Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

DÂN TỘC KHME


                                            DÂN TỘC KHME


1.    Giới thiệu chung

Người Khmer ở ĐBSCL là một trong 54 dân tộc Việt Nam. Tên gọi Khmer là tên được chính cộng đồng người Khmer ở ĐBSCL tự gọi, bắt nguồn từ tiếng Pali – Sanskrit gọi là “Khemara” có nghĩa là bình an và hạnh phúc. Một số tài liệu cho biết, trong quá trình hình thành và phát triển cộng đồng người Khmer ở ĐBSCL còn có nhiều tên gọi khác như: người Kinh gốc Miên, người Khmer Krôm (Khmer vùng dưới), người Thổ, người Miên, người Cao Man, người Kam Pu, người Kam Bốt (Campodge), Cur, Cul, Cu…
Người Khmer có mặt từ rất sớm ở vùng ĐBSCL. Họ là cư dân nông nghiệp sinh sống lâu đời ở vùng đất này. Theo tài liệu lịch sử thì từ thế kỷ X trở đi, khi nước biển rút dần làm cho vùng ĐBSCL hiện lên những giồng đất lớn, sau này được xác định là địa bàn thuộc tỉnh Sóc Trăng và Trà Cú của Trà Vinh ngày nay.Từ khi có những giồng đất này dân di cư từ khắp nơi đổ về, trong đó có người Khmer từ Campuchia sang. Trong những ghi chép sớm nhất về vùng ĐBSCL, người ta đã thấy người Khmer đến cư trú trên các giồng lớn ở vùng này  và sớm tổ chức thành những vùng môi sinh xã hội đầu tiên. Theo ý kiến của ông Sơn Phước Hoan – Trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tại Hội thảo Khoa học “Vì sự phát triển của ĐBSCL” thì: “Dân tộc Khmer và người Khmer ở Campuchia vốn có cùng tộc người, chung lịch sử trong quá khứ xa xưa, cùng ngôn ngữ, có chung tôn giáo và giống nhau về đặc trưng văn hóa tộc người. Song họ là hai nhóm người  thuộc hai quốc gia riêng biệt. Người Khme Nam Bộ là một dân tộc thiểu số trong gia đình dân tộc Việt Nam, người Khmer ở Campuchia là dân tộc đa số trong cộng đồng dân tộc vương quốc Campuchia. Lịch sử phát triển của dân tộc Khmer ở Nam Bộ và người Khmer ở Campuchia có những đặc thù khác nhau.”
Theo kết quả điều tra dân số năm 2003, dân tộc Khmer có khoảng 1.112.286 người. Sự phân bố dân cư không đều, chủ yếu tập trung ở các tỉnh: Sóc Trăng (khoảng 350.000 người = 28.5% dân số tỉnh), Trà Vinh (khoảng 320.000 người = 28.5% dân số tỉnh), Kiên Giang (khoảng 180.000 người), An Giang (khoảng 85.000 người), Bạc Liêu (khoảng 59.000 người), Cà Mau khoảng 24.000 người), Vĩnh Long (khoảng 22.000).
Người Khmer ở ĐBSCL sống trong các phum, sóc, rải rác theo từng cụm lớn, hoặc xen kẽ với các xóm làng của người Kinh, người Hoa hoặc người Chăm. Các phum, sóc của người Khmer hợp thành từng dải dọc ven các  giồng cao, trên các gò phù sa cổ hoặc trên các vùng đất cát pha với đất thịt, trên đất ruộng ven các kênh lạch hoặc dọc theo các trục đường đi hay là ven các chân núi. Do có các cư dân từ nhiều nơi khác đến khai thác, mật độ cư  dân ở vùng ĐBSCL ngày càng tăng, đất đai ngày một hiếm nên người Khmer phải khai thác thêm các vùng ven giồng, vùng giữa cánh đồng lúa hoặc vùng đất bồi để làm nơi cư trú và sinh sống. Có những người cư trú quanh những thị trấn, thị xã như: Phường 5 thị xã Sóc Trăng, Phường chùa Phật Lớn ở Rạch Gía…Cuối cùng là hình thức cư trú theo dạng  “vành khăn” của các làng quanh chân núi Ba Thê hay vùng Bảy Núi, An Giang. 
Do điều kiện về môi trường tự nhiên và xã hội mà người Khmer cư trú ở những nơi khác nhau, với những đặc thù riêng:
   - Vùng ven biển (các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau): Do cư trú với người Kinh, người Hoa và người Chăm nên nhiều người Khner có quan hệ hôn nhân với các tộc người khác.
   - Vùng gần biên giới với Campuchia ( tỉnh An Giang, Kiên Giang, nhất là ở vùng cư trú nằm giữa Bảy Núi (Thất Sơn) và tứ giác Long Xuyên:Đây là vùng thường ngập nước vào mùa mưa nên các phum, sóc của người Khmer nằm trên các sườn đồi, các giồng đất trải dài ven theo các kênh rạch, ven bờ sông, bờ mương. Vì vậy nhà thường hướng ra các con đường chính, phía sau nhà gắn với đất vừờn, đất rẫy hoặc đất ruộng.


                       


Do sống trên một vùng đất màu mỡ nên cuộc sống của đồng bào nhìn chung khá sung túc. Giồng chính là lớp phù sa cổ sinh, trên mặt là cát pha đất thịt, dưới sâu có sét và dễ thoát nước. Đây là các duyên hải hoặc các dải đất ven sông  đã trở thành đất liền trong quá trình đồng bằng tiến ra biển.


2. Đồng bào Khmer trong quá trình đấu tranh giành độc lập   
    dân tộc.

Trải qua những giai đoạn khác nhau của kịch sử dân tộc, đồng bào Khmer ở Nam bộ đã cùng đồng bào Việt trong vùng đổ mồ hôi xuống xứ sở  để khai phá ĐBSCL thánh một miền quê trá trù phú và nổi bật lên những hương sắc văn hóa địa phương độc đáo. Đi đôi với quá trình ấy  là quá trình ấy là quá trình đoàn kết, đấu tranh với thù trong, giặc ngoài để bảo vệ cuộc sống, bảo vệ độc lập, tự do ở vùng đất phía Nam của tổ quốc.
Vào những năm nửa đầu thế kỷ XIX  đông đảo nhân dân Khmer Nam bộ đã hưởng ứng cuộc nổi dậy của Acharkuy (hay Chauvai kuy) năm 1820; của Têvasôm năm 1841 ở Trà Cú chống chính sách bất công của triều Nguyễn.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, và nhất là từ khi nhà Nguyễn kí hiệp ước bán nước 1862, người Khmer lại sát cánh cùng người Việt ở miền Nam hưởng ứng ngọn cờ kháng chiến của lãnh binh Trương quyền và ủng hộ cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp của nhân dân Campuchia do nhà sư Pucômbô, Acha, Soa, Sivôtha lãnh đạo.
Năm 1867 Pháp trắng trợn cướp 3 tỉnh miên Tây Nam bộ, nông dân Khmer và nông dân Việt cùng nổi dậy chống thực dân và tay sai mà điển hình là cuộc nổi dậy năm 1927 ở Ninh Thanh Lợi, Bạc Liêu do Chư Choi lãnh đạo.Thống đốc Nam Kỳ thời đó phải thừa nhận “Đây là phản ứng của dân bản xứ, của người Khmer đối với quy chế về đất đai.”
Năm 1931 tại Cà Mau, Bạc Liêu nhân dân Khmer tham gia hội ‘Tương tế Aí Hữu” với người Việt cướp ruộng đất, đòi dân sinh.
Năm 1937-1938 nhân dân Khner phát động phong trào “vay lúa của địa chủ. Một số tấm gương anh hùng quân đội: Châu Pút, Kiên Sắc…
Trong quá trình đấu tranh thì hệ thống chùa Khmer cùng với các vị sư sãi tronh chùa đã có rất nhiều những đóng góp cho Cách Mạng như: Đại Đức Sơn Vong, Đại Đức Thạch Xom…
Sau ngày giải phóng bộ mặt nông thôn Khmer đẫ có rất nhiều biến đổi tích cực. Ruộng đất được phân chia, người nông dân đi vào lề lối làm ăn tập thể theo con đường hợp tác xã. Năng suất lao động tăng, công nghiệp phát triển, cuộc ssống của đồng bào ấm no, hạnh phúc.



3.Một số nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Khmer

Nhà cửa:
Nhìn chung nhà người Khmer giống nhà người Việt, hầu hết là nền đất, vật liệu xây dựng là tre, mây, gỗ, lá (dừa hoặc thốt nốt). Nhà có hai loại chủ yếu là nhà sàn (pteah Khmer) và nhà đất.
Trong nhà đất nếu phân loại theo mặt bằng sinh hoạt thì gồm: nhà nối mái,  rõ nét nhà không chái, nhà có chái.
 Còn phân loại theo kết cấu kĩ thuật gồm: nhà cột giữa (ptéah xon hơn lôn), nhà xuyên trinh.
Phân loại theo vật liệu xây dựng có: nhà thô sơ, bán kiên cố hoặc kiên cố.
Nhà thườg làm theo kiểu mái dài về phía sau. Đồng bào làm nhà thường dùng số lẻ như cao 5m, 7m và cửa thường quay về hướng Đông.
Ở các thị trấn, thị xã hay ngoại ô còn có một số nhà mái ngói, tường xây hay đúc ximăng. Đây là loại nhà mới xuất hiện gần 20 năm nay. Nó mang kiến trúc dập khuôn các ngôi nhà Việt bên cạnh mặc dù bài trí giữ lại một số nét truyền thống.
Ngày nay nhà sàn Khner còn lưu lại rất ít, loại trừ một số nhà dọc biên giới Campuchia và lác đác một số nhà sàn trong chùa Khmer qua kiến trúc xalu, là nơi hội họp của sư sãi và tín đồ.
Có sự tương phản giữa kiến trúc đơn giản của nhà ở với kiến trúc lộng lẫy của chùa Khmer. Vật liệu xây dựng là gạch, vôi, ximăng, sắt. Chính diện quay về hướng Đông, góc mái cong vút được trạm trổ khá tinh vi. Hai bên là hai hàng cột cao, to. Trần chính diện được trang trí nhiều bức họa dân gian lộng lẫy.
 

                             
                                                                    kientruc.gif                 kientrucmien-1.gif



Trang phục:
Trang phục của người Khmer ở ĐBSCL thể hiện rõ bản sắc văn hóa của mình. Váy Xampot  của phụ nữ Khmer quấn ngang hông và giắt về một phía, gấu váy cao trên cổ chân. Váy Xampot thường được là bằng vải tơ tằm, dệt tay, có nhiều họa tiết màu sắc. Aó wên, áo srây hoặc áo tằm wong (tầm vong) là loại áo dài của người Khmer, bằng vải màu đen. Aó được may bít tà, rộng và dài qua đầu gối, cổ xẻ trước ngực nên khi mặc phải chui đầu. Tay áo thường bó chặt, sườn áo có ghép thêm 4 miếng vải dọc từ nách đến gấu. Các loại áo này thường được mặc chung với quần đen như người Kinh hoặc mặc với váy Xampot. Kama là loại khăn rằn có hoa văn hình karô, màu đỏ hoặc màu xanh nổi lên trên nền hình chữ nhật hoặc hình vuông màu trắng, đẹp và bền. Kama còn dùng lau mặt, làm khăn choàng, khăn tắm, quấn đầu, thắt lưng, làm bao đựng vật dụng đi đường và làm võng cho em bé nằm.
Ngày nay do quá trình cộng cư với người Kinh, người Chăm, người Hoa…nên người Khmer mặc giống người Kinh. Chỉ ngày cưới, ngày hội, ngày lễ truyền thống họ mới mặc trang phục truyền thống để đi tới chùa và thăm viếng nhau.

  
                  
                      



Ẩm thực:

Vốn là con cháu của cư dân nông nghiệp, lương thực chủ yếu của người Khmer từ trước tới nay là gạo tẻ, gạo nếp.Từ những nguyên liệu này cũng có thể chế biến thành những món cháo, xôi …khác nhau.
Người Khmer biết làm trên 20 loại bánh :bánh tét, bánh ít, bánh xèo, bánh chuối hấp,…Mỗi loại bánh có một hình thù khác nhau và gắn với một truyền thuyết về nguồn gốc xuất xứ của nó.
           Vd: bánh ống được làm bằng cách đâm gạo tấm cho nát rồi trộn đều với dừa gạo, đường cát trắng rồi bỏ vào ống tre và nướng bằng lửa than. Loại bánh này gắn với truyền thuyết “Bà Tổ” (bòm pong).
Phụ nữ Khmer chế biến nhiều loại mắm khác nhau nhưng có một loại mắm đặc biệt , người Kinh thường gọi chung đó là mắm bò hóc (prohoc). Mắm được làm bằng cá trắng, cá linh hoặc tép. Người Khmer thường nói vui:
                            Prohoc nêm với xom lo
                    Nghe mùi thơm nhột thật là khó quên
                           Ăn rồi nhớ mãi mắm nêm
                   Nơi nào có mắm cho xin thêm nào.
Mắm prohoc có nhiều loại: prohoc ốp (mắm ốp) được làm bằng cá trê vàng hoặc trắng, mắm prohoc với các loại cá gọi là mắm bo. Mắm prohok ang keak còn gọi là mắm tép.
Người Khmer, Việt rất thích ăn bún với nước lèo, nhưng bún, nước lèo của người Khmer thường nêm thêm mắm pohoc và ngải bún nên có hương vị riêng2. Canh chua cũng là món được đồng bào ưa thích.




            





Giao thông:

Chủ yếu đi lại bằng xuồng 3 lá, ghe tam bản,…Điều dặc biệt của ghe thuyền Khmer phải kể tới là ghe “ngo” được dùng trong các cuộc đua hội. Phương tiện vận chuyển cổ truyền trên bộ là xe bò, trâu, cộ trâu…Loại này ở vùng Baỷy Núi có cán dài cong vút, trạm trổ. Ngày nay đồng báo cũng sử dụng các phương tiện vận chuyển hiện đại khác.

Tôn giáo, tín ngưỡng:

Đồng bào Khmer ở Nam Bộ có 3 hình thức tôn giáo chính: tín ngưỡng dân gian, đạo Bàlamôn , đạo Phật dòng tiểu thừa. Đồng bào sùng kính đạo Phật, hầu như mỗi ấp đều có một ngôi chùa. Hiện nay ở Nam Bộ có >500 chùa Khmer. Chùa là tụ điểm sinh hoạt -văn hóa – xã hội của đồng bào. Trong mỗi chùa đều có nhiều sư (gọi là các ông lục) và do sư cả đứng đầu. Thanh niên người Khmer trước khi trưởng thành đều đến chùa tu học để trau dồi đức hạmh và kiến thức : kinh nghiệm sản xuất, chữ Khmer…

Lễ hội:

Người Khmer có rất nhiều lễ hội quanh năm nhưng quan trọng nhất là lễ hội vào năm mới (Chol Chnam Thmay), lễ hội chào mặt trăng (Ok  Ang Bok) và lễ cúng tổ tiên (Donta).
Lễ hội mừng năm mới : Diễn ra vào tháng Chét (lịch Khmer) là thời điểm giao tiếp giữa mùa mưa và mùa khô (khoảng t4 dương lịch). Lễ hội diễn ra trong 3 ngày: ngày thứ nhất (rước Maha Sangkran mới) huyền thoại Thômabal và Kabil Maha Prum; ngày thứ hai ( Wonbôt) dâng cơm sư sãi và đắp núi bằng cát (Puôn Phnôm Khsach), ngày thứ ba (Lơsăk) tắm Phật, báo hiếu.
Lễ cúng ông bà : Diễn ra từ ngày 29/8 à1/9 (âm lịch).Trung tâm lễ hội là tại các chùa và phum, sóc. Ngoài mục đích nhớ tới tổ tiên, ông bà,…lễ hội còn tôn vinh tinh thần đoàn kết của cộng đồng người Khmer trong cùng phum, sóc.
Lễ cúng trăng:  Được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 âm lịch Khmer nhằm tưởng nhớ công ơn vị thần Mặt Trăng đã điều tiết mùa màng giúp con người có được mùa màng bội thu. Các nghi lễ mang đậm nét tín ngưỡng nông nghiệp và phồn thực. Họ đút cốm dẹp vào miệng trẻ em để gửi gắm khát vọng. Trung tâm lễ hội diễn ra tại khu danh thắng trong vùng Khmer, chùa và các phum sóc Khmer.


  
             


Nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật tạo hình

Nghệ thuật biểu diễn bao gồm : muá, âm nhạc, sân khấu là những món ăn tinh thần không thể thiếu trong các hoạt động cộng đồng của người Khmer. Đối với sân khấu Rô Băm, Dù Kê thì âm nhạc truyền thống của người Khmer là không thể thiếu. Ngoài ra người Khmer còn có những loại hình dân ca tập thể: hò kéo cây, hò kéo thuyền…Ayai là môn nghệ thuật dân gian thuộc thể loại hát đối đáp của Khmer với 13 điệu. Hầu hết không một người Khmer nào là không biết ít nhiều về nghệ thuật múa. Một ssó điệu múa như : rom vong (múa vòng), rom khach (múa kiều).
Nghệ thuật tạo hình của người Khmer thể hiện rõ nhất , thành công nhất tại các công trình chùa Khmer. Đó là những ngôi chánh điện, những Sala, tháp đựng cốt…



                                  

       





Thiết chế làng, bản

Phum, sóc  Khmer thường đựoc quan niệm như làng, bản của người Việt, tuy vậy vấn đề là phức tạp hơn. Trong tiếng Khmer phum có nghĩa là đất, thổ cư hay vườn tổng hợp của gia đình trên đất ở. Phum có thể gồm 1 gia đình hoặc 1 vài gia đình có quan hệ huyết thống. Đơn vị hành chính bao gồm nhiều “ phum” gọi là “khum”.Nhưng từ thời Pháp thuộc nó chỉ có nội dung của một đơn vị hành chính tương đương với xã hoặc có thể với tổng. Do đó khum có thể thay đổi quy mô và vị trí theo yêu cầu hành chính.
Sóc là tổ chức xã hội bao gồm nhiều phum. Theo nghĩa rộng sóc có nghĩa là “Sứ”, “địa phương”, “quê hương”. Với tư cách là một đơn vị hành chính thì sóc tương ứng với huyện.

  Tính chất gia đình

Xu hướng trở thành phụ hệ biểu hiện rõ trong hệ thống thân tộc của người Khmer, song trong thực tế tàn dư của hệ thống thân tộc mẫu hệ vẫn còn đậm nét.Gia đình nhỏ là hình thức phổ biến ở vùng Khmer. Trong phum nhỏ có nhà của cha, con gái, và gia đình bà con bên ngoại nếu có. Người đứng đầu là Mê phum. Đứng đầu gia đình nhỏ là người chồng hoặc cha nhưng vẫn phải tham khảo ý kiến vợ trong những công việc quan trọng. Con trai, con gái đều có quyền thừa kế tài sản như nhau.
Hon nhân 1 vợ - 1 chồng là phổ biến trong xã hội Khmer. Trai gái trong 1 phum, sóc thường kết ôn với nhau.

Hôn lễ

Có 3 bước: Lễ dạm hỏi của nha trai sang nhà gái (giai đoạn mối mai)
                   Lễ dạm hỏi khi nhà trai chính thức mang lễ vật sang nhà gái
                    Lễ cưới được tổ chức tại nhà gái.
Trong hôn lễ có các vai trò chính: Ahapơlia-hướng dẫn nghi lễ; Maha- người làm chứng bên nhà trai, Mêba- đại diện nha gái (thường là ông ngoại cô dâu)

Ma chay

Người Khmer  có tục hỏa thiêu. Tùy theo địa vị xã hội, mức độ giàu nghèo mà thời gian hỏa thiêu là khác nhau.Sau khi thiêu tro được cất trong tháp Chêday,  thường xây xung quanh  chính diện chùa. Achapôn coi nghi lễ và ngày giờ thiêu, achadôki trông coi khiêng quan tài châm lửa, đốt và hốt tro cốt.

II.              SINH HOẠT KINH TẾ CỦA DÂN TỘC KHMER.

1.    Sản xuất nông nghiệp

Người Khmer từ xa xưa đã trồng lúa nước và có kinh nghiệm trong việc canh tác lúa nước. Đồng bào phân biệt nhiều loại ruộng đất gieo- trồng và các giống  lúa, biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng loại đất.
Loại ruộng gò (xrê tuôl): Phù hợp với lúa sớm (xrâu sêral) và các giống lúa như néang vơk, néang khlai…
Loại ruộng thấp (xrê tumniếp) : được cấu tạo từ phù sa cận sinh, chứa nhiều đất pha cát, có khả năng lưu trữ nước mưa lâu hơn nên rất thích hợp với giống  lúa mùa (xrâu rơđâu).
Loại ruộng rộc (xrê lattô): nằm giữa hai giồng, tích tụ được nhiều chất hữu cơ, có nước quanh năm, thích hợp với nhiều vụ lúa và hoa màu trong mùa khô.
Loại ruộng lúa nồi (xrê lơn tưk): phổ biến ở vùng tứ giác Long Xuyên, thích hợp kỹ thuật sạ lúa với các giống néang tây, néang dum…
Loại ruộng vùng bưng trũng (xrê chơmrơn): giàu chất đạm nên nông dân Khmer cấy lúa 2 lần. Ở các vùng đất bưng , bàu được cải tạo thành ruộng này, họ thường phát cỏ, đắp bờ, cho trâu bò giẫm đạp cỏ xuống đất bùn để biến thành phân tốt. Loại ruộng này thích hợp với giống lúa có thời gian sinh trưởng dài ngày, cho năng suất cao.
Người Khmer đã có nhiều sáng kiến tạo ra các biện pháp thủy lợi thích hợp với địa thế ruộng đất. Ở vùng đất gò hay vùng đất cao gần giồng, ngoài việc lợi dụng nước mưa để làm ruộng đồng bào còn thường đào các giếng (onđôn ang tữk), ngay giữa ruộng và dùng thùng gánh hay gàu dây (xnack) để kéo nước lên. Trước đây các ao (troplăng) mà ta còn biết được qua sự tích Ao Bà Om, Ao Phật…cũng được đào để lấy nước tưới hoa màu, và đôi lúc cho cả ruộng nhất là các ruộng mùa khô (xrê prăng). Nông dân Khmer còn lợi dụng các đường nước (ô)  để dẫn và chứa nước, khi cần thì tát vào ruộng bằng gàu giai hay gàu sòng (xnach yaung, thloeng). Ở những vùng gần sông rạch và bị nhiễm mặn, phèn : Trà Cú, Long Toàn, Long Phú…đồng bào còn lợi dụng thủy triều lên xuống để đưa nước vào ruộng rồi đắp những đập nhỏ (tronup) để giữ nước xổ phèn hay giữ phù sa lại làm màu.Trước đây do tiếp thu của người Việt, người Khmer thường sử dụng guồng (rohăt luk). Nhưng từ nhiều năm nay, cũng như nông dân Việt, nông dân Khmer đã sử dụng phổ biến các loại máy bơm nhỏ. Khác với hình ảnh mà truyện cổ đã kể lại, Khác với hệ thống thủy lợi của người Khmer ở Campuchia, các công trình thủy lợi của người Khmer nước ta có quy mô nhỏ, không cần huy động nhiều nhân lực. Ở ĐBSCL , ngay từ những ngày còn hoang vu, nhiều thử thách của thiên nhiên Khmer đã tạo ra nhãng hình thức tương trợ trong sản xuất. Các dôk đăy là nhũng tổ chức vần công, đổi công nhằm giúp đỡ nhau trong sản xuất.
Công cụ của người Khmer gần giống các công cụ của người Việt và so với người Khmer Campuchia thì có khác biệt. Ở những vùng đất phù sa ven sông, ven biển, ven rừng  trứơc đây người Khmer thường phát cỏ bằng phảng sau đó dùng loại bừa cào to mà kéo cỏ gom lại thành vồng rồi dùng cây nọc to để xoi đất. Ở những vùng dùng cày thì cày của người Khmer chắc chắn , dài hơn, lưỡi cày xới đất sâu hơn thích hợp với đất đai Nam Bộ.Bừa của người Khmer cũng có răng dài hỏn. Mặt khác việc sử dụng trục lăn  đất  (thlôc) phổ biến hơn ở Campuchia. Người Khmer cũng sử dụng 2 loại cuốc chính là cuốc tai tượng và cuốc tiều. Cuốc tiều đã có từ lâu đời, cán gỗ chắc, lưỡi dày, nặng, khố gãy vì có gờ nối dài ở mặt sau, cán gỗ chắc. Gọi là cuốc tiếu vì người Khmer mua cuốc ở tiệm người Hoa, người Hoa đặt người Kinh làm. Theo ý kiến một số nhà nghiên cứu ở đế cày và viêc dùng lưỡi cày (Phâldèk- Neangcol) bằng săt là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa Khmer- Việt ở ĐBSCL cho phù hợp với thiên nhiên Nam Bộ.
Xưa kia năng suất mỗi vụ trung bình 5-6 giạ/công. Những năm dưới chế độ cũ, nông dân Khmer đã sử dụng phân bón hóa học, máy bơm nước…nên năng suất cao hơn, trung bình 10-11 giạ/công hay 20-30 giạ/ công. Sau ngày giải phóng, tiếp tục truyền thống canh tác và áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh việc trồng lúa nước là ngành sản xuất chủ yếu, nông dân Khmer còn trồng hoa màu trên đất rẫy gọi là Chõm ka. Có 2 loại đất rẫy: rẫy chuyên dùng và rẫy vốn là  ruộng ven làng. Giữa 2 vụ lớn, nông dân Khmer còn canh tác thêm một vụ phụ. Trên đất Chõmka chủ yếu trông đậu khoai , ngô…Cũng có địa phương chuyên trồng đặc sản như: dưa hấu (Cầu Ngang, Long Toàn, Trà Cú); hành đỏ, nhãn ở Vĩnh Châu…
Chăn nuôi ở vùng Khmer nhìn chung vẫn còn gắn với nông nghiệp. Ngoài đa số gia súc, gia cầm nuôi trong sân vườn, có nơi còn nuôi hàng ngàn con vịt tàu để lấy trứng và bán thịt , như một số gia đình ở Cửu Long và Hậu Giang. Ở vùng Tri Tôn , Bảy núi, việc nuôi trâu bò cũng khá phổ biến. Nơi đây còn nhiều trò chơi, tập tục khuyến khích việc nưôi trâu bò. Chợ phiên trâu bò ở núi Sam được đồng bào đông đảo tham gia.

               
 
2.Thủ công nghiệp

Nghề thủ công mây tre đan rất phổ biến ở nông thôn Khmer và thường được tiến hành trong những lúc nông nhàn. Những đồ đựng, đồ chứa, giỏ, xách…,các đồ nghề đánh cá đan bằng tre như lờ, đó, đăng…rất khéo và bền mang nhiều sắc thái dân tộc trong quá trình tạo hình. Nghề đan đệm, dệt chiếu hoa do phụ nữ đảm nhiệm vẫn rất phổ biến  ở Hà Tiên, Minh Hải, An Giang…

                  

Đồng bào Khmer có truyền thống làm đồ gốm từ lâu đời. Ở những di tích khảo cổ số luợng hiện vật gốm rất lớn, có nhiêù loại hình, hoa văn đa dạng. Hai trung tâm làm gốm của đông bào là Tri Tôn và Sóc Xoài (Kiên Giang). Phẩm chất và hình dạng gốm Sóc Xoài có khác vì đất ở đấy không dẻo bằng Tri Tôn. Kỹ thuật chủ yếu dựa vào đôi tay của phụ nữ, chưa có bàn xoay. Bàn dập khắc sẵn các hình kỷ hà và hình răng lược dùng để trang trí. Sản phẩm phơi khô và nung chín ở 600-800 độ. Ngoài các dụng cụ gia đình     sản phẩm gốm  còn phổ biến là nồi (cà om), các cà ràng, bếp lò, các loại trống cúng thần (xko  arẳc)
Ngoài ra ở nông thôn Khmer lác đác còn một số thợ mộc. thợ  nề, và trong thành phố còn có một bộ phận thợ kim hoàn.
Dưới chế đọ cũ, việc nhập các hàng vải đã bóp chết nghề nuôi tằm, dệt vải, chăn nôi của người Khmer. Trước đây làng Lương Hòa-Nguyệt Hóa (Châu Thành- Cửu Long), Cầu Ngang, Trà Cú…có tiếng về nuôi tằm, dệt lụa nhưng nay không còn là một nghề phổ biến nữa. Ở vùng Tịnh Biên và Tri tôn, vì đồng bào còn mặ chăn (Sampôt) nên nghề dệt rất phát triển. Ngoài dêt các loại sampôt, đồng bào còn dệt các loại khăn tằm, khăn đội, được người Việt ưa thích. Cũng ở Tịnh Biên và Tri Tôn, đi đôi với nghề dệt là nhuộm (mặc nưa). Đông fbào lấy trái mặc nưa lúc mới già đem giã nhỏ, quậy với nước lạnh để nhuộm đên hàng tơ lụa rất tốt vì càng ra nắng lại càng lên màu.
   Nơi còn sót lại nghề dệt của người Khmer đó là sóc Tà Kốt , phum Tropeng Tchâu (nghĩa là ao sâu) thuộc xã Văn Giáo-Tịnh Biên. Sóc có khoảng 45 hộ gia đình Khmer, trong đó khoảng 15 hộ có khung dệt. Ngoài nghề dệt ra, người Khmer ở đây còn có nghề làm đường thốt nốt, đóng xe bò, rèn…
Theo những người già ở Tà Kốt cho biết, trước đây, người Khmer người Khmer trong sóc biết trồng bông vải ở trong vườn, trên rẫy, trên núi. Bông trái thu hoạch được cán bắng xa cán đẻ loại bỏ bột, xe thành con cúi và kéo thành sợi. Sợi bông được hồ bàng bột gạo và nhuộm màu bằng các loại lá cây, rễ cây và trái cây với các màu đen, đỏ, vàng…và họ thích nhất màu vàng (có thể là do ảnh hưởng của Phật giáo). Trong chùa Tropeng Tchâu có một tấm rèm trước ànn thờ Phật được kết bằng các tấm vải dệt thủ công rất độc đáo. Hiện nay ở Tà Kôt không còn trồng bông vải, nhuộm màu như trước nữa. Thay vào đó họ mua sợi đã được nhuịim sẵn ở Châu Đốc, Long Xuyên về dệt.
. Các công đoạn nghề dệt của người Khmer ở Tà Kốt cũng qua một số bước như mắc sợi, luồng go, bắt sợi dọc lên khung dệt... Được biết khung dệt của người Khmer ở Tà Kốt đã có từ rất lâu và truyền lại qua nhiều đời. Khung dệt của người Khmer ở Tà Kốt có khác với khung dệt của người Chăm ở Trung bộ và Châu đốc, và cũng có khác so với khung dệt của một số dân tộc ít người ở Tây Nguyên. Trước hết là khổ vải dệt khá rộng từ 80 cm hoặc hơn, thứ hai là hệ thống go có phần phức tạp và được điều khiển bởi hệ thống dây treo kết hợp với bàn đạp chân. Trục sợi và trục cuộn vải cố định ở hai đầu, người dệt ngồi cố định ở phần đầu vải đã dệt, thoi dệt khá dài. Kỹ thuật bắt hoa văn cũng có phần phức tạp...
Nghề dệt của người Khmer ở Tà Kốt, toàn bộ các công đoạn đều do người phụ nữ đảm nhiệm, và hầu như chỉ thực hiện vào thời kỳ nhàn rỗi giữa các hoạt động canh tác nông nghiệp. Năng suất dệt khá thấp, do kỹ thuật bắt hoa văn đòi hỏi nhiều công phu và sự tỉ mỉ. Hoa văn hóa các sản phẩm dệt của người Khmer Tà kốt có nét riêng, và dễ dàng nhận biết, phân biệt với hoa văn trên vải Chăm, Tây Nguyên và các dân tộc khác. Hoa văn trên vải Khmer ở Tà Kốt phần lớn là các hình kỹ hà, các đường viền tạo thành dải với một số mảng cách điệu được lặp lại khá đơn điệu tạo nên những ô hình thoi... Đáng lưu ý, là những tấm vải, phần màu nền chủ yếu là màu vàng hoặc sẫm, hoa văn được khuôn vào các ô hình quả trám tạo bởi các đường chéo đan nhau. Những hoa văn trên vải, rất gần với các trang trí hoa văn thường bắt gặp ở các chùa Khmer.
Sản phẩm dệt của người Khmer ở Tà Kốt chủ yếu là các tấm cải dùng làm xà rông cho đàn ông hoặc váy cho phụ nữ, khăn để địu con... Do quy mô nghề dệt theo từng gia đình và năng suất thấp nên sản phẩm dệt ở Tà Kốt chỉ để dùng trong gia đình hoặc phum sóc, và các trang phục từ vãi dệt này chủ yếu là để dùng trong các dịp lễ, tết truyền thống của người Khmer ở địa phương. Nghề dệt của người Khmer ở Tà Kốt hiện nay đang có chiều hướng suy sút, số gia đình có nghề dệt còn không nhiều, và nhữngngười biết nghề dệt, biết các kỹ thuật bắt hoa văn cũng còn rất ít, phần nhiều là những người già, hoặc có tuổi.
         Vùng Khmer ở Bảy Núi, An Giang đến nay còn bảo lưu một số nghề thủ công truyền thống đáng lưu ý. Ngoài các nghề như làm đường thốt nốt, làm gốm, dệt, còn có một số nghề khác như nghề rèn, đan lát, đóng xe bò... Nhìn chung, những nghề này có quy mô nhỏ theo từng gia đình, không kể đường thốt nốt và gốm được cung cấp rộng vào thị trường, còn các sản phẩm thủ công khác, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu gia đình, phum sóc, kỹ thuật sản xuất mang tính cổ truyền, năng suất thấp. Trong tình hình hiện nay, một số ngành nghề thủ công của người Khmer ở Bảy Núi có chiều hướng giảm sút, và thất truyền. Vì vậy, cần có sự quan tâm nghiên cứu về mặt khoa học, cũng như có biện pháp bảo tồn các nghề thủ công truyền thống này như một di sản văn hóa dân tộc quý báu của nước ta.


3.Thương nghiệp

  Dưới chế độ cũ ở nông thôn Khmer đã xuất hiện một vài quán buôn bán lẻ. Số người Khmer sống về nghề buôn bán rất ít, phần nhiều là những người sống ở các thị trấn và thường có quan hệ với người Hoa. Từ sau ngày giải phóng, số ngươi Khmer bị dồn về các thị trấn, thị xã sống tạm bằng dịch vụ nay càng giảm bớt, họ trở trở lại nông thôn hoặc làm nông nghiệp ven đô.
Do đặc điểm là vùng sông nước nên khu chợ nổi cũng là nơi trao đổi không thể thiếu của người Khmer
                  





4.Săn bắt và hái lượm

Người Khmer ở vùng sông rạch hay biển như Long Toàn (Cửu Long), Vĩnh Châu, Giarai…đã sử dụng nhữrng kỹ thuật đánh bắt cá nước ngôt và nước mặn. Rất ít người Khmer sống nghề chài lưới trên biển tuy cũng có một số gia đình chung lưng hùn vốn mua thuyền và lưới đánh cá. Kỹ thuật đánh bắt cá sông, cá đồng của người Khmer cũng như các ngư cụ: lưới , đăng, đó, giống với người Việt ngoại trừ cái xaneng, Trên sông Hậu, sông Tiền phần nhiều dùng lưới và giăng câu.
Ngoài ra còn có sự khai thác lâm thổ sản trong rừng.




III.          ẨM THỰC KHMER

1.    Yếu tố truyền thống tộc người

Người Khmer ở ĐBSCL sử dụng nguồn lương thực chính yếu là gạo tẻ và gạo nếp, họ ít ăn bắp như  đồng tộc của họ ở Campuchia. Dụng cụ để đựng và nấu ăn  của người Khmer ĐBSCL trước kia đều bằng gốm như bếp “cà ràng” (loại bếp có mặt bằng rộng, giống ssó 8, đầu to để đun nấu, đầu nhỏ hơn có thể cời than củi ra để nướng). Các loại nồi “chơ năng”  to nhỏ đủ cỡ, cái siêu “tum”, các loại “ cà om” đựng nước, ngũ cốc, mắm…khuôn đổ bánh ngọt…do thợ gốm Khmer sản xuất. Các địa điểm nổi tiếng làm dụng cụ bằng gốm như: An Lạc- Tri Tôn- An Giang, Sóc Xoài- Hòn Đất- Kiên Giang.

1.1 Món ăn dân dã

Mắm : Nếu người Việt có nước mắm và các loại mắm là món ăn hợp khẩu vị dân tộc, được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn thì với người Khmer có món mắm “prahoc” mà cư dân ở ĐBSCL gọi là món “bò hóc” (do hiện tượng biến âm, bỏ mất âm r) hoặc gọi tắt là “mắm bò”. Mắm prahoc có thể làm bằng cá đồng lẫn cá biển được chia ra 2 loại:
-         Mắm cá nhỏ “prahoc trey chagvar” : cá rẻ tiền như cá chèm, cá sặc, cá chốt…  
-         Mắm cá lớn “prahoc trey thom” : cá đắt tiền như cá lóc, cá bông…
Người Khmer dùng mắm prahoc hằng ngày và nêm vào hầu hết các món ăn mặn để tăng hương vị đặc biệt, đậm đà cho món ăn. Người ta còn dùng mắm prahoc  như các món ăn riêng như : kho, chiên, chưng…
VD: Mắm prahoc kho với cá nhỏ chấm với rau đồng.
        Mắm chưng với sả, ớt ăn chung với cá nướng
        Mắm prahoc ăn sống trộn với sả, ớt bầm nhỏ chấm với đậu đũa .


0-amambhoc    


Ngoài ra còn có một số lôại mắm khác như mắm “bà ok”, mắm “ơn pu” làm bằng tôm tép; mắm “pơling” làm bằng cá  sặc. Song có một loại mắm mà người Khơmer rất thích đó là mắm chua “pha ớt”, mắm này thường chỉ làm vào mùa tôm tép và cá nhiều. Người ta ướp tép hoặc cá trong muối, gia vào thật nhiều thính (gạo rang vàng, xay nhuyễn) rồi phơi lu mmắm ngoài nắng khoảng 10 ngày. Trước khi ăn một ngày người ta thaí sợi đu đủ xanh , củ gừng,củ riềng và ớt trộn vào mắm. Mắm chua được ăn với cá nướng, rau chuối, chuối chát…người ta có thể bày cùng với loại rượu cất bàng nếp hoặc gạo nàng thơ…
Chả cá: Món ăn cổ xưa của ngưới Khmer còn có chả cá “phaak”, chả tôm “phaak krapơ” …họ cũng rất thích loại chả chiên gồm thịt các loại ếch, cá, lươn, rắn…bầm nhuyễn chung với sả, ớt, tiêu sau đó gói trong lá nhàu hoặc lá mướp, lá mãng cầu, lá mướp…đem nhúng bột chiên giòn hoặc nướng, hay bỏ vào xửng khìa trong nước cốt dừa.
Canh:  Người nội trợ Khmer ở ĐBSCL còn nhớ rất nhiều món canh quên thuộc của dân tộc mình, đặc sắc nhất là các món canh “xiêm lo chomrố” tức canh thập cẩm, được nấu với nhiều loại rau rừng và rau đồng như rau cỏ chai “ xa láp te”, rau cỏ dịu “xa băng”, lá nhãn lồng “sao mau”, cải trời “tapimết”, rau đấng, rau ngổ, rau chuối, khổ qua…cùng các loại tôm, thịt, cá, …với gia vị như sả, ớt, thính, gừng, dừa khô, mắm prahoc. Hoặc như món “ xiêm lo prohơ” cũng là một loại canh nấu với thịt hoặc cá, gia vị là mắm prahoc, sả, ớt, ăn với gỏi đu đủ, dưa leo chấm với cơm mẻ…
Người Khmer ở vùng rừng núi phía Tây Nam Việt Nam thường hay dùng quả mật cật loại còn non để nấu canh “xiêm lo pha au”. Họ bàp mỏng quả này, ngâm nước sau đó xào trong mỡ, bỏ thính và nước vào nấu chín, sau cùng mới bỏ thịt nướng  hoặc cá nướng vào.  
Vùng người Khmer cư trú thường nhiều tre, người ta rất thích dùng măng tre nấu canh “xiêm lo tùm prng” nấu chung với cá xúc được ở ao, mương, rạch từ chiếc “xà neng”, sau đó nêm mắm prahoc cùng lá bồ ngót, lá bình bát dây và vài lá sả.
Trong đám cưới, đám làm phước: người Khmer rất thường hầm cari với trái mít già cùng thịt gà, vịt…hoặc món lẩu “tả pí lù” giồng người Hoa ăn mà ngươi Khmer gọi là “mò chu pù” để đãi khách. Ăn món này người ta đặt cả nồi và bếp lên bàn, nước dừa tươi đun sôi trong nồi, thả vào vài tép sả và vài quả ớt, nêm dấm và mắm prahoc vào cho vừa ăn. Khi nước sôi người ta gắp từng miếng cá tươi xắt lát (cá lóc, cá bông…) cùng với các loại rau cần, rau muống, cải bẹ xanh…nhúng vào nồi nước sôi cho chín rồi mưới ăn, giống như món lẩu.
Bún nước lèo “xiêm lo nung mờ chót” : là một trong những món ăn đặc trưng nhất của người Khmer được cả người Việt và người Hoa yêu thích. Tôm, cá nấu nhừ trong nước, bỏ hết xương, nêm vào nước lèo sả, ớt, củ ngải bún được giã nhuyễn, sau cùng nêm mắm prahoc vào cho đậm đà. Người ta chan nước lèo này vào bún ăn kèm với nhiều loại rau như húng nhủi, húng quế, hẹ, lá nhàu…Đây là món ăn quen thuộc được bán tại các chợ nơi có người Khmer sinh sống.

              
Người Khmer ở Trà Vinh nấu món ăn này ít dùng củ ngải bún mà họ chỉ quen sử dụng củ riềng (còn người Hoa ở Sóc Trăng khi nấu món bún nước lèo này họ không dầm nát cá mà hấp, gỡ xương, để nguyên miếng. Thêm thịt heo quay thái nhỏ vào). Đặc biệt người Khmer giắt bún thành từng con dẹp, như bím tóc chứ không là sợi bún như người Việt. Cũng với nồi nước lèo, người ta có thể chế biến thành các món canh cho bữa cơm trong gia đình. Nếu thả bầu thái nhỏ vào thì thành món “xiêm lo kha lốt”. Nếu thả bí đao thái sợi vào thí thành món “xiêm lo tà lách” được dùng nhiều vào những ngày thời tiết nóng nực.

 
                    

          
            Khẩu vị: người Khmer thích chua, cay và béo. Nhất là vị chua.
  Người Khmer là một tộc nhười chế biến nhiều món canh chua “xiêm lo mò chu” nhất. Các món canh này rất  độc đáo ở cách nấu và ở các vật liệu khác nhau để nấu. Vị chua của các món canh chua rất đa dạng: quả me, lá me non, trái bứa dây, trái ranh đanh (khế rừng), cơm mẻ, xoài bầm nhuyễn…Một số món canh chua đặc sắc của người Khmer như: canh chua nấu với trái chuối xiêm xanh “xiêm lo mò chu pha le chất”. Chuối xanh tước bỏ vỏ, xắt hơi dầy, nấu với cá hoặc thịt gà, thêm cơm mẻ và các loại rau om , tần dày lá, ngò gai, sả và mắm prahoc. Ngoài ra còn món canh chua nấu với bắp chuối thái mỏng với cá khô và lá me non...
Đối với vị cay có trong phần lớn món ăn của người Khmer có lẽ do ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ từ xa xưa với cách thức nêm rất nhiều loại hương liệu như củ nghệ, củ riềng, tiêu, tỏi, sả, ớt, cari…
Chất béo trong thức ăn của người Khmer được lấy từ cùi quả dừa khô. Trong hầu hết món ăn mặn và ngọt của người Khmer ĐBSCL đều nấu với nước béo của quả dừa, một công thức nấu ăn khá độc đáo mà không phải dân tộc nào cũng có thể chấp nhận được dễ dàng.
   VD: món “tức khương” của người Khơmer là món thịt heo băm nhuyễn xào sền sệt trong nước cốt dừa nạo, sau đó nêm mắm prahoc và một ít mắm ốp (làm từ cá trê) cùng nhiều gia vị cay như ớt khô, hành, tỏi…
Thức ăn săn bắt từ thiên nhiên: Người Khmer có những món ăn dân dã được cung cấp từ nguồn sản vật phong phú ở môi trường sinh thái vùng ĐBSCL. Mùa mưa là mùa sinh sôi của các loài cóc, ếch, nhái…Và người ta hàng đêm đi soi, bắt được hàng giỏ. Thịt cóc, ếch, bồ tọt …thường được xào với gừng và lá cách là những món ăn thông dụng hoặc dùng nó nấu canh lá me non hay món cà-ri.
Ở nơi bùn lầy, người ta thường bắt được con lươn “tuông”, cá chạch “hây xa luông” để kho với nghệ hoặc nấu canh chua xào sả ớt.
Vào mùa lúa chín khoảng t4, t5 âm lịch, người Khmer thích bắt chuột đồng, lúc mà thịt chuột béo nhất vì ăn no nê lúa. Chuột đòng là nguồn sản vật cung cấp nhiều món ăn phong phú cho người Khmer như: chuột xào lá cách ( hoặc lá mãng cầu non); chuột nấu canh chua với cơm mẻ, sả, ớt; chuột hấp xé phay trộn với rau húng, bắp chuối, sả, ớt, cơm mẻ …đó là những món ăn người Khmer chỉ dùng để tiếp khách quý.
Họ cũng rất thích những loại ốc bươu, ốc lát, ốc đắng…có nhiều ở ao, hồ, đìa, bàu,…vùng đồng ruộng Nam Bộ vào đầu mùa mưa.Người ta bắt ốc về rửa sạch, bỏ vào nồi nấu chung với chút muối và lá ổi (đề pphòng đau bụng). Ốc hấp ăn với cơm mẻ, sả, ớt hoặc có thể khìa ốc trong nước cốt dừa cho tới khi nước dừa cạn dần.
Bánh của người Khmer: Người Khmer tự hào về những loại bánh ngọt cổ truyền của dân tộc mình vì nó chiếm một số lượng khá phong phú lại vô cùng độc đáo. Bánh ngọt chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống của người Khmer vì nó không thể vắng mặt trong các dịp lễ, Tết, cúng bái theo phong tục: để chuẩn bị cho lễ cưới, dâng tặng cho ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo đã già yêuú trong lễ chúc thọ “ bôn châmrơm prah chôm” . Người Khmer có 6 loại bánh ngọt mà đặc điểm của nó là có thể để dành 5-6tháng mà không bị hỏng, khi dùng đem bánh hơ lại.
1.           Bánh ghế “nùm còn khuyên” làm bằng các loại bột dậu nành, đậu xanh, nếp rang và bột nghệ; nắn hình tròn, có 4 chân như cái mâm hay cái ghế
2.           Bánh ăn trộm “nùm chộ” làm bằng bột gạo quết nhừ, nhuyễn, nắn hình tròn hoặc vuông, dẹp với đủ kích thước, chiên xong nở phồng to như bánh tiêu của người Hoa.
3.           Bánh cô Nóc “nùm neàng nóc” làm bằng bột gạo, trứng gà, đậu xanh, nước dừa, nặn hình chữ nhật như bao thuốc lá.
4.           Bánh củ gừng “nùm khnhây” là loại bánh ngọt phổ biến nhất trong cộng đồng người Khmer ở ĐBSCL. Bánh làm bởi bột nếp giã nhuyễn, nắn hình củ gừng, chiên xong ngào đường.
5.           Bánh hạt mít “nùm cọp thnô” làm bằng đậu xanh, nắn hình hạt mít.
6.           Bánh cô Thôn “nùm neàng Thôn” còn gọi là bánh tơ hồng, làm bằng lòng đỏ trứng gà và đường, kéo sợi bột theo dạng quấn chéo xoắn vào nhau…
Nói chung, các loại bánh có thể để lâu hàng tháng người Khmer gọi chung là “nùm krôm” với ý nghĩa “chịu đựng” có thể dành ăn lâu ngày. Trong 6 loại bánh này, ngày nay dường như người Khmer ĐBSCL chỉ còn làm bánh củ gừng, bánh ghế trong các dịp lễ, Tết, đám cưới…còn các thứ bánh khác hầu như đã thất truyền, mai một. Nguyên nhân của hiện tượng này có lẽ vì một số loại bánh đòi hỏi quá nhiều công phu , thời gian cũng như sự khéo léo nên ít người muốn học và làm bánh. Nhìn chung các loại bánh của người Khmer ĐBSCL chủ yếu làm bằng bột nếp hoặc bột gạo. Điều đó cũng dẽ hiểu vì đó là sản phẩm của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước lâu đời.
Để chuẩn bị cho lễ cưới , người Khmer thường làm sẵn bánh từ nhiều tháng trước. Bánh được đưa vào chùa dâng sư, sãi, biếu tặng họ hàng, lối xóm, các người đến phụ giúp lễ cưới. Trong lễ cưới của người Khmer hầu như không thể thiếu 3 loại bánh ngọt cổ truyền để bày trên bàn thờ đó là: bánh tai yến “nùm plách”, bánh củ gừng “nùm khnhây”, bánh bông lan “nùm tiêl”. 3loại bánh này được trưng bày bằng cách xâu kết khéo léo vào nhau thành hình dạng rẽ quạt, ngôi tháp Khmer nhiều tầng. Sở dĩ ngày cưới hay trưng bày bánh củ gừng vì gừng có tác dụng trị cảm mạo, nó mang ý nghĩa cầu chúc sức khoẻ ccô dâu và chú rể. Hơn nữa hình dạng củ gừng là loại củ đâm mọc ra nhiều nhánh, nó nhằm biểu tượng cầu chúc cô dâu, chú rể sinh nhiều con cái.
Trong quá trình cộng cư trên ĐBSCL, người Khmer, Hoa và người Việt thường ảnh hưởng lẫn nhau nhiều loại bánh như “nùm pha-ại” giống như chè trôi nước (món bánh này người Khmer thường nói vui là món “bánh sanh chuyện” –nùm khợy thđây, vì khi cắn miếng bánh này vốn làm bằng bột nếp pha gạo , có cục nhân bằng đường thẻ nên rất mềm, dễ văng nước vào mặt người đối diện làm mếch lòng nhau mà sanh chuyện); “nùm lột” giống bánh da lợn; “nùm ọn chệt” giống bánh xèo nhân ngọt; “nùm pọng” giống bánh bò…đó là những món quà bình dân thường bày bán ở chợ và dọc theo lối vào chùa Khmer vào những dịp lễ, Tết.
Món cốm dẹp “angbok” : là một món ăn cổ truyền không thể thiếu vào dịp lễ tạ ơn Mặt Trăng “Ok Angbok” một hội lễ nông nghiệp của người Khmer được tổ chức sau dịp thu hoạch mùa màng. Cốm dẹp làm từ nếp mới gặt (vì lúa nếp thường được thu hoạch sớm nhất trong mùa) còn thơm ngát, đem rang lên, đập dẹp, quết và trộn với nước thốt nốt hay nước dừa cho dẻo


               Mô tả ảnh.

.
Đường thốt nốt: Người Khmer ưa thích sử dụng đường thốt nốt. Họ dùng nước thốt nốt để nấu cco đặc thành đường, miếng tròn, to, nhỏ khác nhau (trung bình 6l nước thốt nốt thì nấu được 1kg đường). Cứ 10 miếng đường gói trong lá thốt nốt thành cây dài. Đường thốt nốt dùng để nấu những món ăn ngọt lẫn mặn làm tăng hương vị thơm ngon.

             


1.2  Uống, hút

Trong việc ăn , uống người Khmer sử dụng rất nhiều rượu “sra” nhất là vào dịp lễ, Tết, đám làm phước…Trong những dịp này, bình quân 1 người đàn ông uống từ 1l-1.5l mỗi ngày, trong khi vào ngày bình thường, tửu lượng trung bình của họ khoảng ¼ l.
Cách làm rượu thủ công của người Khmer cũng gần giống như người Việt. Một trả rượu nấu khoảng 10kg gạo (hoặc nếp) được 5l rượu có nồng độ khoảng 35 độ.Cí nơi sản xuất rượu có nồng độ khá cao, chừng 50 độ như xã Thanh Sơn- Trà Cú- Trà Vinh. Người ta nấu gạo hoặc nếp thành cơm, trải rộng ra trên ván có lót lá chuối. Khi cơm bớt nóng, người ta rải men rượu lên rồi trộn đều, sau đó cho vô lu đậy kín, ủ 3 ngày đêm rồi đổ nước vào. Kế đó người ta chưng cất dung dịch này cho bay hơi trong một ống tre hoặc nhôm được ngâm quanh một thau nước nguội đề hơi nước tụ lại thành rượu.
Ngày thường, người Khmer uống nước mưa chín trong lu, khạp hoặc uống nước trà loãng hay nước lá cây nấu sôi.Loại nước quả này có vị dịu ngọt, được chứa trong các ống tre. Nước thốt nốt thơm mùi lá xông khói, có thể để lên men thành loại nước uống tự nhiên có ga. Phụ nữ Khmer thường gánh bán các ống tre đựng nước thốt nốt vào những dịp lễ, Tết.
Về thuốc hút, người Khmer tự trồng lấy cây thuốc, họ thái lá nhuyễn, phơi khô làm thuốc, vấn trong giấy quyển để hút.

2.    Ăn uống dưới khía cạnh y học

Trong việc ăn uống, người Khmer còn có ý thức “ăn để trị bệnh” . Người ta quan niệm, ăn thịt cóc có thể chữa được tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ con và suy nhược cơ thể ở người lớn, vì trong thịt có rất nhiều chất bổ dưỡng giúp cơ thể hồi phục, tăng cường sức khoẻ nếu biết cách làm thịt cóc thật kĩ, loại bỏ những chất độc có trong lá gan, trong trứng. Người ta thường bầm nhuyễn thịt cóc nấu cháo đậu xanh ă vì có tác dụng làm mát và bồi bổ cơ thể; hoặc ướp thịt cóc trong cám, loại thật tốt rồi đem sấy cho khô để ăn dần. Người ta tin món này có thể trị được bệnh “bụng báng” ở trẻ con.
Nếu trị bệnh ngoài ra như hắc laào, vẩy nến…bài thuốc dân gian Khmer là cho bệnh nhân dùng thịt gà ác chưng cách thuỷ với lá muồng thái nhỏ.
Vào mùa nóng người Khmer có tập quán nấu một số món ăn có tác dụng hạ nhiệt, ngăn được chứng bệnh sởi, ban trái hoặc chữa được bệnh nóng gan…đó là món ăn được nấu bắng lá cứt quạ mà người Khmer gọi là “bua omben” (loại có quả nhỏ chứ không phải loại có quả to “kha ét” ). Lá này giã nát, vắt lấy nước, nấu chung với thịt gà hoặc cá (nếu ở vùng không có lá cứt quạ, người ta có thể thay thế bằng lá hỗ bao và hoa của cây đu đủ).
Người Khmer còn ăn ốc hướng “loại ốc sống bám trên cây ở vùng đất cao) thay cho thuốc trị bệnh đau khớp xương.
Nếu bị nhức mỏi, suy thận, bài thuốc dân gian Khmer là dùng lá nhàu hoặc lá lốt gói thịt lươn hay thịt rắn bầm nhuyễn, vì các loại lá này có mùi thơm và vị cay, vừa khử được mùi tanh của thịt, vừa trị được bệnh.
Để cho sản phụ sinh nở dễ dàng, có sức khoẻ chịu đựng những cơn đau, người Khmer tin rằng sản phụ đó trước khi sinh cần ăn thịt 1 con rùa khoảng 200gr. Sau khi sinh xong, để giúp cho phụ nữ mới sinh chóng lại sức, phòng bệnh trúng thực, tăng sức đè kháng ch cơ thể, người Khmer có tập quán dân gian lâu đời là ch sản phụ ăn một bát canh nóng gồm củ ngải, củ nghệ, cùng các loại rau củ rừng và đồng như cỏ chai, cỏ dịu…

3.     Ăn uống trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Các lễ vật dâng cúng dưới dạng thức ăn chiếm một vị trí không nhỏ trong đời sống và sinh hoạt của người Khmer ĐBSCL, vì họ có rất nhiều nghi thức cúng bái, lễ lạt trong năm. Các thức ăn cúng này tuân theo một quy luật bất thành văn, nó biểu hiện ý nghĩa nội dung của từng cuộc lễ, vì có loại thức ăn chỉ cúng trong lễ này mà không dùng trong lễ khác. Chính vì thế, nhiều khi người ta chỉ cần nhìn vào các thức ăn cúng cũng có thể nhận biết được đó là lễ gì. Những thức ăn dân gcúng của người Khmer ĐBSCL có yếu tố đặc biệt hơn dân tộc khác là vì nó được đặt trong những vật dụng riêng, có tên gọi hẳn hoi.
VD: Thức ăn đựng trong chiếc thuyền làm bằng thân cây chuối là nghi thức “cúng đưa ông bà” trong lễ Dolta gọi là “sâmpou” ( bẹ chuối làm hình chiếc tàu mũi nhọn, có mui, trong để gà, đầu heo, bánh, muối, gạo gói thành gói. Cúng xong thả tàu trôi dưới nước).
Người Khmer thường đựng lễ vật cúng hoặc dâng tặng trong cái thúng gọi là ‘chơm thbâng”. Thúng đựng lương thực như gạo, bông, bánh trái trong lễ tang gọi là “thúng qua đám” để phía đầu nằm của người chết, tượng trưng cho sự tiễn đưa linh cữu. Xong lễ người ta thường dâng thúng này cho sư sãi trong chùa để biểu thị lòng biết ơn. Trên đường đi đến lò thiêu xác, người ta bưng thúng đựng nổ rang rải dọc đường nhằm hối lộ thức ăn cho ma quỷ, đố là thúng “conchơ pai lết”. Còn trong các đám cúng, đám làm phước, các thúng đựng lương thực này gọi là “cròla chòn lon” sau đó các thúng này được đem về nhà.
  Trước kia trong những lễ cúng “arak pteáh”, “arak viel” (thần bảo hộ nhà cửa, xóm làng), ngoài việc dâng cúng các “slathơ”, “slachôm”, trái cây, chè nếp, nước…người Khmer giàu có còn cúng nguyên cả một con vật còn sống như heo, bò…Nếu nghèo họ chỉ cúng tượng trưng cho thần cái đầu heo hay dùng cám trộn với ít nước cho dẻo rồi nặn hình những con vật mà họ hứa sẽ dâng cúng.
 Là tín đồ Phật giáo tiểu thừa, các sư sãi Khmer vẫn được dùng thức mặn. Thường ngày các vị sư chỉ ăn 2 bữa cơm (sáng và trưa), sau giờ Ngọ (12h trưa) đến sáng hôm sau, nhà sư không được ăn bất cứ thức ăn gì, ngoại trừ vài món uống loãng như sữa, trà…Tất cả sư sãi trong chùa đều do tín đò thuộc phạm vi của ngôi chùa ấy luân phiên nhau nấu và cúng đường thức ăn để nhận được nhiều lộc. Cơm và thức ăn, bánh trái ngon và sạch sẽ, tinh khiết cũng được cư dân Khmer chuẩn bị  đêm đến chùa dâng cho sư sãi vào dịp lễ mừng năm mới “chol chnam thmây” để tỏ lòng trọng vọng. Trước khi dùng các thức ăn do tín đồ mang tới, các vị sư sãi đều tụng kinh làm lễ tạ ơn những người nông dân đã khó nhọc làm ra lương thực, thực phẩm và nhân đó , các vị sư ban thức ăn đến những người nghèo và những linh hồn thiếu đói. Sau khi dùng cơm các sư sãi lại tụng kinh chúc lành dân trong phum, sóc. Những thức ăn cúng tế cho sư sãi có khi được lồng vào một Phật thoại và được thực hiện theo nghi thức của tín ngưỡng dân gian.
             VD: Trong lễ Xuất hạ (Bon chânh Vâssa) của sư sãi Khmer, người ta tiến hành tục thả đèn nước bằng cách bày cúng các thức ăn như gạo, muối, trái cây, bánh kẹo…vào trong một ngôi đền nhỏ làm bằng thân và bẹ chuối rồi thả xuống sông. Trẻ con Khmer nhảy xuống nước để tranh nhau các vật cúng ấy vì cho rằng sẽ được phước.
Dừa được người Khmer ĐBSCL xem là loại quả có nước tinh khiết, không chỉ dùng trong ăn uống mà còn để dùng trong các nghi thức long trọng.
            VD: Người ta dùng nước dừa tươi để rửa xương cốt thân nhân sau khi hỏa táng. Hoặc trong lễ cưới có tục lệ cô dâu đút chuối cho chồng ăn rồi hai vợ chồng chia nhau uống nước dừa để mong đợi một tình yêu ngọt ngào, đậm đà hạnh phúc.

                 

        Trong các lễ vật cúng của người Khmer ĐBSCL đều có quả dừa kèm theo mà phổ biến nhất là các “salathơ”, dưới hình thức quả dừa được gọt bớt phần vỏ ngoài, chừa lại phàn xơ có dạng hơi vuông vắn. Trên quả dừa đó được cắm các loại hoa, nhang, các lá trầu cuốn tròn. Có lẽ giống như nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á, người Khmer cũng cúng cơm trong tất cả mọi lễ lạt, kèm với bánh trái, trà thuốc, hoa quả, nhang đèn…
Là cư dân nông nghiệp, người Khmer trân trọng lúa gạo do mình sản xuất vì đó là nguồn lương thực chính yếu nuôi sống họ. Họ biết ơn hạt lúa như biết ơn cha mẹ. Điều này thể hiện trong tín ngưỡng cúng hồn lúa “pralưng srâw” hoặc “hòrai” với thức cúng là một mâm cơm tươm tất, tinh khiết, trong lúc lục achar đọc bài kinh cúng cơm “yath tha” để mời gọi hồn lúa về, đem no ấm cho mọi nhà. Các sản phẩm dâng cúng cho tổ tiên, cúng đất, cúng ruộng đều làm từ gạo và nếp. Vào “mùa chay” mà đỉnh cao là đại lễ Đônta (lễ cúng ông bà vào 30-8 âm lịch, là một hình thức tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên phổ biến ở nhiều cư dân nông nghiệp), đó cũng là dịp người Khmer có tục lệ tiến hành nghi thức “phchun banh” (lễ góp bánh) cho những linh hồn đói khát, vất vưởng.
Cúng “bai bánh” gồm các loại thức cúng như trái cây, bánh ngọt, ngũ cốc và nhất là các vắt xôi và cơm được vắt thành từng nắm tròn và nhỏ gọi là “cơm phước”. Đây là món ăn tuy mộc mạc, đơn xơ nhưng chứa đựng trong đó cả một cảm thụ tín ngưỡng sâu xa của cư dân trồng lúa nước. Người Khmer ĐBSCL đem các loại “bai bánh” đặt ở xung quanh chánh điện chùa để cúng ông bà, tổ tiân. Cúng xong, một phần món ăn đó được đặt ở cổng chùa để bố thí cho người nghèo, một phần “bai bánh” đó đem về cúng rải trong ruộng lúa “ei bai srâw” để cúng thần bảo hộ ruộng đất “arak wiel”. Tục đưa cơm cho lúa này thuộc dạng tín ngưỡng nông nghiệp nhắm ý nghĩa cầu mong cho cây lúa, mùa màng sắp tới được tươi tốt.
Cũng những nắm cơm nếp vắt tròn này nếu gói trong lá chuối như cái bánh ít  để đem biếu hoặc cúng gọi là “bai bach thbô”, nếu dùng trong lễ cưới như lễ vật đựng trong đĩa gọi là “bai prờ lưng”. Còn làm cơm vắt để cúng đền ơn thần đất thì gọi là “bai pong pali”. Người ta còn sử dụng thức cúng là sản phẩm của nếp như bánh “ansan chruk” (bánh tét) và “nùm krom” hoặc “nùm tiel” trong dịp lễ “Chol chnam thmây”, Đônta…Trong lễ cưới của người Khmer cũng sử dụng hai loại bánh này, vì theo truyền thuyết nó tượng trưng cho yếu ttó âm- dương (có lẽ là một dạng tín ngưỡng phồn thực của nền văn minh Nam Á). Khi cúng thần đất “Prah phum, nữ thần Him tholny” người ta xếp các thứ bánh làm từ gạo và nếp kể trên vào một “chram” (cây tre chẻ quanh một đầu cho tủa ra như hình phễu, để trái dừa ở giữa và bánh rượu) rồi cắm vào ruộng lúa. Cốm dẹp cũng là sản phẩm của nếp cùng với các loại khoai (kh.lang, kh.mì, kh.môn…), trái cây (dừa, chuối, bưởi) được xem là thức cúng chủ yếu trong lễ Ok angbok (lễ cúng trăng) hay còn gọi theo dân gian là “lễ đút cốm dẹp”. Tục lệ của lễ này là khi cúng xong người ta gọi các trẻ em Khmer trong phum, soc lại lấy thức ăn cùng các thức cúng khác , mỗi thứ một ít, đút vào miệng các em bé rồi đấm nhẹ vào lưng hỏi các em muốn gì. Tùy thuộc vào câu trả lời của các em mà người lớn có thể tiên đoán được kết quả tốt hay xấu trong việc thu hoạch mùa màng sắp tới.
Người Khmer cũng có tục lệ dùng trầu cau làm lễ vật trong lễ cưới , và đó là lễ vật quan trọng nhất. Đám hỏi của người Khmer còn gọi là lễ ăn cau “xy xa la kha xên” với sính lễ gồm hai khay trầu cau, số tay phải chẵn đủ đôi. Trong đám cưới người ta còn có tục “múa hoa cau”, hoa cau tượng trưng cho sự trinh trắng của cô dâu. Nhà trai đội các thức ăn như đầu heo, vịt luộc, bánh mứt, trái cây, trầu cau, rượu, thuốc hút…cùng với buồng bông cau còn trong bẹ “phakar sla” sang nhà gái. Những thức ăn này được đưa lên cúng tổ tiên rồi sau đó cho đôi vợ chồng mới chia nhau ăn. Tập tục đó có lẽ mang ý nghĩa là lời cầu mong cuộc sống tương lai của cặp vợ chồng ấy được no đủ.
Vào ngày cưới, cô dâu Khmer trước kia còn có tục lệ nằm trên đống gạo để lạy sư sãi gọi là tục “đêk on corép”. Số gạo này có đơm vị tương ứng với số tuổi của cô dâu. Cô dâu tuổi càng lớn thì số gạo càng nhiều. Trọng lượng gạo đó nhằm có ý tượng trưng  nói lên sự tốn kém của cha mẹ nuôi con cho đến ngày trưởng thành, dựng vợ gả chồng cho con. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa cầu thần linh giáng phúc cho cô dâu, được nhiều ấm no.
Người Khmer còn có những loại thức ăn được quy định từ lâu như các đôi “slathơ”, cơm, nếp rang, đầu heo, gà, vịt luộc, trà…(kèm với nước hoa) để
cúng tổ nghề nghiệp (như tổ dù kê, rò băm, giàn nhạc ngũ âm…)Cũng như các dân tộc Việt, Hoa, người Khmer tin rằng đồ dùng, trang phục, thức ăn… là những vật phẩm không những cần thiết cho người sống mà còn cho cả người chết, là vật trung gian giữa người với Trời, Phật, thần linh, tổ tiên, ma quỷ.





                                                                    Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền


                                                           Sinh viên: Vương Thị Nhung

                         PHẦN I: VĂN HÓA VẬT CHẤT

NHÀ Ở
TRANG PHỤC
  
                          PHẦN II: VĂN HÓA TINH THẦN
             
                                                  
                                          NHÀ Ở

      Hầu hết người Khơme ĐBSCL đều sinh sống trong những phum, sóc, là “Khung xã hội tộc người” của họ.Ở ĐBSCL người ta hiểu sóc là đơn vị cơ trú do nhiều phum gộp lại.Ở mỗi sóc hầu hết đều có chùa Khơme. Chùa là một quần thể kiến trúc quan trọng nhất trong khu vực cư trú của người Khơme, nó là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, xã hội, nó là nơi bảo lưu và truyền kế văn hóa dân tộc.
     Phum, sóc của người Khơme ĐBSCL không chỉ là đơn vị cư trú đơn thuần, mà còn là tổ chức xã hội truyền thống của họ ở vùng nông thôn. Đây là một đặc điểm xã hội quan trọng.
     Thông thường, người ta hiểu phum theo tiếng Khơme có nghĩa là “vườn”, đó là đơn vị cơ trú huyết tộc, có qui mô nhỏ hơn sóc, hàng 30 phum mới có thể gộp thành sóc.
     Phum nhỏ là một đơn vị cư trú trong phạm vi hẹp gồm kgoảng 4 - 5 căn nhà, mà những thành viên trong các căn nhà đó hầu hết đều có quan hệ huyết thống với nhau tính theo dòng nữ (cư trú theo phía vợ). Chung quanh khuôn viên phum nhỏ thường có hàng rào tre, gai hoặc xương rồng đơn sơ, có lẽ là tàn dư của một tập quán có từ xưa nhằm để tránh thú dữ trong rừng xâm nhập.Còn riêng giữa các nhà trong phum không hề có hàng rào ngăn, cửa chẳng cần đóng.
     Hoặc cũng có dạng phum nhỏ không hoàn toàn tính theo dòng nữ, mà tập hợp trong đó các thành viên cả nam lẫn nữ có quan hệ huyết thống trong gia đình như nhà của cha và các con trai lẫn con gái cùng vợ và chồng, con của họ.
     Còn phum lớn là đơn vị cư trú của từ mười đến vài chục nhà.Tính cộng đồng giữa các thành viên trong phum lớn không chặt chẽ bằng phum nhỏ, tuy phần lớn họ vẫn có quan hệ huyết thống, họ hàng ruột thịt với nhau.



                I.PHÂN LOẠI NHÀ
   Nhà ở của người Khơme ĐBSCL gồm hai loại: nhà sàn và nhà đất.

    1. Nhà sàn:
     Đối với đại bộ phận người Khưme ở Cămpuchia, nhà sàn vốn là loại nhà truyền thống theo phong tục tập quán từ xưa tới nay của họ.Nhưng ở người Khơme bản địa vùng ĐBSCL, nhà sàn chỉ còn tồn tại cho đến cách nay khoảng nửa thế kỷ rồi dần dà mai một. Hiện nay, ở ĐBSCL, nhà sàn của người Khơme chỉ còn thấy ở vùng ngập nước nhiều tháng trong năm như Tri Tôn, Châu Phú (An Giang); Mộc Hóa (Long An); Hồng Ngự (Đồng Tháp)... đó là loại nhà sàn hoàn toàn chỉ để đối phó với nạn nước ngập, và cũng giống như nhà sàn của người Việt, người Hoa, người Chăm ở các địa phương ấy. Ngoài ra, ở ĐBSCL vẫn còn sót lại rất hiếm hoi một vài nhà sàn kiểu xưa của người Khơme, được xây dựng cách nay trên một thế kỷ, trong khuôn viên một số ngôi chùa cổ kính và nơi một vài phum, sóc lâu đời ở Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăngv.v...
      Theo tài liệu cổ, nhà sàn của người Khơme trước đây thuộc vào loại nhà sàn truyền thống Đông Nam Á, thích hợp với môi sinh, khí hậu vùng nhiệt đới nóng và ẩm ướt.Đó là loại nhà sàn có chân cao với bộ khung liền cột chịu lực, chắc chắn, mái dốc để tránh tác hại của thời tiết mưa nắng.Đối với người Khơme, cư trú trên loại hình nhà sàn có nhiều thuận lợi vì mát mẻ, thoáng đãng, thông gió dễ dàng qua phên sàn, tránh được côn trùng, thú dữ. Điều chủ yếu là họ có thể tận dụng được nguồn gỗ, tre phong phú sẵn có để làm nhà sàn tập quán của những con người quen sống ở xứ có rừng.Điều rõ ràng là nhà sàn theo cổ truyền của người Khơme hoàn toàn không nhằm chức năng để đối phó với nạn nước ngập lụt, vì tập quán của họ rất ngại cư trú trên sông nước. Dù ở Cămpuchia hay ĐBSCL, họ đều có ý thức lựa chọn xây dựng nhà sàn trên các địa thế đất cao, khô ráo, nhiều cây xanh bóng mát. Nếu vì hoàn cảnh buộc phải sống nơi vùng thiên nhiên ngập nước, cư dân Khơme cũng luôn chọn cư trú ở các nơi địa thế cao như trên giồng đất, trên đê cổ, chỏm các dải bờ sông ...để nước không chạm đến nhà sàn của họ. Ngoài ra, tập quán cư trú nơi nhà sàn xưa của người Khơme còn thuộc nguyên nhân sâu xa về tinh thần.Họ tránh việc cất nhà ở sát mặt đất, mặt nước hoặc nhà sàn thấp lè tè, vì quan niệm cổ xưa cho rằng khoảng không gian mà những vị thần luôn luân chuyển là ở dưới lòng đất và trên sát mặt đất, nên họ phải tránh va chạm các vị thần đó bằng cách ở trên nhà sàn và sàn phải khá cao so với mặt đất.
     Đặc điểm nhà sàn xưa của người Khơme là hình khối chữ nhật, hiếm khi có hàng hiên ở trước nhà hoặc chung quanh nhà, và cầu thang thường gác thẳng lên ngưỡng cửa cái ngay giữa mặt tiền nhà để bước thẳng vào nhà.(Cũng có khi họ trổ một khoảng trống ở sàn bên trong nhà rồi bắc cầu thang lên xuống ở đó, ban đêm rút cầu thang lên nhà để đề phòng trộm cướp).Đa số cửa cái của nhà đều trổ ở vách đầu hồi nhà, (tức là ở phía đầu của cây đòn dông), còn cửa sổ rất ít thấy. Nhà sàn Khơme xưa thường có kết cấu theo dạng cột giữa, thuộc loại khung cột nhà liền cột sàn, tức gồm các cây cột dài thẳng liền từ mặt đất lên tơid mái nhà.Sàn nhà được kết gắn ở thân cột bằng các loại mộng, sát phía dưới sàn có các cây đà ngang và đà dọc chịu lực đỡ sàn.
     Theo hình dạng mái nhà có thể phân biệt ba loại nhà: Nhà hai mái; nhà bốn mái; nhà ba mái mà một mái “tháo được” và loại nhà bốn mái mà hai mái ‘tháo được’, trong đó mái ở đầu hồi có công dụng che chắn không để mưa tạt vào nhà, gọi là “băng xai”. Đặc điểm của nhà sàn truyền thống Khơme là kết cấu hai hoặc ba nóc nhà trên cùng một căn nhà.Thông thường nóc thứ nhất thấp và nhỏ hơn nóc thứ hai. Người ta còn có thể thiết kế thêm nóc thứ ba (nhỏ và thấp như nóc thứ nhất) nối liền nhau theo chiều dọc của nhà.Các nóc nhà này có thể lợp hai, ba hoặc bốn mái.Từ khoảng một thế kỷ trở lại đây, có lẽ để thích ứng với điều kiện thiên nhiên tại chỗ và do quá trình giao tiếp văn hóa với các tộc người khác ở ĐBSCL mà nhà sàn xưa của người Khơme cũng có những chi tiết mới ngoài việc kế thừa các yếu tố cổ truyền.
     Hiện nay trong một số phum, sóc lâu đời ở ĐBSCL, nhà sàn Khơme cổ xưa rất hiếm hoi, nó trở nên lạc lõng, xa lạ giữa các căn nhà đất - loại hình nhà chủ yếu hiện nay - của người Khơme. Các ngôi nhà sàn xưa này được xây dựng cách nay khoảng một thế kỷ, phần lớn được hình thành do tập tục xưa của người Khơme: người con rể sang khuôn viên nhà của cha mẹ vợ tương lai cất nhà sàn để sau lễ cưới sẽ cùng vợ sinh sống ở căn nhà ấy.
     Hiện nay nhà sàn Khơme nơi các vùng nước ngập nhiều tháng trong năm ở ĐBSCCL nhìn chung không khác gì nhà sàn của người Việt, người Hoa trong vùng.Đa số nhà sàn Khơme có hệ thống cột kết hợp giữa loại cột liền và cột ngắn đờan, thậm chí có khi chỉ sử dụng toàn bộ cột ngắn đỡ sàn. Kết cấu kỹ thuật xuyên trính phổ biến hơn loại cột giữa.Hầu hết nhà sàn Khơme hiện nay không còn loại 2 và 3 nóc; cũng không còn trổ cửa cái ở vách đầu hồi mà phần lớn ở vách cạnh dài của nhà. Mái nhà không còn xuôi, dốc mà là thoai thoải...Tuy nhiên, các chi tiết của nhà sàn cổ xưa vẫn còn được kế thừa như nhà không có hàng hiên, cầu thang bắc thẳng nơi ngưỡng cửa cái để vào nhà, số bậc thang luôn luôn là số lẻ, nhà ít cửa sổ nên bên trong nhà tối, sàn nhà thường lót loại ván có chừa khe hở để thông gió, mái nhà dốc và cao...

     2. Nhà đất
  Từ khoảng nửa thế kỷ nay, tỉ lệ người Khơme ở ĐBSCL cư trú trong loại hình nhà đất chiếm khoảng 85% so với nhà sàn. Nhà đất hiện nay là loại hình cư trú phổ biến của người Khơme ở ĐBSCL, và phần lớn, nhà của họ chỉ ở dạng thô sơ và bán kiên cố.


a) Phân loại nhà theo mặt bằng sinh hoạt:

a.1. Nhà nối mái: tức kiểu nhà hai hoặc ba nóc truyền thống Khơme.Căn nhà có chung bộ khung sườn nhưng thiết kế hai (hoặc ba) nóc nhà (loại nóc hai mái, lợp lá) được nối liền nhau theo chiều dọc nhà, mà người ta quen gọi là “nhà nối mái”, (thực ra không phải nối mái, mà là nối nóc) nóc gian trước thấp, ngắn và dốc hơn nóc gian sau, nên phần cây xuyên ở mái sau dài hơn mái trước.Gian trước nhỏ dùng để tiếp khách, gian sau cao và rộng hơn, là gian chính, dùng để ở. Loại hình nhà đất “nối mái” có hai hoặc ba nóc này chính là yếu tố tàn dư của nhà sàn truyền thống Khơme.

a.2. Nhà không chái:
     Nhà đất của người Khơme tùy theo mức độ nghèo hay khá giả mà xây dựng theo kiểu một gian hay hai gian; hoặc mở rộng diện tích thành ba gian.Trong trường hợp nhà ba gian, phía trước nếu làm ba cửa ra vào thì ba gian bằng nhau, nhưng nếu chỉ làm cửa ra vào ở gian giữa thì gian đó là chính, thường rộng hơn hai gian bên, và ở hai gian bên đó người ta làm hai cửa sổ.Cũng giống như người Việt, để mở rộng thêm diện tích sinh hoạt, ngoài ba gian nhà chính, người Khơme còn có thể xây mái hiên trước nhà thành gian thảo bạt.

a.3. Nhà có chái:
     Trong trường hợp nhà quá nghèo, nhất là nhà một gian, người ta chỉ phủ mái liếp ở hai bên hè dài chấm đất, có công dụng để dẫn nước mưa chảy xa chân vách, bên trong mái liếp đố người ta nuôi gà hay để lu nước uống...Song, phổ biến hơn, người Khơme thường nối thêm một hoặc hai gian phụ ở bên cạnh nhà chính dùng làm nhà dưới hoặc bếp.
     Ngoài ra một số rất ít nhà của người Khơme thuộc tầng lớp khá giả ảnh hưởng người Việt làm kiểu nhà có đòn dông của nhà phụ thẳng góc với đòn dông của nhà chính để thành dạng nhà chữ đinh.Ở đây cũng có gian “nhà cầu nối” giữa nhà chính và nhà phụ, gọi là nhà giữa.
     Nhà Khơme dạng kiên cố thường có kích thước khá to: chiều ngang khoảng 5m đến 7m, chiều dài 15 đến 18m, cao từ 4 – 5m.
     Nhà đất của người Khơme ở ĐBSCL vẫn còn kế thừa một số yếu tố cổ xưa của họ như mái nhà tương đối cao và dốc hơn so với mái nhà người Việt. Nhà rất ít hoặc thậm chí không có cửa sổ. Phần lớn nhà Khơme ít làm hàng hiên trước nhà như người Việt.



b) Phân loại nhà theo kết cấu kỹ thuật:

b.1. Nhà cột giữa
     Dù là nhà đất hay nhà sàn, kết cấu kiểu xưa của nhà người Khơme cũng như người Việt là nhà cột giữa, tức là cột cái  bắc từ mặt đất thẳng suốt lên cây đòn dông.Mỗi bộ vì nhà cũng gồm hai cây kèo, đòn dông và cây xà ngang.

b.2. Nhà xuyên trính:
     Nhà đất hoặc nhà sàn của người Khơme khá giả hiện nay thường có kết cấu kỹ thuật xuyên trính.Cột giữa hoàn toàn biến mất (trong trường hợp vì kèo suốt – quá giang) hoặc vẫn còn cột giữa nhưn biến dạng chỉ còn là một cây cột ngắn thẳng góc trên cây xà ngang.Hoặc cũng có khi đoạn cây trụ giữa không đụng đến đòn dông mà bị chặn bởi một cây đỡ bên trên, giống như loại vì kèo cầu cánh ác của người Việt. Nơi giữa đoạn cây trụ ngắn có đục lỗ vuông cho cây xuyên dọc nối liền dọc theo các bộ vì trong nhà.Sau này còn có dạng vì nhà gồm hai cây đỡ xiên chụm hai gốc ở giữa của cây xà ngang và được bắt bulon nêm cứng, còn hai đàu chỏi ra đỡ hai bên cây kèo theo dạng kết cấu của Pháp.Điểm đặc biệt là bộ vì nhà Khơme truyền thống thường liên kết thành một tấm gỗ hình tam giác.Trên tấm gỗ đó người ta trang trí bằng cách chạm trổ những họa tiết hình học hóa.
     Một đặc điểm khác về kế cấu kỹ thuật của nhà Khơme theo tập quán cổ xưa là thiết kế hai cây đòn dông, gọi là đòn dông đôi với vị trí cây đòn dông trên và cây đòn dông dưới song song gần nhau.
     Nhà của người Khơme ở Trà Vinh khá phổ biến loại kết cấu kỹ thuật xuyên trính. Kết cấu này được xem là vững chắc và làm rộng lòng nhà hơn kết cấu nhà cột giữa, thích hợp với loại nhà ba gian. Nhiều căn nhà xuyên trính của người Khơme cũng thiết kế “bộ chày cối” nơi vị trí tiếp giáp của cây trính và cây trổng – cũng với ý nghĩa tượng trưng cho âm dương –y như bộ chày cối trong kết cấu nhà trính trổng của người Việt và người Hoa ở ĐBSCL.

c) Phân loại nhà theo vật liệu xây dựng

c.1. Nhà thô sơ
 Nhà khi xây dựng bằng vật liệu thô sơ thường có kích thước nhỏ.Người ta sử dụng các loại gỗ tạp, tre...để làm bộ khung sườn với kỹ thuật lắp rắp thô sơ bằng các ngoằm tự nhiên hay nhân tạo, hoặc buộc bởi dây lạt dừa, dây choại rừng, kẽm...Các cây cột do cắm dưới đất nên dễ nhanh chóng bị hư mục vì tiếp xúc trực tiếp với nước và đất ẩm ướt.Mái và vách nhà thường lợp và dựng bằng lá dừa nước, còn nền nhà chỉ là đất nện.Nhà thô sơ của người khơme chiếm đa số so với nhà kiên cố và bán kiên cố.

c.2. Nhà bán kiên cố hoặc kiên cố
     Nhà loại này thường có kích thước khá to của tầng lớp trung lưu, giàu có.   Cột và hệ thống khung sườn nhà được thực hiện bởi các loại gỗ tốt được lắp mộng và khóa chốt khít khao.Toàn bộ cột được kê trên đá tang để cách ly chân cột với nước và đất ẩm. Vách nhà bằng ván hoặc gạch, mái lợp lá dừa nước, tôle, hoặc ngói.Nền nhà thường tráng ximăng, lót gạch tàu hoặc gạch bông...
    Mái nhà của người Khơme ĐBSCL thường lợp bằng lá của cây dừa nước phơi khô, đó là loại cây mọc hoang có rất nhiều ở ĐBSCL, được xem là thứ vật liệu xây dựng chủ lực, rẻ tiền ở địa phương.Người Khơme sử dụng lá dừa nước để lợp mái nhà theo hai phương pháp: lá xé và lá chầm. Phương pháp lợp lá chầm phổ biến hơn và đó chính là sáng kiến của người Khơme bản địa vùng ĐBSCL.Theo cách chầm lá này thì lá dừa được cắt tỉa đều, rọc từng chiếc lá ra khỏi sống của tàu lá rồi bẻ gập đôi từng lá lại để chầm thành từng tấm lợp lớn hình chữ nhật.Các tấm đó để lợp mái nhà bằng cách lợp từ dưới mái trước rồi ngược dần lên trên nóc nhà.Khoảng cách của các tấm này càng hẹp thì mái nhà càng dày, sử dụng được lâu năm hơn. Lợp theo phương pháp lá chầm đẹp và sạch hơn lá xé, không có chuột làm tổ như lợp lá xé và tiện lợi nhất là nó chóng khô hơn lá xé sau khi mưa ướt mái.Người ta cũng dùng tấm lá chầm để dựng vách nhà.Cũng có khi người ta dựng vách bầng lá buông đánh từng tấm.Cho đến nay, nhìn chung, hầu hết nhà ở của người Khơme ĐBSCL xây dựng bằng vật liệu thô sơ vẫn còn chiếm đa số. Tuy nhiên, tại nhiều vùng, tốc độ xây dựng nhà bằng vật liệu kiên cố và bán kiên cố cũng như việc sửa chữa nhà ở của người Khơme đã gia tăng nhanh chóng, nhất là tại những vùng người Khơme ngoài canh tác lúa nước còn canh tác thêm các loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày...

II. PHÂN BỐ MẶT BẰNG SINH HOẠT ,YẾU TỐ TINH THẦN VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA NHÀ.

     Cách bày trí trong nhà ở của người Khơme ĐBSCL nếu có sự khác biệt là do phụ thuộc vào mức sống cao hay thấp, nó thường được thể hiện ử đồ đạc nhiều hay ít và giá trí của các đồ đạc ấy...còn hầu như cơ bản đều sắp xếp theo kiểu cách giống nhau.Nhà đất của người Khơme thường trổ một cửa chính ở giữa vách cạnh dài của nhà chứ không ở vách đầu hồi như phần lớn trường hợp có thể thấy ở nhà sàn cổ truyền Khơme.Cửa sổ rất ít, nếu có cũng thường ở vách trước.Phòng trước kê bộ bàn ghế dài để tiếp khách. Hai bên gần phía vách thường kê hai bộ ván hoặc chõng tre để khách nghỉ ngơi, hoặc là chỗ ngủ của con traỉ trong nhà.Một chiếc tủ gỗ tạp hoặc tủ kính, bên trong xếp đătjj những chiếc gối thêu sặc sỡ bởi tài khéo léo của phụ nữ trong gia đình.Người ta có thể xếp đặt bàn thờ Phật ngay trên đầu chiếc tủ đó, hoặc nơi một bàn thờ đơn giản khác kê sát vách ngăn với phòng trong.Cách trưng bày trên bàn thờ của người Khơme ĐBSCL rất đơn giản.Bàn thờ Phật thể hiện chỉ bằng bức hình Phật Thích Ca, không có nhang, đèn, lư hương.
     Phía sau gian thờ tự và tiếp khách là gian nhà dưới và gian bếp, thường là không gian dành riêng của nữ giới.Dù nhà sàn hay nhà trệt, người Khơme đều phân định phòng hoặc giường cho người già, cha mẹ con cái riêng biệt. Người già ít ở phòng riêng, thường nằm ở chiếc giường hay ván ở nơi mà ai cũng nhìn thấy để tiện chăm sóc.Còn cha mẹ thường có buồng riêng.Căn buồng thứ hai đặc biệt trong gia đình thường ưu tiên dành cho các cô gái, căn phòng này là nơi kín đáo, riêng tư nhất trong nhà.
     Về vị trí chỗ nằm, người Khơme rất quan tâm đến cách xếp đặt giường ngủ trong nhà theo nguyên tắc như sau: kiêng không nằm quay đầu về hướng tây vì đó là hướng của người chết.Tốt nhất là nằm quay đầu về hướng nam vì theo họ đó là hướng ngọc.Trong việc sắp xếp vị trí các giường, ván ngủ, người Khơme tính toán sao cho vị trí người nằm không bao giờ ở thế chân người này có hướng đạp vào đầu người kia, vì đó là thế nằm nghịch, vô đạo đức, bởi người Khơme tin rằng trên đầu mỗi người đều có thần thánh ngự trị để phù hộ, cho nên thế nằm thận, hợp lý nhất là vị trí các chân quay vào nhau.
     Ở gian nhà dưới, người Khơme đặt bồ lúa và bếp.Ngoài hè có nhà tắm.Đại bộ phận người Khơme ở nông thôn ĐBSCL ít xây dựng những công trình phụ tối thiểu cho tiện sinh hoạt như nhà vệ sinh.
     Người nông dân Khơme ĐBSCL phần lớn sống trong những căn nhà thô sơ, song nghi thức và tập quán khi cất nhà lại được tiến hành đầy thận trọng, nhiều kiêng kị, bởi họ quan niệm nhà ở không chỉ là nơi trú ẩn, tránh nắng mưa gió bão, thú dữ mà nhà còn là nơi chốn che chở cho họ khỏi những mối nguy hiểm đe dọa của thế giới vô hình.Muốn xây nhà, họ thường nhờ đến ông achar chỉ dẫn để tránh sự va chạm đến các thần linh và ma quỷ.
      Nghi thức đầu tiên là ‘chọn nền nhà” để tiến hành xây cất.Chọn xong, người chủ tiến hành “lễ mua đất của thổ thần’.Ông achar chăng dây chung quanh nền nhà và cắm 8 cây nhang - nến ở 8 điểm chung quanh nền nhà ấy.Chiều hôm trước của ngày làm nhà, người ta làm một cái bàn thờ thiên chia ra làm 8 hướng, đặt 8 chén nước thơm, ở giữa bày khay hoa và nhang, nến, để người chủ nhà khấn nguyện các thần - nhất là thần Têvôđa – phù hộ cho việc dựng nhà được suôn sẻ, tốt đẹp. Người ta đặt nơi đống cây sẽ dùng làm nhà một mâm cúng gồm các “pê”.Trong “pê” có thức ăn cả mặn lẫn ngọt như thịt luộc, cơm, bánh, trái cây, rượu... để cúng thổ thần và các “arak phum’.Sau đó, người chủ nhà bưng thúng gạo đi quanh nền nhà đã chăng dây, hót gạo vãi ra tứ hướng gọi ma quỷ đến nhận lễ vật để đừng quấy nhiễu, làm hại gia chủ.
     Khi cất nhà, người Khơme rất chú ý việc cây để thi công.Hình dạng gỗ tròn hay vuông đều được nhưng phải tốt, nhẵn, không được có vết sẹo, rạn nứt.Nếu dùng gỗ thân tròn, họ đều xác định kỹ vị trí gốc quay xuống dưới, ngọn trở lên trên.Còn nếu là cây gỗ vuông thì không cần chú ý đâu là gốc, đâu là ngọn.Cây nào được chọn làm đòn dông thì để riêng, không ai được phép bước ngang qua, vì như vậy là thất kính. Cũng như tập tục của người Việt, trong nghi thức thượng cây đòn dông, người Khơme thường tiến hành lúc con nước lớn, vì họ tin rằng con nước lên thì việc làm ăn, sinh sống sau khi làm nhà cũng sẽ thuận lợi, suôn sẻ...Ông achar sẽ cột vải đỏ lên cây đòn dông rồi vẩy nước thơm lên đó và tụng kinh chúc lành.Hoặc cũng có thể họ treo bùa vẽ trên vải đỏ ở cây xà ngang, hay treo ở vách bức hình vị thần gia hộ. Có nơi khi bắt đầu dựng các cây cột cái, người Khơme cột vào các cây đó những cây mía cùng một gói gạo và một gói muối... là thức ăn dâng cúng cho các linh thần, cầu xin nhà cửa được yên lành. Trong lúc thi công, mọi thao tác như đẽo, cưa, bào đục...được người Khơme tiến hành rất cẩn thận, tối kỵ không để đứt tay, chân, tránh những giọt máu rơi vãi vào gỗ, vì đó là điềm rủi, làm ô uế cây.Các mũi đục, bào, cưa cũng không làm được sứt mẻ gỗ vì là điềm xấu. Với kỹ thuật lắp ráp hiện nay cần đóng đinh hay bắt bu lon vào cột thì người Khơme vẫn chấp nhận thực hiện, nhưng họ vẫn tối kỵ trường hợp “mũi đinh đầu cột”, tức động tác đóng đinh từ đầu cột đóng xuống.Để tỏ lòng tôn kính, riêng cây đòn dông không khi nào họ đóng đinh nên buộc phải vận dụng kỹ thuật dùng hai đòn tay kèm gần sát hai bên cây đòn dông rồi đóng đinh vào cây rui cho chắc chắn.
     Các kích thước áp dụng trong việc làm nhà đều mang số lẻ kể cả số bậc thang của cầu thang nhà sàn, vì người Khơme quan niệm số lẻ là số biểu thị sự may mắn, tốt đẹp và nhiều hy vọng, còn số chẵn là số bí, số tận cùng, làm ăn không yên ổn, nhiều tai nạn.
     Mặt tiền nhà trổ ra hướng Đông là lý tưởng nhất vì đón ánh sáng ban mai tươi mát, chỉ kiêng kỵ nhất là nhà quay mặt hướng Tây là hướng tượng trưng cho sự chết chóc, vả lại hướng này nhận ánh sáng mặt trời lúc nóng nhất cũng ví như đem lửa vào nhà.Trong phum Khơme, nhà của cha mẹ có thể quay mặt về hướng Tây - hướng mặt trời lặn, vì tuổi của cha mẹ như buổi xế chiều, có thể phù hợp - nhưng nhà của con cái phải cất quay mặt về hướng Đông cho tốt, vì người Khơme quan niệm tương lai của con cái còn dài.
     Khi việc cất nhà sắp hoàn thành, những người thợ nề, thợ mộc thường tiến hành buổi lễ nhỏ cúng tổ, gồm các lễ vật vừa chay vừa mặn.Sau đó vị achar đọc kinh chúc tụng, cầu phúc cho căn nhà.
     Lúa nhà mới cất xong, người Khơme tổ chức lễ vào nhà mới, mời sư sãi đến tụng kinh, vẩy nước thơm cho nhà được nhiều phúc, may mắn, yên lành.Các biểu hiện của tín ngưỡng ăn mừng nhà mới như mặc y phục tượng trưng và buộc chỉ trắng hoặc chỉ màu lên tất cả các cây cột cái trong nhà.Tập tục này có ý nghĩa sâu xa hơn, đó là ký ức, tín ngưỡng của người Khơme xem cây cột cái quan trọng như vai trò của người đàn bà trong chế độ mẫu hệ xa xưa.
     Người Khơme ĐBSCL còn tin vào vị thần bảo hộ nhà cửa theo tín ngưỡng cổ xưa, nên trước kia hầu như mọi gia đình Khơme ở ĐBSCL đều thờ arak pteah trong nhà vì vị thần đó trông coi, bảo hộ đời sống vật chất lẫn tinh thần của cả gia đình, cả xóm làng đó.
     Vị thần “arak pteah” còn được quan niệm như người giữ nhà, ban đêm thần ngồi ở cuối cầu thang lên nhà sàn.Nên ở Tri Tôn, ban đêm khi người Khơme kéo thang lên sàn để tránh trộm cướp, họ đều chừa chân thang ra ngoài cửa một đoạn để có chỗ cho vị thần này ngồi.
     Tín ngưỡng về đất đai, nhà ở của người Khơme ĐBSCL còn thể hiện yếu tố mẫu hệ xa xưa qua hình ảnh vị thổ thần Khơme là nàng Him Tholny là vị thần mà người Khơme thường cúng mỗi khi làm xong nhà.
     Ở ĐBSCL, trung bình một căn nhà lá cỡ nhỏ của người Khơme chỉ sử dụng được khoảng 4 năm, sau đó phải sửa chữa lại. Một tập quán tốt đẹp của người nông dân Khơme là sẵn sàng luân phiên “vần công”, cùng góp sức cất và sửa chữa nhà lẫn cho nhau.

                                        TRANG PHỤC

1.     Trang phục của phụ nữ

     Qua thư tịch cổ thì trong bộ y phục cổ truyền của người Khơme ta thấy những loại Sămpết chôn Kpal.Đó là loại váy làm từ tấm vải rộng, khi vận quấn quanh người, phần còn lại luồn qua giữa hai chân, thành loại quần phồng ngắn.Ngày nay vũ nữ Khơme trên sân khấu cũng còn thấy mặc loại váy cổ này.Đây cũng là dấu vết ảnh hưởng của y phục Ấn Độ đối với người Khơme, người Thái, người Lào...từ cách đây hàng nghìn năm.
     Phụ nữ Khơme mặc nhiều loại váy khác nhau tùy theo từng trường hợp.Trong các dịp sang trọng, phự nữ mặc Sămpết hôl, Sămpết chorphum dệt bằng sợi tơ tằm hay bằng sợi bông với nhiều màu sắc tươi như màu vàng, tím, đỏ, xanh, nâu...và họa tiết trang trí hình ô trám, bông hoa, kẻ sọc... Sămpết phamuông mặc trong những dịp sang trọng, trong ngày lễ lớn.Các loại váy này thường mặc với các loại áo ngắn, bó sát người, cổ hở, tay ngắn.
     Một loại y phục cổ truyền nữa của người khơme ở Nam Bộ đó là loại áo dài tàm vông mặc với áo Sămpết dài tới gót chân, giất mối cạp váy ở một bên hông. Loại này chỉ thấy có ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.Loại áo này giống với áo dài của phụ nữ Chăm láng giềng, nhất là cổ áo hình trái tim, cánh tay bó chặt, bít tà, may áo bằng cách ghép bốn mảnh vải khổ hẹp...khiến người ta nghĩ tới việc người Khơme Nam Bộ tiếp thu kiểu áo này từ người Chăm. Ngày nay, các cụ già Khơme Nam Bộ mặc loại áo dài màu đen này với quần đen, quàng thêm dải khăn trắng ngang người, luồn qua một bên nách rồi vắt lên vai, hai đầu khăn thả xuống thành hai múi.Kiểu mặc này biểu thị sự đứng đắnn, kín đáo của phụ nữ Khơme.
     Ngày nay, phần lớn phụ nữ Khơme đều mặc như phụ nữ Kinh.Cáccô gái trẻ thường mặc quần lụa đen với áo bà ba, hoặc quần âu với áo sơmi.Còn phụ nữ lớn tuổi cũng giống các bà má nông thôn Nam Bộ, quanh năm mặc bộ bà ba đen cùng với chiếc khăn rằn đội đầu hay vắt vai.Khi lễ tết long trọng thì mặc áo dài đen tàm pông với quần đen.
     Đặc biệt, người Khơme Nam Bộ vẫn sử dụng phổ biến chiếc khăn Krăma cổ truyền, dệt bằng sợi bông.Khăm Krăma dệt hoa văn hình ô vuông nhỏ màu đỏ, hồng hoặc xanh trên nền trắng.Loại khăn này có rất nhiều công dụng, vừa làm khăn tắm, vừa là khăn quàng cổ, quấn đầu, thắt lưng, làm võng cho trẻ em nằm, làm bao đựng lương thực đi đường.Loại khăn này ở Nam Bộ gọi là khăn rằn, được phụ nữ Kinh, Chăm rất ưa thích và sử dụng thường ngày.
     Tóc của người Khơme thường quăn gợn sóng tự nhiên.Phụ nữ vào tuổi trung niên trở đi đều cắt tóc ngắn, ít khi bới tóc sau gáy như phụ nữ Kinh, Tục lệ xưa, khi cha mẹ qua đời, con trai phải cạo đầu, con gái phải cắt tóc để chịu tang.Người Khơme ít sử dụng đồ trang sức.

2.     Trang phục của nam giới

     Trang phục của nam giới Khơme cũng giống như người Kinh, rất đơn giản.Họ thường mặc xà rông và ở trần, trừ khi ra ngoài đường mặc bộ quần áo bà ba đen như người nông dân Kinh.
     Độc đáo hơn cả là trang phục ngày cưới của người Khơme Nam Bộ. Cô dâu mặc váy Sămpết hôl màu đỏ tía sậm hoặc màu hồng cánh sen cùng với chiếc áo ngắn bõ chẽn, hoặc áo dài tàm vông màu đỏ bít tà, quàng khăn trắng ngang người, đội mũ Kpâl plốp kiểu hình tháp nhọn nhiều tầng bằng kim loại hay giấy bồi cứng, trang trí nhiều màu sắc.Chú rể mặc chiếc hôl đỏ thẫm, áo ngắn trắng hay mầu, tay dài, cổ đứng, xẻ ngực giữa cài khuy, khăn vắt vai trái.Chú rể còn đeo con dao cưới (Kầm pách) bên hông với ý nghĩa bảo vệ cô dâu.Trước kia, người ta còn nhuộm răng cho cô dâu chú rể. Tục này vừa biểu thị quan niệm thẩm mỹ của người Khơme, vừa bắt nguồn từ huyền thoại cổ xưa kể về cuộc kết hôn giữa Hoàng tử với Công chúa Rắn (Noang Neak).Cô dâu nhuộm răng để trừ nọc độc rắn, còn chú rể nhuộm răng dể trừ nọc độc từ cô dâu truyền sang.Nước nhuộm răng làm bằng lá cây, được phết tượng trưng vào răng cô dâu và chú rể.Riêng cô dâu còn ngậm thêm một cục phèn chua với ý nghĩa trừ nọc độc.
     Trang phục trong tang lễ của người Khơme Nam Bộ ảnh hưởng từ người Kinh và Hoa.





                            VĂN HÓA TINH THẦN


         1. Tôn giáo – tín ngưỡng

 - Đạo Phật tiểu thừa trong quá khứ và hiện nay là tôn giáo chủ yếu chi phối sinh hoạt tinh thần của người Khơme.Song trước khi đạo Phật du nhập, đã tồn tại một hệ thống tín ngưỡng phản ánhnền văn hóa bản địa lâu đời ở vùng này.Ngày nay, các tín ngưỡng dân gian đó chỉ còn một phần ít tàn dư và ngày càng thu hẹp, vì không còn cơ sở xã hội để tồn tại.
- Do điều kiện sinh hoạt còn phụ thuộc vào thiên nhiên và là cư dân sinh sống trên một vùng “được chinh phục từ đầm lầy”, xa xưa người Khơme đã sớm xem một loại bò sát: rồng (neak) – là tô tem của tộc người mình.
- Về các thần bảo hộ, người Khơme có các tín ngưỡng arăk và neak tà. Trước đây, mỗi dòng họ có thể có nhiều arăk chua chămbua hay arăk chua bua: arăk của dòng họ; và ngược lại một arăk cũng có thể được thờ bởi nhiều dòng họ. Các arăk thường kế thừa theo dòng nữ.Những gia đình cùng một bà tổ tính theo phía nữ đều thờ chung một (hoặc) vài arăk. Arăk đều có nguồn gốc hoặc là một bà tổ xa xưa của dòng họ hay một người phụ nữ trong dòng họ có cái chết không bình thường. Trong quá khứ, mỗi dòng họ Khơme khi cúng phải có một người đàn bà làm “rúp” arăk, tức người đại diện cho dòng họ để arăk nhập đồng. Sau này,“rúp” arăk thường là đàn ông.
- Arăk không chỉ là một hình thức tín ngưỡng của dòng họ mà còn có các arăk bảo vệ nhà (arăk Fteh), bảo hộ gia đình (arăk phtan), bảo hộ một khu đất (arăk phum), hay trấn giữ rừng (arăk prei)...
   Neak tà – mà người Việt gọi tắt là ông Tà, gồm có nhiều loại nhưng quan trọng hơn cả là ông Tà chủ xóm (neak tà mâchas srôc).Mỗi năm dân trong làng xóm phải họp lại làm lễ cầu an trước miếu ông Tà, tối thiểu một lần, và thường là trước mùa mưa. Dựa trên tên gọi của các ông Tà chủ xóm có thể phân biệt bốn loại: a) Các neak tà có tên gọi theo một động vật trong thiên nhiên, hoặc là tên thực vật, hoặc một đặc thù địa lý; b) Các neak tà mang tên người hay có sự tích liên quan đến người; c) Loại neak tà mang tên cá thần Bàlamôn; d) Loại neak tà ở chùa (neak tà Wat).Như vậy, tín ngưỡng neak tà là một mối quan hệ chằng chéo, gồm cả tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tục thờ cúng tổ tiên, đạo Bàlamôn và đạo Phật.
     Cũng như mọi dân tộc trồng lúa nước ở Đông Nam Á, người Khơme tồn tại nhiều lễ nghi nông nghiệp diễn ra theo chu kỳ gió mùa và chu kỳ canh tác.Người Khơme mừng tết vào giữa tháng “Chét” (tức khoảng giữa tháng 4 dương lịch).Đây là thời điểm mùa khô kết thúc và mùa mưa sắp đến.Trong dịp này đồng bào có các tục đắp núi lúa, núi cát trong chính điện hay xung quanh chùa; có tục tắm cho các tượng Phật, sư sãi và người thân lớn tuổi trong gia đình. Đấy là các ma thuật – có nguồn gốc từ xa xưa - để cầu mùa, nhưng nay đồng bào giải thích theo quan điểm luân hồi, luật nhân quảcủa nhà Phật. Cũng trong dịp này, trai gái Khơme chơi các trò ném banh, dấu khăn, rồng rắn... và hát đối đáp dưới nhiều hình thức.Các trò chơi của trai gái trong ngày tết này, ngoài tính cách vui giải trí và biểu diễn nghệ thuật, còn mang ý nghĩa phồn thực, cầu mong mùa màng phong đăng hòa cốc.
    Trước đây, vào những năm hạn hán, đồng bào trong phum sóc thường giết lợn, gà cúng ông Tà chủ xóm để cầu an cầu mưa. Ở một vài địa phương còn có tụcném các tượng thần Bàlamôn - được đồng hóa với các neak tà - xuống nước để cầu mưa.Hoặc mời ông Lục (sư Khơme) đến tụng kinh chêy-ontò.Lễ này thường được tổ chức ngoài ruộng lúa.Người ta đào một hố trước mặt ông sư, trong đó đặt một con cá nhỏ, một con lươn, ếch, sò, hay cua.Và ông Lục tụng kinh dưới ánh mặt trời gay gắt, không được che dù. Một tục lệ cầu mưa khác là “bơi thuyền trên cạn” (um tuk lơcôk).
    Trong quá trình canh tác, người Khơme có tục cúng các thần ruộng (neak tà xrê).Khi gieo mạ, cấy, họ còn phải cúng các arăk viêl là các thần mục súc để cầu mong xua đuổi chuột, cua, sâu, rầy khỏi cắn phá.Khi gặt hái và đổ vào bồ, họ làm lễ Gọi hồn lúa (hno pralưng xrâu).Hồn lúa ở người Khơme thường được tượng trưng bằng nữ thần Peisrap ngồi trên mình cá xlát tay cầm một nhánh lúa.
 Cuối cùng vào dịp trăng tròn tháng Kadâk (tức15/ 10 âm lịch), đồng bào Khơme mừng lễ chào “ chào mặt trăng” mà dân gian vẫn gọi là Ok ombôc (nuốt cốm). Trng lễ này, vào đêm trăng tròn, các gia đình Khơme đều tập trung trước sân chờ trăng lên.Sau khi cúng bái, người ta đút một nắm cốm, một trái chuối vào miệng các trẻ nhỏ vừa vuốt lưng vừa hỏi chúng năm nay muốn được gì. Căn cứ vào những câu trả lời của đứa bé để đoán biết năm nay mùa màng có thịnh đạt hay không.Cũng vào dịp này, có tục thả đèn bay và thả bè chuối có gắn đèn trên các sông rạch. Trước đay ở Trà Vinh, vào dịp Ok ombôc có triển lãm nông sản và ở vài địa phương khác của miền Hậu Giang, Kiên Giang đều có tổ chức lễ đua thuyền... Tục đút cốm là lễ mừng mùa gặt, đồng thời là một ma thuật thể hiện long mong ước mùa tới sẽ được ăn no đầy miệng. Tục thả đèn bay, đèn nổi là những lễ nghi nhằm xua đuổi bóng tối, sự ẩm ướt bằng ánh sáng. Và hội đua thuyền, vết tích của tục thờ rắn nước, được tổ chứcvào dịp Ok ombôc phải được xem là một nghi lễ tống tiễn, cảm tạ thần nước, thần của mùa mưa.
   Theo các tài liệu khảo cổ học thì các chi phái đạo Bàlamôn và đạo Phật đã cùng tồn tại ở đồng bằng sông Cửu Long từ đầu Công nguyên.Đặc biệt vùng Bảy Núi và Ba Thê, những bia ký, và một số lớn tượng đá phát hiện được, chứng tỏ nơi đây là một trung tâm Bàlamôn giáo đáng kể thời bấy giờ. Trong những hình tượng Bàlamôn giáo được tìm thấy, ngoại trừ hơn 100 linga, phải kể đến một số tượng Xiva, một vài mảnh vụn của tượng thần Uma, các tượng thần Hari – hara và một tượng Brahma tiền Ăngkor, nhưng đặc biệt hơn cả là khá nhiều tượng Vixnu.Một số linga được đồng hóa với các neak tà địa phương. Và tên xưng của các vị thần Preah Prum (Brahma), Preak Enh (Indra), Preah Nỏeay (Vixnu) thường được dân gian hóanhư thần “bốn mặt”. Trong điện thần Bàlamôn giáo của người Khơme vùng đồng bằng sông Cửu Long, các nữ thần - nhất là Bà Đen (néang khmau) đã giữ một vai trò trọng yếu.Ngày nay, thế giới quan phức tạp và hệ thống đẳng cấp chặt chẽ của đạo Bàlamôn như ở Ấn Độ đã bị ý thức hệ Phật giáo và ý thức hệ khác thay thế, chỉ còn để lại một số ít tàn tích mờ nhạt trong tư duy của người Khơme.
   Ngược lại, đạo Phật tiểu thừa mặc dù chỉ chính thức du nhập vào từ thế kỷ XIII, nhưng đã chi phối sâu sắc nông thôn Khơme. Trên toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện tại có khoảng 408 ngôi chùa, một chùa cho bình quân gần 1600 dân.Trước ngày giải phóng, sư sãi có khoảng 10620 người. Hiện nay con số đó đã giảm đi nhiều. Hầu hết người Khơme từ khi mở mắt chào đời, vô hình chung đã cùng gia đình theo đạo Phật.Lớn lên thường đi học trường chùa, được cha mẹ và sư




sãi giáo dục theo tinh thần Phật giáo.Đến tuổi trưởng thành, đôi khi còn sớm hơn, phần đông số thanh niên và trung niên đã vào chùa tu trong một thì gian. Nhân các ngày sóc vọng, lễ lộc, người Khơme đi chùa tụng kinh, nghe sư sãi thuyết pháp.Nguyện vọng cuối cùng của người nông dân Khơme là khi chết thì được “an nghỉ dưới bóng cây bồ đề”, nghĩa là trong tinh thần sung bái đạo Phật.Hài cốt có thể lưu giữ ở nhà, hay ở chùa càng tốt.Riêng các gia đình khá giả thì xin xây cất sẵn một cái tháp riêng bằng gạch theo kiến trúc cổ truyền để lưu giữ các hài cốt của những người trong dòng họ.Cũng chính thông qua ngôi chùa mà người nông dân Khơme cảm thấy mình là một thành viên của phum, sóc.
   Chùa không chỉ là trung tâm tôn giáo mà thường còn là nơi tập trung trường lớp ở nông thôn, là chỗ họp dân để bàn việc công ích, nơi tiếp các vị khách quý của phum, sóc.Một số chùa quan trọng còn là thư viện tang trữ thư tịch cổ, là Viện Bảo Tàng và nghĩa trang. Với Ban quản trị chùa tập hợp những thành viên có uy tín nhất trong phum, sóc, nhà chùa Khơme do đó có đủ nội dung là trung tâm của phum, sóc.
   Trên bình diện thờ cúng, trong khuôn viên một số chùa nhất là trong số ít chùa còn theo “đạo cũ” vẫn tồn tại các miếu neak tà, các bàn thờ Têvôđa (thuộc hệ Bàlamôn), thậm chí cả các “linga” bằng đá.Các lễ thức Phật giáo đan xen với các lễ nghi nông nghiệp. Các vị sư ngoại những lễ nghi thuần túy Phật Giáo, còn được mời tham dự trong nhiều dịp lễ quan trọng của đời sống, như lễ cưới, lễ tang..., thậm chí cả trong cuộc rước ông Tà hay trong lễ cầu mưa Sốphuntò..


        2. Văn hóa nghệ thuật

       2.1. Văn học dân gian
    Người Khơme có một kho tàng Xôphia sết, tức là những câu châm ngôn, tục ngữ nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một lời khuyên răn nào đó. Do ý nghĩa sâu sắc và giàu hình tượng, Xôphia sết có tác dụng nhất định đến truyện cổ dân gian, nhất là truyện ngụ ngôn và các huấn giáo ca (chbắp).
  Gắn liền với những sinh hoạt khác nhau, dân ca Khơme cũng có nhiều loại: hát ru con, hát trong lao động mà nguồn gốc và chức năng có quan hệ trực tiếp với động tác lao động theo nghề nghiệp nhất định, ngoài những điệu hát trong trò chơi kéo dây, hát đua ghe ngo.Những bài hát trên đồng ruộng, hát trên sông, không chỉ phản ánh kinh nghiệm nông nghiệp mà còn phản ánh đời sống xã hội và nhiều tình cảm của dân tộc.Đó là những thể loại dân ca trữ tình gắn với các điệu múa tập thể, trong đó phải kể đến loại dân ca đối đáp ngẫu hứng aday vui tươi và luôn mới mẻ.Lễ cưới cổ truyền Khơme cũng là một cơ hội thể hiện nhiều điệu hát xướng dân gian.Nội dung của những bài ca trong các nghi thức múa nữ công, quét chiếu, cắt hoa cau, cột tay... đều mang tính chất trữ tình.Cuối cùng là loại hát trong môi trường tín ngưỡng: khi cúng thần ruộng, thần đất, khi nhập đồng, lễ cầu an..., đều có những bài hát với nhịp điệu riêng.
  Người Khơme có những thuật ngữ riêng biệt để chỉ các loại truyện cổ, như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.Có những thần thoại, truyền thuyết cắt nghĩa sự hình thành vũ trụ, giải thích các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, mặt trời, mặt trăng, nhật thực, nguyệt thực...Các truyền thuyết này tuy có pha tạp những yếu tố thần thoại Ấn Độ, song những mô típ thần thoại Khơme vẫn là chủ đạo.Mô típ Giồng đất nổi, phản ánh địa vực cư trú và hoàn cảnh thiên nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các truyền thuyết khác như Sự tích Ao Bà Om, Giếng Chị - Giếng Anh, Sự tích núi Bà Đen... đều gắn với cảnh quan sông rạch, ao đầm, núi non ở Nam Bộ...Gắn bó hữu cơ với sự phát triển lịch sử và trình độ xã hội, luồng tự sự dân gian Ấn Độ sau khi Khơme hóa lại một lần nữa được nhào nặn bởi hệ tư tưởng Bàlamôn, Phật giáo. 
   Cổ tích là thể loại chiếm tỷ lệ lớn trong kho tàng truyện cổ Khơme.Bên cạnh những truyện có đề tài và nội dung gần gũi với cổ tích người Việt như Chao Sanh, Chao Thông (Chàng sanh, Chàng Thông - Thạch sanh, Lý Thông), Niêng Môrơnắc meada (Cô gái mồ côi mẹ - Tấm Cám), Cối xay thần, Chàng cá lóc..., cổ tích Khơme còn rất phong phú, gồm những truyện giải thích các dịa danh ở đồng bằng sông Cửu Long, giải thích sinh hoạt lễ lạt. Đặc điểm phổ biến của cổ tích Khơme là sự phân biệt rõ hai tuyến nhân vật tôt - xấu, thiện – ác để phản ánh mâu thuẫn xã hội.Nhiều truyện cũng phản ánh đấu tranh gay gắt giữa những nhân vật anh hùng, đại diện ý chí của nhân dân lao động, chống lại các thế lực hắc ám phá hoại cuộc sống chân chính, đó là nội dung của các truyện Xăng Xalachây, Tupxăngva, Riêmkê...
   Các truyện ngụ ngôn (rương cătếlôk) như Sấu quên bưng, Bướm và sâu, Điếc bảy đời...đã kết thúc bằng những nhận xét sâu sắc được rút ra từ cuộc sống, như “Thành bướm đừng quên sâu” “Nghe chưa rõ đã nhíu lông mày”... Ngụ ngôn Khơme còn bao gồm cả loạt truyện như “Thỏ xử kiện”, phản ánh lòng khát khao công lý, phản ánh trí tuệ và tinh thần đấu tranh cho lẽ phải ở trên đời.
- Truyện cười Khơme phê phán công khai các xã hội phong kiến bóc lột và những quan hệ giả dối của nó.Tập truyện Alêu đã công kích vào xã hội Khơme phong kiến và thối nát.Tập truyện Chắc xo mốc phê phán thái độ thủ tiêu đấu tranh trong xã hội cũ. Đặc biệt là tập truyện Th-mênh chêy, một loại truyện “trạng quỳnh” Khơme trào lộng, mà nhân vật Th-Mênh Chây chỉ là người con mồ côi của gia đình nông dân nghèo luôn nhạo bángsự độc ác và ngu si của bọn “bà hộ”, vua quan Khơme, và cả hoàng đế Trung Hoa nữa, bằng một nội dung tiéu lâm độc đáo, rất phổ cập trong nhân dân. 
   Văn học dân gian Khơme với nhiều thể loại phong phú, đã phản ánh trung thực về nhiều mặt hiện thực của xã hội qua từng giai đoạn lịch sử. Đặc biệt ở đây, còn bắt gặp nhiều mô típ quen thuộc trong văn học dân gian của nhiều dân tộc khác ở Việt Nam. Điều đó phản ánh sự đồng cảm trong tư duy và sự giao lưu văn hóa giữa đồng bào Khơme và nhiều dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.
   Văn học viết Khơme, chủ yếu là các tác phẩm từ xa xưa được chép trên lá buông thường gọi là xatra - được lưu giữ ở các chùa.Có bốn loại xatra: a) Xatra rương là xatra truyện, phần lớn được sáng tác trên cơ sở các truyện cổ dân gian và xây dựng theo quan điểm tôn giáo và phong kiến.Các truyện này được kể theo lối tự sự và thể hiện bằng một thể thơ nhất định tùy theo tình huống của truyện; b) Xatra lbeng ghi chép về các hội hè, trò chơi dân gian nhưng ở đây các lý thuyến nhân quả của đạo Phật cũng để lại nhiều dấu ấn; c) Xatra chbắp là những bài huấn giáo ca, có nhiều thể loại, dành riêng cho từng thành phần trong xã hội; d) Xatra tes ghi chép những Phật thoại  và kinh Phật, trong các dịp lễ lớn ở chùa được các nhà sơ bắt thăm để thuyết pháp (tho)


  
 Từ những năm sau thế kỷ XX, văn học viết Khơme Nam Bộ tuy còn ít ỏi về tác phẩm, đã có những biến đổi sâu sắc về đề tài và nội dung.Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thơ của Huyên Diệp kêu gọi nhân dân lao động đứng lên đấu tranh chống địa chủ và thực dân.Khi Đảng ra đời, dòng văn học cách mạng đã xuất hiện một số tác phẩm đáng chú ý, chỉ tiếc là do chiến tranh, những tác phẩm này chưa được sưu tầm bao nhiêu.Tuy nhiên, bài thơ Niết bàn còn xa mà ta vẫn sướng, vở dù kê Hội kín về sen hồng nở của Trịnh Yuth đã phản ánh lòng biết ơn của đồng bào đối với công lao của Bác, của Đảng. Các vở dù kê “ Nỗi lòng trong hàng rào gai” “Tội ác sau áo cà sa”... đã kịch liệt lên án những thủ đoạn độc ác của Mỹ - Ngụy ở nông thôn Khơme trước đây.

 
2.2 Nghệ thuật dân gian

     Kiến trúc, điêu khắc, trang trí, hội họa, âm nhạc, ca múa và sân khấu của đồng bào Khơme đã phát triển ở một trình độ cao, trong pham vi các dân tộc ít người ở Việt Nam, xác lập được bản sắc, phong cách riêng của dân tộc.
- Kiến trúc Khơme chủ yếu tập trung vào các công trình công cộng.Đặc biệt phải kể đến ngôi chính điện chùa, có cấu trúc được lưu truyền từ xa xưa vứi ba cấp mái.Mỗi cấp thường chia làm ba nếp.Sự thay đổi các cấp mái khiến mái chùa trở nên đồ sộ, đẹp mắt nhưng không quá nặng nề.Các hoa văn cách điệu, những mô típ rồng với đuôi cong vút cũng tạo thêm vẻ đẹp, sống động. Một số tháp chùa và các tháp đựng cốt có tượng thần bốn mặt, đội mũ hình tháp nhọn cao vút, tạo nên vẻ uy nghi, lộng lẫy.Cấu trúc mái gấp nếp dã tạo cho sự trao đổi không khí trong chùa được thuận lợi.Mái chùa thường lợp ngói, đôi khi được lợp ngói tráng men nhiều màu khác nhau, làm cho chùa nổi bật giữa những lùm cây cao xanh bao quanh chính điện.  
    Trong chùa, điêu khắc tập trung vào các tượng Phật với nhiều đề tài khác nhau.Mặt ngoài chùa, tháp thường được trang trí tượng tròn, phù điêu lẫn hình trạm chim.Ngoài tượng đầu bốn mặt, còn có các đề tài khác như: Riahu nuốt mặt trời và mặt trăng, chim thần mahakơrút, vũ nữ Cầy no, thần đất Neak him thôrni chằn và các lính thú: sư tử, voi, khỉ, rắn thần...Những cảnh giao chiến trong tuồng Riêmkê khắc trên gỗ cũng được thấy ở một số chùa.
  - Người Khơme có nhiều tranh dân gian với nhiều màu sắc sặc sỡ, thường được bắt nguồn từ các Phật thoại, các truyện cổ tích Bàlamôn, hay một tình tiết trong trường ca. Riêmkê.Nghệ thuật trang trí trong các chùa còn thể hiện khá xuất sắc ở những đề tài hoa lá, hoặc hoa là kết hợp với trang trí hình kỷ hà hay tượng đắp nổi. Ngoài ra, còn có những trang trí trên các đồ dùng như đầu rắn thần trên chiếc hái, những trang trí hoa đều cánh hay hình kỷ hà trên chiếc nọc cấy, đầu cá sấu trên cán xe bò, và một số mô típ khác trên các đồ dùng trong tang lễ.Nghệ thuật trang trí ở chiếc ghe ngo với các mô típ động vật và hoa lá sặc sỡ cũng rất độc đáo.

- Âm nhạc Khơme thường không tách rời sinh hoạt ca múa và sân khấu. Nhạc Khơme ở Nam Bộ phát triển trên hai âm giai: âm giai bảy cung của dàn nhạc Pinh piết cổ điển, có những nét gần gũi với nhạc cổ điển Bali và hệ thống ngũ cung trong dàn nhạc có quan hệ với dân ca các dân tộc Đông Nam Á do đó thanh niên Khơme sử dụng dễ dàng các nhạc cụ Việt... 
- Dân ca, lễ nhạc Khơme rất đa dạng và phong phú: từ lối độc diễn truyện thơ dân gian - gọi là chum riêng chàpây - đến các loại hát ru con, hát trong lao động, hát huê tình, hát trong lễ nghi – phong tục.Trong đó, thể hát đối đáp “aday” có nhiều làn điệu khác nhau là thể loại phổ cập mang nhiều đề tài khác nhau. Những bài bản trong các loại hình sân khấu rô băm, lkhôn, dù kê cũng rất phong phú để diễn tả những tâm trạng buồn, vui, hờn giận ..., và những tính cách riêng của từng nhân vật, tương tự như hát bộ, cải lương...
- Người Khơme có nhiều dàn nhạc được sử dụng cho những mục đích khác nhau như: dàn nhạc dây trong sinh hoạt ca múa, hội hè, dàn nhạc Arak trong các dịp cúng thần, dàn nhạc đám cưới, dàn nhạc đám ma, dàn nhạc Môhari..., nhưng đặc biệt là dàn Pinh piết gồm hai cái đàn chiêng (kôông thum), một hay hai dàn thuyền (rônéat), trống vỗ (xomphô), trống cái (xkôr thum) và sáo gỗ (xralay).Dàn nhạc này được dùng trong lễ nhạc, và đi theo một số điệu dân vũ cổ truyền.
- Hầu như không một người Khơme nào là không biết ít nhiều nghệ thuật múa. Bởi lẽ đó, thay vì nói đi xem hát thì đồng bào nói là đi xem múa.Trong dân gian có nhiều điệu múa để diễn tả tình cảm.Trừ điệu múa “Aday” có thể thức tương đối tự do, các điệu múa khác thường theo đội hình nhất định: rom vong (múa vòng) khoan thai, rom khach (múa kiều) chậm rãi, rom sarawan và lăm lêu sôi động, nhanh nhẹn... Ngoài ra còn có các điệu múa ném xhung, múa trống xàđăm, múa chim công và múa gáo dừa.Các lễ nghi, phong tục cũng kèm theo các điệu múa: múa trong đám cưới, múa khi nhập đồng...Bên cạnh đó, còn có những điệu múa bắt nguồn từ các sân khấu cổ truyền, như múa tiên nữ (rom têp thi da), múa Tếp mnô rum..., là những điệu có kỹ thuật cao, đòi hỏi phải dày công tập luyện.
   Sân khấu Khơme có nhiều loại hình phát triển từ đơn giản đến phức tạp.Các yếu tố kịch đã thấy xuất hiện trong diễn xướng đám cưới aday rương (múa aday theo truyện).Song thật sự là loại hình sân khấu hoàn chỉnh thì có dì kê, rô băm và dù kê.Hình thức sân khấu dì kê chỉ còn phổ biến ở vùng Tri Tôn, An Giang. Diễn viên dì kê bằng động tác múa và hát thể hiện tính chất nhân vật theo các bài bản đã được quy định, trong khi thầy tuồng hay có thể cả ban đồng ca vừa vỗ trống dì kê vừa hát để dẫn dắt tuồng tích, thuyết minh diễn biến của kịch bản.Đề tài của sân khấu dì kê phần nào tương tự rô băm và dù kê.Rôbăm còn gọi là rom yăk (múa chằng), một loại vũ kịch cổ điển. Các diễn viên, một số đeo mặt nạ thể hiện vai tuồng bằng động tác; số khác có thể hát, múa  và đối thoại.Đề tài của rôbăm thường là các truyện anh hùng trừ hại cứu người và kịch bản lớn nhất của rô băm là Riêmkê - dị bản Khơme của trường ca  Ramayana (Ấn Độ).Để diễn hết tuồng này, có đoàn Rôbăm diễn liên tục 20 đêm.Cuối cùng là dù kê, còn gọi là lakhôn Bassắc (kịch múa Hậu Giang), là một hình thức sân khấu được yêu chuộng nhất.Trong chừng mực nào đó, dù kê có chịu ảnh hưởng và thường được so sánh với cải lương của người Việt.Ở đây ngôn ngữ múa rất ít, mà chủ yếu là những bài hát với lời thoại bằng âm thanh của dàn nhạc Bassắc. Dù kê không chỉ giới hạn trong các đề tài đánh chằng hay các truyện cổ tích, mà trong những năm kháng chiến chống đế quốc, đã sử dụng một số kịch bản có nội dung yêu nước, như “Nỗi lòng trong hàng rào kẽm gai”, “Diệt ác để giải phóng phum, sóc”, “Nợ máu làng tôi”.

                                                                         Sinh viên: Vương Thị Nhung





 
     
                                                Sinh viên: Lại thị Hằng

I.                  PHONG TỤC TẬP QUÁN
II.              TỔ CHỨC XÃ HỘI

                                                   



PHONG TỤC TẬP QUÁN DÂN TỘC KHƠ ME

      1.Lễ tết

       Lễ năm mới:
Thời gian: giữa tháng 4 âm lịch
Cách tổ chức:
  -Ngày 1: lễ rước đại lịch tại chùa địa phương
     Mọi người lễ Phật, nghe thuyết pháp rồi tham gia các cuộc vui chơi, múa hát tới khuya.
  -Ngày 2: lễ dâng cơm và đắp núi cát.
  Trước và sau khi ăn, các nhà sư tụng kinh chúc phúc để tạ ơn những người đã làm ra vật thực và mang nó đến cho nhà chùa  sau đó dưới sự điều khiển của vị sư cả Achar, mọi người đua nhau đắp cát thành nhiều ngọn núi nhỏ theo tám hướng và một ngọn núi lớn ở trung tâm, tượng trưng cho vũ trụ, ở trong khuôn viên chùa 

-Ngày 3: lễ tắm tượng Phật, tắm sư
     Sau khi dâng cơm sáng cho các sư, mọi người đem nhang ,đèn, lễ vật và nước có ướp hương thơm đến trước bàn thờ để tắm tượng Phật, sau đó tắm (tượng trưng) cho các vị sư sãi cao niên rồi ai về nhà nấy làm lễ tắm tượng Phật tại nhà, dâng cỗ bàn cúng tổ tiên, chúc phúc cha mẹ. Lại tiếp tục vui chơi, múa hát.

     2.Tục hội

     a. Lễ ok om bok (lễ cúng trăng)
   Thời gian: tháng 10 âm lịch
   Địa điểm: ở nhà hay ở chùa
   Cách tổ chức:
     Để chuẩn bị cho lễ cúng trăng người ta đào lỗ trước sân nhà hay chùa chôn 2 cây có trang trí và một cái bàn có đồ cúng: chuối, bưởi, khoai lang, đặc biệt là món cốm dẹt- một món ăn không thể thiếu.
     Buổi tối khi ông trăng lên cao và mọi người đã tề tựu đông đủ một cụ đứng ra làm lễ nói lên lòng biết ơn của con người và xin thần tiếp nhận những lễ vật, cầu mong sức khỏe, thời tiết tốt, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
     Sau đó người già sẽ vừa đút cốm vào miệng
những đứa trẻ vừa đấm nhẹ lưng chúng hỏi chúng muốn gì. Nếu năm nào câu trả lời của chúng lễ phép suôn sẻ thì năm đó được mùa và ngược lại. Sau đó họ hạ mâm cúng và vui chơi văn nghệ.
    Ở thị trấn người ta đổ ra đường để vui lễ cúng trăng. Còn ở chùa người ta thả đèn nước trôi sông trong đó chứa trái cây, bánh kẹo nhằm xua tan bóng tối sự buồn bã và ô uế hy vọng sự bình yên ấm no hạnh phúc.

      b.Hội dua ghe :
    Thời gian: tiếp theo đêm lễ cúng trăng.
    Cách tổ chức:
     Đây là lễ hội tưng bừng nhất thu hút hàng chục vạn người tham gia.
Ghe ngo (tuk ngo)-một loại thuyền được đúc từ thân cây gỗ lớn. khác với của người Việt bề dài ngắn bề ngang rộng chứa 15-20 người, ghe ngo dài 25-30 met, mình thon như rắn, lướt sóng tốt. Từ be xuống trang trí bằng hình dọc xanh, trắng, đỏ. Lườn ghe sơn đen, chứa 45-50 tay đua trai tráng.
                      
         c.  Lễ đôn ta: (cúng ông bà)
      Thời gian: từ 16-30/8 âm lịch
      Cách tổ chức:
     Sen Dolta – lễ vu lan báo hiếu của người khmervu
                    -Lễ đặt cơm vắt (banh canh banh)
Từ 16 tới cuối tháng 8 âm lịch, các nhà thay phiên nhau đem gạo nếp, tiền bạc lên chùa nấu nướng trong 15 ngày dâng cho người quá cố và cúng cho ma quỷ.đ
                   -Lễ cúng ông bà (banh sendonta)
Ngày 30/8 âm lịch sau khi cúng ở chùa mọi người về nhà sum họp gia đình.Họ khấn vái mời linh hồn người chết cùng ăn và đem phần ra sân cho ma quỷ.
                    -Lễ hội (banh phchum banh)
       Ngày 30/8 mọi gia đình làm cỗ to khấn ở nhà và đem tới chùa cùng chung vui với mọi người.
                   -Lễ tiễn đưa ông bà (banh chuonh donta)
       Từ 1-3/9.Các gia đình làm cơm bỏ vào thuyền bằng bẹ chuối thả trôi sông gần nhà để tiền đưa ông bà và ma quỷ về.Sau đó mọi người liên hoan với nhau.
      Trong thời gian đó các trò chơi diễn ra hết sức sôi nổi.
Lễ đặt cơm v-ắt (Banh canh banh)
    Ngày nay người khome làm lễ don ta đơn giản hơn trước chỉ trong 3 ngày và các nghi lễ cũng gần như như trước.

d.  Lễ xà mạ: (khánh thành chùa)

     Đối với người Khmer ngôi chùa có một vị trí rất quan trọnglà nơi đi tu của người con trai Khmer để trả hiếu cho cha mẹ, nơi thờ cúng trời Phật, nơi diễn ra các lễ hội truyền của dân tộc, nơi cất giữ xương cốt sau khi hỏa táng của ông bà, cha mẹ và người thân.
Trước lễ "Xà Mạ",chùa đó thông báo và gửi thơ mời. Bà con Khmer nơi có ngôi chùa sắp được khánh thành háo hức lo chuẩn bị cúng chùa.
      -Đến ngày khánh thành, chùa được trang hoàng rực rỡ. Bên trong chia làm hai phần: Phía ngoài trải chiếu làm nơi mời khách tới thăm viếng, phía trong kê một sạp gỗ rộng làm nơi trưng bày hiện vật quý giá, đẹp đẽ của ngôi chùa

      -Đặc biệt thú vị là nơi chính diện người ta đào chín cái hố trên mệng có gác một cây tre phủ vải đỏ, khách đến mừng cứ đi một vòng chính diện xung quanh các hố này rồi khách nhẹ nhàng xuống đó một món đồ tượng  trưng cho ước vọng của mình. Sau đó họ tiến hành lấp hố.Các món đồ của khách hiện diện ở đó như lòng thành tâm của bà con.

3.Hôn nhân:

     Bước 1:lễ nói (che châu)
     Trước tiên gia đình nhà trai tìm một ông hay bà mối (Ma ha)- thường là người đứng tuổi, có gia đình hạnh phúc, hoạt bát, hiểu phong tục nghi lễ, có uy tín, ăn nói khéo léo thay mặt cho gia đình mang trầu cau đến họ nhà gái xin làm lễ cưới. Lễ vật gồm bánh, trái cây, trầu cau mỗi thứ chút ít nhưng phải đủ đôi.

     Bước 2:lễ lơngmaha
     Hai đàng chính thức làm thông gia.Đàng trai mang lễ vật gồm: 4 nải chuối, 4 chai rượu, 4 gói trà, 4 gói trầu, 2 đùi heo, 2 con gà, 2 con vịt và một số tiền.Sau lễ này chú rể đến nhà gái lao động 1 hay 2 năm.

    Bước 3:lễ cưới chính thức
A cha cùng chú rể và người đại diện tới nhà gái.
Tới cửa thì dừng lại và thực hiện nghi lễ mở rào.(Theo truyền thuyết có 2 người bạn hứa làm thông gia nhưng vợ một người không đồng ý nên con trai của người kia tới bà vợ không cho vào nên đã múa điệu múa thuyết phục bà).
Sau đó hai bên trao tặng lễ vật cho nhau.

Buổi tối ngườ ta mời các vị sư tới tụng kinh cho đôi vợ chồng trẻ.
Sau đó là lễ cắt bông cau (truyền thuyết kể có ông bị hung chằn bát mất cô con gái yêu sau đó được 4 àng trai của vị tu sĩ kia cứu thoát. Cuối cùng nhà vua gả con gái cho chàng út. Để tưởng nhớ 3 người anh đã nhường cho mình chàng lấy bông cau còn trong bẹ để bảo đảm trinh tiết tượng trưng cho mối tình thủy chung: tình bạn, tình vợ chồng, tình người.
Sáng hôm sau là lễ chà răng(theo cổ nhân người khome mang dòng dõi rắn phun ra nọc độc nên khi cưới phải chà răng)
    Lễ Phsâm đâm nêk (lễ nhập phòng), lúc này ông Maha sẽ dẫn đôi vợ chồng mới vào phòng tân hôn, cô dâu đi trước, chú rể đi sau nắm lấy vạt áo cô dâu.

       4.Tang ma:
    
        Khi nhà có người quá cố người ta cầm hai cây tre co treo hai cờ trắng hình cá sấu đầu có hai mắt to gắn vào gương tròn, có hai chân trước và chân sau, thân có lằn khoanh và có đuôi dài (người xưa cho rằng chằn là loài quỷ ác hay ăn thịt người treo cờ thế là để hăm chằn để chằn đừng đến). Sau đó người ta mời Acha tới tổ chức lễ tang.
Acha đánh một hồi trống báo hiệu để bà con tới chia buồn.Sau đó Acha bỏ vào miệng thi hài một đồng bạc trắng, thân nhân tắm và  thay quần áo cho thi hài rồi đắp lên mặt miếng vải trăng mỏng.Acha cột đầu thi hài một vòng chỉ vải  trắng, mình được buộc bằng ba hoặc năm khúc cuốn thắt lại từ đầu tới chân, rồi đặt vào quan tài đậy nắp kín lại. Cha mẹ hoặc con của gia chủ mặc quần áo trắng quỳ trước linh cữu nghe sư sãi đọc kinh.Lễ tang trước đây kéo dài hai hay ba ngày.
Việc đưa thi hài đi hỏa táng người ta tránh ngày thứ ba, thứ năm và chủ nhật(ngày ma ăn). Chỗ thiêu thường ở góc chùa hay nơi hoang vắng.Người ta tiễn đưa bằng xe, bằng ghe hay đi bộ.Sư được ngồi trên xe đọc kinh xuốt dọc đường.Tiếp đó là Acha tay cầm muỗng tay cầm cờ có treo nồi đất nhỏ(nồi tượng trưng cho con người sinh ra lớn lên và chết đi cũng như nồi do bàn tay con người làm ra lúc mới còn đẹp, cũ sẽ vỡ và hết).Nồi này đem tới nơi người ta sẽ đập bỏ đi hay treo ở đó hoặc biếu cho Acha.
 Đi sau Acha là đứa con gái bưng thúng hoặc đầu đội mâm có một trái dừa (để rửa xương), một xị rượu (để rửa tay hoặc uống), một ki lô thịt heo, một con gà luộc và hai thước vải trắng (để biếu cho Acha). Đi sau là một người bưng khay cốm rải dọc đường (sống bằng lúa gạo chết sang thế giới bên kia gặp may mắn, cốm rải dọc đường không bị đói khát).
       Tới chỗ thiêu, quan tài được khiêng ba vòng quanh lò rồi mới thiêu.Trước kia người ta cắt thi hài phòng khi lửa nóng gân rút lại xác chồm dậy hoặc lấy dao rạch bụng cho cháy nhanh. Rồi người ta mời vị sư cả trong chùa tới nhận con hay cháu người quá cố đi tu (đền ơn người ân nhân và người quá cố). họ có thể tu một ngày hay một đêm rồi hoàn tục.Sau đó người ta đem tro về nhà hay gửi trong chùa.
       Cũng có trường hợp do nghèo túng hay giặc dã người ta đem xác đi chôn, khoảng hai ba năm người ta đào đốt lại xương để trong thố đem về nhà hay gửi trong chùa.
        Ngày nay cách tổ chức lễ tang đó không còn phù hợp nữa mà người ta đơn giản hóa và văn minh hơn để bảo đảm vệ sinh và phù hợp với khoa học nếp sống mới.





                       TỔ CHỨC XÃ HỘI

1.    Chế độ ruộng đất và quan hệ xã hội

Sự áp đặt chính trị và kinh tế của phong kiến nhà Nguyễn từ những thế kỷ XVII, XVIII, sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, đã phá hủy tận cội rễ cơ cấu xã hội cổ truyền ở vùng này.Sau ngày giải phóng miền Nam, tàn dư của nhiều dạng sở hữu và chiếm hữu đã tồn tại : ruộng đất tư, trước ngày giải phóng ở Trà Cú, Trà Vinh chiếm đến 95%, 97% đất đai canh tác trong vùng, ở Sóc Trăng tỷ lệ đó gần 90%. Những ruộng đất này do nông dân khai phá và lưu truyền lại, hay do mua bán, sang nhượng.Trong loại ruộng tư có ruộng “chơn thuk”, là ruộng hương hỏa của gia đình, dòng họ, được canh tác để lấy hoa màu cúng kiếng.Thứ đến là ruộng đất của nhà chùa.Số ruộng này ở mỗi thôn xóm Khơme chiếm tỷ lệ không nhiều.Một ngôi chùa lớn và lâu đời nhiều lắm cũng chỉ có tới 10 ha. Ruộng chùa có nguồn gốc là ruộng tự do, những người không có con thừa tự, hay những người làm phước cúng cho chùa.Trước đây, ở đại đa số các chùa, sư sãi Khơme không trực tiếp canh tác loại ruộng này.Việc cho mướn ruộng do ban quản trị chùa phụ trách.Cuối cùng là ruộng đất công. Cho đến ngày giải phóng, dấu vết ruộng công, ruộng làng chỉ còn để lại những nét mờ nhạt.Đó là những khoảnh đất hoang chưa khai thác, các bãi phù sa bồi, các khoảng rừng dừa nước... thuộc quyền sở hữu của làng.Những ruộng đất này được phân chia canh tác góp vào công quỹ của làng.
Dưới các chế độ cũ, xu hướng tư hữu đã chiếm ưa thế trong quá trình phân hóa ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long.Nhà nước phong kiến triều Nguyễn dựa vào tầng lớp điền chủ để khai hoang, cho phép chúng lập đồn điền, bao chiếm nhiều đất đai đã được nông dân Việt, Khơme khai khẩn từ trước.Chính quyền thực dân Pháp càng đẩy mạnh quá trình kiêm tính ruộng đất của nông dân. Pháp chế khai hoang lỏng lẻo đã cho phép bọn điền chủ là tay sai chiếm đoạt nhiều vùng ruộng đất rộng lớn. Thạch Yên, Lý Hên... là mhững điền chủ Khơme thân Pháp đã bao chiếm hang trăm hécta ruộng đất ở các huyện Cầu Ngang, Cầu Kè (Cửu Long)...,hay ở vùng Mỹ Tú (Hậu Giang). Người nông dân Khơme bị hai, ba tầng lớp bóc lột: điền chủ Khơme, điền chủ Hoa, Việt hay các tên thực dân Pháp lập dồn điền ở các vùng Long Xuyên, Hậu Giang.
Cách mạng tháng Tám thành công, hầu hết ruộng đất của địa chủ được chính quyền đem cấp cho nông dân, không phân biệt Việt hay Khơme.Dưới thời Mỹ - Ngụy, chúng đã đẩy mạnh hơn quá trình phân hóa ruộng đất. Với các chính sách “cải cách ruộng đất”, “người cày có ruộng”, thực hiện Dụ ngày 22-10-1950 và Luật 003/70 ngày 26-3-1970, Mỹ- ngụy, bằng mọi cách bồi thường cho các địa chủ tay sai mà ruộng đất của chúng bị chính quyền Cách mạng cấp cho nông dân trước đây, đã tạo ra một giai cấp tư sản nông thôn và một tầng lớp trung nông đông đảo hơn thời Pháp thuộc.

2. Các giai cấp và thành phần xã hội
Trong cư dân Khơme, đến 1975 đã tồn tại các giai cấp và thành phần xã hội chủ yếu như sau:
-           Giai cấp nông dân, mà phần lớn là bần nông. Ở nhiều nơi như Trà Cú, Cầu Ngang, Cầu kè (Cửu Long) hay Long Phú (Hậu Giang) có đến 60% nông dân là bần nông, trong đó thành phần cố nông đôi lúc chiếm tới 10%, ở Vĩnh Châu tỷ lệ đó đặc biệt lên tới 30%. Gia đình trung nông – có từ 40 công đến 100 công ruộng, chiếm tỷ lệ khoảng 30-40% nông dân Khơme, tuy nhiên tầng lớp này không ổn định, luôn bị phân hóa, đại bộ phận trở thành bần nông hay trung nông lớp dưới, số ít trở thành phú nông hay điền chủ.
-           Giai cấp địa chủ ở nông thôn Khơme nhìn chung còn nhỏ bé, chiếm tỷ lệ từ 2 đến 3% nhân khẩu, nhưng đã bao chiếm đôi nơi lên tới 70% tổng số ruộng đất. Phương thức bóc lột chủ yếu là địa tô. Do quá trình tích lũy lãi vay, địa tô có khi chiếm đến 70-60% mức thu hoạch trên ruộng đất thuê mướn.
-           Trong xã hội tư bản bước đầu phát triển của Mỹ - ngụy, tầng lớp phú nông Khơme có điều kiện củng cố thế lực dưới chế độ thực dân mới. Phương thức bóc lột của họ chủ yếu là thuê mướn nhân công rẻ mạt, thu tiền cho thuê các máy nông nghiệp, cho vay nặng lãi, đầu cơ tích trữ một số mặt hangfđể nâng giá cả.Đây thực chất là giai cấp tư sản nông thôn, mà sự hình thành của nó gắn liền với chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

Bên cạnh các giai cấp, các tầng lớp chủ yếu nói trên, nông thôn Khơme tồn tại những thành phần khác giữ vai trò xã hội không kém phần quan trọng,đó là sư sãi và trí thức.Đạo Phật Tiểu thừa có vai trò độc tôn ở nông thôn Khơme, do vậy sư sãi được đặc biệt kính trọng.Sư sãi sống chủ yếu dựa vào đóng góp của tín đồ.Mặc dù không trực tiếp tham gia quản lý làng xã, nhưng những ý kiến của sư cả, vẫn được đông đảo dân làng coi trọng. Sau khi hoàn tục, một số sư sãi vẫn giữ lại những danh hiệu đã có khi ở chùa, như acha, maka.Hơn nữa,với những am hiểu về phong tục tập quán, kinh nghiệm sản xuất, họ trở thành những trí thức nông thôn.Bên cạnh tầng lớp trí thức giáo lý cổ truyền nói trên, một tầng lớp trí thức mới được được đào tạo theo chức học đường dưới thời Pháp thuộc và Mỹ - ngụy đã xuất hiện và làm viên chức cấp dưới, ngoại trừ đôi ba tên quan lại, như Đốc phủ sứ Lâm Em, Danh Suôn, Sưn Thái Nguyên, Sơn Thi làm tay sai cho giặc.Nhưng đáng chú ý hơn cả là một số trí thức dưới chế độ cũ đã tham gia hai cuộc trường kỳ kháng chiến để giải phóng Tổ quốc, đến nay đã trở thành những cán bộ trung, cao cấp của Cách mạng, đó là mầm mống đầu tiên của những nhân tố mới,nhân tố trí thức xã hội chủ nghĩa.

2.    Tổ chức xã hội và gia đình

Phum, srôc Khơme thường được quan niệm tương tự như làng xóm của người Việt.
Người Khơme gọi xã là khum, và vẫn gọi ấp là ấp (mà không gọi là phum). Đơn vị hành chính bao gồm nhiều phum là khum.Song từ thời Pháp Thuộc, khum hoàn toàn chỉ có nội dung của một đơn vị hành chính, nó tương đương với xã và có thể với tổng.
Sóc là tổ chức xã hội bao gồm nhiều phum.Ý nghĩa của sóc cũng rất phức tạp.Theo nghĩa rộng, srôc có nghĩa là ‘xứ’ ví dụ: ông tà chủ xứ, là ‘địa phương’ như người ở địa phương.Srôc cũng có nghĩa là “quê hương” như nhớ quê hương. Nhưng với tư cách là một đơn vị hành chính, thì srốc tương ứng với một huyện. Người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long đã Việt hóa từ phum-srôc thành “phum- sóc” để chỉ nơi cư trú của người Khơme.
Trước đây, có thể srốc là đơn vị tự quản về kinh tế.Việc huy động nhân dân làm công ích hay chế độ vần công cũng phổ biến trong từng srôc.Mỗi năm, các kôn srôc (con của sóc) cùng nhau làm lễ cầu an để cúng ông tà chủ xóm.
Bộ máy quản lý cổ truyền của phum, sóc, với một số tài liệu hiện có, chỉ còn để lại ít dấu vết mờ nhạt qua các từ mê phum, mê srôc: đấy là nhhững người già cả, có kinh nghiệm, có uy tín được dân chúng bầu lên để trông coi phum sóc.Trong thực tế hiện nay mê phum, mê srôc là các từ Khơme hóa, chỉ các chức vị ấp trưởng, xã trưởng mà bộ máy hành chính của các chế độ cũ chụp lên.Mỗi sóc hay phum lớn đều có ít nhất một chùa.Trên thực tế chùa trở thành trung tâm của sóc. Như vậy, sóc là một đơn vị khá hoàn chỉnh của xã hội truyền thống Khơme.Đó là cái khung văn hóa – xã hội mà mỗi người Khơme đều sinh ra, lớn lên, hoạt động, và để lại những ảnh hưởng nhất định. Xu hướng trở thành phụ hệ biểu hiện rõ trong hệ thống thân tộc của người Khơme, song trong thực tế tàn dư của hệ thống thân tộc mẫu hệ vẫn còn đậm nét.Người Khơme thường lấy họ cha, nhưng trong thực tế tên họ bao gồm:
a)     Những họ do nhà Nguyễn đây đã đặt ra như: Danh, Kiên, Kim, Sơn, Thạch;
b)    Những họ do lai người Việt hay Hoa như: Trần, Nguyễn, Dương, Trương, Mã, Lý...;
c)     Họ của kiều dân Cămpuchia nhập cư hoặc ngụ cư ở An Giang như: Thị, Néang (nàng) cho nữ, và Chau (chàng) cho nam giới.
d)    Những họ mang nguồn gốc phụ từ liên danh: có âm thuần túy Khơme, như U, Khan, Khum...

Đứng đầu gia đình nhỏ là người chồng hay người cha.Ông ta là người thay mặt gia đình, giao dịch với bên ngoài.Tuy nhiên trong nội bộ gia đình, vai trò đàn ông không có gì nổi bật, ông ta phải tham khảo ý kiến vợ, và vẫn được sự đồng ý trong việc chi tiêu mua bán, lễ lạt, và cả đi tu nữa.Người phụ nữ Khơme cũng chia sẻ với chồng trong mọi lao động, và nói chung người vợ là thủ quỹ chính của gia đình.
Số con trung bình hiện nay của một gia đình Khơme là từ 5đến 6.Quan hệ giữa cha mẹ và con cái thường tỏ ra cởi mở, nhẹ nhàng.Trong gia đình không có thành kiến phân biệt trai gái, mặc dù do thực tế cần có lao động khỏe mạnh, người ta thích con trai hơn.Con gái tương đối chịu nhiều ràng buộc, vì gia đình là nơi duy nhất và trực tiếp dạy dỗ họ; trong khi con trai thường được giao phó cho nhà chùa rèn luyện thêm theo quan điểm Phật giáo.
Việc sở hữu và thừa kế tài sản, không có sự phân biệt giữa bên cha và bên mẹ, giữa con trai và con gái.Ngoài tài sản chung sau khi kết hôn, vợ và chồng đều có quyền có tài sản riêng về đất đai cũng như các loại của cải khác do cha mẹ cho.Khi ly dị, tài sản của ai người ấy giữ, tài sản chung thì chia đều.Về thừa kế tài sản, cha và mẹ đều có quyền để của cho con.Phần các con nhìn chung không phân biệt trưởng thứ, trai gái đều được hưởng như nhau.
 Ở người Khơme hôn nhân một vợ một chồng là phổ biến.Trường hợp đa thê cũng đã xảy ra ở tầng lớp giàu có, nhưng không phổ biến.Loạn luân tuyệt đối bị ngăn cấm giữa người có huyết thống trực hệ.Nhưng ở bàng hệ, hôn nhân chỉ bị ngăn cấm giữa các anh chị em là ruột thịt. Hôn nhân con cô cậu, con chú, bác, con dì đều được chấp nhận, trong đó con chú bác dè dặt hơn.Ở người Khơme cũng còn hiện tượng hôn nhân anh em chồng và chị em vợ.
Hôn nhân vẫn thường do cha mẹ xếp đặt và có sự thỏa thuận với con cái. Nguyện vọng của các con vẫn thường được cha mẹ quan tâm. Tục ở rể, gian khổ lao động bên nhà vợ trước lễ cưới một thời gian để bù đắp cho chi phí vào lễ cưới do nhà vợ đảm trách, vì chàng rể nghèo, tồn tại cách đây khoảng 30 năm, nay đã dần biến mất, hoặc chỉ còn ở những vùng xa xôi hẻo lánh. Sau hôn nhân, đã có nhiều cặp vợ chồng ra ở riêng, nhưng cư trú bên vợ thường phổ biến và được ưa thích.Cách cư trú này góp phần tạo thành cấu trúc của các phum nhỏ thường thấy ỏ người Khơme vùng đồng bằng sông Cửu Long.

                                           




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét