Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

DÂN TỘC CHĂM

I. GIỚI THIỆU CHUNG: Người Chăm hay còn gọi là người Chàm, người Chiêm, người Hời... là 1 trong số những nhóm dân tộc thiểu số có lịch sử phát triển và định cư tại Việt Nam từ lâu đời. Ngày nay dân số nhóm này vào khoảng 132.000 người. Hiện nay người Chăm cư trú chủ yếu ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Miền Đông – Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh. Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chăm pa. Vương quốc này bắt đầu suy tàn từ đầu thế kỷ 15 sau cuộc can thiệp do quân đội nhà Minh. Sau khi quân đội nhà Minh rút về, vương quốc Chăm Pa được phục hồi nhưng chia thành 2 tiểu vương quốc: Tiểu vương quốc Vijaya (Đồ Bàn: 1428-1471) và Tiểu vương quốc Panduranga (Phan Rang: 1433-1832). Sau này các vương quốc trên đều dần dần bị tiêu diệt bởi các dân tộc khác. Lịch sử của vương quốc Chăm Pa là các cuộc xung đột với Trung Quốc, Đại Việt, Khmer và Mông Cổ, cũng như xung đột nội bộ. Chính là do các cuộc xung đột này mà Chăm Pa mất dần lãnh thổ vào tay Đại Việt, một quốc gia có tổ chức chính quyền và quân sự hoàn hảo hơn. Chăm Pa trong quá khứ là một nước chư hầu của các triều đại phong kiến Trung Quốc và Đại Việt nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa và sự toàn vẹn lãnh thổ. Người Chăm Pa là những chiến binh giỏi đã sử dụng địa hình đồi núi để chiếm ưu thế. Năm Hồng Đức thứ 2 nhà Lê (1471), Tiểu vương quốc Vijaya chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến với Đại Việt dưới triều đại vua Lê Thánh Tông. Sự hiện diện của Vương quốc Chămpa hoàn toàn bị chấm dứt khi vua Minh Mạng đã quyết định không quan tâm Chăm Pa nữa và quyết định thủ tiêu cơ chế tự trị của Thuận Thành trấn vào năm Minh Mạng thứ 13 nhà Nguyễn (1832). Hiện tại cư dân người Chăm tại Việt Nam gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bà la môn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà ni). Bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Ðốc,Tây Ninh, An Giang, Ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo) mới. II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ: 1. Canh tác nông nghiệp: Hoạt động kinh tế của đồng bào dân tộc Chăm khá phong phú, đa dạng và phát triển. Có thể thấy rõ hai hoạt động sản xuất chính của người Chăm là nông nghiệp và thủ công nghiệp. Ngoài ra còn có các hoạt động trao đổi, buôn bán, đánh cá. Hoạt động buôn bán trao đổi dường như phát triển hơn cả đặc biệt ở các khu đô thị như TP Hồ Chí Minh, Châu Đốc và trục lộ từ thị xã Châu Đốc đến biên giới Việt-Lào. Đặc biệt trước ngày giải phóng đồng bào Chăm Hồi giáo (Châu Đốc) không tham gia vào các hoạt động nông nghiệp mà chỉ sống bằng ngư nghiệp, dệt vải và buôn bán. Người Chăm là cư dân có truyền thống nông nghiệp. Có nhiều bằng chứng lịch sử chứng minh họ đã biết làm các công trình thuỷ lợi từ rất sớm. Hiện nay hoạt động nông nghiệp của đồng bảo chủ yếu tại đồng bằng Phan Giang, Phan Ri, Phan Thiết. Người Chăm ở Thuận hải với vị trí bị che khuất, lượng mưa hàng năm rất ít nên việc canh tác nông nghiệp ở đây yêu cầu phải có một hệ thống thuỷ lợi cung cấp nước. Đồng bào Chăm không chỉ kế tục kinh nghiệm canh tác nông nghiệp mà còn kế thừa cả hệ thống thuỷ lợi cổ truyền. Đó là hệ thống đập Nha Trinh, Marên và dòng sông Dinh. Đập Nha Trinh được vua Po Klong Carai xây dựng, đây là một hệ thống đập gồm một đập ngăn nước trên nguồn sông Cái dài khoảng 60km và mương Đực dài khoảng 50km. Hệ thống đập Nha Trinh cung cấp đủ nước cho trên một vạn hecta ruộng ở đồng bằng Phan Rang. Còn đập Marên được xây dựng dưới thời vua Pô Rômê trên sông Biêu. Các thửa ruộng ở đồng bằng Phan Giang, Phan Ri, Phan Thiết lấy nước từ một trong hai con đập hợac lấy nước từ cả hai. Phần mương nước qua ruộng của ai thì người đó phải có trách nhiệm bảo vệ, sửa chữa... Việc phân chia nguộn nước rất công bằng. Đặc biệt ở mọi thôn người Chăm còn có một người chuyên trách về thuỷ lợi gọi là On Pinữ ( cai đập) có nhiệm vuh quản llý cũng như đưa ra các ý kiến sửa chữa đập. Ruộng của đồng bào Chăm được chia làm nhiều loại: thuỷ điền: ruộng ở đồng sâu, là loại ruộng tốt nhất. Phương pháp canh tác của đồng bào Chăm không khác mấy so với cách canh tác của đồn bào Việt ở miền Trung. Họ cũng dùng trâu bò để kéo cầy, bừa... Sau khi reo hạt, đồng bào còn làm cỏ, bón phân, giữ nước. Chỗ hạt mọc dầy thường được tỉa bớt và trồng vào chỗ thưa ( sau khi gieo xạ). Loại thuỷ điền thường được giữ làm ruộng mạ. 2. Đánh bắt: Mặc dù sống gần các vùng biển có trữ lượng cá tập trung khá lớn nhưng nghề đánh bắt cá biển nay không được chú trọng. Trong các ghi chép từ xưa để lại cho thấy Người Chăm đã từng là các cư dân thiện nghệ trên biển. Việc đánh bắt cá nước ngọt lại là một trong những nghành quan trọng của cư dân vùng Hậu Giang. Cá nước ngọt thường có quanh năm đặc biệt là vào khoảng tháng 7 tháng 8 âm lịch. Việc sử dụng ngư cụ của người Chăm thường phụ thuộc vào mức nước và tuân theo ba vụ: - Vụ mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 5 âm lịch. Lúc này nước sông đã xuống, người ta dùng các loại chài rà, lưới bao đánh bắt các loại cá chày, cá đuống, cá cóc, cá lăng (các loạ cá trắng) và tôm. - Vụ nước đổ: từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch. Lúc này mực nước sông đang lên, vào khoảng tháng 7 thì lên cao và tháng 8 thì ngập đồng. Bây giờ đồng bào chài để đánh bắt nhiều loại cá theo dòng nước len vào các con ruộng ngập để sinh đẻ. Hầu hết vụ này là các loạ cá đen: cá lóc, cá trê, cá rô. - Vụ màu: từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Đây là thời điểm nước bắt đầu rút. Vụ này Người Chăm thường đánh bắt ở nhiều nơi. Lúc này cá trắng sẽ bơi theo con nước ra ngoài, vì vậy việc dùng chai, lưới chặn ngang con nước để đáh bắt là dẽ dàng hơn cá. Còn các loạ cá đen thì lại tìm các nơi nước trũng để trú thân nên rất dễ bị đánh bắt bằng nơm. Bên cạnh các ngư cụ đơn giản như nơm, câu còn có các loại chài, lưới bao với đủ loại kích cỡ. Nhờ có nghề cá trên ngư trường sông Hậu mà cuộc sông người Chăm khá đầy đủ và có phần sung túc. 3. Nghề thủ công: Hoạt động kinh tế của người Chăm ngoài lúa nước và đánh cá nứơc ngọt còn có hai nghề thủ công khá nổi tiếng đó là nghề làm gốm và dệt vải. Gốm người Chăm khá phổ biến ở Thuận Hải, các sản phẩm gốm thường là các đồ đựng, đồ dùng nhà bếp và dùng để xây tường. Làm gốm là nghề của phụ nữ Chăm. Việc làm gốm của người Chăm khá đặc biệt từ nguyên liệu đến cách làm gốm trên bàn cố định. Đất sét làm gốm thường lấy quanh nơi trú ngụ. được đem ngâm, lọc bớt cát. Tuỳ theo yêu cầu sản phẩm mà đất sét sẽ được lọc kĩ hay chỉ lọc sơ qua, tuy nhiên lượng cát trong đất sét làm gốm của Người Chăm rất cao điều này làm cho nhiệt độ chín của gốm thấp hơn. Chính vì thế mà đồ gốm Chăm được nung lộ thiên chỉ bằng rơm dạ và nung trong thời gian ngắn. Hai khu vực sản xuất gốm của người Chăm là Cầu Trúc và Trị Đức. Vốn là nghề phụ của gia đình nên việc làm gốm chỉ được thực hiện trong lúc nông nhàn. Phụ nữ là lao động chính, đàn ông chỉ phụ giúp phần lấy đất và trong lúc nung. Vì sử dụng bàn cố định nên người phụ nữ nặn gốm phải đi xoay quanh, việc làm này khá vất vả và rất khó để tạo được các sản phẩm tròn trịa. Sau khi nặn xong, đồ gốm được phơi nằng nhằm tăng độ cứng không bị rạn khi đem nung. Nguyên liệu để nung gốm là rơn rạ, thời gian nung chỉ vài giờ là xong, sản phẩm sau khi nung có mầu đỏ. Gốm Chăm ít được trang trí hoa văn. Đặc biệt sau khi nung xong, đồ gốm còn được tưới nước ngâm cây ô dước hoặc cây chưng bầu tạo thành các vệt loang dài mầu tối trên gốm. Việc làm này giúp đồ gốm bền hơn và cũng tạo nét trang trí phóng khoáng trên đồ gốm Chăm.ko ban xoay Hình dạng đồ gốm Chăm khá phong phú, kỹ thuật tạo hình phụ thuộc nhiều vào bàn tay người thợ gốm, tuy nhiên đồ gốm Chăm có độ nung thấp, ít bền. Người Chăm đã tiếp xúc với nghề đệt của người Khơ Me và người Hoa. Nghề dệt cực kì nổi phổ biến trong dòng Chăm đạo Hồi vì người phụ nữ trong đạo Hồi ít đưụơc ra ngoài nên thời gian rảnh dỗi của họ rất nhiều. Kĩ thuật dệt người Chăm cũng giống với kĩ thuật rệt bằng khung giật của các dân tộc khác. Tuy nhiên, trong các bước chuẩn bị sợi cảu người Chăm thì có một bước hồ sợi rất đặc biệt. Đó là kĩ thuật hồ sợi bằng cơm ngưội cho cợi mảnh, mềm nhưng rất dai, chắc chắn. Để hồ sợi người Chăm đem ngân cơm nguội vào nước chó dã ra tạo một dung dich sệt giồn với các loại hồ (keo dính) gluco ngày nay. Sau đó họ phết dung dịch này lên sợi, dùng chân dẫm cho kĩ và đem phơi khô. Sau đó mói đánh sợi. Trải qua các bước từ tách hạt, bật bông, kéo sợi, đánh ống, đánh lọn, hồ sợi, chait sợi, tháo chỉ cho đến nhuộn rệt. Người Chăm đã tạo ra các sản phẩn dệt nổi tiếng lúc bấy giờ. Ngoài ra có một điểm lưu ý là thuốc nhuộm của đồng bào Chăm là mua của người Khơ Me. Sau này do nguyên liệu khan hiếm cùng với việc trang ngập vải vóc công ghiệp àm nghề dệt cổ truyền đã mai một đi rất nhièu, ngày nay không còn các hộ gia đình người Chăm thuê nhân công về dệt hay sống dựa vào nghề dệt như trước. III. TỔ CHỨC XÃ HỘI: Người thực hiện: Nguyễn Thị Tâm Tôn giáo đã đóng một vai trò quan trọng, chi phối đời sống của đồng bào Chăm. Tiêu chuẩn tôn giáo vốn đã được chọn để gọi các thành phần trong cộng đồng Chăm. Ý thức tự giác dân tộc của người Chăm rất cao, song ý thức về cộng đồng tôn giáo cũng rất rõ. Bộ mặt xã hội vì thế chịu ảnh hưởng của mối quan hệ giữa các nhóm cộng đồng tôn giáo. Ngoài ra mỗi vùng cư trú hiện nay lại có những đặc trưng riêng. Hình thức tổ chức xã hội cổ truyền còn được bảo lưu phần nào ở khu vực Thuận Hải. Các thôn theo đạo Bà ni, về tổ chức xã hội không khác mấy các thôn Bà la môn. Có chăng là tầng lớp tu sĩ Bà ni thay thế cho tầng lớp tu sĩ Bà la môn mà thôi. Ở Châu Đốc, Tây Ninh và thành phố HCM hoàn toàn khác so với ở Thuận Hải, tổ chức xã hội dựa trên cơ sở tổ chức Hồi giáo Islam. Mungavôn (gia đình) là đơn vị hợp thành của xã hội còn bảo lưu nhiều tập tục cổ truyền của dân tộc nhất. Nó cũng phản ánh chế độ gia đình mẫu hệ là cơ sở của xã hội người Chăm. Pley là đơn vị cư trú tiêu biểu cho xã hội truyền thống. Còn các tổ chức theo đơn vị hành chính cao hơn trên thực tế không còn, mà đã mang một nội dung mới. Có tài liệu đã đề cập đến xã hội xưa của dân tộc Chăm với hai thị tộc: Cau (pinăng) và Dừa. Đồng thời cũng cho rằng hiện nay đồng bào Chăm thờ cúng tổ tiên theo hai dòng: dòng núi (atau chok) và dòng biển (atau taxi), mà mối quan hệ có lễ tổ tiên dòng biển là thị tộc Cây Dừa thuộc tầng lớp quý tộc, còn tổ tiên dòng núi là thị tộc Cây Cau, thuộc tầng lớp lao động bình dân. Do ảnh hưởng của văn minh Ân Độ mà rõ nhất là của Bà la môn giáo hay Ân Độ giáo, xã hội Chăm xưa kia cũng chia làm 4 đẳng cấp: - Braham: tu sĩ - Ksatriya: quý tộc, vương phái - Vaicya: bình dân - Cudra: nô lệ Đứng đầu các đẳng cấp trên là đằng cấp tu sĩ. Trong dân gian hiện nay còn phân biệt các giai cấp như: - Halâu chànừng: tức tầng lớp tu sĩ gọi chung cả tu sĩ Bà la môn và Bà ni. - Urang ginup: giai cấp quý tộc - Palwa: giai cấp tôi tớ, cùng đinh. Ngoài ra còn có từ patau để chỉ các vua chúa. Một nét quan trọng trong cơ cấu xã hội hiện nay của người Chăm được thể hiện qua những mối quan hệ giữa các nhóm cộng đồng tôn giáo: nhóm Bà la môn, nhóm Bà ni và nhóm Islam. Mặt khác, nó còn được thể hiện qua quan hệ của hai khu vực: Thuận Hải và Châu Đốc- Tây Ninh- thành phố HCM. Khu vực Thuận Hải tiêu biểu cho xã hội còn bảo lưu nhiều yếu tố cổ truyền. Khu vực Châu Đốc, Tây Ninh, HCM ảnh hưởng nhiều yếu tố của Hồi giáo Islam, theo hình ảnh nhiều vùng dân cư Ả Rập, kể cả hình thức kiến trúc thánh đường. Cư dân ở đây có xu hướng gắn với cộng đồng Hồi giáo Islam hơn là với cộng đồng dân tộc Chăm. Giữa hai nơi đã hình thành khá nhiêu yếu tố đặc thù trong cơ cấu xã hội, sinh hoạt kinh tế, văn hoá, thậm chí cả về việc sử dụng tiếng nói và chữ viết thông thường. Ý thức thống nhất dân tộc Chăm của nhóm ở phía Nam chưa được họ quan tâm lắm. Trong phạm vi của tỉnh Thuận Hải, vốn là địa bàn cư trú lâu đời của dân tộc Chăm, nên nhiều yếu tố truyền thống được bảo tồn hơn những nơi khác, phản ánh đầy đủ mối quan hệ thường là xung khắc hơn giữa hai nhóm Hồi giáo “mới” và “cũ” (Chăm Bà ni với Chăm Và). Nhưng cả ba nhóm tôn giáo đều ý thức rất rõ là cùng chung một thành phần dân tộc, một quá khứ, một tiền đồ lịch sử và một quốc gia Việt Nam. Sự xâm nhập vào Thuận Hải của Hồi giáo Islam dưới thời Mĩ- nguỵ, đưa đến hình thành nhóm “Chăm Và” đã gây nên một số tác động tiêu cực mới đến xã hội và gia đình của nhóm Chăm Bà ni tại Phan Rang. Nó dẫn đến sự xung đột “cũ” “mới” trong nội bộ nhóm Chăm Bà ni. Trong các pley ở Thuận Hải nổi bật vai trò của tầng lớp tu sĩ khá đông đảo, ít nhiều xa cách với lao động sản xuất, tuy chưa thoát ly hẳn và vai trò của nông dân lao động mà hầu hết là tín đồ, chiếm tuyệt đại đa số trong làng xã. Sự phân hoá xã hội thành giàu, nghèo đã rõ rệt giữa những người có ruộng đất và người lao động làm thuê. Người khá giả thường là các trung nông (2 đến 5 ha), một ít phú nông (thuộc gia đình hoàng tộc cũ). Người nghèo không có ruộng, phải làm cá hoặc phải làm thuê cho người giàu (80%). Hiện tượng cho con đi ở mướn khá phổ biến tại Thuận Hải. Ở Châu Đốc, do nghề dệt phát triển nên trước đây có gia đình đã thuê mướn nhân công. Trong cơ cấu xã hội, vai trò của tu sĩ và các bô lão còn lớn, mà quan trọng nhất là thày Cả (ôn Grù). Tu sĩ là người có kiến thức rộng, am hiểu đạo lý, và tập quán dân tộc. Họ thường được nhờ để giải quyết các cuộc tranh chấp, tố tụng trong làng. Đối với các thôn Bà la môn, đôi khi không có tu sĩ hoặc thầy Cả, thì vai trò các bô lão có uy tín nổi lên rõ rệt. Ngược lại, các thôn Bà ni đều có tầng lớp tu sĩ và thầy Cả, trong đó quyền quyết định là thầy Cả hoặc ban lãnh đạo thánh đường. Ở Châu Đốc, Tây Ninh, mỗi thôn xóm được tổ chức như một đơn vị hành chính. Người đứng đầu là ông Hakim do dân chúng bầu. Ông là người có uy tín vị thông hiểu giáo lý và tập tục hơn mọi người. Nhiệm vụ của vị Hakim là theo dõi việc hành đạo và giải quyết các vụ tranh chấp dựa vào giáo luật. Hakim được chỉ định một vị phụ tá gọi là Na ếp với sự đồng tình của dân chúng. Ngoài ra, ở mỗi thôn xóm còn bầu một vị trưởng xóm (Ahly). Nhiệm vụ của Ahly là liên lạc, thỉnh thị ý kiến của Hakim và quản lý các nhà nguyện. Trên phạm vi rộng hơn, các Hakim có thể hợp lại để giải quyết một số vấn đề nội bộ của dân tộc ở một số khu vực. Bên cạnh các Hakim, Naêp, Ahly còn có vai trò cố vấn của các bô lão am hiểu tập tục Hồi giáo. Nhất là các vị Imâm, các ông Tuôn (thầy học), các vị Hadji là những người có kiến thức và uy tín nhất định. IV. VĂN HÓA VẬT CHẤT: 1. Nhà cửa: Người thực hiện: Nguyễn Đình Mạnh 1.1 Nhà người Chăm ở Ninh Thuận: a. Khuôn viên: Khuôn viên của người Chăm là không gian sinh hoạt của các gia đình có quan hệ chị em trong cùng dòng mẹ và con cái của họ. Có thể coi đây là một tàn dư của gia đình mẫu hệ. Các khuôn viên được sắp xếp nối nhau theo hướng Nam Bắc. Hai khuôn viên cạnh nhau có chung một hàng rào. Cứ cách khoảng 2 đến 5 khuôn viên lại có 1 ngõ nhỏ ở giữa làm đường đi. Trong mỗi khuôn viên thường có từ 5 đến 8 nóc nhà. Những nhà này có vị trí xác định và chức năng riêng nên có tên gọi khác nhau: + Thang Yơ: nhà tục. + Thang Kăn: nhà ngang. + Thang Hlam: nhà lẫm. + Thang King: nhà bếp. + Thang tong: nhà sàn. + Thang pathungsai: nhà giã gạo. + Thang ráp: nhà rạp. + Thang muyău: nhà song. Tùy theo chủ nhà giàu hay nghèo, nhiều hay ít mà cất các nhà khác nhau. Nếu lấy thang Yơ(1) làm điểm xuất phát và đi 1 vòng ngược chiều kim đồng hồ thì sẽ thấy thang Kăn(2) nằm chắn ngang trước mặt thang Yơ. Kế đến là thang Hlam(3) nằm cách hàng rào về phía Bắc của khuôn viên chừng vài mét. Tiếp theo là thang King(4) nằm về phía Tây đối diện với thang Kăn. Phía Nam thang King là thang Tong(5). Ở góc khuôn viên về phía Tây Nam là thang Pathungsai(6). Sát hàng rào phía Nam gần cổng là thang Ráp(7) dùng để khung cửi hoặc làm nơi nghỉ mát . Bỏ một khoảng đất vòng lên phía thay phải là thang Muyău(8) nằm kề với thang Yơ. Các nhà trên đều quay mặt nhìn vào sân ở giữa. Phía sau thang Yơ ở sát vách nhà là nơi để nông cụ(a). Cạnh hàng rào người ta chất những đống củi(b). Đi lên phía Bắc ở góc khuôn viên là cây tre(c). Đằng sau thang Hlam là chuồng gà(d). Phía Bắc thang King là lu nước uống(đ). Cổng ngõ mở ở hướng Tây Nam(e), cổng phụ ở phía đông(g). b. Các dạng nhà ở: + Thang Yơ: là nhà cổ truyền của người Chăm. Cưới xin, ma chay, cúng bái... đều diễn ra ở đây. + Thang Kăn: là nơi ở của cha mẹ và những con gái chưa lập gia đình riêng. + Thang Muyău: là nơi ở của người con gái lớn khi em gái lấy chồng. + Thang King(nhà bếp): bếp nấu nướng bị chiếm làm nhà ở, bếp rời ra ngoài. + Thang Hlam: nhà của các vị chức sắc trong pley để tiếp khách quý. + Thang Tong: nhà chứa ngũ cốc. + Thang Ráp: nhà phụ để tổ chức các đám lễ ngòai ra còn để làm nhà bếp làm nơi để khung cửi làm nhà để nghỉ mát hoặc làm nhà để xe bò... c. Mặt bằng sinh hoạt: • Nhà thang Yơ: Là nhà cổ truyền và là nhà sàn, nhà có 3 gian: + Gian ngòai là phòng ngủ của khách(PK) và những con trai lớn. Nếu gia đình có thêm 1 đôi vợ chồng nữa mà chưa làm được thêm thang Kăn thì gian này dành cho cha mẹ(chuyển từ gian giữa ra). + Gian giữa là phòng ngủ của chủ nhà(PC). Ở đầu chỗ ngủ để 1 khay đựng cau trầu, dưới chân chỗ ngủ để 2 hũ gạo. Dọc bên vách để 1 hàng” aciết” đựng quần áo, vải vóc và đồ trang sức. Phía đầu chỗ ngủ để 1 cái rương đựng quần áo và các đồ trang sức dùng hàng ngày. Bên trên chỗ ngủ treo”pât ciêw” dùng để chiếu. + Gian trong dùng làm kho thóc và chứa nông cụ(KT). • Nhà thang King: Nằm về phía Tây của khuôn viên, đối diện với thang Kăn và thang Yơ. Nhà bếp chia 3 gian, gian giữa đặt bếp(BC) và các đồ nấu bếp. Phía trên bếp có dựa treo gọi là pataking, trên đó người ta để các đồ đan lát cần xấy khói. Hai gian bên là kho thóc và chứa nông cụ(KT): Khi nhà thang King trở thành nhà ở: gian giữa và gian bên trái trở thành phòng ngủ và phòng tiếp khách.. Sau khi lấy gian bếp và kho bên trái làm phòng ở, tiến thêm bước nữa chiếm cả kho thóc bên phải, đẩy kho ra ngòai hiên làm thành 1 kho nhỏ. Sau nữa kho thóc phải nhường chỗ cho nơi treo võng của trẻ nhỏ. Và cuối cùng đầu hiên bên trái trở thành 1 phòng nhỏ để tiếp khách: • Nhà thang Kăn: Ban đầu cả cha mẹ và con cái đều ở trong nhà thang Yơ nhưng khi con gái lấy chồng thì cha mẹ phải nhường chỗ ngủ của mình cho vợ chồng con gái cho nên phải làm thêm 1 nhà mới chắn ngang trước mặt thang Yơ. Cha mẹ và các con khác chuyển sang nhà mới này. Do vị trí chắn ngang trước mặt thang Yơ cho nên có tên là thăng Kăn(chắn ngang). Nhà có 2 gian và một chái. Hai gian ngăn cách nhau bằng đố gỗ, cũng có nhà thay bằng màn gió. Gian bên trái là nơi ngủ của cha mẹ(GC) và con gái(GG). Gian bên phải kê phản dành cho khách(GK) và con trái(GT). Gian này có cửa trước(CL1) và cửa sau(CL2) vào thang Yơ. Chái bên phải kê bộ ván để tiếp khách(GK) và còn là nơi để ngồi ăn cơm. Hiên phía trước(H) về bên trái kê 1 giường nơi ngồi ăn sáng hoặc mọi người trong nhà nằm nghỉ ngơi. Về đầu hồi bên phải kê 1 bộ bàn ghế để tiếp khách(BK): • Nhà thang Muyău: Khi người em gái lấy chồng thì vợ chồng chị phải nhường nhà thang Yơ cho vợ chồng em gái, dựng thêm một nhà khác song song và sát với nhà thang Yơ gọi là thang Muyău(đôi). Nhà gồm 2 gian một chái: Từ ngòai vào trong: ở góc trước của chái kê một bộ ván để nằm nghỉ và tiếp khách(GK). Bước vào nhà là nơi dành cho chủ gia đình, các con trai và khách: góc sau về bên trái đặt giường của vợ chồng chủ nhà(GC). Trước giường này là một bộ bàn ghế tiếp khách(BK). Bên phải bộ bàn ghế giáp với vách ngăn với gian bên là giường của các con trai(GT). Còn gian bên là của vợ chồng con gái. Gian này được ngăn làm đôi, ô phía sau chỉ bằng 2/3 ô phía trước và được dùng làm kho thóc(KT). Còn ô bên ngòai đặt giường nằm của đôi vợ chồng người con gái(GG). Phía trước treo võng hay nôi của trẻ nhỏ(VG): 1.2. Nhà người Chăm ở Châu Đốc: Đồng bào Chăm ở Châu Đốc chủ yếu làm nương rãy và đánh cá, mỗi làng có khoảng 50-60 nóc nhà. Nhà sàn khá cao, cột chôn từ mặt đát lên đến mặt sàn khoảng 1,5m. Nhà lớn hơn ở Ninh-Bình Thuận, phần nhiều là nhà 5 gian 2 chái. Đố bằng ván, dát sàn bằng tre. Đầu hồi khắc cảnh trăng sao: Sau đây là cách bố trí các nhà trong khuôn viên của người Chăm ở Châu Đốc: 1.3. Nhà người Chăm ở An Giang: Nhà người Chăm ở An Giang khác với nhà người Chăm ở Ninh Thuận: Đó là kiến trúc nhà sàn làm bằng các loại gỗ tốt mua từ Campuchia như lim, căm xe, giáng hương, dầu... Nhà sàn người Chăm ở An Giang khá cao, sàn cách mặt đất khoảng 3m để đề phòng mùa nước ngập dâng cao. Trước đây phần lớn là nhà cột chôn, nay nhiều nhà đã kê cột trên đá tảng hay trụ bê tông. Mái lợp bằng lá dừa hoặc ngói. Tường vách phổ biến là ván xẻ, có nhà cũng che bằng lá dừa. Mặt bằng sinh hoạt: Nhà cửa người Chăm ở An Giang phổbiến là 1 tổ hợp: nhà chính(nhà trên) và nhà phụ(nhà bếp) đều là nhà sàn. + Nhà bếp: nhỏ hơn và đặt song song với nhà chính. Nhà bếp có cầu thang riêng để nữ qua lại không phải qua nhà trên. + Nhà chính: Từ cầu thang chính qua hàng hiên bứoc vào cửa chính là phòng khách và còn là nơi nghỉ của đàn ông. Phòng khác chiếm 1/3 gian nhà. Ở gian này có 1 chỗ ở góc nhà được lát bằng phên thưa dùng làm nơi rửa thi hài người chết(theo phong tục tang lễ Hồi giáo). Phòng khác được ngăn với phần nhà trong bằng vách ván và luôn che rèm. Khi có khách, phụ nữ ở trong nhà chỉ dừng lại sau vách ngăn này không được ra gian ngoài. Khách cũng vậy không được qua cửa để vào bên trong. Phần nhà trong có chỗ dành cho vợ chồng chủ nhà, con gái và nơi tiếp khách nữ. Các khung dệt cũng được đặt ở đây. Trong nhà nếu tổ chức lễ cưới cho con gái thì đựơc dành 1 phòng riêng để làm phòng cưới, phòng này được trang hoàng rất lộng lẫy. Về mùa khô, gầm sàn thoáng mát nên các cô gái mang khung cửi xuống đây và tụ tập bạn bè cùng làm việc: 1.4.Nhà người Chăm Hroi: Nhà sàn của người Chăm Hroi ở Bình Định có kích thước nhỏ, cân xứng và thoáng mát, chắc chắn và ấm cúng. Về cấu trúc, nhà sàn người Chăm H'Roi thường có hình dáng vuông, cân đối và ổn định. Hai mái có độ dốc lớn để chống mưa gió. Nhà được trổ cửa sổ ở hai phía đầu hồi nhà. Bước lên cầu thang là một khoảng sân hẹp lộ thiên trông như một cái hành lang. Khoảng sân này ngoài dùng để phơi phóng còn có tác dụng làm cho ngôi nhà thêm xinh xắn. Khi xây dựng nhà, người Chăm cũng rất chú trọng đến độ bền vật liệu, thông thường họ chọn các loại gỗ tốt như Xay, Kiền Kiền, Trắc, Muồng. Trong kết cấu nhà, họ chú trọng đến bộ mái và nóc nhà; hai mái nhà được liên kết với nhau thông qua đòn nóc đẽo gọt công phu. Người Chăm cho rằng, nóc là biểu tượng của ngôi nhà. Sự tồn tại của nóc nhà là sự tồn tại của ngôi nhà. Mặt bằng sinh hoạt nhà người Chăm Hroi ở Bình Định: Về kiến trúc nhà của người Chăm, ngoài nhà ở còn có dạng nhà Chòi. Đó là loại kiến trúc chủ yếu phục vụ cho sản xuất. Kho thóc và nhà Chòi đều thuộc nhà sàn 4 cột nhỏ, kết cấu đơn giản. Kho là nơi chuyên cất giữ lương thực (chủ yếu là thóc lúa) thường kho thóc được cất xa nơi cư trú để đề phòng hỏa hoạn xảy ra. Nhà Chòi còn là nơi để trông coi nương rẫy, là chỗ nghỉ ngơi cho các thành viên trong thời gian làm rẫy (ăn cơm, tránh nắng, mưa…) vào mùa thu hoạch, nhất là những ngày bận rộn có thể nghỉ đêm tại chòi. Ngoài ra, chòi còn là nơi cất giữ lương thực tạm thời mới thu hoạch. Trước đây, cũng như hiện nay chức năng của nhà kho và nhà Chòi không thay đổi. 2. Trang phục: Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga  Dân tộc Chăm phân bổ theo những nhóm địa phương khác nhau, gồm 2 bộ phận chính: Chăm Balamon giáo Ninh Thuận, Bình Thuận và Chăm Hồi giáo ở An Giang, theo đó cách thức ăn mặc và tập quán sinh sống của họ cũng có sự khác biệt, Đặc biệt trang phục dân tộc Chăm có lối tạo dáng và trang trí riêng khó lẫn lộn với các tộc người trong nhóm ngôn ngữ hoặc khu vực. 1. Chăm Bàlamôn – Ninh Thuận, Bình Thuận (NamTrung Bộ) a. Y phục nữ:  Khăn đội đầu: - Chiếc khăn siêu đội đầu của nhóm Chăm Bàlamôn là loại khăn dài, từ 1,5 – 1,8m, trang trí hoa văn và tua chỉ mầu. - Khăn đội bằng cách choàng từ sau ra trước rồi vắt chéo hai đầu khăn, một đầu khăn quấn vào thái dương bên trái, đầu kia thả múi khăn xuống thái dương bên phải. - Ngoài ra, họ còn có cách đội khăn “kép” trước tiên đội khăn năh thành chóp, sau mới phủ khăn siêu haun lên phía trên. Với loại khăn này phụ nữ đội lễ lên đầu đi cúng thần linh ở đên tháp, tay buông vẫn không sợ bị đổ.  Áo: - Chiếc áo cổ truyền của phụ nữ Chăm Bàlamôn là “áo dài bít tà” với nhiều màu sắc khác nhau, như xanh, chàm, lục, màu hồng. - Là kiểu áo dài quá gối, rộng, may bít tà ( Áo được ghép lại từ bốn mảnh vải, hai mảnh thân trước nối ra thân sau, đường chỉ chắp vải chạy dọc trước ngực và lưng áo, hai mảnh nhỏ hơn ghép hai bên sườn hông áo), cổ áo hình trái tim khoét rộng để có thể mặc chui đầu. Tay áo dài đến cổ tay, bó chặt. Áo được mặc vào mọi lúc, ngay cả lúc lao động như làm ruộng, dệt vải,.. - Có nhiều loại áo dài tùy theo môi trường sử dụng hay theo lứa tuổi: + Áo koh: được mặc trong sịnh hoạt hằng ngày giản dị. + Áo săh: mặc trong ngày lễ hội đẹp và sang trọng hơn. + Áo chàm: là áo dài của Bà Bóng. + Áo tăh: loại áo được lớp trẻ yêu thích, gấu chỉ chấm quá gối một chút, cổ rộng hình tròn hay hình quả tim, tay áo may hẹp, bó sát vào cánh tay.  Mặc trong áo dài còn có áo lót, gọi là ao klăm, giống như yếm của người Kinh, gồm mảnh vải nhỏ che ngực, có dải vải nhỏ buộc qua vai và lưng. Ngày nay, các cô gái Chăm ưa mặc váy dài với áo sơ mi, vừa gọn vừa đẹp, màu sắc và chất liệu vải cũng đa dạng hơn.  Váy: - Váy (khănh) may từ loại vải bông và do họ tự dệt, thường ngày mặc váy đen hay sẫm. Trên thân váy có thể tuyền một màu, hoặc có loại có cải hoa hoặc có thể pha thêm những sợi kim tuyến lóng lánh. - Ngày nay có hai loại váy phổ biến: + Váy ống: là loại váy được khâu lại thành hình ống, khi mặc quấn cạp váy được xếp nếp ở phía hông; được người trẻ hay mặc. + Váy mảnh: là một tấm vải lớn, hai mép thân váy không khâu lại, khi mặc quấn quanh thân eo giống như các loại váy của nhiều dân tộc Tây Nguyên khác; dành cho những cụ già. b. Y phục nam:  Khăn: - Bình thường, đàn ông Chăm đội loại khăn hkuh lưh, màu trắng, không có hoa văn hay tua trang trí. - Các chức sắc trong tôn giáo khi ra ngoài đường hay khi hành lễ đều đội khăn màu trắng dài từ 1,2 – 1,5m, có đường viền hoa văn và tua chỉ mầu ở hai đầu khăn, gọi là khăn khlăng. Khăn đội theo lối chữ nhân, hai đầu thả ra hai mang tai.  Áo: - Có hai loại chính là áo kalay và áo tãh. + Áo kalay: là loại áo ngắn, gấu phủ tới mông, xẻ ngực, cổ tròn, tà ở hai bên hông. - Áo tãh: là áo dài, gấu phủ tới gần mắt chân, khoét cổ, mặc chui đầu, hai bên nách quanh đai để giữ chặt cạp xà rông cho khỏi tụt, hai đầu thắt lưng thả mối xuống phía dưới. - Người ta thường ưa mặc những xà rông may bằng vải kẻ ô vuông to, mầu đậm hay vải kẻ sọc. + Các bộ phận khác của trang phục áo xẻ dọc từ sườn cuống tới gấu.  Xà rông: c. Là một mảnh vải rộng chừng trên dưới 1m, mặc kiểu quấn quanh từ eo lưng trở xuống. Khi quấn, gấp hai mép váy quanh người phía hông bên phải, sau đó dùng thắt lưng dệt bằng chỉ mầu (talay kanh) quấn: - Cũng như những dân tộc khác, người Chăm ít sử dụng dày dép, mà khi ở nhà cũng như lúc đi làm đều đi chân đất. Nay tương đối phổ biến các loại dày dép sản phẩm của công nghiệp. - Trang trí hoa văn trên váy và áo là nét nổi bật của bộ y phục Chăm. Ngoài ra, y phục của ngày hội còn được trang trí thêm những chiếc thắt lưng nhiều màu, những dải vải mầu quàng qua vai. - Nhẫn là một đồ trang sức được làm bằng kim loại, có ghép mặt đá đen, vừa là vật trang sức, vừa là dấu hiệu để khi gặp nhau nhận ra người đồng tộc. 2. Chăm Hồi Giáo: a. Chăm Islam – Châu Đốc, Tây Ninh, TP.HCM (ĐBSCL)  Trang phục nữ:  Bộ nữ phục Chăm ở ĐBSCL gồm ba thứ: khăn đội đầu, áo và váy.  Khăn đội đầu: - Trong những ngày thường và ngày lễ tết trang phục của phụ nữ Chăm Islam không thể thiếu chiếc khăn pum (khăn mờ om). Khăn hình chữ nhật dài, thường bằng lọa vải mịn, mỏng, màu trắng, thêu viền quanh bằng họa tiết “hoa dây leo” bằng chỉ màu. - Khăn được đội theo cách vắt hai múi khăn ngược hướng nhau đối với phụ nữ lớn tuổi, trong khi đó các cô gái chỉ choàng nhẹ chiếc khăn lên đầu với ý thức kiểu cách, và duyên dáng hơn.  Áo: - Chiếc áo cổ truyền của người Chăm Islam cũng giống với người Chăm ở Trung Bộ. Nhưng phụ nữ Chăm Islam chỉ mặc chiếc áo cổ truyền này vào các dịp lễ tết, ngày cưới. Còn thường nhật họ quen mặc áo ngắn như áo bà ba của người Việt, áo sơ mi hoặc áo kiểu. - Ngày nay, kiểu cách cổ truyền đó chỉ còn được lưu giữ ở các cụ già còn các thiếu nữ Chăm chỉ ưa mặc áo dài cải tiến theo kiểu hiện đại của người Việt (áo cổ đứng, cài cúc ở sườn phải,..) duy chi tiết ao được may bít tà còn được bảo lưu. - Phụ nữ lơn tuổi của người Chăm áo mặc thường màu trắng ngà của tơ hay nhuộm các mầu sẫm như gụ, xanh, đen,.. Còn các thiếu nữ ưa mặc áo dài sáng màu hơn. - Phụ nữ Chăm không theo tục che mặt khi ra đường giống như các nước theo Đạo Hồi khác, nhưng họ vẫn luôn choàng tấm khăn khi ra đường thành một tập quán biểu thi sự đứng đắn của phụ nữ. Trong các nhà thờ Hồi Giáo, theo quy định phụ nữ không được vào trong, mà chỉ được cầu nguyện ngoài hành hiên thánh đường. Lúc này, phụ nữ mặc chiếc áo mặc thua may kiểu chui đầu, vải màu trắng, phủ kín toàn thân, chỉ để chừa phần khuôn mặt để cầu nguyện.  Váy: - Như người Chăm ở Trung Bộ, người Chăm ở ĐBSCL cũng gọi chiếc váy là “khănh”. Váy thường may bằng vải lụa, màu đỏ tím làm mầu nền. - Bố cục hoa văn trên váy tơ tằm của phụ nữ Chăm được chia làm ba phần: + Guộc: là đoạn từ thắt lưng xuống tới cách gấu váy khoảng 25cm, được thể hiện bằng dạng hoa tiết nhỏ đồng nhất trên thân váy. + Papou: là đoạn được phân bố gần sát điểm gấu váy, cao khoảng từ 15 – 20 cm. Đối với phụ nữ Chăm lớn tuổi chỉ dệt toàn bộ một dạng hoa văn đơn điệu, bởi đoạn papou chỉ thích hợp với các cô gái trẻ. Thông thường, họa tiết của papou có hình quả trám là một dạng họa tiết cổ truyền của dân tộc Chăm. Nó thể hiện bằng những hình thoi nhỏ và to liên kết với nhau theo dạng song nước hoặc lồng vào nhau. + Chòo: là phần hoa văn trung gian giữa guộc và papou, được dệt theo dạng họa tiết nhỏ, là những đường mỏng mảng đơn giản. - Dựa vào nguyên vật liệu, cách thức trang trí và phương thức sử dụng, họ phân biêt ba loại váy: + Khăn káh: là váy lụa nguyên màu trắng ngà hay nhuộm sẫm hoặc đen dành cho phụ nữ đã lớn tuổi. + Khăn kếh: là lọi vsyd sang trọng, dệt bằng chỉ kim tuyến, chỉ dát bạc óng ánh, ảnh hưởng kiểu váy của phụ nữ Hồi Giáo ở Malaixia. + Khăn pa thuộn: là loại váy lụa tơ tằm, giữ lại nhiều nét của chiếc váy cổ truyền, được những người giàu ưa mặc, đặc biệt là các cô dâu trong ngày cưới, các cô gái mặc trong dịp hội hè. Loại khăn này giống với chiếc “bành” của phụ nữ Chăm Trung Bộ, nhưng điểm khác nhau là họa tiết trên chiếc bành thường là hình động vật (rồng, chim) còn trên khăn pa thuộn chỉ là những họa tiết thực vật (hoa, lá,..)do chi phối của mỹ thuật Hồi Giáo.  Vật trang sức: - Từ xưa các vật trang sức được ưa chuộng phổ biến nhất thường được làm bằng bạc: nhẫn, khuyên tai, vòng tay, búi tóc, thắt lưng,..Hiện nay, vật trang sức bằng vàng được ưa chuộng hơn. - Vào những dịp lễ tết, các cô gái Chăm có tập quán dung lá “chà miềl” trộn với vài hạt nếp sống giã nát để tạo ra một chất nhựa màu đỏ cam tươi thắm dung để nhuộm móng tay. Tập tục này ngoài ý nghĩa trang điểm móng tay cho đẹp nó còn là nghi thức “cầu phúc”, vì màu đỏ cam tượng trưng cho niềm vui hạnh phúc và may mắn tốt lành.  Trang phục nam:  Một bộ thường phục của nam giới người Chăm Islam ở ĐBSCL bắt buộc gồm: mũ, áo và xà rông.  Mũ: - Tín đồ nam giới nam Chăm Islam từ trẻ em đến người lớn phải đội mũ lúc ở nhà lẫn khi ra đường. Loại mũ phổ biến nhất là mũ “kapeak juk” (kiểu như mũ calo) được du nhập từ tín đồ Ialam ở Malaisia, Indonesia,.. làm bằng nỉ hoặc nhung đen. - Nhưng hiện nay, hầu như nam giới đều thích đội mũ tròn hơn vì sự giản dị và tiện lợi của nó. Mũ được móc bằng chỉ trắng kapeak putih, đội úp chụp vừa vặn trên đỉnh đầu.  Áo: - Trẻ en và thanh niên Chăm ở ĐBSCL thường mặc áo sowmi trắng hoặc áo thun ngắn tay. - Riêng các vị trung niên trở lên thường rất thích mặc áo “chêva” hay áo “java”. Đây là loại áo rộng màu trắng, dài quá mông, cổ cao khoảng 3 – 4 cm, từ cổ xẻ dọc xuống tới ngực áo và cài khuy đồng. tay áo dài và hơi rộng. Hai bên sườn và nách áo có thể nối thêm miếng vải hình tam giác để thân áo thêm rộng rãi. Phía dưới áo có thể may thêm hai túi áo để đựng đồ dùng.  Xà Rông: - Giống như nam giới ở các nhóm Chăm khác, nam giới Chăm Islam cũng mặc xà rông. Nhưng nam giới Chăm ở Trung Bộ bình thường thanh niên rất ít khi mặc kiểu này ho mặc quần âu và áo sơ mi, còn nam giới Chăm Islam thì ngược lại. - Điểm đặc biệt trên chiếc xà rông của nam giới Chăm Islam là người ta thường dệt dọc một đoạn có hoa văn mang hình thể khác biệt so với hình thể chung của hoa văn trên toàn chiếc xà rông, để khi mặc quấn vào thân, dải hoa văn đó sẽ được xoay ra nằm dọc giữa thân sau người mặc thì mới đúng quy cách.  Trang sức: - Nam giới thường đeo nhẫn bạc hay mã não.  Lễ phục: - Bộ lễ phục của các chức sắc Hồi Giáo khi đi lễ ở thánh đường gồm: khăn, áo và xà rông. Đó là chiếc khăn vuông trắng đội đầu có tua chỉ màu gọi là khăn “hadji”. Còn áo “achuba” màu trắng là loại áo giống kiểu áo “chêva” nhưng dài xuống quá gối. áo này có thể chỉ xẻ từ cổ đến ngực như áo chêva hoặc xẻ dài xuống tới gấu váy gần giống như áo choàng. Cùng mặc với áo này là chiếc xà rông trắng. - Những tín đồ đã từng hành hương tới thánh địa La Mecque thì mặc loại áo Kơrông dài chấm đất đầu đội khăn choàng trắng, trên khăn là chiếc vòng bịt đầu ykal. - Trong suốt ba ngày cưới các cô dâu được thay trang phục nhiều lần, với nhiều mầu sắc khác nhau. Đầu đội băng nhung đen viền chỉ mầu và hạt cườm ngũ sắc, hai bên tai đeo hai bông hoa nhỏ năm cánh bằng lụa. Chiếc áo dài cổ truyền với màu sắc sặc sỡ, băng vải mầu xanh quấn chéo trước ngực, trên đó trang trí nhiều đồ trang sức lóng lánh. Cô dâu mặc váy dệt bằng sợi tơ tằm có trang trí nhiều hoa văn tinh xảo. ngoài ra, cô dâu còn được trang điểm công phu. Chỉ trong ngày cưới các cô mới được dùng son phấn trang điểm, môi tô đỏ, lông mày kẻ đậm, đuôi mắt hơi xếch lên. - Bộ y phục của chú rể mang nhiều ảnh hưởng của Đạo Hồi ẢRập: xà rông hoa kẻ ô trám, áo karung trắng dài, khăn sao trắng phủ kin lưng, ngoài ra còn đội thêm chiếc vòng ykal quanh đầu để giữ chặt chiếc khăn choàng, hai vòng dây ykal màu đen thả xuống trước ngực, chiếc nhẫn cà rá bằng bạc đeo ở ngón tay. b. Chăm Bà Ni – Thuận Hải An Giang:  Trang phục nam nữ của Chăm Bà Ni khá giống với của Chăm Bàlamôn, tuy nhiên vẫn có một số điểm khác: ♣ Trang phục nữ: - Nhóm Chăm Bàni đội khăn djăm màu trắng có thêu hoa. - Riêng phụ nữ Chăm Bànì thì mặc váy dài chấm gót. Ngày nay, các cô gái Chăm ưa mặc váy dài với áo sơ mi, vừa gọn vừa đẹp. ♣ Trang phục nam: - Vùng Thuận Hải, đàn ông lớn tuổi ¬thường để tóc dài, quấn khăn. Đó là loại khăn màu trắng có dệt thêu hoa văn ở các mép và hai đầu khăn cũng nh¬ư các tua vải (khăn khlăng) Khăn đội theo lối chữ nhân, hai đầu thả ra hai mang tai. - Nhóm Chăm Bàni: có loại áo Pô Char (ao plưt) – là loại áo dài, may thụng, không xẻ tà, may theo kiểu chắp bốn mảnh lại với nhau. Lưng và ngực áo đều thêu đường nét hoa văn hình vòm mái, liên tưởng tới vòm mái của nhà thờ Đạo Hồi. 3. Chăm Hroi:  Trang phục của nhóm Chăm Hroi phần lón vẫn lưu giữ được những nét độc đáo của bộ trang phục truyền thống, nhưng vẫn có những điểm riêng biệt. ♣ Trang phục nữ: - Nhóm Chăm Hroi đội khăn màu chàm. hoặc khăn có đính nhiều đồng xu dài đến chấm vai. - Nhóm Chăm Hroi mặc áo màu trắng và màu xám. - Phụ nữ Chăm Hroi mặc váy quấn (hở) có miếng đáp sau váy. ♣ Trang phục nam: - Nhóm Chăm Hroi đội khăn trắng quấn gọn trên đầu. 3. Ẩm thực & Phương tiện vận chuyển: Người thực hiện: Chu Đức Khải 3.1.Ẩm thực: Người Chăm ăn cơm, gạo được nấu trong những nồi đất nung lớn, nhỏ. Thức ăn gồm cá, thịt, rau củ, do săn bắt, hái lượm và chăn nuôi, trồng trọt đem lại. Thức uống có rượu cần và rượu gạo. Những món ăn thông dụng của người Chăm hiện nay là các món canh: như canh măng non nấu với thịt gà, canh rau đắng nấu với thịt thỏ,..đặc biệt người Chăm rất thích nấu canh rau rừng với bột gạo sền sệt có vị ngọt rất dịu tất nhiên có bỏ thêm cá. Các món nấu chua cũng rất đặc trưng vì rất chua và đậm “chất Chăm”: cá nước ngọt nấu chua lá me, các món thịt như thịt gà, thịt thỏ rừng, chim rừng nấu chua lá me hoặc lá giang,..đặc biệt hơn là món “ia mưnut”- là loại canh chua có bỏ thêm bột gạo rang vào nước luộc của dê, trâu; là món ăn có tính cách “gu” riêng của dân tộc. Ngoài những món ăn phổ biến trên, người Chăm ở An Giang còn có những món ăn hấp dẫn , độc đáo khác. - Món “Tung lò mò”: có nghĩa là lạp xường bò. Người Chăm không ăn thịt lợn nên làm lạp xường bằng thịt bò. Món ăn này hấp dẫn mọi người bởi từ lúc tìm nguyên liệu đến khâu chế biến. Thịt bò nạc được lọc hết gân, rửa sạch đem xắt mỏng, ướp muối đường, một ít phụ gia khác và thính. Ruột bò rửa sạch, lộn bề trong ra rửa sạch rồi nhồi thịt bò đã ướp, đem phơi nắng cho đến khi căng tròn là được. Món này có hai cách ăn nướng hay chiên. Khi ăn, ăn kèm với rau sống, chuối chát và chấm muối tiêu vắt chanh. Món ăn có hương vị chua chua, hăng mùi bò, hôi hôi mùi…hèm, béo ngọt, dai,.. - Món “Ga bội”: giống như cari. Thành phần gồm cari, thịt bò, dầu dừa, dầu phụng và thật nhiều ớt chín. Trong các đám tiệc của người Chăm, món này không thể thiếu và được thực khách chiếu cố nhiều nhất. Đặc biệt, Ga pội qua bàn tay của các cô nội trợ Chăm có thể để lâu cả nửa tháng mà không thiu. - Món “pài pa ghênh” (canh thính): món này bình dân thường xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày của người Chăm. Gồm gạo rang xay cho nhuyễn thành thính đem nấu chung với cari, cà pháo, đu đủ, củ cải, cà rốt,.Khi chín nêm vào hành, tỏi, bột ngọt, và trái bứa (em dầm lấy chất chua) và cho thêm ít mắm bò hóc của người Khmer vào cho đậm đà hương vị. Nếu như người Chăm ở An Giang có những món ăn nổi tiếng như trên thì người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận có nhiều món ngon từ thịt dê: thịt dê nướng xiên, thịt dê luộc, món thứ ba là rau sống ăn kèm với nước súp nấu từ nước luộc dê và món thứ tư có thể ăn no là bún ăn với cari dê nấu cùng các loại khoai và nước cốt dừa, khá béo. Đặc biệt, người Chăm dùng trà như thức uống thông dụng và là một nghi thức tiếp khách, rượu chỉ uống trong những ngày lễ tết. Ngoài ra, người Chăm còn có một số loại bánh làm từ bột gạo gói bằng lá chuối, đặc biệt như bánh gạo tấm và bánh gừng rất nổi tiếng của người Chăm. 3.2.Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu và thường xuyên vẫn là cái gùi cõng trên lưng. Cư dân Chăm cũng là những người thợ đóng thuyền có kỹ thuật cao để hoạt động trên sông và biển. Họ làm ra những chiếc xe bò kéo, trâu kéo có trọng tải khá lớn để vận chuyển trên bộ. V. VĂN HÓA TINH THẦN: người thực hiện: Nguyễn Lan Anh 1. Ngôn ngữ - Chữ viết: Ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo Dân tộc Chăm có chữ từ rất sớm. Hiện tồn tại nhiều bia kí, kinh bằng chữ Chăm. Chữ Chăm được sáng tạo dựa vào hệ thống văn tự Sascrit, nhưng việc sử dụng chữ này còn rất hạn hẹp trong tầng lớp tăng lữ và quý tộc xưa. Việc học hành, truyền nghề, vẫn chủ yếu là truyền khẩu và bắt chước, làm theo. 2. Văn học dân gian: Văn học dân gian Chăm rất phát triển nhiều thể loại và phản ảnh nhiều nội dung về tâm lý dân tộc và các khía cạnh xã hội. • Hình thành trước hết là loại hình thần thoai, truyền thuyết về vũ trụ, về con người, về các vị thần sáng tạo ra con người, về nguồn gốc dân tộc. Đáng nói nhất là những thần thoai nói về các vị thần sáng tạo ra vũ trụ. Điển hình truyền thuyết được khá nhiều người biết đến là về Mẹ xứ sở Pô Nagar, bên cạnh 1 số các thần thoại của đạo Bà la môn. Hình ảnh vị Mẹ xứ sở này hoàn toàn mang đậm tính bản địa nó không hề được xuất hiện trong bất cứ 1 kinh thánh hay truyền thuyết giáo lý nào của đạo Hồi hay Bàlamôn trên thé giới mà chỉ thấy xuất hiện trong các thư tịch cổ như sách Thượng cố sử mà các tu sĩ Bà ni ngày nay vẫn còn lưu lại. Truyền thuyết về Pô Nagar ( Mẹ xứ sở ): Truyền thuyết của người Chămpa Theo truyền thuyết của người Chămpa, Nữ thần Poh Nagar do bọt nước biển và ánh mây trời sinh ra ngoài biển khơi. Một hôm, nước biển dâng cao đưa Bà vào bến sông Yjatran ở Kauthara (Cù Huân). Sấm trời và gió hương liền nổi dậy báo cho muôn loài biết tin bà giáng thế. Tức thì, nước trên nguồn dồn lại thành sông chảy xuống đón mừng bà, và núi cũng hạ mình thấp xuống để đón rước Bà. Khi Bà bước lên bờ, thì cây cong xuống để tỏ lòng thần phục, chim muông kéo đến chầu hai bên đường, và hoa cỏ cũng xinh tươi rực rỡ hơn để điểm hương cho mỗi bước chân Bà đi. Rồi nữ thần Poh Nagar dùng phép hóa ra cung điện nguy nga, hóa ra trầm hương cùng lúa bắp… Nhiều phép thuật, Bà cũng rất nhiều chồng. Nơi hậu cung của Bà, có đến 97 ông. Nhưng trong số đó, chỉ ông Pô Yan Amo là có uy quyền hơn cả. Sống với ngần ấy ông chồng, nhưng Bà chỉ sinh được 38 người con gái. Những người con ấy, sau đều thành thần, trong số có ba người được bà truyền nhiều quyền phép: 1. Nữ thần Xứ Trầm hương: Pô Nagar Galâu. 2. Nữ thần vùng Phan Rang: Pô Tdara Nai Anaith. 3. Nữ thần vùng Phan Thiết: Pô Bia Tikuk. Sự tích Nữ thần Poh Nagar và sự tích Bà Thiên Y A NA thật khác hẳn nhau. Sự tích Nữ thần Poh Nagar của người Chiêm Thành phản ánh chế độ mẫu hệ của người Chăm ngày trước. Sự tích Bà Thiên Y A Na của người Việt biểu lộ tinh thần dân tộc rất sâu đậm, thấm đẩm tính nhân văn và cho chúng ta thấy người xưa xem nghĩa đồng bào nặng hơn tình cảm gia đình rất nhiều. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta nhưng thông qua đó cũng thấy sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa phương Bắc vào lối diễn giải và dựng truyện minh chứng sâu sắc cho thấy sự biến mất mai một dần của 1 vương quốc hùng mạnh ngày xưa nay đã không còn. Truyền thuyết về Bà Thiên Y A Na Văn bia viết về Bà Thiên Y A NA, tại Tháp Poh Nagar, Nha Trang, do Tiến sĩ, Hiệp biện Đại học sĩ, Lễ bộ Thượng thư Phan Thanh Giản soạn ngày 05 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) - bản dịch của Quách Tấn - ông bà Lê Vinh tạc năm 1970, tóm tắt như sau: Xưa kia tại núi Đai An (tức Đại Điền hiện nay) có hai vợ chông ông Tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín, thường hay bị mất. Một hôm, ông rình bắt gặp một thiếu nữ trạc mười chín tuổi hái dưa, dồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương, ông đem về nuôi, hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột. Một hôm, trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã, thiếu nữ lấy đá chất thành ba hòn giả sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi ngắm làm vui. Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông Tiều nặng tiếng rầy la. Không ngờl đó là một tiên nữ giáng trần đang nhớ cảnh Bồng lai. Đã buồn thêm bực! Nhân thấy khúc kỳ nam theo nguồn trôi đến, tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ nam, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả, rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay thơm ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ, rủ đến xem. Thấy gỗ tốt xúm nhau khiên, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi. Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực. Thấy khúc gỗ không lớn lắm, lẽ gì nặng đến nổi không giở lên, Thái Tử lấy tay nhắc thử. Chàng hết sức lạ lùng, vì thấy khúc gỗ nhẹ như tờ giấy! Bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật. Toàn cảnh Tháp Bà Thiên Y A NA tại thành phố Nha Trang Một đêm, dưới bóng trăng mờ, Thái Tử thấy có bóng người con gái thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần xem thì tư bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất một mùi hương nhè nhẹ từ khúc kỳ nam bay ra. Chàng quyết rình xem, suốt mấy đêm liền, không hề thấy gì khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngào ngạt, từ trong khúc kỳ nam bước ra. Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái tử về cung và cho biết rõ lai lịch. Giai nhân ấy chính là Bà Thiên Y A Na. Thái Tử vốn đã trưởng thành, nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường, bèn tâu cùng phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua sai quan bói cát hung. Bói trúng quê “đại cát”, liền cử lễ thành hôn. Vợ chồng Thái tử ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai, một gái, trai tên là Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô. Thời gian qua, sống trong êm ấm. Nhưng một hôm, lòng quê thúc giục, Bà Thiên Y bồng hai con nhập vào khúc kỳ nam, trở về làng cũ. Núi Đại An còn đó nhưng vợ chồng ông Tiều đã qua đời. Bà Thiên Y bèn đắp mồ mã cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn lạc hậu, Bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hoá: dạy dân cày cấy, kéo vải, dệt sợi... và đặt ra lễ nghi... Từ ấy ruộng nương mở rộng, đời sống của nhân dân mỗi ngày thêm phú túc, phong lưu. Công khai hoá của Bà chẳng những ở trong địa phương, mà các vùng lân cận cũng được nhờ. Rồi một năm sau, vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, một con chim hạc từ trên mây bay xuống, Bà cùng hai con lên lưng hạc bay về Tiên. Nhân dân địa phương nhớ ơn đức, xây Tháp tạc tượng Bà phụng thờ. Và mỗi năm vào ngày Bà thăng thiên, tổ chức lễ tưởng niệm múa bóng, dâng hoa rất tôn nghiêm, long trọng. Ở Bắc Hải, Thái Tử trông đợi lâu ngày, không thấy vợ, con trở về, bèn đem một đạo binh dong thuyền sang Đại An tìm kiếm. Khi thuyền Thái tử đến nơi thì Bà đã cởi hạc quy Tiên. Bộ hạ của Thái tử đã tra khảo người dân rất dữ, vì ngỡ họ cố tình che giấu mẹ con Bà. Bị oan ức và đau đớn, nhân dân đã thắp hương khấn vái Bà. Liền đó, một trận cuồng phong nổi dậy, cát chạy đá bay, đất bằng dậy sóng... đánh đắm đoàn thuyền của Thái Tử Bắc Hải. Theo lời người xưa truyền lại, những cụm đá ở trước cửa Tháp Bà (tức Tháp Poh Nagar ở Nha Trang), giữa cửa sông Cù, là những tản đá đã đánh đắm đoàn thuyền Thái Tử Bắc Hải. • Kho tàng cổ tích của người Bàlamôn được lưu truyền rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân phản ánh được nhiều mặt của cuộc sống xã hội như sự xung đột tôn giáo, tầng lớp xã hội, chế độ xã hội, tổ chức gia đinh mẫu hệ.... • Văn học dân gian phải kể đến các bài hat, bài xướng lễ tại các lăng, tháp trong các dịp lễ hội... Hát thì có hát ru, hát đối đáp, hát lễ... về hình thức làn điệu thì có nhiều nét tương đồng với các thể loại dân ca Trung Bộ. Về nội dung thì thường là các truyền thuyết, sử thi được các tu sĩ lưu truyền kể lại các truyền thuyết về các vị thần, ngợi ca công đức các vị thần, các vị anh hùng dân tộc... Đó là các dinh hoạt tinh thần rất phong phú mà ở mỗi địa phương lại những nét riêng khác nhau, ngợi ca các vị thần trong các tháp sở tại. • Các sáng tác văn học khác đặc biệt phải kể đến như Sakukay, Ramayna, Umưrup... trong đó phản ảnh bộ mặt xã hội Chămpa với sự xung đột của Bàlamôn và Hồi giáo. 3. Tôn giáo-Tín ngưỡng: Người Chăm ở Việt Nam theo 2 tôn giáo chính là Đạo Bàlamôn và Hồi giáo. Nhóm theo đạo Hồi lại chia thành 2 dòng nhỏ với nhiều đặc trưng riêng là Hồi giáo Bà ni và Hồi giáo Islam. - Tín đồ đạo Islam: luôn giữ gìn nghiêm ngặt những quy định về giáo lý, giáo luật của Hồi giáo chính thống, thể hiện qua việc thực hành nghiêm túc 5 cốt đạo. Hàng năm họ có nhiều ngày lễ khác nhau như: kỷ niệm ngày sinh của Thiên sứ Mohammad, ngày Mohammad trở về thánh địa Mecca, thánh lễ ngày thứ 6 hàng tuần, lễ trong tháng chay Rammadan, lễ hành hương về thánh địa Mecca, lễ đón năm mới theo Hồi lịch… Thánh đường của người Chăm Islam có dáng dấp của các thánh đường Hồi giáo trên thế giới. Nó tôn trọng những quy định về kiến trúc cũng như cách bài trí bên trong. Có hai loại: thánh đường (Mosqué) và tiểu thánh đường (Surau). Thánh đường xây theo hướng Đông - Tây để khi quỳ lạy tín đồ hướng về phía thánh địa Mecca. Bên trong có hậu tẩm là nơi chức sắc Imâm đứng hướng dẫn tín đồ làm lễ, có Minbar là nơi thầy Khotip giảng giáo lý. Bên góc thánh đường có tháp cao để chức sắc kêu gọi tín đồ đến hành lễ. Tiểu thánh đường còn gọi là nhà nguyện là nơi cầu nguyện và hội họp. - Đạo Hồi dòng Bàni, là kết quả của sự hỗn dung giữa đạo Islam và đạo Bàlamôn và nhiều yếu tố tín ngưỡng dân gian khác của dân tộc Chăm. Khác với người Chăm theo đạo Islam, trong tâm thức tôn giáo của người Chăm Bàni đã có những thay đổi khá căn bản, họ không thực hiện 5 cốt đạo của đạo Hồi, thánh đường (chùa) của người Bàni chỉ mở cửa vào tháng chay Ramadan của đạ Islam mà họ gọi là tháng Ramưwan để chức sắc đến chùa thực hành nhịn chay, kinh Qur'an chép tay theo lối cha truyền con nối nên giản lược so với kinh Qur'an gốc mà tín đồ Islam vẫn sử dụng, không có mối liên hệ với hệ thống đạo Hồi quốc tế, không đi hành hương viếng thánh địa Mecca, không tổ chức những ngày lễ trọng như Hồi giáo chính thống, thay vào đó là những lễ hội mang đậm nét truyền thống văn hoá Chăm.Cơ sở thờ tự của đạo Bàni gọi là chùa, nhìn chung, chùa được xây dựng khá đơn giản, hình thức bên ngoài và cách sắp xếp bên trong đều có sắc thái riêng mang tính địa phương, không giống như các thánh đường Hồi giáo trên thế giới. Bên trong chùa có một cây thánh là vật linh thiêng duy nhất được thờ, một cái trống lớn là nhạc cụ duy nhất để phục vụ lễ hội. Phần cuối của chùa đặt một chiếc hậu tẩm là nơi để thầy Mum Tân (người mới được tấn chức trong kỳ lễ hội xoay vòng) giảng giáo lý. Chùa Bàni chỉ được mở vào tháng chay Ramưwan - tháng vào chùa của các chức sắc Bàni. Đây còn là nơi các chức sắc trao đổi kinh nghiệm sản xuất của cộng đồng tín đồ, tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra còn phải kể đến 1 nhánh nhỏ những người Chăm Hroi sống tập trung tại vùng Bình Định và Phú Yên. Người Chăm Hroi đa số không theo các tôn giáo lớn của Champa như Bàlamôn, Islam hay Bà-ni mà chỉ thờ cúng tổ tiên. b. Tín ngưỡng: Như hầu hết cách dân tộc khác người Chăm cổ có tín ngưỡng thờ đa thần “vạn vật hữu linh”, những ngọn núi dòng sông, cửa biển, cây cổ thụ…đều được họ xem là có linh hồn, có khả năng phù hộ độ trì hoặc có thể đe doạ cuộc sống của con người. Với trình độ tư duy đơn giản, trình độ khoa học chưa phát triển, người Chăm chưa lý giải được các hiện tượng tự nhiên như mây mưa, sấm chớp mà tất cả đều cho là quyền năng của thượng đế sinh ra. Vì vậy, để được may mắn, bình an, được mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà, tôm cá đầy khoang, con đàn cháu đống…thì họ tôn thờ các vị thần linh như thần núi (Patau Cơk), thần sông (Patau Ia), thần biển (Pô Riyak), thần mây, thần mưa, sấm chớp…họ phải làm lễ thờ cúng thần linh. Ngoài việc thờ cách vị thần tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp, người ta cũng có thể dễ dàng bắt găp các hình tượng Yoni và Linga – biểu tượng đặc trưng của văn hóa tín ngưỡng phồ thực cổ truyền - trên các tháp chàm bên cạnh hình ảnh các vị thần của đạo Bàlamôn . người thực hiện: Lê Thanh Hà 4. Lễ hội: • Lễ hội Katê ở Tháp Chăm: Tất cả đền tháp Chăm đều diễn ra lễ hội Katê cùng ngày cùng giờ với nhau và kể cả bước hành lễ như lễ rước trang phục, lễ mở cửa tháp, lễ tắm thần, lễ mặc trang phục, đại lễ, hội và kể cả thành phần ban tế lễ ở các tháp đếu khác nhau. Ở đây chúng tôi xin mô tả lại lễ hội Katê ở tháp Po Klaung Garai (Đô Vinh - Ninh Thuận). Ban tế lễ và lễ vật cúng Katê: Lễ hội Katê ở đền tháp được điều hành bởi ban tế lễ chức sắc nhóm Chăm Bàlamôn bao gồm: - Thầy cả sư (Po Dhia) trụ trì đền tháp làm chủ lễ. - Thầy kéo đàn Rabap (On Kadhar) hát thánh ca. - Bà bóng (Muk Payâu) dâng lễ vật lên các vị thần. - Ông Từ (Camưnay) chủ trì lễ tắm tượng. - Và cùng một số tu sĩ Paseh phụ lễ. Lễ vật dâng cúng Katê tại đền tháp bao gồm: - 01 con dê - 03 con gà làm lễ tẩy uế đất tháp - 05 mâm cơm, canh cúng với thịt dê - 01 mâm cơm với muối vừng (lithey thap) - 03 cỗ bánh gạo và hoa quả. Ngoài ra còn có rượu trứng, trầu cau, xôi chè... Sau khi lễ vật đã chuẩn bị xong, ban tế lễ đã sẵn sàng thì lễ hội bắt đầu tiến hành theo các bước sau: Lễ rước trang phục Tất cả các trang phục của vua chúa thờ ở đền tháp Chăm đều do người Raglai cất giữ. Do vậy khi đến ngày lễ Katê thì người Chăm phải làm lễ đón rước người Raglai chuyển trang phục về lại các đền tháp Chăm. Đây là nghi lễ mở đầu cho ngày hội diễn ra rất trọng thể. Lễ rước trang phục diễn ra ở 3 đền tháp: Đền Po Nưgar (Hữu Đức), Tháp Po Rame (Hậu Sanh) và tháp Po Klaung Garai (Đô Vinh, Tháp Chàm). Trong ngày lễ rước trang phục Po Klaung Garai vào buổi sáng tại đền thờ Po Klaung Garai ở Phước Đồng (Ninh Phước - Ninh Thuận), đoàn người Raglai đã tập trung đầy đủ, ông Camưway (Ông từ giữ đền) dâng cúng lễ vật rượu trứng xin phép thần linh cho rước trang phục về tháp Po Klaung Garai cúng lễ. Khi lễ đón rước kết thúc thì trang phục vua Po Klaung Garai được đưa lên kiệu để đưa về tháp. Đoàn rước đi trên con đường dài 4km từ đền thờ làng đến tháp Po Klaung Garai. Đoàn rước lễ có đội múa hơn 100 người quạt tập thể trong tiếng trống Ginăng, kèn Saranai... Khi đoàn rước kiệu vua Po Klaung Garai về đền tháp thì đội múa lễ của đoàn múa mừng trước tháp. Đây cũng là điệu múa mừng khi kết thúc một công đoạn trong nghi thức hành lễ của người Chăm. Lễ mở cửa tháp : Sau khi kết thúc lễ rước trang phục thì các tu sĩ xin phép thần Siva (Po Ginôr Mưtri) làm lễ mở cửa tháp. Lễ này được diễn ra trước cửa tháp, được sự điều hành bởi cả sư (Po Dhia) và ông từ giữ tháp (Camưney). Lễ vật cúng xin mở cửa tháp gồm có: rượu trứng, trầu cau, nước tắm thần có pha trầm hương và các hương vị khác. Trong không khí trang nghiêm thầy cúng tế (Kadhar) hát cầu lễ thần linh như sau: “Chúng con lấy nước từ sông lớn, Chúng con đội về tháp tắm thần Chúng con lấy những tấm khăn dệt đẹp nhất, Lau mồ hôi trên mình, tay chân của thần...” .... (Jauk ia di kraung, klak ba mai la ai ngak di yang Po Mưk jiep ba mai ka Po nhjam takai, Ni ngak yau nan klau băng...) Sau khi đọc xong lời cầu nguyện ông Camưnay cầm lọ nước tắm thần tạt lên tượng phù điêu thần Siva trên vòm cửa chính của tháp. Tiếp đó, thầy kéo đàn Kadhar kéo đàn Rabap và Bà bóng (Pajau) tiến đến trước cửa tháp chính ngồi bên tượng bò thần Nadin để hát lễ xin mở cửa tháp. Lời hát lễ có đoạn sau: “Hãy xông hương trầm bằng lửa thiêng, Hương trầm của người trần dâng lễ Hương trầm bay toả ngát không gian, Chúng con xin mở cửa tháp cúng thần...” ...... (Cuk dhuk pahol tangin), Pơh băng yang bitau yang Po Klaung Garai la ayơt Cuh dhuk klaung ba kabah kada, Pơh băng yang Po Klaung Garai la a yơt)”... Khi đoạn hát lễ kết thúc, thì đoàn lễ tiến vào tháp, bà bóng (Pajau) và ông Từ (Camưnay) bắt đầu mở cửa tháp trong khói hương trầm toả ra nghi ngút. Lễ mở cửa tháp kết thúc. Lễ tắm tượng thần (Mưney yang): Lễ tắm tượng thần được diễn ra bên trong tháp. Lễ này gồm có thầy cả sư (Po Dhia), thầy Kadhar kéo đàn Rabap, bà bóng (Pajau), ông Từ (Camưnay) và một số tín đồ nhiệt thành thực hiện. Khi mọi người đã ngồi vào bàn lễ, xung quanh bệ thờ thần thì bà bóng rót rượu dâng lễ, thầy kéo đàn Rabap bắt đầu hát lễ theo. Trong tháp thầy kéo Kabap đang hát thì ông từ cầm lọ nước tắm lên pho tượng đá, mọi người bắt tay cùng nhau tắm thần. Lúc này những tín đồ nhiệt thành lấy nước từ trên thân tượng bôi lên đầu, lên thân thể mình để cầu sức khoẻ, tài lộc, may mắn. Lễ mặc trang phục cho tượng thần (Angui khan aw Po yang): Sau khi lễ tắm thần kết thúc thì đến nghi lễ mặc áo cho thần. Lễ thức được tiến hành theo lời hát thánh ca của thầy Rabap. Lời thầy hát lễ đến đâu thi trang phục thần được mặc vào đến đó. Đầu tiên là lễ mặc váy, áo, khăn đội, thắt dây lưng, rồi mang giầy, đội mão... Khi thầy Kadhar kéo đàn Rabap hát thì ông (Camưney), bà bóng (Pajau) mặc váy, áo cho tượng thần, cứ tuần tự như vậy đến đội vương miệng thì kết thúc bài hát. Đại lễ (mưliêng yang): Sau khi lễ mặc trang phục hoàn tất, lúc này tượng thần đã mang trên mình bộ long bào lộng lẫy, thì cũng là lúc vật dâng cúng được bày ra trước bàn thờ. Đại lễ bắt đầu, lúc này cả sư (Po Phia) làm chủ điều khiển nghi lễ, bà bóng dâng lễ vật, thầy kéo đàn Rabap hát mời các vị thần về dự lễ. Các vị thần được mời là các vị thần có công với dân với nước được dân làng ngưỡng mộ suy tôn như thần Po Nưgar (Thần mẹ xứ sở) , thần Po Klaung Garai, Po Par (tướng quan văn)... Mỗi vị thần được mời về dự thì bà bóng dâng lễ vật, thầy kéo đàn Rabap hát bài thánh ca, bà con dự lễ chấp tay cầu thần phù hộ độ trì cho họ sức khoẻ, mùa màng. Lời hát lễ của thầy kéo đàn Rabap có đoạn như sau: - Hát về Nữ thần Po Nưgar: “Thần là Nữ thần xứ sở vĩ đại, hần sinh ra đất nước con người Thần mẹ cho trần gian cuộc sống, Thần cho cây cối tốt tươi con người nảy nở Thần mẹ sinh ra cây lúa, đất đai, ruộng vườn, Sinh ra thần Po Inư Nưgar” .. (Mưng kal ka jương tanưh jương likau, mưng jương likau yang Po Inư Nưgar Mưng kal ka jương tanưk jương twai, Mưng jương paday yang Po Nưgar Mưng kal ka jương tnưh jương drey, Mưng jương yang Po Inư Nưgar) - Hát về thần Po Klaung Garai: “Vào canh một, canh hai Po Klaung Gara hiện về hưởng lễ vật Vào canh hai, canh ba Po Klaung Garai hiện về hưởng lễ vật .... Ngài Po Klaung Garai dựng lên tảng đá, Ngài đem ngăn sông đắp đập giữa núi Dân làng phủ phục, tôn vinh ngài làm vua, Xây tháp, tạc tượng thờ thần Po Klaung Garai...” (Po Klaung trun nau ngak jadang, Jương thak keung Jương bitau U bih boh jơk ô ka pabơk kraung sa di krưk cơk Jương di krưk năn mưng bhap bini poh jương patau Dauk ngauk paban) Cứ như thế thầy kéo đàn Rabap hát mời trên 20 vị thần về dự, mỗi vị thần là một bài hát lễ. Thầy cả sư thì làm phép đọc kinh cầu nguyện xin thần về hưởng lễ vật mà phù hộ độ trì dân làng. Phần đại lễ kết thúc bằng vũ điệu múa thiêng của bà bóng. Trong lúc bà bóng đang xuất thần điệu múa thiêng trong tháp để kết thúc đại lễ thì bên ngoài bắt đầu mở hội. Những điệu trống Ginăng, kèn Saranai cùng vang lên, đánh nhịp say xưa với những điệu múa, những dòng dân ca Chăm làm hấp dẫn, say mê lòng người. Không khí hội cứ thế mà náo nhiệt, rộn ràng cho đến lúc mặt trời ngả về chiều thì lễ hội Katê trên các tháp Chăm kết thúc * Lễ hội Katê ở làng: Sau khi lễ Katê ở tháp kết thúc, thì không khí hội lại bùng lên ở làng Chăm. Trước ngày lễ dân làng phân công nhau quét dọn đền thờ, nhà làng, chuẩn bị sân khấu, sân bãi... Làng xóm như thay da đổi thịt. Cùng với việc trên, một bộ phận khác chuẩn bị lễ vật cúng thần. Các cô thợ dệt làng Mỹ Nghiệp (Ninh Phước – Ninh Thuận) xem xét kỹ lưỡng khung dệt, tơ sợi, một số khác chuẩn bị chum (Buk) để dự thi đội nước, thi dệt (thi tay nghề) do dân làng tổ chức. Buối sáng ngày lễ, mọi người làm lễ cúng Katê ở “nhà làng” để cầu mong thần linh phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt. Tương tự như người Việt, mỗi làng Chăm đều thờ một vị thần riêng... Chẳng hạn làng Mỹ Nghiệp thờ thần Po Riyak, làng Hữu Đức thờ Po Klaung Halâu (Ninh Phước – Ninh Thuận). Lễ vật cúng tế Katê làng gốm có: 01 cặp gà (có làng cúng 1 con dê), 5 mâm cơm, bánh tét, hoa quả, rượu trứng... Trong lễ cúng tế thần làng, chủ tế lễ không phải là chức sắc tôn giáo mà thường là chủ làng (Po palei) hoặc già làng có uy tín và tinh thông chữ nghĩa, am hiểu phong tục tập quán. Ông thay mặt dân làng cúng lễ vật cho thần và cầu mong thần phù hộ độ trì dân làng. Lễ Katê ở làng palei là dịp tụ họp các vị bô lão, chức sắc, trí thức, nhân hào nhân sĩ Chăm. Ở lễ này không có sự tham gia cúng tế của hộ gia đình. Tất cả người dự lễ đều cầu nguyện với thần làng phù hộ độ trì cho dân làng sức khoẻ bình an, được mùa màng, thịnh vượng. Lễ Katê làng chỉ diễn ra trong buổi sáng. Khi kết thúc lễ, mọi người ăn uống cộng cảm với nhau, chia tay chuẩn bị về họp mặt với Katê gia đình. Nếu như Katê ở đền tháp nặng về phần lễ, thì Katê ở làng phần lễ rất đơn giản, còn phần hội đóng vai trò quan trọng. Ở làng Chăm phần hội diễn ra các trò chơi như thi dệt, đội nước, đá bóng, văn nghệ... Chẳng hạn như làng Mỹ Nghiệp (Ninh Phước - Ninh Thuận), nhiều trờ chơi và những cuộc thi diễn ra trên một sân bãi rộng. Khi cuộc khi dệt bắt đầu thì các khung cửi đã được xếp thành hàng. Các cô gái dự thi đã chuẩn bị sẵn tơ sợi, trong hơn một giờ đồng hồ nếu cô nào dệt được một tấm vải dài nhất, đẹp nhất thì sẽ thắng cuộc. Những chiếc thoi đưa hối hả, những sợi chỉ giăng mắc đủ màu tạo nên nền vải Chăm muôn màu, muôn sắc. Ở một địa điểm khác, cuộc thi đội nước diễn ra sôi động. Các cô gái Chăm duyên dáng khéo léo đội chum nước thi nhau về đích với một nét văn hoá độc đáo. Các chàng trai đấu bóng và đặc biệt chương trình hát văn nghệ đua tài với những dòng dân ca, dân vũ của những chàng trai, cô gái Chăm kéo dài đến tận đêm khuya mới kết thúc. Hội làng tan dần. Mọi người hân hoan trở về mái ấm gia đình để họp mặt gia tiên. * Katê ở gia đình: Khi lễ Katê ở làng kết thúc thì lễ Katê gia đình mới được tổ chức. Xưa kia ngày hội Katê kéo dài đến một tháng. Trong thời gian này gia đình nào có điều kiện thì mới tổ chức, nếu gặp lúc kinh tế khó khăn thì có thể mỗi dòng họ cử một gia đình để tổ chức, chứ không nhất thiết gia đình nào cũng làm. Ngày nay Katê gia đình đã được rút ngắn trong thời gian 01 tuần. Cũng như lễ cúng thần làng, lễ vật cúng Katê ở gia đình cũng là 01 cặp gà 05 mâm cơm, bánh tét, hoa quả, trầu cau, rượu trứng... Chủ lễ cúng Katê là người trong gia đình hoặc là người lớn tuổi trong tộc họ. Vào ngày lễ này mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ cầu mong tổ tiên thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, tránh rủi ro, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ giáo dục cho các thế hệ con cháu nhớ ơn, kính trọng tổ tiên. Trong dịp này, mỗi gia đình cũng chuẩn bị, bánh trái mời họ hàng, bạn bè đến thăm viếng, chúc tụng nhau. Làng Chăm chìm trong niềm vui, thân thiện, tình đoàn kết xóm giềng. Họ thực sự quên đi những vất vả, lo âu của đời thường để tận hưởng những giây phút thăng hoa ngắn ngủi trong cuộc sống còn nhiều khó khăn, bề bộn... • Lễ hội Tháp Bà Pô Nagar: Được tổ chức vào ngày 20-23/3 âm lịch hàng năm ở khu vực Tháp Bà Pô Nagar Nha Trang Khánh Hòa. Đây là 1 trong những lễ hội lớn của người Chăm để tôn thờ và ngợi ca công đức Bà Mẹ xứ sở - nữ thần Pô In Nagar. Lễ hội này là nhằm tưởng nhớ các vị Nữ thần và cầu xin các vị thần cho mưa thuận gió hoà, thóc lúa đầy bồ, con đàn cháu đống. Trong dịp lễ này, ngoài thành phần ban tế lễ, lễ vật dâng cúng, hệ thống thần linh cầu cúng, lễ rước trang phục, lễ mở cửa đền, lễ tắm tượng, đại lễ (cúng cơm, dâng rượu, hoa quả) tương tự như lễ hội Katê đã trình bày thì lễ còn có tục rước trầm hương, múa phồn thực, tục dâng gạo và nhiều lễ cầu xin con cái, cầu lộc, cầu tài, may mắn... - Lễ đón rước trang phục của nữ thần Po Inư Nưgar: Như trên đã trình bày y trang của nữ thần Po Inư Nưgar do nguời Raglai nắm giữ. Đến ngày lễ thì đoàn người Raglai chuyển xuống cho người Chăm. Người Chăm làm lễ đón rước và cùng người Raglai tham gia cúng lễ, múa đánh mã la tại đền Po Nưgar Hữu Đức trước ngày lễ một đêm. Lễ mở cửa đền (Pơh băng yang): Sau khi lễ rước trang phục kết thúc thì sáng ngày hôm sau các tu sĩ xin phép thần Siva (Po Ginôr Mưtri) làm lễ mở cửa đền. Lễ này được sự điều hành bởi cả sư (Po Dhia) và ông từ giữ tháp (Camưnay) và nghi thức hành lễ giống lễ mở cửa tháp trong lễ hội Katê. Lễ tắm tượng Po Inư Nưgar (Mưney yang): Lễ tắm tượng thần được diễn ra bên trong đền. Lễ này gồm có thầy cả sư, thầy kéo đàn Rabap, bà bóng, ông từ và một số tín đồ nhiệt thành thực hiện. Khi mọi người đã ngồi vào bàn lễ, xung quanh bệ thờ thần thì bà bóng rót rượu dâng lễ, thầy kéo đàn Rabap bắt đầu hát lễ theo. Bài hát lễ tắm Nữ thần có đoạn: “Chúng con lấy nước từ sông lớn, Chúng con đội về tháp tắm thần Chúng con lấy những tấm khăn dệt đẹp nhất, Lau mồ hôi trên mình, tay chân của thần” ..... (Jhuak ia di kraung praung, klak ba mai la ai ngak di yang Po Mưk jiêp ka Po nhjam ia huơp di trey, Ka Po nhjam takay) Trong tháp thầy kéo đàn Kabap đang hát thì ông từ (Camưney) cầm lọ nước tắm lên tượng đá, mọi người bắt tay cùng nhau tắm thần. Lúc này những tín đồ nhiệt thành lấy nước từ trên thân tượng bôi lên đầu, lên thân thể mình để cầu sức khoẻ, tài lộc, may mắn, cầu con đàn cháu đống. Lễ mặc trang phục cho tượng thần (Angui khan aw Po yang): Sau lễ tắm thần thì đến nghi lễ mặc áo cho thần. Lễ thức được tiến hành tuần tự theo lời hát lễ của thầy Rabap (Kadhar). Lời thầy hát lễ đến đâu thì trang phục thần được mặc vào đến đó. Đầu tiên là lễ mặc váy. Khi thầy Kadhar kéo đàn Rabap hát thì Camưney (ông từ), Muk Pajau (bà bóng) mặc váy, áo cho tượng thần. Cứ như vậy cho đến kết thúc bài hát. Đại lễ : Sau khi lễ mặc trang phục hoàn tất, lúc này tượng thần đã mang trên mình áo màu lộng lẫy, thì cũng là lúc lễ vật dâng cúng được bày ra trước tượng thờ. Đại lễ bắt đầu, lúc này cả sư (Po hia) làm chủ điều khiển nghi lễ, bà bóng dâng lễ vật, thầy kéo đàn Rabap hát mời các vị nữ thần về dự lễ. Cứ như thế thầy kéo đàn Rabap hát mời Nữ thần và cùng mời các vị thần khác như Po Klaung Garai, Po Rame, Po Sah, Po Klaung kasat Po Par... về dự lễ. Mỗi vị thần đều có một bài hát lễ riêng như ở lễ hội Katê. Tuy nhiên vì đây là lễ cúng Nữ thần nên phần hát và cúng lễ về nữ thần là lễ chính. Còn các vị thần khác trong lễ cúng nữ thần vừa nêu trên chỉ là vị thần ăn theo trong hệ thống đa thần của thần linh Chăm. Trong lúc kéo đàn Rabap hát lễ thì thầy cả sư (Po Adhia) làm phép đọc kinh cầu nguyện xin thần về hướng lễ vật mà phù hộ độ trì dân làng. Lễ cúng Po Inư Nưgar được kết thúc bằng vũ điệu múa thiêng của bà bóng và những người dự lễ cùng tham gia múa mừng tạo nên không khí lễ hội sôi động ở các đền tháp Chăm. Trong lễ cúng tế Po Inư Nưgar còn có tục hát ru, tục dâng gạo lễ (tuh brah) do thầy Kadhar kéo đàn Rabap thực hiện. Bà con dự lễ còn đem lễ vật đến dâng cúng. Những người hiếm muộn con cái thì cầu sinh được con đàn cháu đống; những người ốm đau thì cầu sức khoẻ và nông dân thì cầu được tài lộc, mùa màng tốt tươi. Trong lễ cúng Nữ thần Po Inư Nưgar Hamu Kut Bính Nghĩa (Ninh Hải - Ninh Thuận) còn diễn ra tục hát đối đáp, múa phồn thực. Những bài múa hát phồn thực là những câu ca, điệu múa mang chủ đề về thiên nhiên, đất nước, về tình yêu nam nữ. Tất cả nội dung đều hướng đến một ý niệm phồn thực để cầu xin cho con người, vật nuôi, cây trồng sinh sôi nảy nở; ruộng được mùa, tôm cá đầy khoang... Tất cả đều gợi lên một cuộc sống sung mãm, thanh bình, thịnh vượng và êm ả. Chính tục hát đối đáp, múa phồn thực Chăm, cùng với điệu múa quạt truyền thống mang tính tập thể với tiếng trống Ginăng, kèn Saranai...đã tạo nên một ngày hội cúng nữ thần ở các đền tháp Chăm. Lễ hội Chabun là lễ hội cúng Nữ thần quan trọng trong đời sồng tâm linh Chăm. Chính vì vậy mỗi năm người Chăm đều tổ chức lễ hội để cúng thần mà đại diện là Thần mẹ xứ sở vĩ đại Po Inư Nưgar. Trong tâm thức người Chăm, mẹ là thiêng liêng mẹ là tất cả, cho nên mỗi vùng, mỗi nơi, người Chăm đều xây dựng nhiều đền tháp đẹp để thờ thần mẹ. Qua một số bi kí, những lời ca, tục cúng chúng ta không chỉ thấy người Chăm dâng lên lễ vật, vàng bạc châu báu, áo quần, lộng che, kiệu kiêng với nhiều hoa văn đẹp cho thần mà người Chăm còn có những bài thánh ca cầu cúng thần với những lời văn đẹp, bóng bảy, những từ mỹ lệ như gỗ trầm hương, hoa trái, hát lúa trắng, ruộng đất, vườn cây... để hát kể về nữ thần. Do đó lễ hội cúng Nữ thần - Chabun trở thành điểm hội tụ về nghi thức cúng nữ thần Chăm mà hình tượng Po Inư Nưgar là hình tượng chung điển hình và đẹp nhất. Hình tượng ấy, đã trở thành một biểu tượng chung của tục thờ mẫu (mẹ) trong đời sống mẫu hệ của người Chăm mà hàng năm họ vẫn còn cầu cúng, suy tôn. Lễ hội Chabun, chính là lễ hội đặc trưng của dân tộc có tín ngưỡng thờ mẫu (Mẹ) mà cụ thể là Nữ thần mẹ xứ sở vĩ đại – Po Inư Nưgar. Nữ thần mẹ xứ sở đã thực sự ăn sâu vào tâm trí mọi người Chăm suốt bao thế hệ. Ở diện hẹp nữ thần ấy chính là thành, là thần hoàng của một làng và ở diện rộng nữ thần là thánh chúng của cả nước, của cả dân tộc. Ngoài ra còn nhiều các lễ hội gắn liền với tín ngưỡng nông nghiệp với mục đích là cầu mong mưa thuận gió hòa, cây lúa phát triển vạn vật sinh sôi nản nở như Lễ dựng chòi cày,Lễ cúng ruộng lúc lúa đẻ nhánh, Lễ cúng lúa làm đòng, lễ thu hoạch lúa,Lễ lúa mới lên sân.... Tháng lễ Ramadan của người Chăm Islam. Lễ hội mừng tháng Ramadan là tháng 9 trong Hồi lịch (tính theo mặt trăng). Đây là một trong 5 tín điều bắt buộc đối với tín đồ Hồi giáo, một trong 6 tôn giáo lớn được công nhận chính thức trong cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam. Theo nghi lễ, trong suốt tháng Ramadan, tất cả tín đồ thực hiện nhịn ăn, nhịn uống (ban ngày) để tiết chế cám dỗ vật chất và đồng cảm với sự khắc nghiệt của đói nghèo. Ngay sau tháng Ramadan kết thúc là lễ mừng Roya. Roya chỉ diễn ra trong ba ngày (1-3.10 Hồi lịch), nhưng với đồng bào Chăm, đó là mùa yêu thương: Ngoài việc bố thí cho người nghèo, các thành viên trong gia đình cùng nhau đi chúc mừng, xin xoá tội cho nhau... 5. Nghệ thuật dân gian: a. Ca vũ: *Múa cung đình: Trong nghệ thuật múa dân gian Chăm, múa “thiêng” chiếm giữ một vị trí quan trọng. Hầu hết các lễ hội Chăm đều có sự tham gia của các vũ sư như Ong Kaing (ông bóng), bà Muk pajow (bà bóng khu vực tôn giáo), bà bóng Muk Rija (bà bóng của dòng họ – bản thân tên gọi chức sắc cũng đã là bà múa: Rija trong tiếng Chăm có nghĩa là múa). Những phong cách múa truyền thống Chăm còn thể hiện trên các mảng điêu khắc như Vũ nữ Trà Kiệu, Apsara và các tượng thần Ấn Độ giáo như Siva, Uma, Brahma, Visnu… Ngoài ra, người Chăm còn có những điệu múa sinh hoạt, hội hè. Múa quạt là điệu múa phổ thông mà bất cứ thiếu nữ hay phụ nữ Chăm nào cũng biết múa. *Múa dân gian: Múa dân gian của người Chăm được hình thành từ đời sống lao động cho nên nhìn chung trong một số điệu múa, động tác mô phỏng rất gần với những động tác đời thường như các điệu múa vãi chài, đội nước, chèo thuyền, bắn chim… Mặt khác trong quá trình phát triển nội tại của múa, người Chăm đã chủ động sàng lọc, bổ sung, nâng cao, cộng với sự học hỏi, tiếp thu từ các nền văn hoá khác, đã sáng tạo ra những điệu múa hết sức điêu luyện, đặc sắc có thể xếp vào hàng những điệu múa có giá trị cao mà ngày nay chúng ta còn thấy trên các phù điêu ở các tháp Chăm. Múa dân gian của người Chăm được hình thành trên cơ sở của 4 điệu múa chính: múa chim công, múa gà tây, múa hoàng tử và múa quý phái. - Điệu múa đoa-pụ (múa đội bình nước bằng đất nung có màu gạch, hình dáng tương tự tĩn, hủ); đây là một điệu múa do đội hình khoảng 7 hoặc 9 thiếu nữ, mỗi người đội 1 cái bình trên đầu để múa, trong đó có 1 thiếu nữ múa ở giữa đội hình; có thể nói rằng các thiếu nữ múa rất điêu luyện, trong khi trên đầu đội bình, nhưng vẫn múa rất nhiều động tác phức tạp mà vẫn không làm rơi bình. Đây là điệu múa mô phỏng từ thực tiễn người phụ nữ Chăm trong lao động để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá là chính. Từ xa xưa, có lẽ người Chăm dùng những cái bình đất lấy nước sinh hoạt từ các sông, suối, giếng, đội về dùng. Ngày nay đến các làng Chăm, thỉnh thoảng người ta gặp người phụ nữ, khi thì đội bó lúa, khi thì đội thúng hàng mua từ chợ. Nếu trong dịp lễ hội, chắc chắn sẽ chứng kiến hằng chục, có khi hằng trăm phụ nữ đội các mâm lễ vật lên tháp dâng cúng…, trong dịp lễ đó, có làng còn tổ chức thi đội nước. - Tương tự múa đoa-pụ có điệu múa thôn hla (múa đội vật như cổ bồng nhỏ, trên có chưng 3 tầng lá, hoa). Nó được lưu truyền lâu đời nhưng các động tác không thay đổi, các nghệ nhân, vũ công đã giữ được những động tác múa uyển chuyển, mượt mà bay lượn mô phỏng hình ảnh chim công đang bay trên bầu trời, hoặc đang múa trong rừng. Có truyền thuyết kể các loài Thượng cầm xuống trần gian mở hội múa hát. Người Chăm quan sát mô phỏng sáng tạo thành các điệu múa với chiếc quạt cầm thay làm đạo cụ. Từ đó các điệu múa quạt ra đời. - Múa bi-yên được biểu diễn trong các lễ hội lớn như lễ hội Chàvà lớn (Rija prong), lễ hội trên tháp Chăm dâng lễ vật. Người biểu diễn thường là Bà Bóng (Muk Janhăng). Sau mỗi lần khấn vái thần linh trong lễ, Bà Bóng như bị đồng nhập, đứng lên cầm quạt mở xoè hát múa rất say sưa, nhịp nhàng. Tuỳ các điệu múa mà nghệ nhân điều khiển bàn tay, khi bật cổ tay, khi uốn nảy người, kết hợp với động tác quạt khi che mắt, khi mở ra, khi quạt vuốt lướt qua đầu hay khi tung quạt. Ngày nay, điệu múa bi-yên được các nhà chuyên môn cải biên, nâng cao, hoàn thiện, hiện đại hoá, đa dạng hoá thành nhiều điệu múa cá nhân, tập thể. Xem múa bi-yên, chứng kiến các cô gái Chăm tay cầm quạt múa, mặc y phục truyền thống, người xem không khỏi ngạc nhiên khi bản thân các động tác để làm nên hình tượng múa rất nhẹ nhàng, thanh thoát, nhưng rất sang trọng, quý phái. Chính vì thế, đối với người Chăm ngày xưa, hình chim công (bi-yên) còn được thêu trên áo phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc, giàu sang. - Múa juak apui (múa đạp lửa): điệu này chỉ múa trong lễ hội Rija Nưgar (lễ hội làng đầu năm), được tổ chức ở từng làng, vào đầu tháng giêng lịch Chăm hàng năm, (tháng 4 dương lịch). Rija có nghĩa là lễ múa, Nưgar là xứ sở. Đảm trách vai trò người múa là ông Ka-ing (Ông Bóng) sau khi cúng thần linh, ông Ka-ing đứng dậy cầm chiếc khăn đỏ, tay múa trước múa sau, chậm rãi, nhịp nhàng rồi chuyển nhanh, dần dần ông Ka-ing như bị đồng nhập (saman), vội cầm lấy roi mây nhảy múa dồn dập quanh đống lửa, rồi nhảy vào đạp lửa, san bằng đống lửa theo điệu trống dồn dập liên hồi, thôi thúc người xem ở bên ngoài nhún nhảy, vỗ tay reo hò cổ vũ. Sau đó ông Ka-ing nhảy ra ngoài đống lửa, múa thong thả trở lại và chấm dứt. Múa đạp lửa trong lễ hội Rija Nưgar là biểu hiện nghị lực, sự quyết tâm của người Chăm muốn vượt lên mọi chướng ngại, trở ngại của tự nhiên, sự khắc nghiệt của thời tiết, sự phá hoại mùa màng của các loài vật (chuột, chim, sâu…) nhằm cầu mong để có một cuộc sống thanh bình, và cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi. b. Nhạc cụ: Có thể nói rằng, nhạc cụ của tộc người Chăm đều là các nhạc cụ phục vụ cho lễ hội, chưa thấy nhạc cụ nào sử dụng riêng biệt cho các sinh hoạt vui chơi giải trí. Mỗi nhạc cụ, hoặc nhóm nhạc cụ lại được gắn với từng lễ hội hoặc người hành lễ của một lễ hội cụ thể. Hệ thống nhạc cụ truyền thống của người Chăm rất đa dạng và phong phú, bao gồm bộ gõ hay còn gọi là họ màng rung, bộ hơi và bộ dây. Bộ gõ bao gồm các loại trống: ghì nằng, paranung...; bộ hơi có kèn saranai, tù và ốc biển; và bộ dây có đàn ca nhi, nhị mu rùa... Họ đầu tiên trong hệ thống nhạc cụ của người Chăm là hệ trống vỗ mặt da. Hệ thống trống này bao gồm 3 loại trống khác nhau: - Thứ nhất là loại trống nhỏ giống như trống bỏi của người Việt gọi là trống hơgơsit, có hai dây buộc hai bên, khi quay phát ra tiếng kêu. Loại trống này người Chăm không dùng cho các hoạt động biểu diễn mà chỉ được các ông thầy sử dụng trong các nghi lễ của người Chăm. Trống hơgơsit không có tác dụng đệm cho hát nhưng nó tham gia vào động tác, tạo âm thanh, gây hiệu quả huyền bí cho những ông thầy làm lễ. - Loại trống thứ hai là trống paranưng, trống paranưng là loại trống vỗ một mặt da, mặt trống được làm bằng da nai với đường kính khoảng 50 cm. Mặt trống được căng và gắn vào tang trống bằng những sợi dây dẻo, chắc đan chéo nhau. Trống paranưng có hai âm chính là pink trầm và pik bổng. Khi sử dụng nghệ nhân đặt trống trước ngực, vành trống tỳ vào đùi trái trong tư thế ngồi xếp bằng hai chân, cánh tay trái đặt lên vành trống vừa để giữ trống, vừa để vỗ, tay phải để tự do. Với thủ pháp rung ngón và đôi khi dùng cả bàn tay trái bịt mặt trống tạo thành âm thanh ngắt, tay phải vỗ vào mặt trống với thủ pháp vỗ trọn bàn để tạo âm thanh trầm, đánh nửa bàn tay tạo âm thanh bổng... Tuỳ theo điệu nhạc mà nghệ nhân phối hợp các thủ pháp trên một cách thích hợp để tạo sắc thái âm điệu trầm bổng khác nhau. - Loại trống thứ ba là trống ghinằng, trống ghinằng có hình dạng tương tự như trống cơm của người Việt nhưng lớn hơn. Trống này có tang trống làm bằng gỗ trắc hay bằng lăng khoét rỗng, một mặt bằng da nai, một mặt bằng da trâu. Trống gồm bộ hai chiếc mà tang trống của cả hai chiếc phải được làm bằng cùng một loại cây, tốt nhất là cùng một thân cây, và mặt trống cũng được làm từ một mảnh da. Như một nguyên tắc bất di bất dịch, trống ghinằng bao giờ cũng đi một cặp, (họ quan niệm như âm với dương) và khi chơi được đặt chéo với nhau, một mặt tiếp đất, một mặt hướng lên trời. Mặt tiếp đất bao giờ cũng đánh bằng tay phải, tay đánh dùi; còn mặt hướng lên trời bao giờ cũng đánh trống vỗ bằng tay trái với kỹ thuật biểu diễn thật điêu luyện. Về chức năng nghệ thuật, trống ghinằng tham gia vào tất cả các lễ hội của người Chăm từ lễ hội thiêng cho đến hội vui. Và đặc biệt trống ghinằng tham gia vào đệm cho những điệu múa truyền thống của người Chăm, tạo những tiết tấu rất sôi động, giúp cho không khí của buổi lễ thêm vui vẻ, rộn rã. Nhạc cụ họ hơi của người Chăm bao gồm kèn saranai, săng, tù và ốc biển... nhưng tiêu biểu hơn cả vẫn là kèn saranai, nhạc cụ định âm duy nhất hiện hữu trong đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt của người Chăm. Kèn gồm ba phần: thân kèn, loa kèn và chuôi kèn với bảy lỗ ở trên và một lỗ ở dưới. Theo quan niệm của người Chăm, bảy lỗ trên biểu thị thính giác, vị giác, thị giác và khứu giác. Lỗ bên dưới là đường thoát của hồn khi rời khỏi xác. Nghệ nhân Chăm ví cây kèn saranai là phần đầu của bộ ba nhạc cụ Chăm: Kèn saranai, trống ghinằng và trống paranưng. Kèn saranai có chức năng thổi phần giai điệu dựa theo tiết tấu trống ghinằng và còn có vai trò biểu diễn mở đầu cho mỗi một điệu thức mới hay chuyển tiếp từ điệu thức này sang điệu thức khác theo hiệu lệnh của thầy vỗ. Với âm thanh to, vang xa thích hợp để hoà tấu với trống ghinằng và paranưng nên kèn saranai là nhạc cụ không thể thiếu trong các dàn nhạc lễ của người Chăm. Ngoài hai họ nhạc cụ trống vỗ và họ hơi, hệ thống nhạc cụ truyền thống của người Chăm còn một họ nhạc cụ nữa là nhạc cụ dây rung chi kéo. Thứ nhất là đàn kanhi, đàn kanhi là loại đàn kéo tương tự như đàn nhị của người Việt. Là loại đàn có hai trục, cán dài làm bằng tre già cứng và thẳng, bầu vang làm bằng mai rùa hay xác con sam biển. Đàn được cấu tạo gồm 5 âm, có thể chơi được những âm cao, diễn tả được những tình cảm êm ái, ngọt ngào... Nhạc đàn kanhi không ghi ra được bài bản nào mẫu mực, nó chỉ dùng để đệm giọng khi hát lễ. Bên cạnh đàn kanhi, người Chăm còn có hai cây đàn nữa cũng được gọi là kanhi. Khác hẳn với cây đàn nhị mu rùa, hai cây đàn này thường được sử dụng trong dàn nhạc tổng hợp Chăm cùng với nhạc cụ hơi, nhạc cụ trống vỗ và các nhạc cụ khác như mõ, lục lạc... để đệm cho toàn bộ các điệu hát, điệu múa, điệu nhảy của người Chăm trong sinh hoạt lễ hội cũng như trong sinh hoạt nghệ thuật. c. Nghệ thuật kiến trúc: Trong lịch sử Chăm pa đã là một quốc gia hùng mạnh với một nền văn hóa cũng như kinh tế phát triển vượt bậc. Di sản của nghệ thuật của Champa để lại ngày nay gồm điêu khắc đá Chăm Pa, kiến trúc Champa, hội họa Chăm Pa và âm nhạc Champa, trong đó nổi bật nhất là kiến trúc và điêu khắc trong các tháp Chăm Pa. Các hiện vật về điêu khắc của Champa hiện nay được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng ở quận Hải Châu, Đà Nẵng. Đặc trưng nổi bật của kiến trúc Chăm là tháp Chàm, đó là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chăm. Tháp Chàm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ mà đặc biệt giưa chúng hoàn toàn không có sự xuật hiện của các chất gâpmsNgày nay việc hình thành nên các tháp Chăm vẫn còn là 1 bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu. Phổ biến nhất tồn tại 2 ý kiến nhằm lý giải cho hiện tượng đó trong đó phổ biến nhất là nghiên cứu cho rằng để xây dựng nên tháp Chăm người Chăm cổ đã sử dụng 2 viên gạch thô dổ nước lên bề mặt giữa 2 viên rồi tiến hành sử dụng viên này mài giữa viên kia. Sau 1 thời gian ngắn sẽ tạo thành 1 độ hút kết dính chặt chẽ giữa 2 viên gạch. Tuy nay vẫn còn nhiều tranh cãi về vấn đề này song đây cũng có thể coi là 1 cách lý giải khoa học về sự hình thành nên các công trình kiến trúc đồ sộ của người Chăm. Một trong các công trình kiến trúc còn lại đến ngày nay thể hiện đậm nét văn hóa kiến trúc Chawmpa đó chính là thánh địa Mỹ Sơn. Tháp Chàm (Mỹ Sơn) và Tháp Chàm Pôshanư (Phan Thiết) Mỹ Sơn có hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva. Mỗi thời kỳ lịch sử, kiến trúc mang phong cách riêng, tạo nên đường nét kiến trúc đầy dấu ấn. Theo các nhà nghiên cứu tháp Chàm cổ, nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm tại Mỹ Sơn hội tụ được nhiều phong cách: mang tính liên tục từ phong cách cổ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII; phong cách Hoà Lai thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ IX; phong cách Ðồng Dương từ giữa thế kỷ IX; phong cách Mỹ Sơn và chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Ðịnh; phong cách Bình Ðịnh... (Chính vì vậy, kiến trúc Chăm nằm rải rác từ Quảng Nam đến Bình Thuận). Trong nhiều công trình kiến trúc còn lại khi phát hiện (1898) có tháp cao tới 24m, trong khu vực Tháp Chùa mà các sách khảo cổ, nghiên cứu về Mỹ Sơn có ký hiệu là tháp cổ Chăm Pa, có 2 cửa ra vào phía Ðông và phía Tây. Thân tháp cao, thanh tú với một hệ thống cột ốp. Xung quanh có 6 tháp phụ, toàn bộ ngôi tháp 2 tầng toả ra như cánh sen. Tầng trên, chóp đá sa thạch được chạm hình voi, sư tử, tầng dưới, mặt tường là hình những người cưỡi voi, hình các thiên nữ thuỷ quái. Nhưng ngôi tháp giá trị này đã bị không lực Mỹ huỷ hoại trong chiến tranh, năm 1969. Tại Dương Long, Bình Định, các ngọn tháp Chàm đều được xây bằng gạch, tháp giữa cao 39m, hai tháp bên cao gần 30m. Bình đồ tháp không vuông mà lại có dạng gần như tròn, các cột ốp nhô ra khỏi mặt tường nhô dần ra phía cửa giả và cửa chính. Càng lên cao bình đồ tháp có dạng gần tròn và càng lên các tầng trên, do các cột ốp càng thu nhỏ dần nên bình đồ của tháp càng tròn hơn, để rồi kết thúc bằng một đóa sen tròn lớn. Vì thế, đứng từ xa nhìn vào khu tháp ta có cảm tưởng tựa như những chiếc bút khổng lồ viết lên nền trời xanh [4]. Nói tới các kiến trúc tháp Chàm, khác cũng phải kể đến tháp Ponaga (Tháp Bà, Nha Trang) được xây dựng trên một khoảng đất khá bằng phẳng, rộng rãi của một quả đồi đá hoa cương, cao trên 10m so với mặt nước biển [5]... Không chỉ có giá trị văn hóa là những di tích cuối cùng đánh giá về nền kiến trúc của 1 dân tộc hệ thống tháp Chăm còn là hệ thống di sản có giá trị cao cả về mặt thẩm mỹ và ý nghĩa tôn giáo. VI. PHONG TỤC TẬP QUÁN 1. Hôn nhân – Cưới xin: người thực hiện: Lê Duy Linh Người Chăm xem việc hôn nhân đồng tôn giáo là một nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân. Mỗi thành viên của từng cộng đồng tôn giáo ấy chỉ được phép cưới vợ lấy chồng trong nội bộ tôn giáo củchùa tjaps điwợc ca mình. Bên cạnh hôn nhân đồng tôn giáo thì hôn nhân đồng dân tộc cũng là một quy tắc chặt chẽ. Dù rằng đã từ lâu người Chăm sinh sống với người Việt và các dân tộc khác trên một địa bàn gần gũi, nhưng hôn nhân khác dân tộc hầu như không có. *Những bước trong hôn nhân của người Chăm: a. Chăm Hồi giáo (Islam) • Chọn ngày lành tháng tốt Người Chăm hồi giáo ko có mùa cưới nhất định, mà có thể chọn bất cứ dịp thuận tiện nào. Ở các tỉnh xa, lễ cưới thường được tổ chức vào dịp hành hương, dịp nhiều người đi làm ăn xa về thăm quê hương. ở các thành phố, lễ cưới thường được tổ chức vào ngày sinh giáo chủ Môhamét. • Lễ hỏi Sau nhiều lần thăm dò kín đáo những người thân thuộc, lời cầu hôn sẽ do đàng nhà trai ngỏ, qua trung gian của người mối. Đôi khi cũng xảy ra việc gia đình nhà gái đề nghị việc hôn nhân. Khi mọi việc đã thỏa thuận, 2 bên mới định ngày cam kết hôn nhân theo giáo luật. Đúng ngày đã định trước, các vị mai mối cùng một số người trong họ nhà trai đem quà bánh đến nhà gái để tổ chức 1 bữa tiệc. Qua đó, họ thông báo cho mọi người biết là nhà gái đã bằng lòng gả con cho mình. Cha mẹ chàng trai không bắt buộc phải có mặt trong buổi lễ này, vì đây chỉ có ý nghĩa là sự xác nhận của nhà gái đối với hôn nhân. Tiền dẫn cưới gồm tiền đồng và tiền chợ sẽ được thỏa thuận trong buổi lễ này. Tiền đồng là số tiền chú rể trao cho cô dâu, tượng trưng cho sự chiếm đoạt tự do của cô gái. Số tiền đó hoàn toàn thuộc về cô dâu, nên sau này dù túng thiếu đến đâu người chồng cũng không được đụng đến món tiền ấy. Tiền chợ là số tiền nhà trai giao cho nhà gái sửa soạn lễ cưới. Nogài ra còn một số lễ vật khác như quần áo và nữ trang cô dâu. • Lễ cưới Lễ cưới thường diễn ra trong 2 ngày. - Ngày đầu cả 2 nhà đều dựng rạp để đón khách. Phòng cô dâu được trang hoàng đẹp đẽ, giường cưới được trông nom cẩn thận vì sợ có kẻ xấu lợi dụng bỏ bùa yểm. Cô dâu sẽ được 1 bà Muk nok (phù dâu) trang điểm kĩ càng, tóc có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao (biểu tượng của hồi giáo). Ngoài ra cô còn đeo nhiều đồ nữ trang và càng đeo nhiều thì càng được cho là đẹp. Bên nhà trai chú rể mặc như tín đồ hồi giáo đi hành hương về gồm 1 cái quần chít ống và áo dài chấm gót. Ở các thành phố lớn chú rể thường mặc comple và đội chiếc mũ Kapeak hồi giáo. Buổi trưa, tiệc dọn ra để mời khách đến mừng đám cưới. Tối đến Thanh niên tụ tập đến nhà có đám cưới để ca hát theo tiếng trống. - Ngày thứ 2, lễ cưới chính thức được diễn ra tại nhà gái. Họ hàng bạn bè nhà trai chuẩn bị để đưa rể về nhà cô dâu. Đoàn đưa rể gồm các vị bô lão đi đầu, rồi đến thanh niên và đội trống nhạc. Bên nhà gái, mọi người đã trải vải trắng từ cửa thẳng vào gian trong để làm lối đi. Khi đến nhà gái, nhà trai ngồi ở gian ngoài để sửa soạn lễ trao tiền đồng. Trước mặt ông chủ hôn và 2 nhân chứng, 1 vị chức sắc trong đạo đọc một số khuyến cáo về hôn nhân . Chủ hôn nắm lấy tay chú rể và tuyên bố cô dâu thuộc về chú rể. Lập ttức chú rể phải trả lời lại theo 1 công thức có sẵn thật lưu loát. Chú rể đáp xong, mọi người đọc kinh cầu nguyện cho cuộc hôn nhân được hạnh phúc. Ở trong phòng, cô dâu ngồi trên giường, 2 chân để sang 1 bên, mắt nhắm lại. Ông chủ hôn bước vào theo sau là chú rể bưng họpp trầu cùng mấy người bê 2 quả lễ vật. Chú rể đặt họpp trầu trước mặt cô dâu rồi với tay rút 2 chiếc trâm to trên tóc cô dâu (ngụ ý xem cô dâu có phải là tín đồ hồi giáo không). Khi chú rể đặt chiếc trâm xuống, bà phù dâu cầm lên gài vào tóc cô dâu (ngụ ý 2 bên công nhận cô dâu là tín đồ). Sau đó chú rể bước lại ngồi bên cạnh cô dâu, còn mọi người trong phòng cầu kinh, cầu hạnh phúc cho đôi vợ chồng mới cưới. Khi tiếng cầu kinh chấm dứt thì nghi lễ cưới cũng hết. Chú rể cởi bỏ y phục cưới để ra phòng ngoài tiếp khách. Sau ngày cưới, chú rể chỉ ở tạm nhà vợ ít lâu rồi 2 vợ chồng đi ở riêng hoặc về nhà cha mẹ chồng. b. Chăm Bàlamôn • Dạm hỏi Khi con gái đến tuổi lấy chồng, cha mẹ đã phải lo nhắm trước những chàng trai trong vùng để “lựa rể” cho con mình, và vì là nhà gái, nên cha mẹ bao giờ cũng phải giữ “tiếng” cho con gái mình, mọi nghi thức mai mối dạm hỏi thường được diễn ra “bí mật” tuyệt đối, vì lỡ sự dạm hỏi không thành, ảnh hưởng tới “tiếng” của cô gái và vì vậy lần dạm hỏi sau sẽ khó hơn. Cũng vì lý do này mà nhà gái phải mời ông mai bà mối là những người khéo ăn nói, khi đi dạm hỏi phải biết nói xa gần, bóng gió, ví von bằng hình ảnh đon sơ mộc mạc như con trâu, cái cày, chiếc xe trâu, ví dụ như những câu: “Ruộng nhà tôi đang vào mùa vụ, nhà tôi muốn tậu con trâu nhà chị về nuôi…”. Đồng thời thăm dò bằng được ý tứ của đằng nhà trai. Ngoài ra, ông mai bà mối phải là người đàng hoàng, “một kèo một cột” (một vợ một chồng) gia đình hoà thuận, con cái đông đúc, có uy tín trong làng và đã nhiều lần mai mối thành công. Nếu nhà trai đồng ý, ông mai bà mối đi lại bàn bạc với nhà trai nhiều lần để bàn những bước tiếp theo. • Lễ hỏi Lễ hỏi diễn ra đơn giản trên những chiếc chiếu trải trên sân nhà. Bà bóng dòng tộc sẽ làm một lễ cúng ông bà tổ tiên rồi mọi người trò chuyện vui vẻ. Trước khi ra về, đại diện nhà gái mời đại diện nhà trai đến “làm khách” nhà gái. Nhà gái sẽ tổ chức một bữa tiệc mặn đón nhà trai. Buổi tiệc này, hai họ sẽ làm lễ “dứt lời” (quyết định đám cưới). Nhìn chung, nghi thức dạm hỏi cũng như lễ hỏi cũng giống như các dân tộc khác, chỉ khác là nhà gái đi hỏi chồng bên nhà trai và không có chuyện thách cưới, ngoài ra có thêm lễ “dứt lời” để đi đến quyết định tổ chức đám cưới. • Lễ cưới Một nét khá độc đáo trong đám cưới người Chăm Bàlamôn là người chủ lễ. Chủ lễ cưới của người Chăm Bàlamôn được gọi là ông bà Nưmư (cha mẹ đỡ đầu). Ông bà nưmư phải là người có uy tín và am hiểu phong tục tập quán, thuộc các bài khấn vái trong các tiểu lễ. Đặt trường hợp ông bà nư mư không thuộc hoặc chưa quen việc cúng kính, có thể mời một ông thầy khác cúng thay, nhưng chủ lễ vẫn là ông bà nưmư. Ông nưmư phải có tuổi hợp với cô dâu chú rể, có gia đình và “một cột, một kèo”, đông con cái, có gia tài, có sự nghiệp kha khá. Ngoài ra, luật tục còn quy định, trong một năm ông nưmư chỉ được làm chủ hôn một lần vì theo quan niệm, cha mẹ mỗi năm chỉ đẻ được một con. Ông bà nưmư thay mặt cho cha mẹ đẻ tổ chức hôn lễ cho đôi vợ chồng với trách nhiệm là cha mẹ đỡ đầu, ông bà nưmư có trách nhiệm giới thiệu đầy đủ bà con họ hàng hai bên cho cô dâu chú rể, và cô dâu chú rể phải bằng mọi cách để nhớ được các vai vế trong bà con hai họ. Một nét văn hoá khá độc đáo trong đám cưới người Chăm Bàlamôn là trong ngày cưới, cha mẹ đẻ của cô dâu chú rể phải đi trốn, lánh mặt không xuất hiện trong các lễ thức đưa đón rể và lễ nhập phòng the. Một phong tục khá độc đáo trong lễ cưới của người Chăm Bàlamôn là nghi thức “ba đêm cấm động phòng”. Trong ba ngày cưới, ngày đầu tiên, sau lễ đưa, đón rể là lễ nhập phòng the. Ông nư mư nhà trai dùng tay phải (dương) cầm tay chú rể đưa cho ông nưmư nhà gái. Ông nưmư nhà gái đón nhận tay chàng rể bằng tay trái (âm) từ tay ông nưmư và dắt vào phòng the. Sau các lễ thức cúng kính và yểm bùa trải chiếu, gối, ông nưmư dặn chú rể, bà nưmư dặn cô dâu trong ba ngày đêm ở phong the được làm gì, không được làm gì. Cô dâu, chú rể lúc này được nằm hay ngồi trên chiếu tuỳ thích, nhưng ở giữa hai người là một chiếc cổ bồng mâm tơ hồng gồm trầu cau, nến sáp cháy suốt ngày đêm. Xung quanh vách tường, trên chiếu gối đều đã được ông thầy yểm bùa. Ba đêm trong phong the ấy, cô dâu chú rể đã được căn dặn là không được “đụng nhau”, phải ở nguyên vị trí của mình. Chỗ ai nấy nằm, gối ai nấy kê, ở giữa là mâm tơ hồng ngăn cách. Ba đêm dài đằng đẵng như ba thế kỷ, hai người ở bên nhau phải “thụ thụ bất thân”, chỉ được trò chuyện, ngắm nhìn nhau trong khao khát cháy bỏng, phải kìm nén nhục dục. Có thể, trong thời gian thiêng, trong không gian thiêng ấy, họ cảm thấy yêu nhau mãnh liệt và cần nhau đến mức nào? Việc kiêng ba ngày đêm đầu tiên không dược ăn nằm với nhau là một phong tục đã có từ lâu đời của người Chăm và người Chăm coi đây là một nét đẹp trong phong tục tập quán của minh. Các cụ già Chăm giải thích rằng, sở dĩ có tục ba đêm cấm động phòng đó là vì, ngày xưa, quyết định hôn nhân là do cha mẹ hai bên sắp đặt, nhiều đôi trai gái chưa quen biết nhau và đa số là còn ít tuổi. Có khi đến ngày cưới mới biết mặt nhau, còn lạ lẫm, mắc cỡ, thậm chí sợ sệt khi lần đầu tiếp xúc với “chuyện ấy”. Ba đêm vừa để hai người từ lạ lẫm làm quen nhau, tìm hiểu nhau. Ở một khía cạnh khác, các cụ giải thích rằng, ba ngày cưới là ba ngày rất bận rộn và mệt nhọc của cô dâu và chú rể vì phải trải qua khá nhiều lễ thức. Sau ba ngày đêm, khi lễ cưới đã xong xuôi, khách khứa họ hàng gần xa đã về hết, cô dâu chú rể mới thảnh thơi tận hưởng đêm tân hôn Sau ba đêm, ông nưmư làm một lễ nhỏ để tháo gỡ các bùa chú đã yểm trên gối chiếu trong phòng the. Bà nưmư căn dặn cô dâu kỹ càng chuyện phong the, ông nưmư cũng tranh thủ truyền đạt kinh nghiệm cho chú rể trước đêm động phòng. c. Chăm Hroi Trước ngày cưới, họ nhà gái tổ chức lễ cúng tế, cầu an rất trang trọng và linh thiêng. Bà con đi mừng lễ cưới ai có gì ủng hộ thứ đó từ bát gạo, chồng bánh tráng, két bia loại bình dân, hay ý nghĩa hơn là ché rượu cần, sợi dây đèn làm bằng sáp mật ong . Bà con cùng nhau góp sức, không quản khó khăn lên rừng tìm lồ ô về cất sạp phục vụ lễ cưới. Nghi thức họ trai đến nhà họ gái, gồm gìa làng và ba vị cao niên uy tín của họ trai, chú rể không đi. Lễ vật họ mang theo không thể thiếu là ba chai rưọu, trầu cau, đèn làm bằng sáp mật ong, đôi cong đồng và gạo. Nhà gái đến nhà trai, ngoài gìa làng và ba vị cao niên uy tín của họ gái, nhất thiết còn phải có sáu chàng trai khỏe mạnh, cô dâu không đi . Khi ra về em trai cô dâu cột tay chú rể bằng khăn vào tay mình và dắt chú rể về, phía gái chuẩn bị nghi thức lễ đón họ trai, rước chú rể về rất sôi nổi qua việc đón chào múa hát, diễn tấu cồng chiêng. Chuẩn bị đón họ trai và chú rể, mẹ cô dâu cầm sẵn một quả bầu đựng đầy nước để đập vỡ trước khi chú rể bước lên nhà sàn, ý nghĩa cầu mong đem lại sự sung túc, an lành may mắn. Chú rể còn phải làm nghi lễ đạp đèn sáp trước khi bước vào nhà, ý nghĩa xóa đi những lỗi lầm, những gì không tốt của chàng rể. Đáng chú ý là nghi thức già làng trao lễ vật cho nhà gái “ hai chiếc cong đồng ” là lễ vật quý giá được mẹ cô dâu cẩn thận nhận đặt vào chiếc khăn trắng choàng trước ngực, chiếc đèn làm bằng sáp ong được cha cô dâu giơ lên đầu cô dâu, chú rể để cầu nguyện. Sau đó cô dâu chú rể thực hiện nghi thức lễ ăn trầu và mời rượu từng người. Sau phần nghi thức lễ cuới xong là chương trình phần hội, trai gái trong làng cùng nhau chuẩn bị đêm hội cồng chiêng, nhảy múa đến sáng mới thôi, đây cũng là dịp để các đôi nam nữ khác bày tỏ tình yêu lứa đôi. 2. Tang ma – một số phong tục tập quán: người thực hiện: Trần Thanh Thủy 2.1 Đám ma người Chăm Islam Đám tang của người Chăm Islam Châu Đốc hoàn toàn theo lễ nghi Islam theo hệ phái Syafi'i. Khi có bệnh nhân hấp hối, gia đình kiêu gọi những người thân hoặc những người hiểu biết ở trong làng đến đọc kinh Qu'ran, mục đích là cho người bệnh có thể ra đi trong thanh thản. -Khi bệnh nhân tắt thở, gia đình làm lễ "pagalao" tức là sự công nhận người ấy đã chết và dùng tay vuốt nhẹ từ tráng xuống trên khuôn mặt người chết. Người chết phải được chôn ngay, nghĩa là chết sáng chiều chôn, chết tối sáng chôn. - Trước khi đem chôn, người chết được tấm rửa cẩn thận theo nghi thức. Tiếp đó được bó trong vải lịm "ka-phanh". "Ka-phanh" là một tấm vải màu trắng với kích thước vừa đủ với người chết ( cấm lãng phí), không được dùng kéo cắt, không được dùng chỉ may và cũng không được dùng thứ vải tốt ( để tránh phân biệt giàu và nghèo), "ka-phanh" được xé ra quấn vào người chết và chừa khuôn mặt lại ( nhưng lúc chưa chôn thì đóng hờ lại đợi lúc đưa xuống huyệt mới mở ra). - Sau khi được bó vào vải "ka-phanh" xong, người chết được đặt trên cái kiệu nằm gọi là "ham-đu" vào được đem tới chỗ chôn ( thường là thánh đường). Huyệt chôn phải sâu, cao khỏi đầu người, chiều rộng phải hơn 1m, theo hướng đông tây. Tử thi nằm lệch về một phía bên huyệt, mặt hướng về phía tây( hướng thánh địa Mecca (Makah)). - Đám tang cấm kèn trống, khóc lóc. Khi người chết được đặc xuống huyệt, người ta đặt một tấm ván (vừa với chiều cao người chết) nghiêng như che người chết vào thành của huyệt không cho đất chạm vào người chết khi đổ đất lấp lại. Tấm ván phải là gỗ mau mục, và người chết phải đặt trực tiếp tiếp xúc với đất, cấm che lót phía dưới ( đất phải trở lại với đất). Cấm chôn theo đồ đạc quần áo tài sản. - Mộ người chết được đặt hai phiến đá (khắc tên họ tuổi, nguyên quán ...) ở đầu và chân. Cấm đấm mộ cao hơn phần phẳng của lớp đất xung quanh. Cấm trang hoàn cầu kì. - Sau khi chôn xong người nhà thường xuyên tới thăm và đọc kinh Qu'ran gọn là "bac hadiah isi kubur". người Chăm Islam không lập bàn thờ vì đây là điều tối kị. Với Islam nói chung và người Chăm Islam nói riêng những người mình thương yêu chỉ được tôn kính chứ không được tôn thờ vì tất cả đều là tạo vật của Thựơng Đế, chỉ có Allah, Đấng duy nhất được và xứng đáng được tôn thờ mà thôi. 2.2 Đám ma người Chăm Bà La Môn * Theo quan niêm của người Chăm Ninh Thuận cái chết không hề làm đứt quãng các mối quan hệ giữa người chết với họ hàng thân thuộc của người đó. Họ cho rằng ngoài cuộc sống trần gian còn có các cuộc sống ở bên kia thế giới, do vậy người chết, theo họ chỉ là sự chuyển đổi chỗ từ thế giới này sang một thế giới khác, ở đó linh hồn người chết cũng tham gia vào những công việc hàng ngày, có tác động ảnh hưởng tốt, giúp đỡ, che chở những người họ hàng thân thuộc hoặc ngược lại, mang đến những tai vạ cho những người này. Những quan niệm trên, ở mức độ đáng kể, đã xác định được mối quan hệ tới cái chết của con người và những hành động, cách thức chôn cất. - Để tiễn biệt người quá cố về thế giới bên kia, người ta phải thực hiện rất nhiều lễ nghi khá phức tạp.Hoả táng của người Chăm Bàlamôn đóng một vai trò rất quan trọng trong lễ nghi tôn giáo của họ. Người Chăm Bàlamôn quan niệm rằng khi người ta chết phải làm lễ hỏa táng để linh hồn người chết được siêu thoát lên thiên đàng. Ngược lại nếu người chết không được thiêu thì linh hồn người chết sẽ không siêu thoát, đưa đến việc linh hồn người quá cố sẽ bắt tất cả người thân trong dòng tộc của họ, cho nên người Chăm Bàlamôn rất coi trọng tục hỏa táng. Trong đạo Bàlamôn chia làm hai phái: phái thiêu và phái chôn, nhưng người theo phái chôn rất ít, không đáng kể. * Trong lễ hỏa táng có rất nhiều lễ nghi phức tạp và có sự khác nhau giữa đám tang của các tầng lớp trong xã hội do ảnh hưởng chế độ đẳng cấp của Ấn Độ. - Người Chăm đã chia xã hội thành nhiều tầng lớp khác nhau: tầng lớp tu sĩ, tầng lớp người giàu và cuối cùng là người nghèo. Ngoài ra tục hoả táng còn quy định nghiêm ngặt như đối với đứa trẻ dưới 15 tuổi chết thì chỉ chôn không được thiêu. Đối với người lớn chết cũng chia ra làm 2 trường hợp: chết bình thường và chết không bình thường + Loại chết bình thường: chết vì bệnh, chết do già. + Loại chết không bình thường: chết tai nạn xe cộ, chết vì thú dữ, chết trận, chết vì sông suối… và chết ngày đại kỵ (ngày hết trăng mùng một). Tục còn quy định khi người bệnh hấp hối, sắp chết, tất cả những người trong gia đình và dòng họ phải đến canh chừng ngày đêm, vì họ quan niệm rằng khi người chết tắt thở phải có người thân bên cạnh chứng kiến mới được coi là “chết tốt”, nếu người chết không có sự chứng kiến của người thân là điều không lành, “chết xấu” (ha mưtai phào). Vì vậy họ chuẩn bị tất cả lễ nghi liên quan đến tục hỏa táng rất cẩn thận và chu đáo. Nghi lễ tang ma của người Chăm theo đạo Bàlamôn có hai giai đoạn: hoả táng và nhập Kút. - Những người thuộc tầng lớp tu sĩ và quý tộc cử hành đám tang lớn, có thầy pasế làm lễ. - Những người thuộc hạng bình dân, nghèo khổ, lao động chân tay thì chỉ được cử hành đám tang nhỏ, và chỉ có hai thầy làm lễ. Trong đám thiêu cũng chia ra làm hai loại thiêu tươi và thiêu khô. + Thiêu tươi: là hình thức hỏa táng thông thường đối với một người chết bình thường, chết lành và không vào dịp kiêng kỵ hay vào thứ năm hàng tuần. + Thiêu khô: tiến hành đối với người chết xấu, gặp thời gian kiêng kỵ, sát sinh của đạo Hồi giáo Bà Ni (plàn clék ớ) hoặc tháng ăn chay, hay chết khi gia đình không đủ tiền bạc để làm hoả táng luôn… Người chết được chôn tạm, cho đến khi có điều kiện, chọn thời điểm tốt sẽ bốc mộ lấy hài cốt để thiêu. * Những người chết được chôn trong các trường hợp sau: - Trẻ em dưới 14 tuổi, không phân biệt gia đình tu sĩ hay thứ dân, trai hay gái đều phải chôn. Người Chăm quan niệm, trẻ khi chưa đến tuổi trưởng thành nếu chết thì phải chôn để chúng trở về cát bụi. - Những người được coi là dòng dõi thấp hèn trong xã hội cũng phải chôn. - Có những dòng họ khá giả, nhưng theo tập tục của dòng họ cũng phải đem chôn. Người ta gọi những dòng họ này là dòng chôn. Đó là dòng Yali - Yanguk ở Phước Lập, xã Phước Nam, Ninh Phước, Ninh Thuận và dòng họ ở làng Thanh Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình Thuận. * Lễ Thi Mư Tai ( lúc tắt thở ) Sau khi người bệnh tắt thở, tang chủ mời thầy pôsà, pasế về để lo việc hỏa táng. Theo quy định của người Chăm đạo Bàlamôn, nếu người chết bình thường thì làm lễ rửa tội tại nhà, chết không bình thường, bất đắc kỳ tử thì phải mang ra đồng ruộng hoặc một cái lán nào đó. Người ta đặt người chết theo hướng đầu quay về phía Bắc, thi hài được đắp một khăn trắng. Thầy pasế bắt đầu mang một cái bình nước, trầu cau, tay cầm mộc trượng (cây để vẽ bùa chú) đi đến bờ sông đọc vài câu bùa chú, làm lễ xong ông thầy nhét trầu cau xuống dưới cát, sau đó múc nước sông đem về để kề bên đầu thi hài và chuẩn bị cho lễ kế tiếp là lễ cho nước. *Lễ cho nước Trong lễ cho nước có các hiện vật như cây mác, 1 cây nến lớn, 1 cây nến nhỏ, một cái nhẫn “mưta” (nhẫn có gắn hột màu đen), và một cái lư hương. Ông thầy pasế lấy ba cọng tranh thắt hình ngũ trảo (loại chim săn, loại rồng cách điệu). Thầy ngồi bên hướng Tây của thi hài, gắn cây nến và chiếc nhẫn vào cây mác, rót nước trong ấm (bình) vào một cái vò gốm (hũ), đốt trầm lên, hương tỏa khói, vỗ tay ba lần. Sau đó dùng một bó bùa nhúng nước hương trầm rảy lên chăn phủ thi hài, tiếp tục đọc kinh chú triệu hồn người chết và xoay đầu người chết về phía Nam. Cuối cùng thi hài được đưa ra ngoài đồng ruộng hay một cái lán cách nhà từ 100-200m. Cùng lúc đó, họ hàng làng xóm đã được tin kéo đến làm giúp. Họ trồng cột, phạt tre, chẻ nứa, kết tranh, để vội vã dựng lên khu đất trống bên cạnh làng, một căn nhà lợp tranh đúng theo kiểu cổ truyền với bao nhiêu cột gỗ, xà, kèo đã định, trực tiếp được các thầy cả chỉ dẫn, để sẵn sàng đưa thi hài ra quàn ở đó, chờ ngày lên dàn hỏa thiêu. *Lễ tắm rửa Người Chăm quan niệm trước khi đưa người chết lên dàn hỏa, thi hài phải được tắm rửa sạch sẽ và kỹ lưỡng. Tử thi sạch sẽ rồi, người ta mặc vào những bộ quần áo đắt tiền, những bộ này thường kết ví ở cổ và gấu nên ngày thường không ai mặc tới, mà những người già cả đều lo may sẵn chờ lúc lâm chung. Lễ tiểu liệm xong đầu quay về hướng Nam. Người chết được thân nhân mặc 1 cái áo, 1 cái quần lót, 1 cái váy nếu là nữ và 1 cái sà rông đối với đàn ông, 1 cái khăn trắng (đính tua 2 bên đầu). Tuy nhiên số lượng mặc áo, quần nhiều hay ít tùy thuộc vào tuổi tác và dòng tộc. - Người chết thuộc dòng dõi quý tộc, giàu có, có chức sắc tôn giáo được liệm 9 cái chăn, 9 cái áo và 11 cái khăn bar cil (loại khăn truyền thống dân tộc có viền tua ở hai đầu). - Người chết thuộc loại trung nông và người có tuổi được liệm 5 cái chăn (váy), 5 cái áo và 9 cái khăn “bar cil” (năm nữ đều giống nhau). - Người chết thuộc tầng lớp nghèo liệm 3 cái chăn, 3 cái áo và 5 cái khăn “mrai” (loại khăn thường không có hoa văn). Đặc biệt trong nghi thức tắm rửa thi hài của họ hàng vua chúa, hoàng tộc, lễ tắm rửa xong phải có nước dừa rửa chân người chết thay cho nước lã. Nhà (rạp lợp bằng tranh) được trang trí bên trong rất lộng lẫy, các nghệ nhân được mời đến để vẽ muôn loài thú, chim phượng, vì họ quan niệm là các con thú sẽ đưa tiễn linh hồn người chết * Lễ cho ăn Người Chăm quan niệm rằng muốn cho người chết qua thế giới bên kia khỏi khổ, thì phải làm thế nào để lúc chết, người ấy không bị đói khát. Bởi thế nên công việc đầu tiên của thầy Pôsà (thầy Cả), là phải lo cho người chết ăn uống, vì ra đi no đủ thì qua bên kia được sung sướng, linh hồn người chết không về quấy phá họ hàng. Lễ cho ăn được bắt đầu với 4 thầy pasế được mời đến làm lễ, thầy cả và một thầy khác nữa sửa soạn một khây gỗ tròn (tlao kai) có chân đựng lễ vật gồm mấy chén nẻ rang, vài bát nước, 2 chén gạo trịnh trọng đem đến đầu người chết. Trong 4 thầy pasế mỗi thầy đều có một nhiệm vụ riêng. Lúc hành lễ, “pôsà” là người điều hành toàn bộ nghi lễ. Thầy Cả hô vài lời thần chú, vừa vạch miệng thi hài, lấy lá cây xúc nẻ, gạo đổ vào 3 lần, sau đó bỏ vào tai, mắt và mũi. Sau đó, lại lấy một cành lá nhỏ, vẩy theo những giọt nước đựng trong bát. Tiếp đến thầy “pasế” khác lấy những cọng tranh, buộc vào bông điệp đặt lên thây ma và tạo hình hài bằng mảnh tranh do thầy kết lại tượng trưng cho lục phủ ngũ tạng của người quá cố. Sau những nghi lễ trên, ông pôsà chấp vấn sự thành tâm cúng kiến của người thân để trình lên thây ma. Xong cuộc lễ, các thầy pasế được ăn uống, nhạc kanhi được nổi lên. Riêng thi hài có một mâm cơm gồm 1 trứng gà, 1 chén cơm và muối, sau đó một thầy “pasế” đem mâm cơm ra trước rạp lấy một ít cơm ở mỗi mâm đem ra ngã ba hoặc ngã tư đường yểm tà. Thường thường đêm làm lễ cho hồn ma ăn thì tất cả họ hàng nội, ngoại kéo nhau đến ngã ba hoặc ngã tư đường, đào một cái lỗ vuông sâu một tấc. Trong lỗ cắm một cây đèn sáp, một chum rượu, 1 miếng trầu cau để nhử hồn ma. Một ông thầy cao tay ấn (chao lơng) được thỉnh tới để bắt hồn ma ở địa điểm trên. Ông thầy làm phép bắt hồn ma đựng trên một cái mâm (bàn tổ) trên mâm gồm 2 chai rượu, trầu cau và một cây đèn sáp, thầy quỳ gối trước mâm lễ vật, mặt hướng về phía đông, miệng khấn thần linh. Khấn xong, đứng dậy, tay phải cầm cây gậy dài bằng mây, bước ra khỏi mâm lễ vài bước, rồi kêu to tên người quá cố, vừa kêu vừa hú và tự trả lời lấy: “Dạ tôi là H… xin đến trình diện thầy”. Ông thầy bảo: “À, nếu mày là H… xin hãy đến ngay lỗ ta để sẵn miếng trầu và ly rượu, có cả thân nhân, họ hàng nội ngoại của mày đang đợi ở đó”. Thầy vừa nói vừa đi đến chỗ lỗ đã đào, ngồi xuống và cầm ly rượu bảo: “Này mày hãy uống đi, rượu ngon lắm đừng ngại gì cả”. Khi ấy mọi người đều im lặng để tâm về hồn người chết và hồi hộp chờ xem. Bỗng thầy la to: “Tao sẽ giết mày, vì mày nghe lời xúi giục, không tưởng nhớ đến họ hàng con cháu, định làm chuyện xấu xa”. Vừa nói thầy vừa lấp miệng hố lại rồi đặt một hòn đá lên trên, thêm một lá bùa trấn tà. Xong, thầy lấy một cái chày giã gạo đặt ngang nơi miệng hố. Mọi người có tuổi trùng với tuổi người chết và một số người khác ngồi quanh thầy, thầy vừa đi quanh mọi người, miệng đọc bài trừ ma, đọc hết một đoạn thì hô to: “Phèn phèn tằm đối” (lời hô xua đuổi tà ma). Tất cả đều hô theo, rồi lại tiếp tục. Thầy đọc như vậy gần một tiếng đồng hồ mới dẫn đoàn người tới nhà lễ để dự bữa chè, cháo gà. Lễ cho ăn “plày băn” chấm dứt vào nửa đêm. * Lễ chém cây Lễ nghi này do một ông pôsà và một ông pasế đảm nhiệm, lễ vật gồm 3 chai rượu, trầu cau, 2 cái ly và một cái hũ nước làm phép. Hai thầy “pasế” mỗi thầy cầm một cây chà gạt, 1 cây mộc trượng bước ra đứng ở giữa rạp đọc vài câu thần chú, rồi mỗi ông cầm một cây, đẽo tượng trưng 3 lần rồi giao cho thợ làm đòn khiêng. Sau đó ông hăng (thợ làm nhà) cất một cái nhà mồ gọi là minh khí (dùng để khiêng ngưới chết đem đi hỏa táng). Mỗi góc nhà mồ có dán 4 con hăng (rồng Chăm được cách điệu) và cuối cùng hai thầy đến ngã ba đường đào một cái lỗ, họa hình người chết trong đó, đặt 3 đoạn tre rồi lắp lại. * Lễ hỏa thiêu Nhạc cụ được mang theo, đối với nhà nghèo thường là 1 cái đàn kanhi. Nhà giàu người ta mang theo 2 cái đàn kanhi, 1 cái kèn “sarinai”, một bộ trống “ghinăng”, và 1 cái trống vỗ “paranưng”. Dân làng hôm ấy cũng bỏ cả công việc làm ăn, để vừa giúp đỡ gia chủ mọi việc lặt vặt, vừa lễ vong linh người đã khuất một lần cuối. Khi lễ, mọi thân nhân, dòng họ đàn ông cũng như đàn bà dùng khăn đội đầu quấn ngang lưng, rồi quỳ xuống trước linh cửu, chắp tay lên đầu rồi nhoài mình về phía trước, cứ làm như thế 3 lần. Sau đó, tất cả được mời ăn uống một lần nữa, ngay ở trước cửa nơi để quan tài, để rồi cùng tang gia đưa linh cửu lên giàn hỏa. Trước khi hành lễ, các thầy pasế đều xuống sông hoặc đến giếng nước tắm sạch sẽ, chỉ có một ông thầy pasế ở nhà lo sắp xếp thi hài. Sau khi tắm xong, 4 ông thầy mang chà gạt đi ra chỗ đòn khiêng (khi ấy đã dán bùa chú) và cắm 4 ngọn nến tượng trưng cho 4 vị thần ở hai vai và 2 đồi gối, đoạn khiêng đòn vào để cạnh thi hài. Trong lúc thầy cả đọc thần chú và các thầy khác tụng niệm theo, thì 4 thầy pasế đặt dưới lưỡi chà gạt chụm vào nhau vào giữa đòn khiêng, ngụ ý muốn diệt trừ cho hết hồn ma còn nằm ở đó. Thầy posà dẫn thầy pasế đi vòng phía đông đến một cái rạp điểm lại mọi vật phẩm lễ nghi, rồi vòng qua hướng tây để vào rạp (cái nhà lợp bằng tranh). Nhạc “kanhi” nổi lên, mỗi thầy đều có một mâm cơm đem ra xếp trước rạp làm phép rồi lấy một ít cơm đem tống yểm bùa ở ngã ba đường. Trong lúc này dân làng xúm vào, miệng hô những câu thần chú. Sau quan tài là người thân thuộc, dân làng, mang theo gia tài của người quá cố. Tục lệ Chăm là người chết cũng được hưởng gia tài, như người sống. Phần chia của họ phải đem thiêu cùng lúc với thi hài. Ra khỏi làng, tới một cái gò khá rộng, thầy cả đứng lại, ra lệnh cho những người khiêng đổi đầu thi hài, ý muốn là cho hồn người chết không nhận được lối về làng, để khỏi tìm ám những người mà hồn không ưa. Đến điểm hỏa táng ở một khu đất kế đó, thầy cả miệng hô thần chú, tay cầm mồi lửa cháy to, châm vào các mồi sáp đã đặt lúc trước, để ngọn lửa bừng lên. Khi đám cháy đã khá lớn, các thầy mới rút gậy ra. Những cục sáp vướng lại càng cháy mạnh. Lửa bén cháy hết áo, quần, chăn màn, nồi, chén… rồi đến thi hài. Nửa giờ sau, trên đống củi, một thầy pasế cùng với người con cả cầm một cây rựa cán dài, một cây cuốc và một cái hộp đựng dầu, lấy rựa chặt đầu người chết rời khỏi cổ rồi móc ra. Cạnh đó người ta đào sẵn một cái lỗ đặt vừa cái sọ nằm ngang, rồi chính người con cả cầm cuốc bổ sọ ra làm hai, người ta dóc cho óc long ra hết, chỉ còn lại mảnh sọ. Lửa vẫn cháy hết đám xương tàn. Người ta lấy cái sọ đập ra từng mảnh lấy dao gọt lại cho tròn như đồng tiền, rồi đem mài cho nhẵn. Đàn ông phải lấy 7 miếng, đàn bà thì lấy 9 miếng. Nhìn xương có cứng rắn hay không, tròn nhẵn nhụi hay không, người ta có thể đoán được số kiếp của người chết ở thế giới bên kia. Hiện nay người Chăm Bàlamôn chỉ lấy 9 miếng xương trán cho cả nam lẫn nữ. Những mảnh xương trán này được rửa sạch, lau khô và để vào những hộp nhỏ bằng đồng, bạc hay vàng tùy theo gia đình giàu hay nghèo, sau đó đem về nhà chôn chờ ngày nhập kút. Sau lễ hỏa thiêu các thầy pasế được gia chủ biếu một số hiện vật có giá trị lớn như 1 con trâu, nhẫn vàng, lọ bằng bạc, quần áo quý giá… Tiếp lễ hỏa thiêu là đến các đám tuần: tuần 3 ngày, tuần 7 ngày cho người quá cố. Hai tuần này đều được làm một lúc tại địa điểm hoả thiêu. Lễ vật làm tuần gồm có: gà luộc, năm nắm cơm, canh và 5 cái bánh, một mâm có đặt hộp “klong” đựng xương trán người chết, dưới có một lớp gạo, trên phủ 1 bộ y phục. Sau đám tuần 7 ngày, còn các đám tuần tháng, tuần năm. Nghi thức giống như đám tuần 3, 7 ngày nhưng đám tuần tháng, tuần năm thì làm tại nhà người quá cố. Lễ tuần của người Chăm Bàlamôn giống như đám tuần của người Hồi giáo Bàni nhưng cách làm và lễ nghi khác nhau. * Lễ nhập kut Khi một người thường dân chết, tang lễ cử hành ngay ngày hôm sau; nếu là người quý tộc hay quan lại đại thần thì ba ngày sau, nếu là vua thì 7 ngày sau mới làm lễ tang. Thi hài được bỏ vào quan tài và đặt vào một chiếc xe có phường kèn đi theo và theo sau là người trong gia đình, dù là đàn ông hay đàn bà đều cạo trọc đầu để tỏ “lòng hiếu” vừa đi vừa khóc. Khi đến gần một con sông thì họ thôi khóc, đặt xác lên đống củi rồi đốt, sau đó nhặt lấy tro than cho vào một cái lọ bằng đất, đem ném xuống giữa sông. Mọi người về nhà, hết sức trầm ngâm, tránh không làm một tiếng động, không nói một lời nào, có lẽ để linh hồn người chết không tìm được đường về làm động dân làng. Nếu người chết thuộc dòng quý tộc hay giữ một chức vụ quan trong vương quốc, tang lễ phải cử hành ở cửa sông, tại đó tro than đựng trong lọ làm bằng đồng được vứt xuống nước. Đối với vua thì dùng lọ bằng vàng và được ném xuống biển Bảy ngày sau người ta đem hương trầm đến khóc ở quanh đống tro củi của dàn thiêu, và cứ như thế làm bảy lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau bảy ngày. Đến trăm ngày và đến năm thứ ba người ta lại cúng người chết. Những quả phụ không ba giờ tái giá và để cho tóc mọc dài đến khi già. Tuy nhiên theo phong tục Ấn Độ thì người vợ nên tự thiêu ở ngay trong dàn thiêu của người chồng, tục đó đã được coi trọng ở người Chăm, ít ra là đối với những người có phẩm cách tốt. Ngày nay nghi lễ hỏa táng người Chăm Bàlamôn không còn làm giống như ngày xưa nữa. Họ thiêu người chết, lấy xương trán (sọ) bỏ vào klong, tro thiêu thi hài đem bỏ xuống ao, gom hộp klong của nhiều người lại làm lễ nhập kút. Kút giống như nghĩa địa, kút là một tượng đá thường lấy ở sông hoặc biển, xưa kia được các nghệ nhân làm giống như “linh ga” biểu tượng của thần Civa. Theo quan niệm của Bàlamôn Ấn Độ, khi người chết phải thiêu hủy xác, linh hồn sẽ được lên thiên đàng, các xương cốt và tro đổ xuống ao hay sông suối. Người Chăm theo đạo Bàlamôn Việt Nam quan niệm giống như Bàlamôn Ấn Độ, tuy nhiên có sự khác nhau về kút. Sau khi hỏa táng, thân nhân của người chết lưu lại các mảnh xương trán để đưa vào kút, hầu tưởng nhớ người quá cố. Đầu tiên họ tạm chôn klong ở những nơi kín đáo thường là ở dưới những cây cổ thụ, về sau phòng ngừa nạn trộm cắp họ đem chôn ở gần nhà vì hộp klong dùng để đựng xương trán của người quá cố là vua chúa hay nhà giàu, thường làm bằng vàng hay bằng bạc, người nghèo làm bằng đồng. Một tháng sau khi hỏa táng họ làm lễ thay trầu cau trong hộp klong, xong họ chôn lại và phải chờ có nhiều hộp klong (tức 5-10 người chết) mới tổ chức làm lễ nhập kút. Thời gian nhập kút lâu hay mau tuỳ theo dòng họ có người chết. Nhưng không phải tất cả những người chết đều được nhập kút. Muốn vào kút người chết bắt buộc phải có một số điều kiện sau đây: - Chết bình thường như chết già, chết bệnh có sự chứng kiến của thân nhân. - Thể xác phải toàn vẹn không đui, què, tàn tật. - Không phải chết tai nạn, chết đuối, chết trận. - Không lai về dân tộc và tôn giáo. Xương cốt của những người không hội đủ điều kiện trên thì phải lập kút khác ở ngoài hàng rào của kút dòng họ gồm những người chết trong sạch (Hội đủ điều kiện đã quy định về lễ nhập kút). Ở làng Chất Thường, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước trong một kút phân chia ra làm hai khu vực: khu vực chính và khu vực phụ. - Khu vực chính (kút chính) được cất trên một gò đất cao, có một cái nhà nhỏ lợp bằng tranh rất đơn sơ, không có vách ngăn, rộng trung bình 8m, dài 12m. - Khu vực phụ (kút phụ): những người chết không hội đủ điều kiện trên người ta lập kút chôn ở ngoài vòng khu vực chính. Trong vòng rào đặc biệt có một kút đứng riêng lẻ đó là kút của những chàng rể mà dòng họ đã điêu tàn, không còn ai nương tựa. Các kút được xếp hàng ngang hướng về phía Bắc. Kút ở giữa là tượng kút “pô thì” (vị sáng lập ra dòng họ). Kút này chỉ tượng trưng không chôn xương cốt ở phía dưới. Kế tiếp tượng pô thì, ở tay phải là tượng kút của nữ giới, phía bên trái tượng kút pô thì là tượng kút đàn ông. Ngoài ra trong dòng họ có chức sắc sẽ lập kút riêng gần bên tượng kút của đàn ông. Cấu trúc của kút bao giờ cũng có 3-4 kút. Đôi khi lên đến 5-9 kút, đây là loại kút có nhiều người làm thầy pasế, làm quan trong triều đình trước kia. Người Chăm thường lập kút vào tháng 1,2,3 và tháng 6 dương lịch (tức plàn tha, chòa, clâu và plàn năm). Và làm vào các ngày thứ ba, thứ tư và thứ bảy, chủ nhật. Thường tổ chức lễ nhập kút vào buổi chiều, sáng ngày hôm sau đưa hộp klong, đến kút (nghĩa địa). Đầu tiên họ làm lễ mở kút để trình báo với “pô thì” xin phép cho nhập kút mới, giới nào, hạng người nào thì đặt theo vị trí theo luật nhập kút đã quy định. Lễ này có sự hiện diện của pôsà, một số thầy pasế, ông katha và bà bóng. Khi làm lễ, người ta mặc áo cho kút, tùy theo địa vị của từng loại, kút pô thì mặc y phục giống như hoàng hậu (công chúa Chăm), các kút thầy pasế được mặc trang phục giống như giáo sĩ Bàlamôn… Sau đó các thân quyến gia đình đều khấn vái linh hồn người chết phù hộ và che chở cho họ. Việc cúng tế xong tất cả họ hàng và người thân trở về nhà, chỉ còn một số người giúp việc cùng với thầy pasế ở lại cho đến 12 giờ đêm mới bắt đầu làm lễ nhập kút. Lễ nhập kút bắt đầu do thầy pasế đảm nhận. Ông gom tất cả các hộp kong lại, lấy xương trán trong từng hộp klong ra, xếp theo thứ tự nam riêng, nữ riêng và người có chức sắc pasế riêng, sau đó cho vào một cái hộp bằng vỏ cây (người Chăm gọi là “clàm” loại vỏ cây lấy ở biển). Tiếp đến thầy pasế dùng cuốc đào sâu xuống ở phía dưới tượng kút khoảng 48-50cm, đặt hộp đựng xương xuống theo thứ tự như đã quy định, lắp lại và cuối cùng làm lễ kết thúc. Lễ hỏa táng của người Chăm Bàlamôn được coi là một nghĩa vụ của người sống đối với người chết. Họ quan niệm người sống muốn tỏ lòng kính trọng người quá cố chỉ thông qua lễ nghi hỏa táng. Tục lệ hỏa táng người Chăm Bàlamôn mang nét đặc trưng riêng, họ coi ngọn lửa hỏa thiêu chỉ làm cháy đi một phần xác. Con người rời bỏ kiếp sống thực tại để chuyển sang kiếp khác, ở dạng siêu hình (linh hồn) nên cái chết chỉ thoảng qua còn linh hồn vẫn còn tồn tại mãi mãi mà sự chuyển hóa đó nhờ vào ngọn lửa. 3. Tục thờ Kut a. Chọn đất dựng Kut Người Chăm quan niệm, khu đất dựng Kut có ảnh hưởng rất lớn đến sự hưng thịnh và phát triển của họ tộc; do vậy, trước khi dựng, người ta phải nhờ thầy Cả sư (Po adhia) chọn mảnh đất có phong thủy tốt. Theo cổ thư thì đất có phong thủy tốt gọi là tanưh mưbhak phải đảm bảo các yếu tố sau: Cao về phía Tây, thấp về phía Đông (glaung pai, bien pur). Có núi phía Nam, có sông phía Bắc (cơk mưnraung, kraung barak). Đất có cỏ cây xanh quanh năm (tanưh mưda el). Đất có phong thủy tốt chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ để dựng Kut còn tùy thuộc vào chất đất tốt hay xấu. Để biết được đất tốt hay xấu Po adhia phải làm lễ khấn thần đất rồi mang 5 hũ cơm rượu mới rắc men bỏ vào 5 hũ nhỏ (hũ chao) đem chôn ở 5 điểm tại khu đất dự kiến chọn, theo thứ tự: Đông Bắc (Esan), Tây Nam (Nailiti) Đông Nam (Agrih), Tây Bắc (Bayap) Và điểm trung tâm (Bathak Canar), có nghĩa là điểm giao nhau của hai đường chéo các điểm trên. Sau 3 ngày đêm, bốc lên, nếu hũ cơm rượu có màu đen, mùi hôi thối có nghĩa là đất xấu (tanưh tabung), coi như thần đất không đồng ý cho làm Kut. Trái lại, nếu cơm rượu có màu trắng, mùi thơm ngon, thì có nghĩa là đất tốt, coi như thần đất đồng ý và cho phép dựng Kut. Po adhia làm lễ cúng tạ ơn thần đất và tiến hành đổ nền (tuh ram). Nền Kut của người Chăm có hình chữ nhật, mặt Kut theo hướng Bắc. Tiếp theo Po adhia mang lễ vật đi thỉnh đất gò mối. Theo cổ thư, thì phải tìm cho được 5 gò mối có địa thế giống như 5 điểm đặt hũ cơm rượu. Trong thực tế, rất khó tìm được địa điểm như thế, nên Po adhia áp dụng phương châm pháp thuật cao không bằng mưu chước giỏi (Sunuw jai pak, glaung anngak bbwak di sunuw), chỉ lấy 5 điểm khác nhau trong một gò mối, mỗi điểm 3 cục, gói vào 5 miếng vải trắng đánh dấu điểm lấy rồi mang về chôn tại 4 điểm gốc của khu đất dựng Kut. Còn điểm trung tâm dành để chôn với biểu tượng người trụ trì (Po di) thể hiện sự sinh sôi nảy nở như con mối, con kiến. Sau đó Po adhia làm lễ tẩy uế khu vực đất để dựng Kut (Balih tanưh Kut). b. Dựng Kut: Sau khi đã chọn đất dựng Kut xong, Po adhia tiến hành chọn hòn đá làm biểu tượng Kut. Theo cổ thư, Kut của người Chăm Bàlamôn có 3 biểu tượng chính và chọn đá theo tiêu chuẩn sau: Patuw po di – biểu tượng chủ trì, dân gian còn gọi là biểu tượng bà Chúa Xứ (Patuw Po Inư Nưgar): Hòn đá này phải chọn ở biển, để thể hiện sự bao dung như biển cả. Patuw likei có nhĩa là biểu tượng đàn ông, phải chọn đá trên núi, thể hiện “công cha như núi Thái Sơn”. Patuw kamei có nghĩa là biểu tượng đàn bà, phải chọn đá ở sông để thể hiện “sữa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Các hòn đá ấy có hình bầu dục, không tì vết. Hòn đá Po di to và cao hơn 2 hòn đá kia. Nếu là họ thuộc dòng quý tộc, có chức tước trong xã hội, thì các biểu tượng đá được ghè đẽo và tạc hoa văn công phu và tinh tế. Từ ngày khởi công xây dựng cho đến ngày hoàn thành phải mất 1 tháng, vì họ còn phải chọn những ngày tốt để thực hiện các nghi lễ liên quan. Người Chăm Bàlamôn thường làm lễ dựng Kut vào các tháng: 3,6,8,10, 11 lịch Chăm, nhưng tốt nhất là tháng 11 (bilan Pwix) – tháng mà cộng đồng người Chăm quan niệm là tháng dùng để làm lễ tấn phong cho đẳng cấp tu sĩ Bàlamôn (Pok paxeh). Được ngày giờ tốt, Po adhia làm lễ thỉnh biểu tượng về nơi chuẩn bị dựng. Họ dùng 3 cái chăn trắng làm võng khiêng 3 biểu tượng về, tiếp theo Po adhia làm lễ tẩy uế các biểu tượng. Đợi đến lúc đêm khuya thanh vắng, khoảng 1 giờ đến 4 giờ sáng, tiếng Chăm gọi là atuk krưh pak mưlam giờ mà cộng đồng người Chăm quan niệm là thiêng liêng nhất, để hạ giới làm việc với thượng giới; các loại thảo mộc ra hoa kết trái; các nhà Thiền sư (Po adhia) thiền định dùng lửa tâm đốt mọi điều ác, để thanh khiết hóa cái Tâm thì Po adhia bắt đầu làm lễ dựng các biểu tượng theo hướng Đông - Tây, trước hết là biểu tượng Po di ở giữa kèm theo 3 cục đất gò mối. Tiếp theo là biểu tượng đàn ông ở phía Đông và biểu tượng đàn bà ở phía Tây ở bên cạnh. Sau đó, các biểu tượng được thắp sáng bằng nến sáp ong. Po adhia làm lễ nhập hồn cho các biểu tượng (craih mưta yang) tức khai mắt thần, rồi dùng nước cát lồi (ia mu) tắm rửa cho biểu tượng, sau đó lau khô, phủ trang phục lễ. Tiếp theo, Po adhia cùng với Kadhar, Pajuw làm lễ tế biểu tượng, rồi họ múa mừng suốt đêm, xem như các biểu tượng đã được thần linh hóa và họ làm xong ngôi nhà tổ tiên. Dần dần, theo sự phát triển của con người và xã hội Chăm, kéo theo sự biến đổi mô hình Kut từ 3 biểu tượng đến 5, 7…biểu tượng. Các biểu tượng này không chọn theo tiêu chuẩn biểu tượng chính. Họ chỉ chọn chung những hòn đá thiên nhiên, có hình bầu dục không có tì vết. Ngày nay, đa số Kut của mỗi tộc họ người Chăm Bàlamôn là 3, 5 hoặc 7 biểu tượng, gồm: Mô hình Kut 3 biểu tượng dành cho tộc họ chỉ có một nam và một nữ, không có người chết xấu. Mô hình Kut 5 biểu tượng dành cho các tộc họ có chức sắc Bàlamôn và người có chức tước trong xã hội. Biểu tượng này được đặt chung với biểu tượng chính về phía Đông. Mô hình Kut 7 biểu tượng có hai biểu tượng đặt ngoài, do đó người Chăm Bàlamôn gọi là Kut lingiw hay còn gọi là Patuw lihin. Ngày nay, có tộc họ đặt 2 biểu tượng này chung với biểu tượng chính, nhưng phải có hòn đá chắn ngang để phân ranh giới. Tiếng Chăm gọi là Patuw cơng thành một dãy gồm 7 biểu tượng. c. Nhập hài cốt vào Kut (Ba talang tamư Kut) Người Chăm Bàlamôn sau khi qua đời phải làm đám hỏa táng nên gọi là Chăm cuh, nếu không, họ quan niệm hồn người quá cố sẽ trở thành ma đói, rách rưới lang thang, sẽ bị quỷ dữ xúi giục về ám hại các thành viên trong dòng tộc. Sau lễ hỏa táng, Người Chăm Bàlamôn lấy xương trán gọt tròn và mài nhẵn như đồng xu làm thủ tục rồi đưa vào Klaung để thờ tự qua các lễ: 30 ngày (patrip bak balan), mãn năm (patrip klauh thun) và lễ tiễn đưa (patrip palau). Qua 3 lễ trên mới đem hài cốt nhập Kut được. Tuy nhiên, việc đem hài cốt nhập Kut được tuyển chọn khá phức tạp theo các tiêu chuẩn sau: - Người đó không tật nguyền từ lúc sinh thời cho đến khi tắt thở. - Không mắc các chứng bệnh: ho lao, hen suyễn, kinh phong… - Lúc tắt thở có người đỡ. - Các trường hợp chết ngoài đường, ngoài sá, chết bất đắc kỳ tử, tự sát… hài cốt không được nhập Kut chính mà chỉ nhập vào Kut phụ (patuw lihin). Trong tộc họ khi có số lượng hài cốt từ 15 đến 20 thì họ tổ chức lễ nhập Kut. Lễ nhập Kut do Po adhia chủ trì cùng các chức sắc kadhar, pajuw. Sau lễ nhập Kut, cả tộc họ kiêng cúng tế trong một năm. Đến khi làm lễ mở cửa Kut (pơh bbơng kut) mới được làm lễ cúng tế theo tín ngưỡng dân gian. Lễ nhập Kut là lễ nghi cuối cùng của các nghi lễ vòng đời. Sau lễ này cộng đồng người Chăm tin là linh hồn người quá cố đã về đến xứ sở tổ tiên (nau tơl nưgar muk kei). Từ đó, mỗi năm cả tộc họ chỉ cần cúng 5 mâm cơm, cặp gà, hoa quả. Đàn bà là người giữ vai trò lo việc cúng tế tổ tiên. 4. Tục sinh đẻ - Theo quan niệm của người Chăm, mục đích của cuộc hôn nhân là sinh đẻ con cái đặc biệt là con gái, để có người nối dõi dòng họ. Ngược lại không có con là điều bất hạnh lớn nhất cho các cặp vợ chồng. Những người đàn bà lập gia đình mà không có con thường xin con hoặc cháu của chị em mình nuôi, để nối dõi và trông coi gia đình. - Ở người Chăm trước đây cũng như hiện nay, phụ nữ có thai phải kiêng cữ nhiều thứ, không được ăn đu đủ bởi sợ hài nhi mai kia có khuôn mặt na ná dạng hình trái đu đủ không ai ưa. Họ không ăn chuối hột, đặc biệt không ngồi ở lối cửa ra vào bởi sợ tà ma làm cho đau yếu, ngoài ra không dùng bát đĩa để ăn cơm vì họ sợ rằng thai nhi lớn giống như cái bát, đĩa, sẽ đẻ khó. - Phụ nữ Chăm thường đẻ ngồi ở trong buồng được che kín, hai tay vịn chặt vào cột nhà hoặc nắm chặt vào người thân. Trong thời gian sinh nở, theo phong tục không cho phép người khác tới gần trừ bà mẹ và bà mụ. Sau khi đứa trẻ sinh ra bà mụ cắt rốn bằng một vật bén như dao hay bằng một mảnh tre hoặc cây giang (nôi), đồ cắt rốn chỉ dùng một lần rồi bỏ. Nhau được đem chôn ở trong khuôn viên nhà, có khi chôn ở trước cổng nhà để đứa trẻ lớn lên sẽ giỏi và khôn ngoan. Người ta phải lựa những giờ vắng để chôn nhau chẳng hạn vào lúc xế trưa, khi chôn phải lặng thinh, không được nói chuyện. - Trước đây sản phụ Chăm nằm sinh trong một cái chòi riêng. Sản phụ nằm ở đây trong một tuần lễ, xông hơ bằng lửa ngọn nên gọi là “nằm lửa lớn”. Thời gian này việc kiêng cữ rất được chú ý, cấm các phụ nữ đến thăm trừ người thân, vì sợ sản phụ lây chứng bệnh do người khác mang tới vì “máu còn non”. Qua một tuần bà mụ làm lễ vái tổ và đưa sản phụ vào nằm trong nhà, xông hơ bằng lửa than, và từ đó hết kiêng cữ. Đứa trẻ, sau khi cắt rốn thì cho tắm rửa bằng nước nấu với lá có mùi thơm để nguội và quấn tã bằng quần áo cũ của bố mẹ để đứa trẻ quen hơi bố mẹ nó. - Thông thường khi trong gia đình có người sinh đẻ, người ta đốt một đám lửa ở giữa sân để mọi người biết. Trước sân nhà người ta còn đóng một cây cọc, chẻ đầu cọc ra, lấy một cây lửa đã tắt dắt lên. Sinh con gái thì đầu lửa quay vô, sinh con trai thì đầu lửa quay ra với ý nghĩa là con gái thì ở với mình, con trai lớn lên theo vợ về nhà khác. Sau đó người ta treo nhánh xương rồng trước cổng ra vào, 7 ngày cho con trai và 9 ngày cho con gái. Đủ ngày thì hốt bếp nhổ cọc, có nơi không có định ngày, mà treo cho đến khi hết kiêng cữ thì thôi. Để giữ gìn cho đứa trẻ khỏi tác động có hại của các lực lượng siêu nhiên, người ta áp dụng các biện pháp như đeo bùa chú, đeo vòng (làm bằng dây).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét