bộ tượng là Hoa Nghiêm Tam Thánh hoặc Tuyết Sơn Tam Thánh:
3.1. Hoa Nghiêm Tam Thánh; A – Văn Thù; B – Phổ Hiền:
Ở giữa là tượng Phật Thích Ca Mầu Ni hay Phật Tổ Như Lai còn gọi là tượng Hoa Nghiêm. Hai bên là cặp Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền– được coi như là hai hiệp sĩ của đức Phật Thích Ca Mầu Ni. Ngài Văn Thù cưỡi sư tử xanh hầu ở bên trái đức Như Lai, ngài Phổ Hiền cưỡi voi trắng hầu ở bên phải. Cặp Bồ Tát này là hai bậc thượng thủ của hết thảy hàng Bồ Tát, thường giúp đỡ, tuyên dương cho việc giáo hóa chúng sinh của đức Phật Như Lai.
3.2. Tuyết Sơn Tam Thánh; A – Ca Diếp; B- A Nan Đà:
Tượng Tuyết Sơn diễn tả Thích-ca Mâu-ni trong thời kỳ tu khổ hạnh trên núi Tuyết Sơn với thân hình gầy gò, chỉ có da bọc xương. Hai bên là hai vị tôn giả trợ thủ Ca Diếp và A Nan Đà.
Ca Diếp (tượng có nét mặt già hơn) là người đứng đầu trong các đệ tử của Phật Thích Ca, tu theo phép tu khổ hạnh. Ngài hiểu rõ giáo lý của Phật hơn cả nên khi Phật Thích Ca sắp viên tịch có truyền lại cho Ca Diếp y bát (áo cà sa và bát) để biểu thị ý nghĩa trao lại đạo thống. Ca Diếp được coi là tổ thứ nhất của phái Thiền Tôn
A Nan Đà, cũng gọi ngắn là A-nan (tượng có nét mặt trẻ hơn) là em họ Phật Thích Ca, ngài xuất gia theo Phật. Theo kinh sách, A-nan-đà là người rất nhẫn nhục, hết lòng phụng sự đức Phật, là Tôn giả nổi tiếng với trí nhớ phi thường về những lời Phật dạy. Ngài được Ca diếp truyền y bát cho làm tổ thứ hai của phái Thiền Tôn.
4- Di Lặc Phật:
Di Lặc là tên phiên âm chữ Hán, dịch nghĩa là “Từ Thị” tức là người có lòng từ bi, là một vị Bồ Tát và cũng là vịPhật cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái Đất theo truyền thuyết Phật giáo trong khoảng 30.000 năm nữa. Tượng Di Lặc được tạo hình là một người ngồi trên mặt đất trong tư thế sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh, hình tướng mập mạp, mặt tròn, miệng cười, phong thái luôn vui vẻ.
Ở trong chùa, nhiều nơi thường không có tượng Di Lặc.
Có nơi ở 2 bên tượng Di Lặc có hai tượng trợ thủ là Pháp Hoa Lâm Bồ Tát và Đại Diệu Tường Bồ Tát. Bộ ba tượng này được gọi là Di Lặc Tam Tôn.
Còn có một số ít chùa tại hàng thứ tư trên Phật điện bày 2 tượng: Di Lặc Bồ Tát đặt bên phải và tượng Tuyết Sơn đặt ở bên trái.
5- Ngọc Hoàng – A- Nam Tào, B- Bắc Đẩu:
Bộ tượng này vốn của Đạo giáo nhập vào Phật Giáo. Bộ tượng này được bổ sung vào chính điện trong khoảng thời gian thế kỷ 19-20, nhằm nói lên uy lực của Trời, tức Ngọc Hoàng Thượng Đế hay còn gọi là Hoàng Quân Giáo chủ, là đấng sáng tạo ra vũ trụ và thế giới nhân sinh. Trong tư cách này, Ngọc Hoàng như biểu hiện cho đấng sáng tạo với quyền năng tối thượng. Bên tay trái Ngọc Hoàng là tượng Nam Tào, vị thần giữ sổ sinh và xác nhận những điều tốt lành của chúng sinh. Bên tay phải Ngọc Hoàng là tượng Bắc Đẩu, vị thần giữ sổ tử và ghi chép những điều sai trái của chúng sinh.
6- Cửu Long Thích Ca Sơ Sinh:
Theo quan niệm Phật giáo thì trong không gian có vô số thế giới và có vô số đức Phật, nhưng trong cõi thế của chúng ta cứ một triệu năm mới có một đức Phật ra đời. Đức Thích Ca là đức Phật thứ tư và là đức Phật hiện tại. Tên ngài là Thích Ca Mâu Ni, thái tử nước Ấn Độ. Truyền thuyết kể rằng ngài vừa sinh ra đã có 9 con rồng phun nước tắm, có hai vị thiên đế là Đế Thích và Phạm Thiên đến chào mừng, ngài đi 7 bước trên 7 bông hoa sen, tay trái chỉ trời tay phải chỉ đất nói: “Thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn”. Bám vào sự kiện ra đời đức Phật Thích Ca, nhà điêu khắc xưa đã tạc tượng Thích Ca Sơ Sinh, tức là Phật chưa thành Phật và không ngồi trên tòa sen.
Tượng Thích Ca Sơ Sinh rất phổ biến trong các chùa, đầu tiên được thể hiện theo giai thoại lúc ngài mới ra đời: Là hình tượng một em bé mình trần, mặc váy ngắn (thay cho quấn tã), đứng trên đài sen, tay trái chỉ trời còn tay phải chỉ đất. Về sau có thêm các dạng thức của tòa Cửu Long với 9 con rồng cuộn trong mây xoắn xung quanh. Đến thời Nguyễn vòm Cửu Long đã hoàn chỉnh thành hình một cái động, trên khung động còn được gắn rất nhiều tượng nhỏ xếp đăng đối hai bên, thứ tự từ trên xuống và từ trong ra ngoài giống như một Phật điện thu nhỏ.
Hai bên Cửu Long Thích Ca Sơ Sinh là tượng Phạm Thiên (bên trái) và Đế Thích (bên phải). Bộ tượng này thường được đặt ở bệ tượng thấp nhất và ở ngoài cùng của hệ tượng được bài trí ở thượng điện.
7- Quan Âm Thiên Thủ/Nam Hải
Ngoài việc được thờ cùng Phật A Di Đà và Bồ Tát Đại Thế Chí trong bộ tượng Di Đà Tam Tôn, Quan Thế Âm hay Bồ Tát Quan Âm cũng được đặt ở chính giữa Phật điện hoặc được thờ riêng, bàn thờ ấy thường được đặt phía trong bên trái bàn thờ chính.
Quan Thế Âm được người đời quan tâm nhiều bởi đặc tính cứu khổ cứu nạn. Dân gian thường gọi là Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn vì Ngài có thể hóa thành muôn nghìn thân thể để cứu vớt người trong muôn nghìn trường hợp. Quan Âm có nhiều tay nhiều mắt diễn tả khả năng vô biên của Người để nhận thức, cảm thông và cứu vớt chúng sinh.
Người ta thường tạc tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn với rất nhiều đôi tay, con mắt tỏa ra như vầng hào quang ở sau lưng. Nhưng cũng có nhiều nơi tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn được tạo hình rất đơn giản, chỉ như một tượng bồ tát ngồi bán kiết thông thường. Như vậy, chữ “thiên” trong “thiên thủ, thiên nhãn” ở đây có thể còn có nghĩa là “trời”. “Thiên nhãn” nghĩa là mắt trời, một trong ngũ nhãn của đạo Phật, là pháp lực huyền diệu của Quan Âm để có thể thấy mọi vật vạn, chúng sinh ở lục đạo luân hồi, thấy cả xa lẫn gần, cả to lẫn nhỏ, thấy cả trước mặt và sau lưng, cả trên và dưới, cả ban ngày và ban đêm, thấu suốt mọi nỗi đắng cay của chúng sinh mà dùng “thiên thủ” – tay trời tới cứu vớt. Khái niệm Thiên Thủ Thiên Nhãn có lẽ nói lên một biểu hiện và sức mạnh “vũ trụ” hơn là về số lượng.
Quan Âm Nam Hải cũng chỉ là một dạng Quan Âm nhiều tay hệ tượng Chuẩn Đề. Hình tượng này gắn với một trong những yêu cầu được đặt ra đối với tín ngưỡng Quan Âm trong buổi đầu khởi nguyên là cầu cho thuyền bè đi lại trên biển được bình an. Hình thái thờ Quan Âm Nam Hải ở nước ta(Quan Âm ở biển phương Nam) chỉ mới ra đời ở thế kỷ XVI. Tượng Quan Âm Nam Hải thường được tạo hình ngồi trên tòa sen nổi trên mặt biển. Tòa sen đó do quỷ hoặc rồng đội.
8- Quan Âm Tọa Sơn:
Dạng tượng Quan Âm Tọa Sơn có lẽ chính là sự kết hợp của tín ngưỡng thờ Mẫu với Phật giáo. Trong điện Mẫu ở các chùa, ba Mẫu Thiên – Thoải (Thủy) – Thượng Ngàn thường được tạo hình giống nhau và được đặt ở vị trí ngang hàng nhau. Tuy nhiên ở nhiều nơi Mẫu Thượng Ngàn còn được tách ra thờ riêng trong Sơn Trang, được tạo hình là cả một cảnh rừng núi, hang động còn hoang sơ. Như thế Mẫu Thượng Ngàn theo đúng nghĩa là người Mẹ ngồi trên đỉnh núi. Khi tín ngưỡng thờ Mẫu thâm nhập vào ngay chính Phật điện thì Mẫu được Phật hóa thành Bồ Tát, cụ thể Mẫu Thượng Ngàn hóa thân thành Bồ Tát Quan Âm Tọa Sơn.
Loại tượng này có bế một đứa bé – tượng trưng cho chúng sinh đau khổ, nên còn được gọi là Quan Âm Tống Tử. Trong quá trình dân gian hóa hình thức này chuyển thành Quan Âm Thị Kính, cũng gọi là Mụ Thiện.
Tượng thường được tạc với hình tượng một người phụ nữ phúc hậu ngồi trong một hang động hoặc ngồi trên một mỏm núi, chân phải chống còn chân trái gấp nằm ngang, hai tay để trên đầu gối, chân đi đất, tay trái bế một đứa bé. Bên vai phải có thể có thêm một con vẹt hoặc chim khổng tước ngậm chuỗi hạt, đó chính là những hình ảnh này lấy từ tích chuyện về Quan Âm Thị Kính. Có thể có thêm hai tượng nhỏ Kim Đồng và Ngọc Nữ ở hai bên phía trước với dáng chầu hầu nhưng ngộ nghĩnh.
9- Địa tạng vương Bồ Tát:
Là vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa ngục và trẻ con yểu tử, cũng được xem là người chuyên cứu giúp lữ hành phương xa. Đó là vị Bồ Tát duy nhất được diễn tả với bạch hào (lông trắng xoáy nằm giữa hai mắt) trên trán, một trong ba mươi hai tướng tốt của một vị Phật. Địa Tạng hay cầm ngọc Như ý và Tích trượng có sáu vòng, biểu hiện của sự cứu độ chúng sinh của Bồ Tát trong Lục đạo (sáu đường tái sinh).
Trong kinh Địa Tạng, có nói rằng: Hễ ai làm miếu, cất khánh, tô vẽ hình ngài Địa Tạng và cúng dường lễ bái ngài thì được mười điều lợi ích như: – Đất cát, nhà cửa bình yên, người thác được sinh lên cõi trời, người sống thêm tuổi thọ, cầu gì được nấy, tránh được tai nạn nước lửa và các điềm dữ, đi đâu đều có thần ủng hộ, gặp nhiều duyên lành, điều may mắn…
10- Thổ Địa:
Thổ Địa hay còn gọi là Kiên Lao Đại Thần. Tượng hình một ông già tóc bạc râu dài, tay cầm cành trúc hay phất trần, mang chức năng bảo hộ Phật pháp.
11- Thập điện Diêm Vương:
Bộ này gồm 10 tượng chia thành 2 hàng ở 2 bên nhìn vào chính điện. Gồm có: Tần Quảng Vương, Sở Giang Vương, Tống Đế Vương, Ngũ/Ngọ Quan Vương, Diêm La Vương, Thái Sơn Vương, Biến Thành Vương, Bình Đẳng Vương, Đô Thị Vương, Chuyển Luân Vương.
* Có nơi ở vị trí này lại đặt tượng Tứ Bồ Tát, gồm bốn vị: Sách Bồ Tát, Quyền Bồ Tát, Ái Bồ Tát, Ngữ Bồ Tát.
12 – 13- Kim Cương/Hộ Pháp Khuyến Thiện – Trừng Ác:
Hộ pháp là sự ủng hộ chính pháp của Phật và Bồ Tát. Phải có sự ủng hộ của các bậc có lực lượng lớn thì đạo mới không bị diệt. Lực lượng ấy, từ Phạm Thiên, Đế Thích, Bát bộ quỷ thần, đến các vua chúa… đều là người bảo hộ Phật Pháp và được gọi là Hộ Pháp. Các thần Hộ Pháp như Tứ Thiên Vương, Kiên Lao, Địa Kỳ… đều thề trước Phật quyết ra sức hộ trì Phật pháp.
Phổ biến nhất là hai dạng tượng Hộ Pháp:
1. Bát bộ Kim Cương xuất hiện từ thời Lý – Trần gồm: Thanh Trừ Tai Kim Cương; Tích Độc Thần Kim Cương, Hoàng Tùy Cầu Kim Cương; Bạch Tịnh Thủy Kim Cương; Xích Thanh Hỏa Kim Cương; Định Trừ Tai Kim Cương; Tử Hiền Thần Kim Cương; Đại Thần Lực Kim Cương. Cả tám vị đều được tạo hình là võ tướng, đứng trên mây, kích thước tương đương nhau, với chức năng hộ Pháp, các vị Kim Cương đều mang theo vũ khí, song từ màu da và khuôn mặt, sự phối kết cơ bắp toàn thân đã biểu hiện rõ hai tính chất đến trái ngược nhau là trừng ác và khuyến thiện. Tượng Kim Cương có thể được chia ra từng cặp đứng ở bốn cửa tháp Phật. Hoặc chia ra đứng ở 2 bên tiền đường.
2. Hộ Pháp Khuyến Thiện và Hộ Pháp Trừng Ác: xuất hiện thành bộ đôi tượng Hộ Pháp chính thức từ thời Nguyễn, là hai pho tượng rất lớn, có ở hầu hết các chùa. Hai pho này có thể đứng hoặc ngồi trên lưng sư tử, nhưng đều cao to, đầu gần chạm mái nhà. Hộ Pháp Trừng ác mặt đỏ gay, tay lăm lăm vũ khí, còn Hộ Pháp Khuyến Thiện mặt trắng, tay cầm viên ngọc. Tượng Khuyến Thiện ở bên trái, Trừng Ác ở bên phải với nguyên tắc “Tả trọng hữu khinh” (bên trái trọng hơn bên phải). Tượng Hộ Pháp thời này đều đắp bằng đất luyện, trang trí rườm rà và vụn, sơn quét nhiều màu. Điều này phổ biến trong khắp mọi chùa.
14- Đức Ông:
Lấy điển tích về cùng xuất hiện đồng thời chứng minh khi Đức Thích-ca vừa thành đạo. Trưởng giả Cấp-cô-độc, một nhân vật thời Thích-ca tại thế, đã mua một khu vườn cây xây tịnh xá, ngôi chùa rất to lớn đầu tiên trên thế giới, thỉnh Phật Thích-ca về thuyết pháp. Sau này ông được coi là người bảo vệ tài sản của nhà chùa. Vì vậy người ta gọi là Đức Ông
Tượng có hình dáng quan văn, đội mũ cánh chuồn, mặt đỏ, râu dài và đen, mắt sắc, vẻ mặt nghiêm nghị, tay phải cầm bút, tay trái cầm sổ ghi chép các công việc xẩy ra ở chùa và các công đức thành tâm của tất cả ai đến lễ Phật tại chùa. Vì vậy khi vào chùa lễ Phật, đầu tiên là phải làm lễ trước ban thờ Đức Ông để kính cáo, sau đó mời ra chính giữa Phật điện để lễ Phật.
Đức Ông có thể có hai thị giả là Già Lam và Chân Tể đi kèm. Tượng hai vị này cũng được tạo hình là quan văn đứng hoặc ngồi hai bên Đức Ông. Một vị tay cầm bút, một vị tay cầm sổ sách, cũng có chùa một vị là quan văn tay cầm sổ sách còn vị kia là một võ tướng tay cầm binh khí.
15- Thánh Tăng:
Hay còn gọi là Đức Thánh Hiền. Tượng được tạo hình là một vị tăng đầu đội mũ tỳ lư thất phật, vành mũ là 7 cánh sen, mỗi cánh sen có hình một đức Phật, tay cầm chén, tay bắt ấn. Tượng chính là hình ảnh ngài A Nan Đà tôn giả vâng theo lời Phật làm nhiệm vụ truyền bá đạo Phật, phân phát cơm cháo… cho các chúng sinh bị đói khát.
Thánh Tăng cũng có hai trợ thủ là Diệu Nhiên và Đại Sĩ, thường được đặt trong tư thế đứng hầu: một pho với khuôn mặt mầu xanh dữ tợn, còn một pho hình dáng nhân từ hiền hậu.
16- Tổ truyền đăng/ Thập Bát La Hán:
- Tổ truyền đăng:
Theo lịch sử Phật giáo thì sau khi đức Phật Thích Ca Mầu Ni tịch diệt, ngọn đèn Phật giáo ở Tây Thổ (Ấn Độ) được 28 vị Tổ kế tiếp nhau truyền thừa thắp sáng. Đến tổ 28 của Phật giáo Tây thổ là Bồ Đề Đạt Ma đã truyền sang Trung Quốc và trở thành sơ tổ của dòng Đông Độ, phát triển đến Tổ thứ 6 là Huệ Năng đại sư thì chia ra các thiền phái. Như vậy tất cả có 33 vị Tổ chung được gọi là Tổ Kế Đăng (hay Tổ Truyền Đăng).
Bộ tượng này thường đặt ở hai dãy hành lang hoặc nhà hậu. Các tượng này được chọn trong 28 vị tổ đầu tiên ghi trong sách Thiền Uyển kế đăng lục. Ý nghĩa của các tượng này là: các vị tổ có nhiều nguồn gốc, thành phần xuất thân khác nhau, nói lên tính hòa đồng không phân biệt đẳng cấp của nhà Phật. Mặt khác những thành tích gắn với các tổ liên quan tới bước phát triển của Phật giáo từ hệ thống Tiểu thừa chuyển dần sang Đại thừa, từ không gian hẹp phát triển ra khắp nơi… Thường là lấy 18 vị trong số 20 vị Tổ đầu của Tây thổ nhưng bỏ Tổ 11 và Tổ 15. Đó là các vị Tôn Giả: Ma Ha Ca Diếp, A Nan Đà, Thương Na Hòa Tu, Ưu Ba Cúc Đa, Đề Đa Ca, Di Giá Ca, Bà Tu Mật, Phật Đà Nan Đề, Phục Đà Mật Đa, Hiệp, Mã Minh, Ca Tỳ Ma La, Long Thụ, La Hầu La Đa, Tăng Già Nan Đề, Già Da Xá Đa, Cưu Ma La Đa, Xà Dạ Đa. Vì con số 18 này mà người ta thường nhầm các vị Tổ Truyền Đăng là 18 vị La Hán như ỏ chùa Tây Phương rất nổi tiếng ở Hà Tây. Song tượng Tổ Truyền Đăng thường là những tác phẩm điêu khắc bám sát cá tính nhân vật, điển hình hóa, tổng hòa những nét cá biệt để nêu bật cái thực và cái thần của mỗi vị tổ, chứ không nhang nhác giống nhau như tượng La Hán.
- Thập bát La Hán:
Theo sách Pháp trụ ký thì đức Phật chỉ định 16 vị La Hán sống mãi ở cõi đời này để tế độ chúng sinh. Đó là các vị Tôn Giả: Tân Độ La Bạt La Nọa Xà, Ca Nhạ Ca Phạt Ta, Ca Nhạ Ca Bạt Ly Noa Xà, Tô Tần Đà, Nhạ Cư La, Bạt Đà La, Ca Lý Ca, Phạt Xà La Phất Đà La, Thú Bác Ca, Ban Thác Ca, La Hỗ La, Nà Già Tê Na, Nhân Yết Đà, Phạt Na Bà Tư, A Thị Đa, Chú Đồ Bán Thác Ca. Về sau, có người thêm hai vị Tôn Giả nữa để thành 18, hoặc là Khánh Hữu và Tân Đầu Lư, hoặc là Ca Diếp và Quân Đồ Bát Thán. Bộ tượng này cũng thường được đặt ở hai dãy hành lang trong chùa.